Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Bài giảng & Hình ảnh Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh mừng 400 Giáo phận Qui Nhơn loan báo Tin Mừng


Xin mời bấm link dưới đây xem tin và ảnh:

Thánh lễ khai mạc Năm Thánh mừng 400 năm Loan Báo Tin Mừng

_____________________________________________


BÀI GIẢNG THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH
(Giám Mục Mátthêu Nguyễn Văn Khôi)

Thứ Tư - 26/07/2017 17:00

Hôm nay toàn thể Giáo phận Qui Nhơn hân hoan và long trọng cử hành thánh lễ khai mạc Năm thánh mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng được loan báo lần đầu tiên vào tháng 07 năm 1618 tại Nước Mặn thuộc Giáo phận Qui Nhơn ngày nay, do các thừa sai Dòng Tên theo lời mời của quan tuần phủ khám lý Qui Nhơn lúc bấy giờ là ông Trần Đức Hòa. 
Thánh lễ khai mạc này được lồng trong khung cảnh phụng vụ của lễ kính trọng thể Chân phước Anrê Phú Yên, học trò của các thừa sai Dòng Tên, tử đạo năm 1644. Ngài là hoa trái đầu tiên của hạt giống Tin Mừng chỉ sau 26 năm hạt giống này được gieo trồng vào mảnh đất Giáo phận. Anrê Phú Yên, vị tử đạo tiên khởi và là người chứng thứ nhất của Giáo Hội Việt Nam đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc Chân phước vào Chúa nhật, ngày 05 tháng 03 năm 2000, là Năm thánh của Giáo Hội hoàn vũ.
Trong cuộc triều yết hôm sau ngày tuyên phong chân phước cho thầy giảng Anrê Phú Yên, ngày 06 tháng 03 năm 2000, Đức Gioan Phaolô II đã nói với phái đoàn Việt Nam như sau: "Trên 350 năm qua, những người công giáo Việt Nam không bao giờ quên nhân chứng Tin Mừng này, vị tử đạo tiên khởi của quê hương họ. Họ đã tìm thấy nơi Ngài đức tin kiên định và tình yêu quảng đại cho Đức Kitô và cho Giáo Hội của Người. Chớ gì ngày nay họ còn tiếp tục khám phá ra trong tấm gương của người con đất Việt sức mạnh hướng dẫn người tín hữu về ơn gọi Kitô hữu, trong việc trung thành với Giáo Hội và quê hương họ".
Theo lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trên đây, hôm nay ngày 26 tháng 07, Giáo phận Qui Nhơn cũng muốn đánh dấu ngày khai mạc Năm thánh mừng kỷ niệm 400 năm loan báo Tin Mừng tại Giáo phận bằng ngày tử đạo của Chân phước Anrê Phú Yên, chẳng những vì Ngài là vị tiền nhân anh hùng của Giáo phận, mà còn vì cuộc tử đạo của Ngài và cuộc loan báo Tin Mừng đầu tiên tại Giáo phận Qui Nhơn đều nằm trong tháng bảy.
 Sắc lệnh của Bộ Phong Thánh, ngày 27 tháng 01 năm 2000, đã viết về Ngài như sau: "Biết Chúa và yêu mến Chúa là sự cao đẹp tuyệt vời đã lôi cuốn tâm hồn chàng thanh niên Anrê, con người đã vui vẻ chấp nhận Tin Mừng và đã kiên cường chứng minh điều đó bằng đời sống thánh thiện và lòng nhiệt thành trong công cuộc tông đồ".
Chính lòng nhiệt thành tông đồ phát xuất từ sự biết Chúa và yêu mến Chúa đã đưa đến cuộc tử đạo của thầy giảng Anrê Phú Yên. Lòng nhiệt thành đầy can đảm ấy đã được bộc lộ trong câu trả lời rất thẳng thắn của Ngài trước công đường, như lời quan Nghè Bộ nói với cha Đắc Lộ: "Anh ta thật bạo gan khi trả lời với tôi rằng anh ta là Kitô hữu và tôn thờ Chúa Tể trời đất, và vì thế, anh sẵn sàng hiến mạng sống và chấp nhận mọi hình phạt người ta muốn ra cho anh".
Trên đường đến nơi hành quyết, Ngài luôn miệng khuyên bảo mọi người bằng những lời được coi như di chúc sau cùng của Ngài: "Hỡi anh em, đối với Chúa Giêsu yêu dấu của chúng ta, chúng ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chịu chết đau khổ vì chúng ta, nên chúng ta hãy lấy mạng sống đáp đền mạng sống". "Hỡi anh chị em, ta hãy trung tín cùng Đức Chúa Trời cho đến chết; cho đến chết, không một điều gì có thể dập tắt lòng thương mến Chúa Giêsu Kitô trong trái tim ta". "Hỡi anh chị em, chúng ta hãy giữ nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu cho đến hết hơi, cho đến trọn đời".
Khi can đảm nói lên xác tín của mình trước mặt quan quyền đến độ sẵn sàng chấp nhận cái chết, cũng như trước mặt dân chúng trên con đường tiến ra pháp trường, Anrê Phú Yên đã đặt hết tin tưởng vào lời Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng hôm nay: "Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Tôi thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì Tôi và những lời của Tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần" (Lc 9,24-26).
Cha Paolo Molinari, SJ, thỉnh nguyện viên án phong chân phước cho thầy giảng Anrê Phú Yên, đã viết: "Tấm gương của thầy Anrê vẫn là một nguồn mạch nâng đỡ và khích lệ đích thực cho các tín hữu công giáo tại Việt Nam, giúp họ sống phù hợp và trung thành với đức tin, mặc dù đất nước phải trải qua nhiều thăng trầm phức tạp và khó khăn". Nhờ dòng máu tử đạo của thầy giảng Anrê Phú Yên và của các thầy giảng tiếp theo, cộng với mồ hôi nước mắt của các thừa sai và các tín hữu Việt Nam, số tín hữu Đàng Trong ngày càng thêm đông để trở thành cộng đoàn Giáo phận Tông tòa Đàng Trong vào năm 1659, đồng thời với Giáo phận Tông tòa Đàng Ngoài.
Chân phước Anrê Phú Yên được gọi là "Người chứng thứ nhất" vì Ngài là người đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam đã làm chứng cho Tin Mừng một cách công khai và chính thức trước mặt quan quyền, mở màn cho cả một truyền thống chứng nhân tử đạo ở những thế kỷ tiếp theo tại Việt Nam nói chung, và tại Giáo phận Đàng Trong, Đông Đàng Trong, rồi Qui Nhơn nói riêng. Thực vậy, chỉ ít năm sau ngày Giáo phận Đàng Trong được thành lập, vào cuối năm 1664 sang đầu năm 1665, một cuộc bách hại đã xảy ra, nhiều tín hữu đã can đảm hy sinh mạng sống để làm chứng cho đức tin, trong số đó nổi tiếng nhất là cuộc tử đạo của bốn anh hùng đức tin Quảng Ngãi: ông Tôma Tín, ông Tôma Nghệ, ông Đa Minh và ông Bênêđictô. Một hồ sơ xin phong chân phước cho các vị tử đạo trong cuộc bách hại này đã được Đức cha Phêrô Lambert de la Motte gửi về Rôma, nhưng rất tiếc đã bị thất lạc.
Tiếp đến, tại Bình Định có ba khuôn mặt chứng nhân đức tin nổi bật là thánh Phanxicô Isidore Gagelin Kính, linh mục, tử đạo năm 1833; thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, trùm cả, tử đạo năm 1855; thánh Stêphanô Théodore Cuénot Thể, Giám mục, tử đạo năm 1861; nhiều vị tử đạo trong những năm 1860 đến 1862, trong số đó có 16 vị đã được Giáo Hội đưa vào danh sách các Tôi tớ Chúa. Đó là những đại diện tiêu biểu của cả một truyền thống anh hùng tử đạo qua các thời kỳ bao gồm mọi thành phần dân Chúa từ giáo sĩ, tu sĩ, thầy giảng và giáo dân. Nhưng đông đảo nhất là số người bị giết vì đạo trong cuộc tàn sát của phong trào Văn Thân vào năm 1885 tại 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Quảng Ngãi: 5.600 người, Bình Định: 8.940 người, Phú Yên: 5.780 người. Tổng cọng: 20.320 người.
Hòa chung với dòng máu tử đạo của các chứng nhân đức tin, còn có biết bao mồ hôi và nước mắt của các thế hệ tiền nhân qua dòng thời gian suốt 400 năm qua, từ buổi sơ khai tại cảng thị Nước Mặn một thời vang bóng cho đến hôm nay. Đó là các thừa sai Dòng Tên đã lập cư sở đầu tiên của dòng tại Nước Mặn, vừa làm khởi điểm truyền giáo, vừa làm chiếc nôi của chữ quốc ngữ trong giai đoạn thô sơ nhất. Tiếp đến là Đức cha Phêrô Lambert de La Motte, vị Đại diện Tông tòa tiên khởi của Giáo  Đàng Trong, người đã truyền chức linh mục cho người Việt tiên khởi là cha Giuse Trang, quê ở Quảng Ngãi, vào ngày 31 tháng 03 năm 1668 và đã thành lập Dòng Chị Em Mến Thánh Giá của Đàng Trong tại An Chỉ (Quảng Ngãi) vào năm 1671. Từ đó đến nay các vị Giám mục cùng với các linh mục, tu sĩ, thầy giảng và giáo dân, đã đồng lao cộng khổ để canh tác trên cánh đồng truyền giáo của Giáo phận, để làm cho hạt giống Tin Mừng tiếp tục sinh sôi nẩy nở, bất chấp mọi khó khăn thử thách.
Thánh lễ hôm nay được cử hành tại khuôn viên chủng viện cổ kính Làng Sông, nơi xuất thân của một số Giám mục, biết bao linh mục và tông đồ giáo dân, giữa hai hàng sao đại thụ 125 năm tuổi, bên cạnh Tòa Giám mục ngày xưa, như chứng tích không phai nhòa của một lịch sử truyền giáo lâu dài, để dẫn đưa mỗi người chúng ta trở về nguồn, với tâm tình tri ân cảm tạ đối với Thiên Chúa, vì biết bao ơn lành Ngài đã ban xuống cho Giáo phận Qui Nhơn chúng ta trong suốt 400 năm qua, đồng thời cũng để ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân đã hiến dâng mạng sống, nước mắt mồ hôi, cho công cuộc loan báo Tin Mừng trên quê hương đất mẹ Qui Nhơn.
 Giờ đây Năm thánh được mở ra để mọi người con đất mẹ được dịp thể hiện những tâm tình ấy, đồng thời cũng để cầu xin Thiên Chúa tiếp tục ban ơn giúp đỡ để mỗi người chúng ta sống xứng đáng với bao hồng ân đã lãnh nhận và noi gương các bậc tiền nhân, tiếp tục làm cho hạt giống đức tin mà các ngài đã dày công gieo vãi được trổ sinh hoa trái dồi dào.
Đặc biệt, hôm nay cũng là ngày cử hành Năm thánh cho các giáo lý viên và giới trẻ trong Giáo phận. Chúng ta hãy cầu xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Chân phước Anrê Phú Yên, ban cho các anh chị em giáo lý viên và giới trẻ trong Giáo phận trở thành những người loan báo Tin Mừng cách đắc lực, để góp phần vào sự phát triển của Giáo phận hôm nay và ngày mai.

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Tài liệu học hỏi về Năm thánh Giáo phận Qui Nhơn-400 năm loan báo Tin Mừng (1618-2018)


banner giao phan



Phần I:  NĂM THÁNH GIÁO PHẬN

Bài 1. TÌM HIỂU VỀ NĂM THÁNH
“ Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4,21).
  1.  H. Năm Thánh là gì?
 T. Năm Thánh là thời gian Giáo Hội mở kho tàng thiêng liêng cho người tín hữu đón nhận ơn Chúa dồi dào hơn. Gọi là “thánh” là vì thời gian đặc biệt dành cho Thiên Chúa, bởi nhiều nghi thức rất thánh được cử hành với mục đích làm cho người tín hữu nên thánh hơn.
  1.  H. Năm Thánh Kitô giáo được hình thành thế nào?
 T. Năm Thánh Kitô giáo khơi nguồn từ Cựu Ước, được Chúa Giêsu công bố và được Giáo Hội thiết lập.
  1.  H. Cựu Ước qui định điều gì về Năm Thánh?
 T. Cựu Ước qui định: sau mỗi chu kỳ 49 năm lao động và canh tác, toàn dân được nghỉ một năm. Trong năm đó, đất đai được hưu canh, của cải cầm cố được trả lại cho chủ cũ, nô lệ được trả tự do (x. Lv 25, 1- 22). Với việc thực hành này, Năm Thánh còn được gọi là năm Toàn Xá.
  1.  H. Năm Thánh trong Cựu Ước có ý nghĩa nào?
 T. Có hai ý nghĩa này:
+ Một là giúp cho dân Israel nhớ lại hồng ân Thiên Chúa đã giải thoát cha ông họ khỏi nô lệ Ai Cập, để con cháu muôn đời cảm tạ Chúa.
+ Hai là dạy cho dân biết tôn trọng sự bình đẳng giữa mọi người là hình ảnh Thiên Chúa.
  1.  H. Chúa Giêsu công bố Năm Thánh Tân Ước khi nào?
 T. Chúa Giêsu công bố Năm Thánh Tân Ước khi Người khởi sự loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa tại hội đường Nadarét. Chúa nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4,21).
  1.  H. Khi công bố Năm Thánh Tân Ước, Chúa Giêsu muốn nói điều gì?
T. Chúa Giêsu muốn nói ba điều này:
+ Thứ nhất, Người là Đấng khai mở thời đại mới, thời đại ân sủng trải rộng cho tất cả mọi người tới ngày cánh chung.
+ Thứ hai, Người là ân huệ chứa đựng mọi ân huệ.
+ Thứ ba, Người là Đấng cứu độ duy nhất, ai tin vào Người thì được cứu độ.
  1.  H. Giáo Hội thiết lập Năm Thánh như thế nào?
T. Dựa vào Cựu Ước và lời công bố của Chúa Giêsu, Đức Giáo Hoàng Bônifaciô VIII đã thiết lập Năm Thánh đầu tiên vào năm 1300 và ấn định: cứ 100 năm mở Năm Thánh một lần. Đến năm 1350, Đức Giáo hoàng Clêmentê VII mở Năm Thánh lần 2 và điều chỉnh thời gian giữa hai Năm Thánh là 50 năm. Đến năm 1470, Đức Phaolô II rút ngắn khoảng cách xuống còn 25 năm.
  1.  H. Có mấy loại Năm Thánh?
T. Xét theo thời gian, có Năm Thánh thường lệ (định kỳ) và Năm Thánh ngoại lệ; xét theo không gian, có Năm Thánh toàn cầu và Năm Thánh địa phương. Năm Thánh Giáo phận Qui nhơn là Năm Thánh địa phương.
(Bài 1, tham khảo tài liệu 50 năm hồng ân Giáo phận Xuân Lộc)

Bài 2. NĂM THÁNH GIÁO PHẬN
  1. H. Kế hoạch Thập Niên chuẩn bị mừng Năm Thánh Giáo phận phát xuất từ đâu?
T. Bắt đầu từ năm 2008 Giáo phận Qui Nhơn khởi xướng giai đoạn 10 năm chuẩn bị kỷ niệm 400 năm (1618 – 2018) Tin Mừng lần đầu tiên đến Nước Mặn, một phần đất của Giáo phận Qui Nhơn ngày nay, nhằm khơi dậy tinh thần đạo đức và nhiệt thành truyền giáo nơi mọi thành phần dân Chúa trong Giáo phận.
  1. H. Kế hoạch Thập Niên được chuẩn bị như thế nào?
T. Kế hoạch Thập Niên chia làm hai giai đoạn:
+ Chuẩn bị xa gồm 4 năm (2008 – 2011) mang tính khởi động chung.
Chuẩn bị gần gồm 6 năm (2012 – 2017) mang chiều kích thiêng liêng (canh tân đời sống và hướng về Thiên Chúa) và theo định hướng truyền giáo (đẩy mạnh công cuộc truyền giáo trong Giáo phận).

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

MẸ LÀNG SÔNG VÀ LẦN THAY ÁO MỚI


(Chút cảm nhận về ngày thánh hóa các hạng mục mới được trùng tu của chủng viện Làng Sông, 23-07-2017)

            Hôm nay 23/7, cả giáo phận Qui Nhơn bắt đầu Tuần Tam Nhật cầu nguyện cho ngày đại lễ Khai Mạc Năm Thánh 400 năm Loan báo Tin Mừng và cho cộng đoàn dân Chúa giáo phận sống Năm Thánh cách hiệu quả và thiết thực về thiêng liêng cũng như về mục vụ.
            Cũng chính trong ngày nầy, Đức Cha Matthêô, vị Chủ chăn giáo phận đã về tại “Tổ đường” Làng Sông, nơi mà đúng ngày 26/7 tới đây, sẽ chính thức long trọng cử hành đại lễ Khai mạc Năm Thánh giáo phận Qui Nhơn để làm phép thánh hóa toàn bộ các hạng mục của chủng viện vừa mới được trùng tu và tái dựng.
            Chúng ta biết rằng, chủng viện Làng Sông được thành lập sau sự kiện mục vụ quan trọng của giáo phận Đàng Trong thời Đức Thánh Giám mục Théodore Cuénot Thể, tức Công Nghị Gò Thị khoáng họp vào các ngày 03, 06 và 10/8/1841, mà quyết nghị sau đó chính là việc thiết lập hai trường chủng viện Mương Lỡ và Làng Sông để phục vụ việc đào tạo linh mục bản xứ đáp ứng các nhu cầu truyền giáo khản thiết lúc bấy giờ.[1]
            Nếu tính từ điểm đó đến nay, chủng viện Làng Sông đã tồn tại ngót nghét 170 năm. Trong một thời gian dài đằng đẵng ấy, chủng viện Làng Sông đã kinh qua bao cuộc thăng trầm dâu bể mà những cây sao với 125 năm tuổi như là những chứng tích hùng hồn và sống động.[2]
            Mà không chỉ hàng sao vô tri vô giác, chứng tích của Làng Sông còn được khắc ghi bằng máu của những chứng nhân anh hùng mà cuộc tử đạo của cha Phaolô Châu, một trong những vị Giám Đốc thời đầu của chủng viện Làng Sông, vào tháng 5/1862 tại Gò Chàm Bình Định là một chứng minh cụ thể.[3]
            Nhưng vật đổi sao dời ! Trải qua bao nhiêu tai ách của thời bách hại cuối thế kỷ 19, rồi chịu đựng bao cuộc điêu linh của chiến tranh, loạn lạc những năm tháng tiếp theo, chủng viện Làng Sông đã phải nhiều lần bị phá hủy rồi tái dựng tạm bợ, cho đến khi được xây dựng chắc chắn vào năm 1925 vào đời Đức Cha Grangeon Mẫn[4], mà 2 dãy nhà cổ kính uy nghiêm đang còn trụ vững cho tới mãi hôm nay.
            Không chỉ là cái nôi đào tạo linh mục cho giáo phận, Làng Sông còn là nơi đặt Tòa Giám Mục trong một thời gian dài, từ khoảng năm 1865 cho đến năm 1931[5] và là trung tâm văn hóa lớn không chỉ cho giáo phận Qui Nhơn mà ảnh hưởng đến toàn vùng Đông Dương, với Nhà In Làng Sông, một trong 3 cơ sở in ấn lớn nhất của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.[6]

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Lễ Bổ Nhiệm Linh Mục Chánh Xứ Giáo Xứ An Khê, Gp. Kontum – tỉnh Gialai


LỄ BỔ NHIỆM LINH MỤC CHÁNH XỨ GX AN KHÊ
(20/07/2017) 
XIN KÍNH MỜI
ĐOẠN VIDEO CLIP

NGUỒN : Sang Minh
Published on Jul 21, 2017
GPKONTUM (22/07/2017) KONTUM

THÁNH LỄ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC TẠI GIÁO XỨ TÂN HƯƠNG, KONTUM 23.07.2017


Vào lúc 5g30 sáng 23,7,2017, Chúa nhật XVI Thường niên, Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hung Vị, Giám mục Gp Kontum đã đến chủ sự thánh lễ ban Phép Thêm sức cho 38 em tại nhà thờ gx Tân Hương (27 em thuộc gx TH và 11 em dân tộc nội trú). Thánh lễ diễn ra sốt sắng, tốt đẹp. Tạ ơn Chúa! Xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho các em, để dưới tác động của ơn Chúa Thánh Thần, các em mạnh dạn sống đạo và ra đi làm chứng Tin Mừng cứu độ.

MỜI XEM VIDEO


Nguồn vIdeo: Mai Tự Cường



MỜI XEM THÊM MỘT VÀI HÌNH ẢNH:

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: bàn và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 7 người, trong nhà

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Hiệp thông với Giáo phận Qui Nhơn: Thông báo Đại lễ khai mạc Năm Thánh Giáo phận Qui Nhơn 26.7.2017



Hiệp thông cùng Giáo phận Qui Nhơn. Chương trình lễ khai mạc Năm Thánh 26/7/2017.


Bài hát mừng năm thánh Gp Qui Nhơn

                    

_______________________________


 

THÔNG BÁO MỤC VỤ
V/v CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ KHAI MẠC 
NĂM THÁNH GIÁO PHẬN (26 / 7 / 2017)

Qui Nhơn, ngày 30 tháng 6 năm 2017

            Kính gởi : -    Quý Cha Hạt Trưởng, Quý cha Trưởng Ban Điều phối HĐLM và HĐMV,
  • Quý linh mục, Phó tế, đại chủng sinh trong toàn giáo phận,
  • Chủng viện Qui Nhơn, Quý Dòng tu, Tu hội nam nữ đang hoạt động trong giáo phận,
  • Toàn thể các hội đoàn và anh chị em giáo dân thuộc giáo phận Qui Nhơn,

Sau 10 năm chuẩn bị xa, và đặc biệt sau chương trình 6 năm chuẩn bị gần sắp sửa kết thúc, được Tòa Thánh cho phép, giáo phận Qui Nhơn sẽ chính thức mở Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh vào ngày 26 tháng 7 năm 2017, nhằm ngày Sinh nhật trên trời của Á Thánh Anrê Phú Yên, Vị Tử Đạo tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam.
Trong chương trinh Đại lễ đặc biệt nầy, giáo phận sẽ long trọng đón tiếp Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, về chủ sự Thánh lễ, đón tiếp Đức Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Huế Giuse Nguyễn Chí Linh và các Giám Mục trong Giáo tỉnh Huế cùng với đông đảo các linh mục trong và ngoài giáo phận.
Trong tâm tình cầu nguyện, hiệp thông hướng về ngày Đại Lễ đặc biệt nầy, Ban Tổ Chức Năm Thánh giáo phận xin thông báo một số vấn đề mục vụ liên quan :
1. Thời gian cử hành đại lễ : Từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm ngày 26/7/2017
2. Nơi chốn cử hành đại lễ : Chủng viện Làng Sông, thuộc thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
3. Thành phần tham dự : Toàn thể cộng đoàn Dân Chúa trong toàn giáo phận.

            Sau đây là một số thông báo chi tiết liên quan đến ngày đại lễ :

Nước Mặn, Cảng Thị và Trung tâm Truyền giáo


GIÁO PHẬN QUI NHƠN 400 NĂM ĐÓN NHẬN TIN MỪNG (1618-2018)

Sau 10 năm chuẩn bị xa, và đặc biệt sau chương trình 6 năm chuẩn bị gần sắp sửa kết thúc, được Tòa Thánh cho phép, giáo phận Qui Nhơn sẽ chính thức mở Đại Lễ Khai Mạc Năm Thánh vào ngày 26 tháng 7 năm 2017, nhằm ngày Sinh nhật trên trời của Á Thánh Anrê Phú Yên, Vị Tử Đạo tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam.
Trong chương trinh Đại lễ đặc biệt nầy, giáo phận Qui Nhơn sẽ long trọng đón tiếp Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, về chủ sự Thánh lễ, đón tiếp Đức Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Huế Giuse Nguyễn Chí Linh và các Giám Mục trong Giáo tỉnh Huế cùng với đông đảo các linh mục trong và ngoài giáo phận.
1. Thời gian cử hành đại lễ : Từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm ngày 26/7/2017.
2. Nơi chốn cử hành đại lễ : Chủng viện Làng Sông, thuộc thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
3. Thành phần tham dự : Toàn thể cộng đoàn Dân Chúa trong toàn giáo phận.

Logo mừng kỷ niệm 400 năm Loan báo Tin Mừng Giáo phận Qui Nhơn

Trong tâm tình hiệp thông hướng về ngày Đại Lễ đặc biệt nầy, cũng như sự kiện mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng đến Nước Mặn - Qui Nhơn ngày nay, Kontumquehuongtop xin trân trọng giới thiệu bài viết sau đây của Lm Gioan Võ Đình Đệ, gp Qui Nhơn, để cùng tìm hiểu về lịch sử truyền giáo Gp Qui Nhơn thời sơ khai.
Kính mời!


NƯỚC MẶN, tên của một vùng đất thuộc giáo phận Qui Nhơn ngày nay, chính là nơi mà cách đây gần 400 năm ba thừa sai Dòng Tên đầu tiên đặt chân đến truyền giáo tại Việt Nam. Trải qua thời gian lịch sử khá dài, các cơ sở vật chất của trung tâm truyền giáo Nước Mặn không còn; tuy nhiên, qua bài viết này của linh mục Gioan Võ Đình Đệ, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn lịch sử của địa danh này cùng những thăng trầm trong hành trình truyền giáo buổi đầu của các thừa sai, cũng như những nỗ lực bảo tồn di tích lịch sử này của giáo phận Qui Nhơn hiện nay. Trong tinh thần Uống nước nhớ nguồn, ước mong mỗi người tín hữu Công Giáo mỗi khi có dịp ghé thăm di tích lịch sử gần 400 năm tuổi này vừa để tri ân các bậc tiền nhân vừa để tiếp thêm lửa nhiệt thành loan báo Tin Mừng trên quê hương Việt Nam hôm nay.
——————-
Linh mục Gioan Võ Đình Đệ
1. THIÊN NHIÊN MỘT VÙNG ĐẤT :
“Mãn vui Hương Thủy Ngự Bình,
Ai vô Bình Định với mình thì vô
Chẳng lịch bằng kinh đô,
Bình Định không đồng khô cỏ cháy.
Năm dòng sông chảy,
Sáu dãy non cao,
Biển Đông sóng vỗ dạt dào,
Tháp xưa làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh.”

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CHÍNH XỨ CHÍNH TÒA CỦA LM. GIACÔBÊ TRẦN TẤN VIỆT 19.07.2017



Vào 9g00 ngày 19.7.2017, Đức Cha Aloisiô, Giám mục Giáo phận Kon Tum đã đến chủ tế thánh lễ bổ nhiệm Cha Giacôbê Trần Tấn Việt, nguyên Chính xứ Kon Jơdreh, làm Cha chính xứ giáo xứ Chính tòa Kon Tum, thay thế Cha Gioan Baotixita Trần Quang Truyền. 

Giáo xứ Chính tòa Kon Tum, theo thống kê 2016 của TGM Kon Tum, có số giáo dân là 10.280 người thuộc sắc dân Bahnar (9.080 tín hữu) và Rơngao (1.200 tín hữu). 
Cha Gioan Baotixita Trần Quang Truyền sẽ đến nhận sứ vụ mới tại giáo xứ An Khê, hạt An Khê, Gp Kontum.
Xin chúc mừng và kính chúc 2 Cha tràn đầy ơn Chúa trong sứ vụ mới được trao phó.
Mời xem video thánh lễ nhậm xứ của tân cha sở Chính tòa Giacôbê Trần Tấn Việt:




Nguồn : FB Mai Tự Cường

______________________________


    GIÁO PHẬN KON TUM
LỊCH THUYÊN CHUYỂN LINH MỤC
                    THÁNG 7.2017

TT
LINH MỤC
NHẬN XỨ
THỜI GIAN
1.       
Gioan Nguyễn Nhơn
Kon Rơng Pơdram
09g30 sáng
Thứ Hai
17.7.2017
2.       
Phaolô Nguyễn Hùng Sơn
Kon Jơ Dreh
09g00 sáng
Thứ Ba
18.7.2017
3.       
Giacôbê Trần Tấn Việt
Chính Tòa
09g00 sáng
Thứ Tư
19.7.2017
4.       
GB. Trần Quang Truyền
An Khê
16g00 chiều
Thứ Năm
20.7.2017
5.       
GB. Ng. Đình Ngọc Huy
Chợ Đồn
05g00 sáng
Thứ Sáu
21.7.2017
6.       
Giuse Vũ Quốc Bình
An Sơn
08g00 sáng
Thứ Sáu
21.7.2017

Kon Tum, ngày 11.7.2017
              VPTGM

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Cáo phó : Nữ tu Hélene de Jésus Phạm Thị Thức, SPC




Cáo phó của Tỉnh Dòng Phaolô Đà Nẵng : Nữ tu Hélene de Jésus Phạm Thị Thức,Marie Rose. 
Sơ từng phục vụ tại cộng đoàn Phú Bổn- Gia Lai-G.p Kontum từ những năm 1961 - 1972,và 1994 - 2015. Xin Anh,Chị,Em hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn nữ tu Hélene de Jésus sớm hưởng nhan thánh Chúa.

Nguồn tin: http://cvk9x.blogspot.com

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN KONTUM


Thứ hai - 17/07/2017 15:52

Từ trung tâm thành phố Kon Tum đi chừng 55km về hướng đông bắc, đường rất tốt xuyên qua núi đồi bạt ngàn rừng cây, đường đèo Măng Đen dài 12 km mà có đến 100 khúc cua hiểm trở với sườn núi dựng đứng, một bên là vực sâu, khung cảnh tuyệt đẹp như tranh vẽ. Đang bão số 2 nên trời mưa tầm tả, xe chạy chậm, đại ngàn chìm trong mưa, ẩn hiện nét huyền ảo vùng Cao nguyên.
HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN   KONTUM
HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN KONTUM
Có dịp đến Kon Tum, tôi đi hành hương và dâng lễ sáng Chúa Nhật 15.7.2017, tại linh địa Đức Mẹ Măng Đen.

Đi qua những đồi thông bạt ngàn, thấp thoáng những căn biệt thự nằm mờ khuất trong mưa, chúng tôi đến trung tâm huyện Kon Plong. Rẽ trái vào con đường nhỏ lên dốc chừng vài trăm mét là đến linh địa Măng Đen.
Ấn tượng đầu tiên là hàng ngàn ghế đá giữa rừng cây cao xanh um làm mái che mưa nắng. Tượng Đức Mẹ cao hơn 1m đứng trên bệ chừng 2m, chung quanh dán kín các bảng tạ ơn. Tượng Mẹ cụt hai tay, bạc màu thời gian in dấu rêu phong cũ kỷ, khuôn mặt Mẹ với cánh mũi rộng tựa phụ nữ vùng Tây Nguyên. Lễ đài nhỏ, đơn sơ, nhiều hoa tươi dưới chân Mẹ. Phía trước có bàn thờ dâng lễ và lư hương tỏa khói nghi ngút. Nhiều đoàn hành hương đến đọc kinh cầu nguyện. Mưa vẫn rả rích, gió núi thổi hơi lạnh buốt. Lần lượt từng người đi lên đặt hai bàn tay nơi chân Mẹ thầm thì khẩn nguyện.
Đến 10 giờ, mưa vẫn rơi, tôi bắt đầu dâng lễ, bàn thờ sát bên tượng Mẹ, dưới tấm bạt mong manh, cộng đoàn ngồi ghế đá cũng có bạt che. Có đăng ký trước với cha phụ trách nên tất cả đã chuẩn bị chu đáo. Mưa gió lạnh buốt nhưng ai cũng ấm lòng, sốt mến hiệp dâng thánh lễ bên Mẹ Măng Đen.
Tôi chia với cộng đoàn chút ít hiểu biết về linh địa này.

Vĩnh biệt Minh Đức Hoài Trinh của "Kiếp nào có yêu nhau"




Theo gia đình và thân hữu, nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh, tác giả hai bài thơ được phổ nhạc nổi tiếng Kiếp nào có yêu nhau và Đừng bỏ em một mình vừa qua đời ngày hôm nay, 10-6 (ngày 9-6, giờ địa phương) tại California, Mỹ.


Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, sinh ngày 15-10-1930 tại Huế. Bà là con quan Tổng đốc Võ Chuẩn [1], ông nội là Thượng thư Bộ Lễ Võ Liêm. Bà du học ngành báo chí tại Pháp từ năm 1964 và học Hán văn tại Trường ngôn ngữ Đông Phương La Sorbonne Paris.

Năm 1967 bà ra trường, làm phóng viên cho Đài Truyền hình Pháp ORTF. Cũng trong khoảng thời gian này bà từng đi làm phóng sự chiến trường ở nhiều nơi nguy hiểm như Algerie, Việt Nam...


Năm 1972, bà được cử theo dõi và tường thuật cuộc hòa đàm Paris, sau đó vào năm 1973 bà sang Trung Đông theo dõi cuộc chiến Do Thái. Năm 1974-1975, bà trở về Việt Nam giảng dạy khoa báo chí tại Viện ĐH Vạn Hạnh. Bà sang Mỹ định cư tại đây từ năm 1982 và vẫn tiếp tục làm báo. Trong cuộc đời làm báo của mình, bà đã đi hết năm châu, có mặt tại nhiều chiến trường lửa đạn. 
Thời trẻ bà sống, làm việc tại Pháp.
Ngoài bút hiệu Minh Đức Hoài Trinh, bà thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử. Bà viết nhiều văn thơ có giá trị nghệ thuật được đánh giá cao, có nhiều bài nổi tiếng như Kiếp nào có yêu nhau, Đừng bỏ em một mình… được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Các tác phẩm của bà đã xuất bản gồm: Lang thang (1960), Thư sinh (1962), Bơ vơ (1964), Hắn (1964), Mơ (1964), Thiên nga (1965), Hai gốc cây (1966), Sám hối (1967), Tử địa (1973), Trà thất (1974), Bài thơ cho ai (1974), Dòng mưa trích lịch (1976)…
HÒA BÌNH

Theo Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh



Kiếp Nào Có Yêu Nhau

Tác giả: Minh Đức Hoài Trinh
Anh đừng nhìn em nữa
Hoa xanh đã phai rồi
Còn nhìn em chi nữa
Xót lòng nhau mà thôi .

Người đã quên ta rồi
Quên ta rồi hẳn chứ
Trăng mùa thu gãy đôi
Chim nào bay về xứ .

Chim ơi có gặp người
Nhắn giùm ta vẫn nhớ
Hoa đời phai sắc tươi
Đêm gối sầu nức nở .

Kiếp nào có yêu nhau
Nhớ tìm khi chưa nở
Hoa xanh tận ngàn sau
Tình xanh khong lo sợ .

Lệ nhòa trên gối trắng
Anh đâu, anh đâu rồi
Rượu yêu nồng cay đắng
Sao cạn mình em thôi ?




Đừng Bỏ Em Một Mình

Tác giả: Minh Đức Hoài Trinh
Đừng bỏ em một mình
Khi trăng về lạnh lẽo
Khi chuông chùa u minh
Chậm rãi tiếng cầu kinh

Đừng bỏ em một mình
Khi mưa chiều rào rạt
Lũ chim buồn xơ xác
Tìm nhau gục vào mình

Đừng bỏ em một mình
Trời đất đang làm kinh
Rừng xa quằn quại gió
Thu buốt vết hồ tinh

Đừng bỏ em một mình
Đừng bắt em làm thinh
Cho em gào nức nở
Hòa đại dương mông mênh

Đừng bỏ em một mình
Biển đêm vời vợi quá
Bước chân đời nghiêng ngả
Vũ trụ vàng thênh thênh

Đừng bỏ em một mình
Môi vệ thần không linh
Tiếng thời gian rền rĩ
Đường nghĩa trang gập ghềnh

Đừng bỏ em một mình
Bắt em nghe tiếng búa
Tiếng búa nện vào đinh
Hòa trong tiếng u minh

Đừng bỏ em một mình
Bóng thuyền ma lênh đênh
Vòng hoa tang héo úa
Yêu quái vẫn vô tình

Đừng bỏ em một mình
Cho côn trùng rúc rỉa
Cỏ dại phủ mộ trinh
Cho bão tố bấp bênh

Đừng bỏ em một mình
Mấy ngàn năm sau nữa
Ai mái tóc còn xinh
Đừng bỏ em một mình

__________________________________________


[1] Quản đạo Kontum từ 1933-1938. Ông là vị quan trí thức và thanh liêm. Khi đương chức quản đạo Kontum, ông đã chiêu mộ dân lập nên ấp Võ Lâm (khu Võ Lâm  thuộc Phường Quang Trung ngày nay). Sau 1938,  tưởng nhớ ông, dân chúng Kontum đã lấy họ Võ của ông ghép với "Lâm" nghĩa là rừng, đặt thành tên xã Võ Lâm. Hiện di ảnh  ông được thờ trong đình Võ Lâm, đường Mạc Đĩnh Chi, Phường Quang Trung, Tp Kontum.


QUAN QUẢN ĐẠO VÕ CHUẨN 






Đại thần VÕ CHUẨN (1896 - ?)
Quản Đạo Kontum 1933 – 1938
(Ảnh: Lê Minh Sơn chụp tại đình Võ Lâm 2013)

Đại thần VÕ CHUẨN sống vào cuối triều Nguyễn, cựu Tổng đốc tỉnh Quảng Nam, sinh năm Bính Thân (1896) tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, không rõ năm mất.
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình vọng tộc, con trai Đông các Đại học sĩ Xuân Hoà hầu VÕ LIÊM, nguyên thượng thư Bộ Lễ triều Bảo Đại.
Từng học Trường Hậu bổ (Huế), Trường Thuộc địa (Paris), tốt nghiệp về nước làm việc ở Toà khâm sứ Trung kỳ, sau đó được thăng tham tá Toà khâm (1923-1930).
Năm 1930, ông được biệt phái sang làm việc với Nam triều, năm 1933 được bổ Quản đạo tỉnh Kontum, 1938 làm Tuần vũ tỉnh Quảng Bình.
Năm 1939, ông chuyển về làm Tuần vũ tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1940, ông được thăng Tổng đốc tỉnh Quảng Nam rồi về trí sĩ.
Ông mất ở Huế trong những năm chiến tranh Việt - Pháp.
Hai con gái ông là Linh Bảo và Minh Đức Hoài Trinh đều là nhà văn.

(Lê Minh Sơn sưu tầm)