Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

NƠI AN NGHỈ CỦA CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC TRUYỀN GIÁO GIÁO PHẬN KONTUM


   Tháng 11, tháng Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời, chúng tôi tìm hiểu về NƠI AN NGHỈ CỦA CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC TRUYỀN GIÁO GIÁO PHẬN KONTUM.



Chúng ta cùng cầu nguyện cho các Đức Giám mục, Linh mục, Tu sĩ nam nữ phục vụ trên cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên, và mọi tín hữu đã qua đời được hưởng tôn nhan Chúa. 


NƠI AN NGHỈ CỦA CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC TRUYỀN GIÁO GIÁO PHẬN KONTUM

Kể từ khởi đầu công cuộc truyền giáo cho vùng Tây Nguyên vào năm 1848, nhiều lớp các Vị thừa sai đã đáp lại lệnh truyền của Chúa Giêsu, lên đường loan báo Tin Mừng cho các dân tộc trên miền Kontum. Nhiều người trong số các ngài đã mãi mãi gởi lại thân xác nơi miền đất này, trong đó có quý cha Bề trên Miền truyền giáo, quý Đức cha, quý cha…người Pháp, người Việt: Kinh - Dân tộc. Có người đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, vào tuổi đôi mươi hoặc ba mươi, do sốt rét rừng cùng đủ thứ bệnh tật của miền “rừng thiêng nước độc”. Nhưng cũng có vị sống đến 80, 90 tuổi, sau khi đã chịu nhiều hy sinh gian khổ, nếm trải đủ mọi gian lao thử thách.  Một điểm chung đó là các ngài được trở nên như những hạt lúa gieo vào lòng đất, chịu thối nát đi, để mùa vàng Đức Tin được nảy nở và phát triển mạnh mẽ trên miền đất Tây Nguyên này, cho đến ngày hôm nay.
Chúng tôi xin tìm hiểu NƠI AN NGHỈ CỦA CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC TRUYỀN GIÁO GIÁO PHẬN KONTUM, qua các đề mục sau:
I.   Nghĩa trang các Linh mục Giáo phận Kontum:
1.  Giai đoạn đầu cho đến tháng 11/1984: Nghĩa trang gần nhà thờ Tân Hương, Kontum (Mả thánh).
2.  Cải táng lần thứ nhất đến nghĩa trang B 41, đường Trần Văn Hai, Phường Thắng Lợi, Kontum tháng 11/1984.
3.  Cải táng lần thứ hai về Nhà nguyện Chủng viện Thừa sai Kontum (146 Trần Hưng Đạo, Phường Thắng Lợi, Kontum) ngày 16/12/2004.
a.     Danh sách các Linh mục hiện tro cốt được đặt tại Nhà nguyện Chủng viện Thừa sai Kontum (đến 11/2014).
b.    Sơ đồ vị trí đặt tro cốt các Thừa sai hải ngoại: 01 Giám mục, 23 Linh mục (MEP) và bác sĩ Chrisiane Granger (Cánh trái Nhà nguyện).
c.     Sơ đồ vị trí đặt tro cốt các Linh mục Việt Nam: 01 Phó tế, 03 Chủng sinh, các nữ tu Dòng Ảnh Phép Lạ và Mến Thánh Giá…(Cánh phải Nhà nguyện).
II. Các Linh mục hiện được an táng tại các giáo xứ hoặc nơi khác trong Gp Kontum.


III. Các Giám mục, Linh mục truyền giáo Gp Kontum qua đời và an táng ngoài giáo phận.



Mừng Ngôi Nhà Thờ Mới và Mừng bổn mạng cha chính xứ Simon Phan Văn Bình



Mừng Ngôi Nhà Thờ Mới và Mừng bổn mạng cha chính xứ Simon Phan Văn Bình

Trong tâm tình tạ ơn Mừng Ngôi Nhà Thờ Mới và Mừng bổn mạng cha chính xứ Simon Phan Văn Bình, chúng ta cùng nhìn lại lược sử giáo xứ Plei Kơbey qua nhiều biến cố thời gian để có được như ngày hôm nay.
image001
 LƯỢC SỬ GIÁO XỨ PLEI KƠBEY
 I- HÌNH THÀNH GIÁO XỨ
Giáo xứ Plei Kơbey là làng dân tộc Jrai nằm phía tả ngạn suối Ia Sir. Hình thành qua thời gian rất phức tạp và nhiều khó khăn.
- Khởi đầu làng Plei Kơbey xin tòng giáo vào thời kỳ của các cha sở Giáo xứ Đăk Mot như cha: Paul Beysselance và cố Thomann (Mẫn) sau đó giao lại cho các Linh mục vùng thuộc địa sở Plei Jơdrâp phụ trách cả vùng phía Bắc Huyện Sa Thầy bây giờ (1934).
- 1952 đến giữa năm 1955: Cha Tôma Lê Thành Ánh phụ trách.
- Giữa năm 1955 – 3/1958: Cha Gioakim Nguyễn Thúc Nên quản nhiệm gồm 5 làng tòng giáo có 390 anh em tín hữu dân tộc và có 5 Yao Phu giúp cha xứ.
+ 5 làng tòng giáo đó là: Plei Kơbey, Plei Pơdư, Đăk Rơde, ….
- Năm 1958 – 1966: Cha Phêrô Trần Thanh Chung phụ trách (sau làm Giám Mục Giáo Phận Kontum) về làm cha sở. Thời kỳ này cả Cha sở lẫn anh em Giáo dân đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do chiến tranh, hoạn lạc…
- Năm 1958: 7 họ đạo (làng) gồm 6 tín hữu kinh và 869 tín hữu dân tộc và 804 dự tòng;
- Năm 1959: 7 họ đạo (làng), có 898 tín hữu dân tộc;

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

VERITATIS SPLENDOR VÀ NHỮNG HÀNH VI XẤU TỰ NỘI




VERITATIS SPLENDOR VÀ NHỮNG HÀNH VI XẤU TỰ NỘI

Written by xbvn on Tháng Mười 15th, 2014. Posted in Gia đìnhLuân lýThế Giới

LTS: Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình nhóm họp tại Rôma đang đặt ra những vấn đề suy nghĩ và gây tranh luận, đặc biệt liên quan đến vấn đề người ly dị tái hôn và đồng tính. Có người đặt câu hỏi phải chăng THĐ này sắp làm một “cuộc cách mạng” ? Có người e ngại Giáo Hội đang đi lệch đường? Dĩ nhiên là không, khi nhìn Giáo Hội như là Giáo Hội của Chúa Thánh Thần, chứ không phải của Nghị  Phụ này hay Nghị Phụ kia.

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Kinh Nguyện Và Phụng Vụ Ki-tô Giáo Hội Nhập Trong Bối Cảnh Văn Hóa Tây Nguyên




Kinh Nguyện Và Phụng Vụ Ki-tô Giáo Hội Nhập Trong Bối Cảnh Văn Hóa Tây Nguyên.


image015


Chuyên đề :“Đạo Hiếu-Tôn Kính Tổ Tiên” đã bàn khá nhiều trong Giáo hội Việt nam từ trước và gần đây vào ngày 15 và 16 tháng 09 năm 2014, nhân kỷ niệm 50 năm áp dụng huấn thị về tôn kính tổ tiên “Plane compertum est”. Trong cuộc hội thảo này hầu hết bàn về “Đạo Hiếu- Tôn Kính Tổ Tiên” dưới lăng kính quan niệm và nghi thức của người Trung Hoa và Việt nam. Người Việt nam ở đây là người KINH gồm anh em bên lương nói chung, người công giáo nói riêng. Liên quan “Đạo Hiếu-Tôn Kính Tổ Tiên” của người DÂN TỘC THIỂU SỐ được Giáo phận Kontum trình bày khái quát như muốn khởi động một tầm nhìn tương lai trong việc nghiên cứu và thực hành Đạo Hiếu cho người dân tộc, nhất là trong năm TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ  SẮP TỚI (2014-2015).

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

LỄ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO - SINH HOẠT MỪNG BỔN MẠNG CỦA CA ĐOÀN LUCA


LỄ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO

SINH HOẠT MỪNG BỔN MẠNG CỦA CA ĐOÀN LUCA



Lễ Thánh sử Luca 18-10-2014, Ca Đoàn Luca, Gx Tân Hương, Kon Tum mừng Bổn Mạng Ca Đoàn & kỷ niệm 12 năm thành lập (18.10.2002 & 18.10.2014). 




CN 29 TN A & Khánh nhật Truyền Giáo do Ca đoàn Luca phụ trách hát lễ.
Xin giới thiệu phần phụng ca và những sinh hoạt mừng bổn mạng của Ca đoàn:

LỄ THÁNH SỬ LUCA - MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 12 CỦA CA ĐOÀN LUCA GIÁO XỨ TÂN HƯƠNG - KONTUM (18/10/2002-18/10/2014)



LỄ THÁNH SỬ LUCA 18/10/2014
MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 12 CỦA CA ĐOÀN LUCA 
GIÁO XỨ TÂN HƯƠNG - KONTUM (18/10/2002-18/10/2014)


*Mời bấm link xem:

*Video Thánh lễ kính thánh sử Luca tại nhà thờ Tân Hương, 5g sáng thứ Bảy 18/10/2014:
-Cầu nguyện cho cha cố Luca Bùi Thủ, nguyên chính xứ Tân Hương (1974-2002)
-Mừng Bổn mạng và kỷ niệm 12 năm thành lập Ca đoàn Luca.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

HANG ĐÁ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TÂN HƯƠNG - KONTUM




HANG ĐÁ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TÂN HƯƠNG - KONTUM



Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận xin giới thiệu đôi dòng lược sử “HANG ĐÁ LỘ ĐỨC TÂN HƯƠNG” được anh LÊ MINH SƠN, tín hữu Giáo xứ Tân Hương sưu tầm và biên soạn. Trong phần giới thiệu lược sử có đoạn:
Tại địa sở Tân Hương được dâng kính cho Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi, lòng tôn kính Đức Maria đã có từ xa xưa và dưới nhiều hình thức phong phú.
“Các Vị thừa sai đã phổ biến Hội Mân Côi từ rất lâu tại Giáo phận Kontum, khởi đầu từ địa sở Tân Hương (La Confrérie du St Rosaire à Tân Hương) vào năm 1905 [1], và hình thức hội đoàn đạo đức này  phát triển khá mạnh vào thời Cố Hiền (cha Jules Alberty) làm chính xứ (1913-1948) [2]. Hội Mân Côi liên kết các hội viên với nhau sống tình hiệp thông trong giáo phận. Ngoài việc đọc kinh Mân Côi mỗi ngày, các thành viên có trách nhiệm thể hiện tình liên đới, thăm viếng giúp đỡ lẫn nhau, mang lời kinh nguyện vào cuộc sống xã hội cụ thể, đem Đạo vào đời và làm cho đời thấm nhuần tinh thần bác ái của Tin Mừng.

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

KINH NGUYỆN VÀ PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO HỘI NHẬP TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA TÂY NGUYÊN





KINH NGUYỆN VÀ PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO
HỘI NHẬP TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA TÂY NGUYÊN
 Linh mục Louis Gonzaga NGUYỄN HÙNG VỊ

Linh mục Louis Gonzaga Nguyễn Hùng Vị sinh ngày 15 tháng 08 năm 1952. Ngày 17 tháng 02 năm 2006, ngài đi du học tại Pháp, bên ngành Phụng vụ Thánh. Sau hơn 2 năm học tập (2006 – 2008), ngài được văn bằng Master về Phụng Vụ.
Thời gian chờ có phép thường trú tại Kontum, từ sau khi đi du học về nước đến khi làm chánh xứ Phương Nghĩa (2008 -2010), ngài tiếp tục chuyên sâu về Phụng Vụ. Vì ngài sống trong Giáo phận Kontum nhiều người tín hữu dân tộc và thường xuyên dâng Lễ  đồng thời giảng dạy Phụng vụ cho Hội Dòng Ảnh Phép Lạ, nên đã quan tâm nhiều đến Văn Hóa Dân tộc trong nghi thức Phụng tự.  Từ ngày 05 tháng 01 năm 2010 cha được bổ nhiệm chánh xứ Giáo xứ Phương Nghĩa cho đến nay. Nhờ mục vụ giáo xứ, ngài có một số kinh nghiệm về Kinh Nguyện và Phụng vụ Thánh. Trong giáo phận, hiện nay ngài chuyên trách về Phụng Vụ của Giáo phận..
image001
Dẫn nhập:
Nhân kỷ niệm 75 năm văn bản Plane Compertum Est của Bộ Truyền Giáo và 50 năm Thông Báo của HĐGM MIỀN NAM, HĐGM VN đã có nhã ý tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề LÒNG TÔN KÍNH ÔNG BÀ TỔ TIÊN VÀ CÁC ANH HÙNG TỬ SĨ QUỐC GIA. Đây quả là một chủ đề rất quan trọng đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta nói riêng, vì cho đến tận bây giờ, ngộ nhận “Đi đạo là bỏ ông bỏ bà” vẫn còn đậm nét nơi một số không nhỏ anh chị em lương dân. Với văn bản Hướng Dẫn áp dụng Thông Báo nói trên vào năm 1972 của HĐGM Miền Nam, thì vấn đề được đẩy đi xa hơn, với những bước hội nhập văn hóa về phụng vụ được đưa vào trong Sách Lễ Rôma. Nói như thế không có nghĩa là vấn đề hội nhập văn hóa ở Việt Nam mới có từ năm 1972, vì tiến trình hội nhập văn hóa đã bắt đầu với các vị thừa sai học tiếng Việt, sáng tác ra chữ quốc ngữ, dịch kinh nguyện ra tiếng Việt và in sách giáo lý cho người bản xứ.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

LOUIS PASTEUR VÀ KINH MÂN CÔI





LOUIS PASTEUR VÀ KINH MÂN CÔI
***










    Louis Pasteur (1822-1895)


Hôm ấy trên chiếc xe lửa đi từ thành phố Lyon về lại thủ đô Paris của nước Pháp, người ta nhìn thấy một chàng thanh niên ngồi đối diện với một ông cụ già.
Chàng thanh niên ăn mặc bảnh bao, đúng mốt. Vẻ thanh lịch trí thức được lộ ra từ đỉnh đầu cho đến đôi chân.
 Còn ông già thì không được như thế. Xem ra còn có vẻ quê mùa. Bộ quần áo thì lấm đất. Đôi giầy thì đã quá cũ. Mái tóc cắt ngắn và gương mặt có vẻ phong trần. Hai tay ông mân mê xâu chuỗi và miệng ông lẩm bẩm câu kinh, nét mặt ông toát ra một vẻ đạo đức lạ thường.
Chàng thanh niên nhìn ông cụ được một lúc rồi anh ta bước sang chỗ ông cụ và làm như muốn gợi ý nói truyện. Ông già biết ý nên ngừng việc lần chuỗi lại.
Chàng mạnh miệng nói:
- Tôi thấy cụ còn tin tưởng vào chuỗi tràng hạt có từ thời trung cổ này. Vậy chắc là cụ còn tin vào Đức Mẹ đồng trinh và các tín điều mà mấy ông cố đạo dạy chứ?
Ông lão thanh thản trả lời:
- Đúng thế.
Rồi ông hỏi lại:
- Còn cậu thì sao?
Được ông lão chú ý đến chàng thanh niên cảm thấy mình có vẻ quan trọng, anh cao  giọng trả lời:
- Tôi ấy à! Tôi mà lại còn tin vào những điều vô lý và dị đoan đó sao. Tôi đã tìm được sự thật ở các đại học. Nếu cụ muốn sống hợp thời hơn, cụ hãy ném cái sâu chuỗi đó đi và ghi tên học một số khoa học tân tiến!
Ông lão tỏ vẻ thắc mắc:
- Khoa học tân tiến? Tôi sợ không hiểu nổi khoa học.
 Rồi ông tự nhún nhường nói tiếp:
- Chắc là cậu có thể giúp tôi.
Chàng thành niên đã thấy mình quan trọng lại càng cảm thấy mình quan trọng hơn cho nên anh cao hứng đáp lại:
- Được! Nếu ông biết đọc. Tôi rất sung sướng được gửi tặng cụ một số sách.
Ông cụ trả lời một cách quả quyết:
- Tôi biết đọc.
- Rất tốt…Vậy tôi phải gửi cho cụ theo địa chỉ nào đây?
Ông cụ bình thản rút từ túi áo mình ra một tấm danh thiếp và trao cho người thanh niên. Người thanh niên nhìn vào, mặt anh ta bỗng bị tái đi như người bị mất hết máu. Trên tấm danh thiếp anh nhìn thấy mấy dòng chữ này: LOUIS PASTEUR – Viện nghiên cứu khoa học Paris.
Chàng thành niên không ngờ và cảm thấy xấu hổ vì giáp mặt với một nhà khoa học nổi tiếng, mà vẫn đọc kinh Mân Côi như thế.
(Sưu tầm)

PHƯƠNG THỨC LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN VÙNG ĐẤT TÂY NGUYÊN – KONTUM




PHƯƠNG THỨC LOAN BÁO TIN MỪNG 

TRÊN VÙNG ĐẤT TÂY NGUYÊN – KONTUM



Kontumquêhươngtôi xin kính giới thiệu bài nghiên cứu của Linh mục GIOAKIM NGUYỄN HOÀNG SƠN về PHƯƠNG THỨC LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN VÙNG ĐẤT TÂY NGUYÊN – KONTUM:
Những câu hỏi được đặt ra:
♦ THIÊN CHÚA CHA ĐÃ GIEO LỜI CỦA NGƯỜI VÀO LÒNG ĐẤT TÂY NGUYÊN và được các VỊ THỪA SAI CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO ?.
♦ ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI KHẢ DĨ TRONG TƯƠNG LAI ĐỂ  làm tỏa sáng vẻ đẹp của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ lộ trong Đức Giêsu Kitô Chịu Chết và Phục Sinh cho NHỮNG CON NGƯỜI ĐƯỢC THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG trong một thế giới đang đổi thay nhiều mặt?.
 Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng (EVANGELII GAUDIUM)
của Đức Thánh Cha  Phanxicô
 “Tất cả chân lý mặc khải đều bắt nguồn từ Thiên Chúa và phải tin tất cả với cùng một lòng tin, nhưng có một số quan trọng hơn số khác vì trực tiếp diễn tả tâm điểm của Tin Mừng. Trong cái cốt lõi cơ bản này, cái tỏa sáng chính là vẻ đẹp của tình thương cứu độ của Thiên Chúa được mặc khải nơi Đức Kitô đã chết và sống lại từ cõi chết (…) (số 36)
GPKONTUM (11/10/2014) KONTUM
XIN KÍNH MỜI
.

NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG

(PHƯƠNG THỨC LOAN BÁO TIN MỪNG 
TRÊN VÙNG ĐẤT TÂY NGUYÊN – KONTUM)

Thiên Chúa độ lượng gieo Lời Chúa trên mọi mảnh đất. Người Tây nguyên nói chung, dân tộc Bắc Tây nguyên – Giáo phận Kontum- nói riêng là một mảnh đất được Thiên Chúa gieo Lời của Người, là hạt giống cứu độ từ lâu đời đã tồn tại nơi đó, trước khi tiếp xúc nền văn minh cận đại. Chúng tôi xin mạn phép dựa trên dụ ngôn “NGƯỜI GIEO GIỐNG” (Mt 13, 3-23; Lc. 8, 5 -15) như sợi chỉ đỏ xuyên suốt gợi nhớ lại quá trình Hạt Giống Lời Chúa phát triển như thế nào nơi người dân tộc thiếu số Tây Nguyên này.
 image001
Trong bài nguyên cứu ngắn này, chúng tôi xin chia ra 4 phần sau đây:

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Thánh Lễ Bàn Giao Sứ Vụ Mục Vụ Tại Giáo Xứ Kon BơBăn




Thánh Lễ Bàn Giao Sứ Vụ Mục Vụ Tại Giáo Xứ Kon BơBăn



Xin giới thiệu bài tường thuật của Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum về Thánh Lễ Bàn Giao Sứ Vụ tại Giáo Xứ Kon Bơbăn, gồm các phần sau :

1/ Bản Đồ Giáo xứ Kon BơBăn : Địa bàn hành chính hiện nay gồm 3 xã, kéo dài  32 Km:

Ngọk Réo, Ngọc Wang và Đăk Kơdem (X. Đăk Mar) thuộc  huyện Đắk Hà, tỉnh KonTum.

2/ Thánh Lễ Bàn Giao Sứ Vụ mục vụ (09/10/2014);

3/ Một số kiểu hình ngày trọng đại của Giáo xứ .

GPKONTUM (11/10/2014)  KONTUM

XIN KÍNH MỜI

.

1/ Bản Đồ Giáo xứ Kon BơBăn:

GIÁO XỨ KON BƠ BĂN -HUYỆN ĐĂK HÀ - KONTUM

2/ Thánh Lễ Bàn Giao Sứ Vụ mục vụ (09/10/2014)

.

THÁNH LỄ BÀN GIAO SỨ VỤ MỤC VỤ

TẠI GIÁO XỨ KON BƠBĂN – HẠT ĐĂK HÀ

GIÁO PHẬN KON TUM.

(09/10/2014)



 Trên con đường đèo từ Đăk Cấm vào Xã  Ngọk Réo sáng nay, người ta thấy có rất nhiều ôtô từ  xa đến… Và người ta cũng thấy các  anh chị em Giáo Dân  trong các làng vùng rất sâu đang hân hoan tuốn ra … tất cả đều tiến về nhà thờ Kon Bơbăn để tham dự Thánh Lễ  Bàn giao Sứ Vụ Mục Vụ của Cha  nguyên Chính xứ Phêrô Trần Công Minh và Cha tân Chính xứ Micae Nguyễn Tuấn Huy.

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức Phương Nghĩa – Kontum




Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức Phương Nghĩa – Kontum



 

Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức Phương Nghĩa 10.2014. Ảnh Minh Sơn


Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận xin giới thiêu một tài liệu nghiên cứu “HANG ĐÁ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC”  tại Giáo xứ Phương Nghĩa ngày nay. Chúng tôi cảm ơn anh LÊ MINH SƠN, Giáo xứ Tân Hương đã để công sức thu thập tài liệu và trình bày cảnh quan Hang Đá Đức Mẹ với một số hình Xưa và Nay  đẹp và rõ ràng. Trong tháng Mân Côi, chúng tôi cầu chúc anh chị em tín hữu xa gần đến với ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC PHƯƠNG NGHĨA cầu nguyện cho gia đình được bình an và mọi sự lành hồn xác nhờ lời chuyển cầu của Mẹ.