Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

GIỜ ÂM LỊCH - GIỜ DƯƠNG LỊCH - 12 CON GIÁP

Giờ Âm Lịch - Dương Lịch

Thời Thần.svg
Tương truyền ngày xưa có một người tên Đại Nhiêu đã lập ra Thập Can và Thập Nhị Chi để giúp người ta tính toán thời gian. Việc tính giờ cũng có liên quan đến tập tính của 12 loài vật:
  • Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.
  • Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu chuẩn bị đi cày.
  • Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.
  • Mão (5-7 giờ): Lúc trăng sáng nhất (mắt thỏ ngọc).
  • Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ).
  • Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người.
  • Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa.
  • Mùi (13-15 giờ): Lúc cừu ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.
  • Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.
  • Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu vào chuồng.
  • Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải trông nhà.
  • Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.

Can Chi
Can Chi, đôi khi gọi dài dòng là Thiên Can Địa Chi hay Thập Can Thập Nhị Chi, là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông như: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và một số quốc gia khác. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ sáu mươi (60) trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học. Người ta cho rằng nó có xuất xứ từ thời nhà Thương ở Trung Quốc.
-Can được gọi là Thiên Can (tiếng Hán: 天干; pinyin: tiāngān) hay Thập Can (tiếng Hán: 十干; pinyin:shígān) do có đúng mười (10) can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp với Âm-Dương và Ngũ hành.

Danh sách 10 can

SốCanViệtHoaNhậtÂm-DươngHành
1giápjiǎkinoeDươngMộc
2ấtkinotoÂmMộc
3bínhbǐnghinoeDươngHỏa
4đinhdīnghinotoÂmHỏa
5mậutsuchinoeDươngThổ
6kỷtsuchinotoÂmThổ
7canhgēngkanoeDươngKim
8tânxīnkanotoÂmkim
9nhâmrénmizunoeDươngThủy
10quýguǐmizunotoÂmThủy
-Chi hay Địa Chi (Hán: 地支; pinyin: dìzhī) hay Thập Nhị Chi (Hán: 十二支, shíèrzhī) do có đúng thập nhị (mười hai) chi. Đây là mười hai từ chỉ 12 con vật của hoàng đạo Trung Quốc dùng như để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa (gọi là canh gấp đôi giờ hiện đại). Việc liên kết các yếu tố liên quan đến cuộc sống con người với Chi là rất phổ biến ở khu vực Đông Á vàĐông Nam Á.

Danh sách 12 Chi

SốChiViệtHoaNhậtTriềuHoàng đạo¹HướngMùaTháng âm lịchGiờ²
1nechuột0° (bắc)đông11 (đông chí)12 (nửa đêm)
2sửuchǒuushibò (trâu)30°đông122 giờ đêm
3dầnyíntorahổ60°xuân14 giờ sáng
4mãomǎouthỏ (mèo)90° (đông)xuân2 (xuân phân)6 giờ sáng
5thìnchéntatsurồng120°xuân38 giờ sáng
6tỵmirắn150°410 giờ sáng
7ngọumangựa180° (nam)5 (hạ chí)12 (giữa trưa)
8mùiwèihitsujicừu (dê)210°62 giờ trưa
9thânshēnsarukhỉ240°thu74 giờ chiều
10dậuyǒutori270° (tây)thu8 (thu phân)6 giờ chiều
11tuấtinuchó300°thu98 giờ tối
12hợihàiilợn330°đông1010 giờ tối
Tiết Khí.svg

Kết hợp Can Chi

60 tổ hợp Can Chi

Bản Chu Kỳ 60 Năm
Người ta ghép một can với một chi để tạo thành tên gọi chính thức của những cái cần đặt tên (ngày, giờ, tháng, năm v.v...) bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, sau đó đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ như vậy cho đến hết (Bính,..., Quý) và (Dần ..., Hợi). Hết can (hoặc chi) cuối cùng thì nó tự động quay trở lại cho đến tổ hợp cuối cùng là Quý Hợi. Có tổng cộng 60 (bằng bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) tổ hợp khác nhau của10 can và 12 chi. Một chi có thể ghép với năm can và một can là sáu chi. 60 tổ hợp can chi là:
  1. Giáp Tý
  2. Ất Sửu
  3. Bính Dần
  4. Đinh Mão
  5. Mậu Thìn
  6. Kỷ Tỵ
  7. Canh Ngọ
  8. Tân Mùi
  9. Nhâm Thân
  10. Quý Dậu
  11. Giáp Tuất
  12. Ất Hợi
  13. Bính Tý
  14. Đinh Sửu
  15. Mậu Dần
  16. Kỷ Mão
  17. Canh Thìn
  18. Tân Tỵ
  19. Nhâm Ngọ
  20. Quý Mùi
  21. Giáp Thân
  22. Ất Dậu
  23. Bính Tuất
  24. Đinh Hợi
  25. Mậu Tý
  26. Kỷ Sửu
  27. Canh Dần
  28. Tân Mão
  29. Nhâm Thìn
  30. Quý Tỵ
  31. Giáp Ngọ
  32. Ất Mùi
  33. Bính Thân
  34. Đinh Dậu
  35. Mậu Tuất
  36. Kỷ Hợi
  37. Canh Tý
  38. Tân Sửu
  39. Nhâm Dần
  40. Quý Mão
  41. Giáp Thìn
  42. Ất Tỵ
  43. Bính Ngọ
  44. Đinh Mùi
  45. Mậu Thân
  46. Kỷ Dậu
  47. Canh Tuất
  48. Tân Hợi
  49. Nhâm Tý
  50. Quý Sửu
  51. Giáp Dần
  52. Ất Mão
  53. Bính Thìn
  54. Đinh Tỵ
  55. Mậu Ngọ
  56. Kỷ Mùi
  57. Canh Thân
  58. Tân Dậu
  59. Nhâm Tuất
  60. Quý Hợi

Bảng "Chu kỳ 60 năm"

Bảng tra nhanh: Chu kỳ Can Chi 60 năm
Giáp Ất     Bính Đinh Mậu  Kỷ     CanhTân   NhâmQuý  
113253749
Sửu214263850
Dần513152739
Mão524162840
Thìn415351729
Tỵ425461830
Ngọ314355719
Mùi324456820
Thân213345579
Dậu2234465810
Tuất1123354759
Hợi1224364860
(Sưu tầm trên internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét