Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Hội thảo Văn hóa: Bốn Trăm Năm Hình Thành Và Phát Triển Chữ Quốc Ngữ Trong Lịch Sử Loan Báo Tin Mừng Tại Việt Nam


 

“BỐN TRĂM NĂM CHỮ QUỐC NGỮ” là chủ đề chương trình hội thảo của Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức lúc 8g00 vào hai ngày 25 và 26/10/2019 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn.
Cùng hiện diện trong buổi hội thảo có Đức Cha (ĐC) Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam – ĐC Giuse Đặng Đức Ngân chủ tịch Ủy ban Văn hóa (UBVH), ĐC Phêrô Nguyễn Văn Khảm, ĐC Anphongsô Nguyễn Hữu Long, ĐC Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, ĐC Đaminh Nguyễn Văn Mạnh. Ngoài ra còn có Linh mục (Lm) thư ký UBVH kiêm MC chương trình: Giuse Trịnh Tín Ý, các Linh mục, tu sĩ nam nữ, những đại diện nhóm liên tôn (Cao Đài), ông Đặng Ngọc Lệ – Viện trưởng viện Ngôn Ngữ học, Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Quang Hưng, cô Huỳnh thị Hồng Hạnh – trưởng bộ môn ngôn ngữ Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, và MC Tường Anh. 
Phần I
Trong diễn từ khai mạc, ĐC Giuse chủ tịch UBVH đã chia sẻ gợi mở để giới thiệu với các hội thảo viên nhìn lại quá trình hình thành và phát triển chữ quốc ngữ, trong lịch sử loan báo Tin Mừng. Với chiều dài xuyên suốt bốn trăm năm, từ khi người Việt còn phải dùng chữ viết hoàn toàn vay mượn, hoặc được cải tiến với các tên gọi: chữ Hán Việt, chữ Nôm. Chính trong bối cảnh này văn học dân gian truyền khẩu trở nên khả dụng, nhưng cũng gây ra tình trạng tam sao thất bổn. May mắn trong giai đoạn lịch sử này, vào thế kỷ 15 xuất hiện các giáo sĩ từ phương Tây đến Việt Nam (VN) giảng đạo, phổ biến giáo lý Công giáo. Các vị thừa sai cùng với các thầy giảng VN lúc đó đã nỗ lực nghiên cứu khai sáng chữ quốc ngữ, dựa trên các mẫu tự và văn phạm của ngôn ngữ Latinh. Cũng từ đó công cuộc truyền giáo bằng tiếng Việt của các thừa sai mỗi ngày một thêm tiến triển.
Qua đó ĐC Giuse cũng mời gọi các hội thảo viên trước tiên dành một chút lắng đọng nhớ về cố  ĐC Giuse Vũ Duy Thống, nguyên chủ tịch UBVH đã được Chúa gọi về. Khi còn tại thế, ngài luôn thao thức và tâm huyết cho những buổi hội thảo, trong tâm tình đó ĐC Giuse chủ tịch đã chính thức khai mạc chương trình, và buổi thuyết trình được bắt đầu. 
Thuyết Trình 1.
Chủ đề: Ảnh hưởng của văn chương Công giáo trên việc truyền bá đức tin ở VN thế kỷ XVII – XVIII.
Thuyết trình viên: Phó Giáo sư Tiến sĩ Lm Antôn Trần Quốc Anh.
Lm Antôn đã trình bày về lịch sử loan báo Tin Mừng khởi đi từ sự hình thành chữ quốc ngữ và quá trình phát triển:
– Qua các vị tử đạo tại Á Châu.
– Các thể loại văn chương và các tác phẩm tiêu biểu.
– Sự phát triển của các giáo đoàn. Đàng trong. Đàng ngoài.
– Thành lập Giáo hội địa phương.
– Sự cộng tác và đóng góp của các giáo hữu bản địa.
– Francisco de Pina (1585 -1625)
– Alexandre de Rhodes (1593 – 1660).
Chương trình được nối kết giữa thuyết trình viên và hội thảo viên bằng những câu hỏi xoay quanh chủ đề. Phần văn nghệ đan xen giữa buổi hội thảo là những bài hát dân gian, những ca từ làm khơi dậy lòng yêu quê hương tổ quốc, phát đi từ những trái tim đồng cảm sâu sắc, tạo được một không khí sống động vui tươi cho các thuyết trình viên, hội thảo viên, tham dự viên. 
Thuyết Trình 2
Chủ đề: Nhà biên soạn thực sự của Mannuductio Ad Linguam Tunkinensem (Văn phạm Việt ngữ thế kỷ XVII đến XVIII)
Thuyết trình viên: Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly, ngành Khoa học Ngôn ngữ tại Đại học Sorbonne Nouvelle. Cô trình bày luận án của cô có tựa đề: Biên Soạn Ngữ Pháp Tiếng Việt (1615 – 1919).
Lịch sử chữ quốc ngữ từ 1615 – 1919
Nhà biên soạn thực sự của Mannuductio Ad Linguam Tunkinensem (Văn phạm Việt ngữ thế kỷ XVII đến XVIII)
Phần II
Sau khi các hội thảo viên đã dùng bữa trưa (Buffer), chương trình được kết nối lại lúc 13g30. Bài hát “Nối vòng tay lớn” do các hội thảo viên cùng hát làm bầu khí trở nên sống động vui tươi trước khi bước vào phần thuyết trình. 
Thuyết Trình 3
Chủ đề: Văn học Tôn giáo từ năm 1620 đến nay.
Thuyết trình viên: Lm Đa Minh Nguyễn Đức Thông – Tiến sĩ Giáo dục Tôn giáo, dòng Chúa Cứu Thế.
Lm Đa Minh là tác giả dịch thuật của 59 quyển sách các loại, ngài đã trình bày những nét chấm phá của chữ quốc ngữ trong nền văn học VN từ năm 1620 cho đến hiện nay:
– Văn học Công giáo với 4 đặc tính quan trọng.
– Sứ mạng của văn thi sĩ Công giáo.
– Chữ quốc ngữ trong văn học Công giáo năm từ năm 1862 đến 1919. 
Phần II của buổi hội thảo tạm ngưng lúc 15g00, các hội thảo viên chia tay nhau trong tình thân ái và sẽ gặp lại nhau vào 8g00 ngày hôm sau (26/10/2019), để cùng học hỏi, cùng thao thức ôn lại dòng lịch sử  văn hóa người Công giáo VN trải dài qua bốn trăm năm thăng trầm, nhưng vẫn giữ nguyên được bản sắc của dân tộc. 
Phần III
Không khí rộn rã vui tươi, hòa trong tiếng hát với nhau bài truyền thống tiếng Việt “Cái nhà là nhà của ta” thay cho lời các hội thảo viên chào đón một ngày mới, và chào đón nhau cùng bước vào ngày hội thảo thứ hai. Hiện diện thêm trong chương trình là Giáo sư Đỗ Trinh Huệ – Trưởng ban Pháp văn Đại học Huế, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Thanh Băng.
Thuyết trình 4.
Để giới thiệu chương trình, Lm MC Giuse Trịnh Tín Ý đã chia sẻ: Đức tin chưa được hội nhập văn hóa là đức tin chưa được suy nghĩ thấu đáo, như một điểm nhấn cho buổi hội thảo mà thuyết trình viên không chỉ nói về một nền văn hóa chữ quốc ngữ, nhưng sẽ nói về con người, về một thi sĩ và một thi đàn.
Chủ đề: Văn học chữ quốc ngữ thế kỷ XIX – Thánh Philipphê Phan Văn Minh (1815 – 1853), cánh én báo mùa Xuân.
Thuyết trình viên: Lm Phanxicô Xaviê Đào Trung Hiệu, OP. đã trình bày tập thơ mang tên “Penan Thi Tập”, người đứng đầu thi đàn này là thánh Philipphê Phan Văn Minh, sự xuất hiện của thánh nhân trên thi đàn như mùa xuân được báo trước cho văn học chữ quốc ngữ giữa thế kỷ XIX.
Những trao đổi, những câu hỏi đáp được đưa ra sau phần thuyết trình làm cho buổi hội thảo thêm sôi nổi.
Tiếp theo chương trình là diễn từ đúc kết của ĐC Giuse chủ tịch UBVH gửi tới các hội thảo viên, các thuyết trình viên, tham dự viên, đã ngồi với nhau, lắng nghe, cảm nhận, bàn thảo và cùng suy tư trong hai ngày vừa qua, về dòng chảy của chữ quốc ngữ trong bốn trăm năm. Ngài cảm ơn bốn thuyết trình viên với sự hiểu biết chuyên sâu, đã giúp cho mọi người hiểu biết chữ quốc ngữ từ thời phôi thai, thời kỳ phát triển, hoàn thiện lần thứ nhất, rồi lần thứ hai, đến khi phổ biến vào năm 1865 cho đến ngày nay. Tin Mừng đưa vào văn học chảy dài suốt dòng lịch sử giáo hội, góp phần vào công cuộc truyền giáo. Văn học là nguồn sống đức tin, có khả năng chuyển tải tới tâm hồn con người, để có thể dẫn tới niềm tin Kitô giáo.
Tiếp đó ĐC Giuse chủ tịch cũng chân thành cảm ơn sự hiện diện, cộng tác, đóng góp và phục vụ của tất cả mọi người cho chương trình hội thảo. Ý nghĩa của chương trình cũng là thể hiện sự ghi ơn các vị thừa sai, các bậc tiền nhân của dân tộc VN đã nghiên cứu để hình thành, phát triển và phổ biến chữ quốc ngữ từ khởi đầu và tiếp tục đến ngày nay.
Cuối chương trình ĐC Giuse chủ tịch đã tặng quà lưu niệm cho các hội thảo viên, phần quà mỗi người được trao tặng là sách quý do UBVH in soạn. Một quần thể tượng cũng được giới thiệu ra mắt để kỷ niệm bốn trăm năm hình thành và phát triển chữ quốc ngữ.
Sau cùng, một chương trình văn nghệ hoành tráng mang đậm chất dân tộc do cộng đoàn giáo xứ Vinh Sơn thực hiện. Chương trình đã khép lại lúc 11g45. Mọi người ra về mang theo quà tặng, mang theo dấu ấn đỉnh cao của chương trình đã được khắc sâu trong tâm thức, để mãi nhớ ơn và tự hào về văn hóa người Việt Nam.
Bạch Yến & Media HĐGMVN
Nguồn: Ủy ban Văn hóa
WGPKT(28/10/2019) KONTUM

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

Hội thảo Văn hóa: Thánh Philipphê Phan Văn Minh - Cánh Én Báo Mùa Xuân Văn Học Chữ Quốc Ngữ Thế Kỷ XIX




Linh mục Phanxicô Xaviê Đào Trung HiệuOP. Giáo sư giảng dạy từ năm 1985 tại các Đại chủng viện Hà Nội, Thái Bình, Xuân Lộc, Sài Gòn và các Học Viện, trình bày đề tài: THÁNH PHILIPPHÊ PHAN VĂN MINH - CÁNH ÉN BÁO MÙA XUÂN VĂN HỌC CHỮ QUỐC NGỮ THẾ KỶ XIX do Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức ngày 25-26/10/2019, tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, 6 bis Tôn Đức Thắng, Q.1, TPHCM.

Media HĐGMVN 
HĐGM VN

Hội thảo Văn hóa: Văn Học Công Giáo Từ Năm 1620 Đến Nay




Linh mục Nguyễn Đức Thông, CSSR. Tiến sĩ ngành Giáo dục Tôn giáo tại Đại học De la Salle, Manila trình bày đề tài: VĂN HỌC CÔNG GIÁO TỪ NĂM 1620 ĐẾN NAY trong buổi hội thảo: BỐN TRĂM NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ TRONG LỊCH SỬ LOAN BÁO TIN MỪNG TẠI VIỆT NAM do Ủy Ban Văn Hóa trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam tổ chức ngày 25-26/10/2019, tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, 6 bis Tôn Đức Thắng, Q.1, TPHCM.

Media HĐGMVN
Nguồn HĐGM VN

Hội thảo Văn hóa: Ảnh hưởng của văn chương Công giáo trên việc truyền bá đức tin tại Việt Nam thế kỷ 17-19




Phó Giáo sư – Tiến sĩ Linh mục Trần Quốc Anh, SJ - Tiến sĩ Thần học từ Đi học Georgetown, thuyết trình đề tài: Ảnh Hưởng của văn chương Công giáo trên việc truyền bá đức tin tại Việt Nam thế kỷ 17-19 do Ủy Ban Văn Hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức ngày 25-26/10/2019, tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, 6 bis Tôn Đức Thắng, Q.1, TPHCM.


Media HĐGMVN
HĐGM VN

Hội Thảo Văn Hóa: Nhà Biên Soạn Thực Sự Của Cuốn Manuductio Ad Linguam Tukinensem (Văn Phạm Việt Ngữ Thế Kỷ 17-18)



Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly - Tiến sĩ ngành Khoa học Ngôn ngữ tại Đại học Sorbonne Nouvelle, thuyết trình đề tài: NHÀ BIÊN SOẠN THỰC SỰ CỦA MANUDUCTIO AD LINGUAM TUKINENSEM (VĂN PHẠM VIỆT NGỮ THẾ KỶ 17-18) trong buổi hội thảo: BỐN TRĂM NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ TRONG LỊCH SỬ LOAN BÁO TIN MỪNG TẠI VIỆT NAM, do Ủy ban Văn Hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức ngày 25-26/10/2019, tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, 6 bis Tôn Đức Thắng, Q.1, TPHCM.


Media HĐGMVN
Nguồn: HĐGM VN

Hội Thảo Văn Hóa: Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ từ 1615 – 1919



Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly  Tiến sĩ ngành Khoa học Ngôn ngữ tại Đại học Sorbonne Nouvelle, thuyết trình đề tài: NHÀ BIÊN SOẠN THỰC SỰ CỦA MANUDUCTIO AD LINGUAM TUKINENSEM (VĂN PHẠM VIỆT NGỮ THẾ KỶ 17-18) - LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ từ 1615  1919 trong buổi hội thảo: BỐN TRĂM NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ TRONG LỊCH SỬ LOAN BÁO TIN MỪNG TẠI VIỆT NAM, do Ủy ban Văn Hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức ngày 25-26/10/2019, tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, 6 bis Tôn Đức Thắng, Q.1, TPHCM.


Media HĐGMVN 
Nguồn: HĐGM VN

Ðôi nét cuộc hội thảo về chữ Quốc ngữ sắp diễn ra


Từ ngày 25 - 26.10.2019, Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề “400 năm hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ trong lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam” tại Trung tâm Mục vụ TGP TPHCM.
Báo Công giáo và Dân tộc đã có cuộc trao đổi ngắn với linh mục Giuse Trịnh Tín Ý - Tổng Thư ký Ủy ban, xoay quanh việc chuẩn bị cho hội thảo.

CGvDT: Thưa cha, mục đích hướng tới của Ủy ban Văn hóa khi tổ chức hội thảo này là gì?
LM Giuse Trịnh Tín Ý: Mục đích chủ yếu là tỏ lòng biết ơn các thừa sai cùng với giáo dân Việt Nam đã hình thành nên chữ Quốc ngữ từ những ngày đầu tiên; cũng như ghi ơn tất cả những người đã đóng góp vào quá trình phát triển chữ Quốc ngữ.
CGvDT: Dự kiến hội thảo sẽ có những đề tài gì, với các vị nào được mời thuyết trình?
LM Giuse Trịnh Tín Ý: Theo kế hoạch thì sẽ có 3 đề tài được trình bày trong ngày thứ Sáu 25.10 và một đề tài vào sáng thứ Bảy ngày 26.10 :
1. Ảnh hưởng của văn chương Công giáo trên việc truyền bá đức tin ở Việt Nam thế kỷ XVII - XIXdo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Quốc Anh (Tiến sĩ Thần học từ Ðại học Georgetown; giảng dạy khoa Thần học Hệ thống và Lịch sử tại Ðại học Dòng Tên Santa Clara, California & Liên minh Thần học cấp cao (Graduate Theological Union) Hoa Kỳ thuyết trình.
2. Nhà biên soạn thực sự của Manuductio ad Linguam Tunkinensem (Văn phạm Việt ngữ thế kỷ XVII đến XVIII). Thuyết trình viên là Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly - ngành Khoa học Ngôn ngữ tại Ðại học Sorbonne Nouvelle (Pháp) năm 2019.
3. Văn học Công giáo từ năm 1620 đến nay. Người trình bày: Linh mục tiến sĩ Ðaminh Nguyễn Ðức Thông, dòng Chúa Cứu Thế (Tiến sĩ ngành Giáo dục Tôn giáo tại Ðại học De La Salle, Manila - Philippines; giáo sư tại nhiều Ðại Chủng viện và các học viện liên dòng).
4. Thánh Philipphê Phan Văn Minh, cánh én báo mùa xuân văn học chữ Quốc ngữ thế kỷ XIXdo linh mục Phanxicô Xavie Ðào Trung Hiệu, dòng Ðaminh (Giáo sư giảng dạy tại nhiều Ðại Chủng viện và Học viện liên dòng) chia sẻ.
Bên cạnh đó, một tập tài liệu về chủ đề này sẽ được phát trong hội thảo, trong đó, ngoài 4 đề tài trên, còn có một số bài viết khác của các tác giả như Giáo sư Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên; linh mục tiến sĩ Antôn Phạm Trung Hưng - Dòng Tên; linh mục Gioan Võ Ðình Ðệ - Tòa Giám mục Qui Nhơn; Giáo sư Gonçalo Fernandes & Carlos Assunção - Tiến sĩ, Giám đốc khoa Nghiên cứu chữ viết Ðại học Trás-Os-Montes e Alto Douro (Bồ Ðào Nha); Giáo sư Quyên Di - nhà văn, nhà nghiên cứu, giảng dạy khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Á châu tại Ðại học UCLA (Hoa Kỳ)... 
CGvDT: Cha có thể chia sẻ đôi chút về việc chuẩn bị cho hội thảo?
LM Giuse Trịnh Tín Ý: Chuẩn bị cho sự kiện này, từ 6 tháng trước, Ðức cha Chủ tịch Ủy ban Văn hóa đã triệu tập một cuộc họp cùng với các chuyên viên để bàn bạc, xác định nên mời những ai tham dự, ai thuyết trình, tài liệu thế nào... Thực ra, đề tài về việc hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ cũng đã được Nhà nước Việt Nam và các ban ngành liên quan tổ chức nhiều hội thảo trong cũng như ngoài nước. Nhưng với hội thảo của Ủy ban Văn hóa - HÐGMVN lần này thì mang nét đặc trưng riêng là không chỉ bàn đến việc hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ nói chung, mà đặt trong dòng lịch sử truyền giáo tại Việt Nam. Do đó, ban tổ chức đã thống nhất chủ đề của hội thảo là “400 năm hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ trong lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam”. 
CGvDT: Xin cảm ơn cha! 
Liên Giang (thực hiện)
Thư mời hội thảo của Ủy Ban Văn Hóa

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Thánh Lễ Tạ Ơn của Tân Linh Mục Giuse Nguyễn Xuân Phong Tại Giáo Xứ Plei Rơhai



Tân Linh mục Giuse Nguyễn Xuân Phong đã về dâng Thánh Lễ Tạ Ơn tại Nhà thờ Plei Rơhai, Tp. Kon Tum vào lúc 17g00 ngày 26.10.2019. Đồng tế trong thánh lễ có Cha Giuse Nguyễn Đức Chương, chính xứ Plei Rơhai, nghĩa phụ; Cha Giám đốc Đại Chủng viện Xuân Bích Huế, Cha Thư ký TGM và quý Cha trong và ngoài giáo phận Kontum.
Đông đảo giáo dân Gx. Plei Rơhai và quý ân thân nhân đến từ nhiều nơi cùng hiêp dâng thánh lễ sốt sắng.
Xin mời nghe bài giảng của Cha Giuse Nguyễn Đức Chương trong Thánh lễ:
(Xin vui lòng bấm link bên dưới:)


MỘT VÀI HÌNH ẢNH  THÁNH LỄ





















Kontumquehuongtoi
Minh Sơn
27.10.2019

Thánh Lễ Trao Ban Tác Vụ Linh Mục




 


THÁNH LỄ TRAO BAN TÁC VỤ LINH MỤC
GIÁO PHẬN KONTUM 25.10.2019


Vào lúc 5g30 Thứ Sáu ngày 25.10.2019, Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kontum đã chủ tế thánh lễ trao ban chức Linh mục cho 3 Thầy đã được tuyển chọn từ Chủng Viện Thừa Sai Kontum:
  1. Thầy Phaolô Trần Quốc Cường
  2. Thầy Phaolô Ali Khâm
  3. Thầy Giuse Nguyễn Xuân Phong.
Cùng đồng tế với Đức Cha Aloisiô có Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung, nguyên giám mục Gp. Kontum, Cha Tổng Đại Diện, Cha Giám đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế, quý Bề trên Dòng, quý Cha trong và ngoài Giáo phận, quý nam nữ tu sĩ và đông đảo bà con giáo dân Kinh Thượng qui tụ về sốt sắng hiệp dâng thánh lễ và cầu nguyện cho các tiến chức.
Thật là ý nghĩa khi toàn thể Giáo phận đang sống tinh thần truyền giáo trong Tháng Truyền Giáo ngoại thường, do Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi. Lời Chúa Giêsu còn vang vọng: “Hãy đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân” (Mc 16,15).
Hôm nay cũng là ngày kết thúc Tuần Tĩnh Tâm Năm của quý Cha trong Giáo phận. 176 linh mục (86 linh mục Dòng và 90 linh mục Triều) cùng 5 phó tế tham dự tĩnh tâm gần như hiện diện đầy đủ trong thánh lễ này.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Aloisiô ngỏ lời với cộng đoàn:
“Hôm nay là ngày vui cho Giáo phận, cũng là ngày vui cho các gia đình các tiến chức, và chắc chắn, một cách đặc biệt cho chính các tiến chức ngày hôm nay được gọi lên chức linh mục.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa, qua thánh lễ này cho các tiến chức được can đảm trong lựa chọn của mình, hăng say dấn thân trên con đường phục vụ Chúa và Hội Thánh. Đồng thời chúng ta cũng cầu xin cho các tiến chức được ơn bền đỗ trong sứ vụ sắp lãnh nhận”.
Ngay sau phần phụng vụ Lời Chúa là Nghi thức Tuyển Chọn, là một trong ba phần của Nghi thức phong chức Linh mục.
Cha Giám Đốc Chủng Viện Thừa sai Kontum Gioan Nguyễn Quốc Vũ gọi tên các tiến chức, và sau đó, Cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Vân Đông thay mặt cho cộng đoàn Dân Chúa thỉnh cầu Đức Giám Mục truyền chức Linh mục cho các Thầy. Đức Giám Mục tuyên bố nhờ ơn Thiên Chúa, đã tuyển chọn 3 Thầy lên chức Linh mục. Cả cộng đoàn hân hoan vỗ tay vui mừng tạ ơn Chúa!

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

Đại Hội Thánh Nhạc Toàn Quốc Lần Thứ 45


 

Đại Hội Thánh Nhạc Toàn Quốc lần thứ 45, do Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (UBTN/HĐGMVN) tổ chức, diễn ra lúc 08g15 ngày 15.10.2019 tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, số 6 bis Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM, do Đức cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản, nguyên Chủ tịch UBTN và Linh mục Rôcô Nguyễn Duy, Thư ký UBTN chủ tọa Đại hội.
Đến tham dự có Linh mục Nhạc sư Phêrô Kim Long – nguyên phó Chủ tịch UBTN, Linh mục Anrê Đỗ Xuân Quế – nguyên Trưởng ban Thánh Nhạc TGP Sài Gòn và trên 150 tham dự viên gồm: Ban thường vụ Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc, Thư ký một số Ủy ban Giám mục liên hệ, các Linh mục Trưởng ban Thánh nhạc các giáo phận, các Chủng viện và các thành viên, quý vị phụ trách Thánh nhạc của các Hội dòng, quý linh mục cộng tác viên UBTN toàn quốc, quý nhạc sĩ, quý ca trưởng, các giảng viên Thánh nhạc tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận.
Khai mạc
Đại hội được khai mạc lúc 08g15. Sau phút thánh hóa, Nhạc sĩ Minh Tâm đã thông báo những sự kiện liên quan đến UBTN trong năm qua.
Linh mục Rôcô Nguyễn Duy, Thư ký UBTN thông báo về việc HĐGMVN đã bầu Ban Thường vụ nhiệm kỳ 2019 – 2022. Đặc biệt, HĐGMVN đã cử Đức cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị – Giám mục Giáo phận Kontum – là tân Chủ tịch UBTN/HĐGMVN, thay Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản (tân Chủ tịch UB Kinh Thánh). Đức cha Aloisiô đã quyết định giữ lại toàn bộ nhân sự Ban Thường vụ UBTN. Hôm nay vì lý do mục vụ, ngài không tham dự Đại hội được.
Tiếp theo, Linh mục Rôcô đã thuyết trình về đề tài: Nhìn lại việc áp dụng  Văn kiện Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc.
Văn kiện do UBTN soạn thảo đã được HĐGMVN chấp thuận cho thử nghiệm 3 năm (từ 28.04.2014) và đã có 2 năm chính thức (từ 28.04.2017) áp dụng. Tiến trình áp dụng này, UBTN đã nhận được những đóng góp và nhận định của các giáo phận, các Đại chủng viện, các nhạc sĩ, ca trưởng và những anh chị em hoạt động thánh nhạc. Từ đó,  UBTN rút ra một số ghi nhận về những nhận định và ý kiến của các Ban Thánh nhạc như sau:
Những nhận định
Gồm 5 nhận định về:
1/ Vai trò của Linh mục: Được đề cập trong số 19-22, và rải rác trong rất nhiều số khác. Vai trò của linh mục được ghi nhận là mối ưu tư hàng đầu hiện nay trong việc áp dụng hiệu quả Văn kiện Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc.
2/ Nhạc sĩ sáng tác và âm nhạc ngày nay: Được đề cập trong số 76-80. Thánh nhạc phải được thể hiện bởi các nhạc sĩ Kitô giáo chân chính. Hội Thánh cũng đòi hỏi người nghệ sĩ (bao gồm nhạc sĩ, ca sĩ, quản cầm viên) những phẩm hạnh cần thiết trong đời sống xứng danh Kitô hữu và có khả năng chuyên môn.
3/ Ca trưởng Thánh nhạc: Được đề cập trong số 35-36. Để được coi là ca trưởng Thánh nhạc cần những đặc tính theo Văn kiện Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc. Ngoài ra, cần tập chú vào các đức tính như: Học hỏi nâng cao chuyên môn, đạo đức, khiêm nhường, hiền hòa và vâng phục. Qua các báo cáo, hiện nay nhiều cộng đoàn thiếu ca trưởng và ca trưởng Thánh nhạc lại càng thiếu hơn, vì thế cần các mục tử quan tâm gởi người theo học các lớp ca trưởng.
4/ Nhạc công: Được đề cập trong số 44-47. Tâm niệm của nhạc công: Đàn là phụ, hát là chính; hát phải lớn, đàn phải nhỏ để nâng đỡ tiếng hát.
5/ Ca đoàn: Số 29 đã nhấn mạnh đến việc đảm bảo sao cho tất cả cộng đoàn tín hữu đều có thể tích cực tham dự với những phần riêng của họ.
Buổi thuyết trình kết thúc lúc 10g00. Trong giờ giải lao, nhân tháng Mân Côi, ca sĩ Hoàng Kim đã cống hiến bài hát ‘Lời Mẹ nhắn nhủ’.
Giải đáp thắc mắc
Mở đầu phần giải đáp thắc mắc vào lúc 10g20, Linh mục Nhạc sư Phêrô Kim Long đã có một số phát biểu trọng yếu: Ban Thánh nhạc chỉ tư vấn những điều về thánh nhạc, còn việc thi hành thuộc quyền hạn của Giám mục.
Linh mục Nhạc sư chia sẻ bản thân ngài khi viết Thánh nhạc là toàn tâm toàn ý, và có lời thề rằng chỉ viết thánh ca mà thôi! Ngài còn nói: “Học bình ca không chỉ để viết bình ca mà còn để hiểu bình ca mà viết thánh ca.” Ngài cũng lưu ý khi chọn bài hát cho Thánh lễ: “Phải hợp với người hát, hợp với người nghe, với tâm thức, khung cảnh của nhà thờ và tâm tình của người tham dự.”
Trả lời cho về vấn đề ‘quyền hạn của Giám mục’, Đức cha Vinh Sơn nói rằng, UBTN đã tư vấn cho HĐGM những vấn đề liên quan đến Thánh nhạc và Văn kiện Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc chính thức áp dụng có tính bó buộc cần theo. Tại Giáo phận Ban Mê Thuột, ngài đã phổ biến văn bản cho các người có trách nhiệm liên quan để áp dụng và thực hiện. Ngài sẽ tiếp tục tìm cách phổ biến, học hỏi để áp dụng Văn kiện này. Ngài đề nghị nếu có thắc mắc, ý kiến xin gởi về cho UBTN.
Nhiều tham dự viên đã đưa ra những câu hỏi thiết thực liên quan đến mục vụ Thánh nhạc và đã được Đức cha Vinh Sơn cùng Linh mục Rôcô giải đáp thỏa mãn.
Đúc kết ý kiến của các Ban Thánh nhạc
Dựa theo 7 câu hỏi gợi ý của UBTN, một số Ban Thánh nhạc giáo phận đã gởi ý kiến về UBTN, và Linh mục Rôcô đã làm bản đúc kết các ý kiến từ các giáo phận (trong Hương Trâm 30).
Bế mạc
Trước khi kết thúc Đại hội, đại diện UBTN, Nhạc sĩ Phanxicô có lời tri ân Đức cha Vinh Sơn đã hướng dẫn UBTN trong suốt 9 năm qua, và bày tỏ lòng quý mến, biết ơn đối với ngài, và cầu xin Chúa ban ơn cho ngài. Vị đại diện đã dâng bó hoa tươi thắm và món quà lưu niệm đến Đức cha.
Đáp từ, Đức cha đã tạ ơn Chúa trong 9 năm với chức vụ Chủ tịch UBTN, đại diện cho HĐGMVN để điều hợp làm việc với anh chị em trong lãnh vực Thánh nhạc, nhằm hướng dẫn cộng đoàn dân Chúa cầu nguyện trong phụng vụ Thánh nhạc. Ngài cũng cảm ơn Ban Thường vụ Thánh nhạc đã cộng tác với nhau trong tinh thần hiệp nhất, phục vụ dân Chúa. Dấu ấn này sẽ giúp ngài trong nhiệm vụ mới, Chủ tịch Ủy ban Kinh Thánh.
Sau cùng, Linh mục Rôcô Nguyễn Duy thông báo buổi Hội thảo Thánh nhạc tiếp theo sẽ tổ chức vào thứ Ba, ngày 28.04.2020 tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.
Vào tối thứ Hai ngày 27.04.2020 sẽ có một đêm thánh ca của Ban Thánh nhạc HĐGMVN, và chủ đề sẽ được thông báo sau.
Những người tham dự đã được UBTN tặng sách “Những ngày Lễ Công giáo” và sách “Hương Trầm 30”.
Đại hội đã kết thúc lúc 11g15 cùng ngày. UBTN sẽ còn tiếp tục với mối ưu tư sao cho Văn kiện Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc được phổ biến, hiểu và áp dụng đúng, ngỏ hầu tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu.
Được biết, Đêm Thánh nhạc “Thánh Ca Việt Nam Song Ngữ” đã diễn ra vào thứ Hai ngày 14.10.2019 tại hội trường G.B Phạm Minh Mẫn, thuộc Trung tâm Mục vụ.
Tiến Hương và Minh Đức
WGPKT(18/10/2019) KONTU

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

VIDEOS : 50 NĂM SỨ VỤ JRAI (KỲ III) - TRUNG TÂM LOAN BÁO TIN MỪNG PLEI KLY


Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Không có mô tả ảnh.

HÀNH HƯƠNG KÍNH ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP Trung tâm Loan Báo Tin Mừng Pleikly 7g30 16/10/2019


DIỄN NGUYỆN Trung tâm Loan Báo Tin Mừng Pleikly 19:00 15/10/2019


HÀNH TRÌNH VỀ NGUỒN Trung tâm Loan Báo Tin Mừng Pleikly 13:00 15/10/2019


Thánh Lễ mừng kính thánh Giêrađô tu sĩ DCCT Trung tâm Loan Báo Tin Mừng Pleikly 10:00 15/10/2019


Chia sẻ công cuộc Loan Báo Tin Mừng - Cha Giám tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích CSsR
Trung tâm Loan Báo Tin Mừng Pleikly 14:00 14/10/2019


Nguồn : Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam


Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

Chương trình ‘Con đi tìm tay’ xây dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen, Kontum, Viet Nam


Nguyễn Việt Linh/Người Việt
October 7, 2019


Giáo dân cầu nguyện dưới chân tượng Đức Mẹ Măng Đen tại trung tâm hành hương ở Kontum. (Hình: Ban tổ chức cung cấp)

WESTMINSTER, California (NV) – “Chúng tôi kính mời đồng hương sốt sắng hưởng ứng đêm nhạc thánh ca diễn nguyện, gây quỹ xây dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen, Kontum, sẽ diễn ra lúc 6 giờ 30 tối Thứ Bảy, 12 Tháng Mười sắp tới, tại rạp hát Saigon Performing Art Center, 16149 Brookhurst St., Fountain Valley, CA 92708.”
Đó là lời mời của ban tổ chức, gồm có Linh Mục Trần Văn Vũ, quản nhiệm trung tâm hành hương; bà Teresa Loan Vũ, hội trưởng Hiệp Hội Truyền Giáo Teresa; và ca sĩ Dương Quyết Thắng thuộc nhóm Ngọc Trong Tim, trong chuyến thăm tòa soạn nhật báo Người Việt hôm sáng Thứ Sáu.
Linh Mục Trần Văn Vũ cho biết: “Nhằm tôn vinh và gây quỹ cho Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen tại Kontum, tôi được Đức Giám Mục Aloiso Nguyễn Hùng Vị, giám mục Giáo Phận Kontum, ủy nhiệm đại diện Ngài để trình bày công việc gây quỹ.”


Linh Mục Trần Văn Vũ (trái) và ca sĩ Dương Quyết Thắng nói về chi tiết chương trình đêm nhạc Thánh Ca Diễn Nguyện Đức Mẹ Măng Đen. (Hình: Nguyễn Việt Linh/Người Việt)
Linh Mục Vũ cho biết giáo phận Kontum là một giáo phận truyền giáo tại vùng Tây Nguyên Việt Nam, với khoảng 350,000 giáo dân, trong đó 2/3 là người sắc tộc.
Ông cho biết, qua lá thư ngỏ, Đức Giám Mục Nguyễn Hùng Vị kêu gọi sự đóng góp cần thiết để xây dựng các cơ sở chung, trong đó Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen là một trong những công trình xây dựng quan trọng để đáp ứng nhu cầu giáo dân ngày càng gia tăng.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Mừng 50 Năm Phục Vụ Tại Giáo Phận KonTum

 
Sáng ngày 5.10.2019, Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị cử hành Thánh lễ tạ ơn 50 năm Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm phục vụ tại giáo phận Kontum, Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung, hơn 50 linh mục và đông đảo quý khách về tham dự Thánh lễ. Đặc biệt có sự hiện diện của Cha Gioan Baotixita Trần Văn Hộ, vị tuyên úy tiên khởi năm 1969 của tuyển viện Pleiku.
Diễn nguyện
Chương trình diễn nguyện khái quát lịch sử 100 năm thành lập Hội Dòng và 50 năm truyền giáo tại Tây Nguyên. Theo lời mời của Đức Cha Paul Seitz Kim, Giám mục giáo phận Kontum, ngày 24/8/1969, 4 chị nữ tu được sai đến với người Sắc Tộc, các chị học tiếng tại Phú Bổn. Hạt giống Tin Mừng trải qua chiến cuộc thăng trầm, nhưng dưới sự quan phòng của Thiên Chúa và Mẹ Maria Vô Nhiễm, Hội Dòng vẫn đơm hoa kết quả, đến nay trên cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên gồm giáo phận Kontum và giáo phận Ban Mê Thuột đã có 12 cộng đoàn với 75 chị em.
Tên gọi mỗi cộng đoàn gắn bó với từng công việc đặc thù theo linh đạo và sứ mạng của Hội Dòng. Như “Cộng đoàn Thánh Thể, số nhà 48 Võ Thị Sáu, Pleiku, nơi quy tụ và thường trực đón tiếp: Anh chị em dự tòng người Kinh và Dân tộc từ các buôn làng hằng tuần đến học giáo lý. Huấn luyện và bồi dưỡng các Giáo Lý viên người sắc tộc và các Giáo phu. Họp mặt của các chị em Cựu Tu Sinh, anh chị em Hiệp Hội và các thiện nguyện viên làm việc tông đồ. Mỗi thứ bảy cuối tháng họp nhóm công tác xã hội y tế và chia sẻ công việc giúp đỡ bệnh nhân, có sự hiện diện của cha sở. Nơi đón tiếp các chị em trong Dòng, các tu sĩ, Tu hội đến tĩnh tâm năm và tĩnh tâm tháng. Tổ chức các khóa học nhân điện, đón tiếp các phái đoàn từ thiện, y tế, xã hội. Chị em nỗ lực thi hành sứ mạng giáo dục văn hóa tại trường mầm non Họa Mi, gồm 800 cháu với 42 giáo viên và nhân viên cộng tác” (Trích Kỷ yếu 100 năm thành lập Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm trang 248).

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019

Giáo xứ không chỉ là câu lạc bộ chỉ biết sống cho mình...


Dịp Lễ Đức Mẹ Mân Côi năm 2006, Giáo xứ Tân Hương (Gp. Kontum) mừng kỷ niệm 155 năm thành lập Giáo xứ (1851-2006) và 100 năm xây dựng nhà thờ (1906-2006), Đức Giám Mục Giáo phận lúc bấy giờ là Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đã gởi thư mục vụ đến chúc mừng Cha sở và Cộng đoàn giáo xứ. Nội dung thư mục vụ vẫn còn nguyên vẹn giá trị và tính thời sự cho đến hôm nay. Kontumquehuongtoi xin đăng lại để mọi thành phần dân Chúa giáo xứ Tân Hương biết nhìn lại mình sau những chặng đường đã qua, mà hết lòng tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ, biết ơn tiền nhân...để rồi hoán cải nội tâm và canh tân đời sống, sẵn sàng loan báo Tin Mừng của Chúa chẳng những trong giáo xứ, mà còn ra đi đến với những người chung quanh, những anh chị em đang cần chia sẻ tình thương...
"Giáo xứ không chỉ là câu lạc bộ chỉ biết sống cho mình, mỗi thành viên không chỉ lo cho mình hay lo cho nhau, nhưng là một giáo hội thu nhỏ biết lo cho mọi người. Tường rào giáo xứ không nhằm cách ly những ai không cùng đức tin, nhưng là nơi quy tụ, sống và bảo vệ tình bác ái huynh đệ, là nơi nuôi dưỡng niềm hy vọng phục sinh ở giữa thế trần trong tình liên đới với Chúa Giêsu Kitô"...(Trích Thư mục vụ của Đức Cha Micae ngày 15.8.2006).
Xin trân trọng giới thiệu:



Nguồn tài liệu: Kỷ Yếu Giáo Xứ Tân Hương 2006, trang 10-11.
Kontumquehuongtoi ngày 6.10.2019

VÀI HÌNH ẢNH THÁNH LỄ MỪNG KÍNH ĐỨC MẸ MÂN CÔI, 
BỔN MẠNG GIÁO XỨ TÂN HƯƠNG NGÀY 6.10.2019



 





(Ảnh: Mỹ Lai, Kontum)