Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

VỀ BÀI CA DAO CÓ NHÂN VẬT MANG TÊN BỜM

Lê Huy Thực
Kiến thức ngày nay, số ngày 20/02/2011

Các thế hệ tiền bối đã chỉ dẫn cho con em, những lớp hậu sinh phải có phẩm chất thông minh, trí tuệ cả trong lao động sản xuất, và hoạt động xã hội nói chung, qua nhiều sáng tác dân gian. Một trong số đó là bài ca dao nổi tiếng có nhân vật chính diện trung tâm mang tên Bờm: “Thằng Bờm có cái quạt mo / Phú ông xin đổi ba bò chín trâu / Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu/ Phú ông xin đổi ao sâu cá mè / bờm rằng Bờm chẳng lấy mè / phú ông xin đổi một bè gỗ lim / bờm rằng Bờm chẳng lẩy lim / phú ông xịn đổi đôi chim đồi mồi/ Bờm rằng Bờmchẳng lấy mồi / phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười''(*). Tiếp cận, phân tích, bình luận tác phẩm trên đã có nhiều ý kiến khác biệt, thậm chí là đối lập nhau khá gay gắt.

 
 Có nhà nghiên cứu cho Bờm trong tác phẩm là người ''thích khoe, thích phô'' và vừa kiếm được ''cái quạt mo'' ''còn rất mới, rất đẹp''. Ý kiến của người viết tiểu luận này là ngược lại. Bởi vì cả bài thơ, câu nào cũng nhắc đến Bờm, nhưng không có một chữ nào diễn tả tính cách khoe khoang, phô trương của nhân vật ấy. Nói Bờm có tính cách không hẳn là xấu, nhưng chắc chắn là không đẹp, không đáng khen ấy (thích khoe, thích phô) là nói oan cho Bờm. Theo văn bản, thì Bờm không hề khoe, chẳng phô một tràng, một câu nào cả.
Tác giả bài ca dao cũng chỉ nói Bờm có cái quạt mo, chứ đâu cớ mô tả cái  vật phẩm không mấy giá trị đó là ''rất mới, rất đẹp''. Gán cho cái quạt mo của Bờm những trạng từ và tính từ đó là vô lý, không nên.
Đại để là có nhiều cách lý giải và hiểu khác nhau về bài ca dao có nhân vật Bờm nói trên. Theo tôi, Bờm tại thi phẩm nổi tiếng ấy thuộc lớp người lao động thấp hèn trong xã hội cũ. Người ta gọi Bờm là “thằng'', ngay cả cái tên Bờm cũng mang tính chất, ý nghĩa phiếm chỉ, và vật dụng của anh ta chỉ là cái quạt mo đi kiếm, nhặt được, không phải mua.
Gạ đổi cho Bờm nhiều thứ có giá trị lớn để lấy cái quạt mo của Bờm, có lẽ là vì kẻ giàu của, có quyền thế cần cái quạt mo ấy để dùng tạm vào việc gì đó thôi, chứ không phải để quạt cho mát, càng không phải là để làm đồ trang sức Phú ông đâu có thiếu loại quạt tốt đẹp hơn quạt mo!
Nhân vật Bờm trong thi phẩm, theo tôi, là người thông minh. Phú ông, một đại biểu của tầng lớp trên trong xã hội, hễ có dịp, điều kiện, thời cơ là bóc lột! cướp trắng trợn sức lao động, tài sản, v.v. của nhân dân lao động bằng nhiều cách, nhiều thủ đoạn tinh vi và không loại trừ dùng bạo lực cưỡng ép dân lành. Hắn ''xin đổi'', tỏ vẻ tử tế, đạo đức, đấy chỉ là lời lẽ hoa mỹ để che đậy bản chất bóc lột, chiếm đoạt vật phẩm, tài sản, v.v. của nhân dân lao động. Giả sử Bờm đồng ý đổi, đưa quạt mơ cho Phú ông và nhận lấy “ba bò chín trâu'', hoặc ''ao sâu cá mè'', hoặc ''một bè gỗ lim'', hoặc ''đôi chim đồi mồi'' của Phú ông thì chắc chắn là quạt mo của Bờm sẽ mất, nó thuộc về tay nhà giàu, còn trâu bò, hoặc ao cá, hoặc bè gỗ quý, hoặc đôi chim cảnh đắt tiền vẫn là của Phú ông. Con người lao động thuộc tầng lớp nghèo hèn, tận đáy trong xã hội cũ ấy làm sao có thể sử dụng được những tài sản cao giá đó chỉ sau mấy câu nói ''khẩu thiệt vô bằng'' của kẻ vừa có tiền của, vừa có quyền thế. Bờm đủ tinh táo, thông minh để nhận ra Phú ông là kẻ lừa gạt, nên đã khước từ nhiều tài sản rất quý giá, cần thiết cho anh cũng như cho quần chúng lao động mà y đã gạ đổi.  Bờm quyết không đổi quạt mo của minh để lấy những vật phẩm, tài sản đắt tiền đó vì tin rằng Phú ông sẽ vẫn đương nhiên sử dụng hoặc là đòi lại các thứ mà y đã đổi cho Bờm để lấy quạt mo, một cách chẳng khó khăn gì. Nhưng khi phú ông gạ đổi cho Bờm ''nắm xôi'' để lấy quạt mo, thì Bờm ưng thuận ngay. Anh cười, tiếng cười ở đây biểu lộ sự đồng ý, chấp thuận lời gạ gẫm của Phú ông. Nó còn chứng tỏ Bờm là con người lao động có trí thông minh, biết chối bỏ mọi vật phẩm cao sang không phải của mình, và biết chỉ nên hưởng thụ, sử dụng những gì nhỏ bé có thể tương xứng với lớp dân đen trong xã hội cũ đầy bất công, phi lý. Bờm trao quạt, nhận xôi và anh đáp ứng cho nhu cầu của cái dạ dày của mình luôn. Nắm xôi cao giá hơn cái quạt mo. Quạt mo có thể kiếm được không phải mua, còn nắm xôi thơm dẻo, món ăn khoái khẩu không chỉ của dân nghèo, mà còn là của tầng lớp thượng lưu, quan chức nữa. Bờm được ăn xôi là một sự may mắn. Bờm tiêu dùng xôi ngay. Phú ông đã thiệt trong cuộc trao đổi này, nhưng làm sao có thể đòi lại được cái món ăn khoái khẩu mà chàng trao kia đã xài và đang tiêu hóa rồi. Bờm dùng xôi một cách hoàn toàn không có lo ngại, sợ hãi gì hết.
Sự thông minh, trí tuệ của Bờm đã giúp anh có suy xét để đi đến hành động đúng, đem lại lợi ích, loại trừ được hậu hoạ. Bờm là người lao động biết suy xét trước sau và chọn việc làm có hiệu quả, chứ quyết không phải là kẻ thiển cận, tham ăn, ngốc nghếch, khờ dại, không hiểu biết gì như ai đó đã phán xử một cách võ đoán, đầy oan trái cho anh.
Với nội dung, ý nghĩa phân tích, bình luận ở trên, bài ca dao có nhân vật chính diện, trung tâm mang tên Bờm đã được tác giả của nó chuyển tải đến công chúng lao động một chỉ dẫn của cha ông chúng ta cho con em cùng các thế hệ nối tiếp của dân tộc rằng: mỗi người lao động cần phải có sự thông minh, trí tuệ trong cách chọn việc để làm và ứng xử xã hội. Gứa trị hiện thực này, cùng với nhiều khía cạnh, ý nghĩa về triết học (như vấn đề con người, tương quan giữa nhận thức và hành động, v.v.) đã làm nên sức sống trường cửu của thi phẩm rất nổi tiếng nói về Bờm và Phú ông, trong kho tàng ca dao về sinh hoạt xã hội Việt Nam.

(*) Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr. 158-159

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét