Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

CHỮ TÌNH VÀ CHỮ YÊU THEO TRUYỀN THỐNG VÀ TRONG THÁNH KINH




CHỮ  TÌNH
VÀ CHỮ  YÊU
THEO TRUYỀN THỐNG
VÀ TRONG THÁNH KINH



Trong số những từ ngữ  được nhắc đi nhắc lại  từ 2000 năm nay, trong mọi thứ tiếng của loài người để xây dựng nền văn minh của sự sống nhân tính, có lẽ không có từ nào nặng nghĩa bằng chữ : "YÊU" .
Chữ "YÊU" thường có một hấp lực quyến rũ kỳ diệu. Yêu chiếm địa vị nào trong hướng sống của mỗi người ?  Của bao nhiêu thế hệ nối tiếp nhau kể từ khi khai thiên lập địa  đến nay ?
   Đã là người, không thể nào không đặt vấn đề "YÊU".  Nhưng tìm "YÊU" ở đâu ?  Có nên tìm "YÊU" với bất cứ giá nào ? Có thể nào "YÊU" mà không gặp thử thách hay ảo tưởng ?  Có khi nào "YÊU" mà không biết mình đang yêu hay đã được yêu ?
   Chữ "YÊU" có những tầm thước rất thâm sâu.  Bài này sẽ chỉ đề cập tới một khía cạnh người ta thường nhớ tới  khi nói đến chữ "YÊU".  Đó là tầm thước tình yêu nam nữ, tình yêu vợ chồng .
   Ngày nay khi nghe nói trai gái yêu nhau, mọi người đều cho đó là chuyện thường. Nhưng sau khi tìm hiểu về truyền thống dân tộc  và đọc lại Thánh Kinh, mới thấy nam nữ yêu nhau không phải là chuyện thường, và hình như có hai điểm nổi bật :
   Điểm thứ nhất : Quan niệm về "YÊU" rất mới  đối với truyền thống dân tộc. Điểm thứ hai : Quan niệm về "YÊU" theo Thánh Kinh rất lạ lùng, vì Cựu Ước so sánh Tình của Thiên Chúa đối với Dân Hứa (Is-ra-en) cũng như tình yêu nam nữ  và Tân Ước coi Tình của Chúa Kitô đối với Giáo Hội giống như tình yêu phu thê .
CHỮ TÌNH TRONG TRUYỀN THỐNG   Truyền thống dân tộc chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hóa Trung Hoa mà nguồn gốc là Tam Giáo (Khổng giáo, Lão giáo, và  Phật giáo), qua những thuần phong mỹ tục như : Thờ phụng tổ tiên, lễ nghi cưới hỏi, có nhiều con nối dõi tông đường, nhất là con trai ... tuy phong tục lễ nghi cổ truyền trong dân gian Việt nam có những điều khác với Trung quốc, như : Lễ cheo, tục nam nữ tương thân ...
   Những tư tưởng hướng đạo về đời sống vợ chồng qua truyền thống dân tộc, không thấy đề cập tới vấn đề  "YÊU" như một giá trị tôn giáo, tuyệt đối, cột trụ.
   Tư tưởng Khổng Giáo (còn được gọi là Nho Giáo  hay  Đạo Khổng) là một tư tưởng chú trọng vào nề nếp trật tự, xây dựng con người có trách nhiệm  và  giữ đạo đức trong gia đình và ngoài xã hội .
   Hướng chỉ đạo đời sống con người theo Khổng Giáo có thể tóm lược vào bốn chữ  "Ngũ Luân, Ngũ Thường" được gọi là  Luân Thường Đạo Lý . Ngũ Luân là tình vua tôi, tình cha con, tình vợ chồng, tình anh em, tình bè bạn. Ngũ thường là  nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
   Những nguyên tắc và nghi lễ của Đạo Khổng có kỳ vọng đảm bảo sự hài hòa những tương quan giữa trời đất và con người.  Sự hài hòa này khi đạt được sẽ dẫn đến hạnh phúc cho con người.
Học thuyết Khổng Giáo muốn ổn định thế quân  bình của hai năng lực được coi như động lực hóa sinh mọi sự vật, là  khí âm và khí dương .
   Theo Kinh Dịch, trời đất  do hai nguyên tố Âm Dương tạo nên. Âm Dương là đạo của trời đất, cương kỷ của vạn vật. "Âm dương giả, thiên địa chi đạo giả, vạn vật chi cương kỷ" (  Hoàng đế Nội kinh Tố vấn ).
   Theo Kinh Lễ, khí âm hay sinh nhưng phải có khí dương mới sinh được, khí dương hay nuôi vật  nhưng nếu không có khí âm thì không lớn được .
   Cho nên trai phải có vợ, gái phải có chồng, phối hợp âm dương mới có thể sinh trưởng được. Vì vậy theo lẽ tự nhiên của Tạo Hóa, đã có khí âm khí dương ắt phải có đôi lứa vợ chồng. Dù là trời đất cũng có vòng phu thê. Có âm dương phối hợp mới có trời đất.
   Những tư tưởng này được Ôn Như Hầu diễn tả trong "Cung oán Ngâm khúc" như sau (từ câu 125 đến câu 128) :
Kìa điểu thú là loài vạn vật
Dẫu vô tri cũng bắt đèo bòng
Có âm dương có vợ chồng
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
   Khổng Giáo coi đời sống vợ chồng là lẽ tự nhiên của trời đất. Như vậy vấn đề mới được nhìn duy nhất dưới một khía cạnh, là khía cạnh thiên nhiên  như một hấp lực đực cái, giống như các sinh vật khác, và không đặt vấn đề yêu đương.
   Lão Tử  là một người có tư tưởng phóng khoáng, thích  sống đời ẩn dật, đơn giản và khiêm tốn.
   Những tư tưởng của Lão Tử được ghi chép trong cuốn "Đạo Đức Kinh", nên phái của Lão Tử cũng được gọi là Đạo Giáo, Lão Giáo hay Đạo Lão.
   Danh từ "đạo đức" của Lão Tử không có ý nghĩa như chúng ta hiểu ngày nay.
   Chữ "đạo" của Lão Tử có rất nhiều nghĩa : Vừa là nguyên thủy của vũ trụ, vừa là toàn thể vũ trụ, vừa là nguyên tố của vạn vật, vừa là con đường tu, dẫn những người tu theo Đạo Giáo tới nhịp chuyển vận của vũ trụ để được trường sinh bất tử trong "vô vi".
   Lão Giáo không nói gì về hôn nhân và vợ chồng, không nói gì về vấn đề yêu đương. Lão Giáo khuyên con người nên sống tiêu dao, dinh dưỡng thể xác và tâm hồn càng hòa hợp với thiên nhiên bao nhiêu càng được hạnh phúc bấy nhiêu.
   Trong sách Đạo Đức Kinh chỉ có một đoạn nói sơ qua, một cách gián tiếp, về đời sống vợ chồng. Đoạn đó như sau :
   Bởi vì đạo lớn bị bỏ nên mới có nhân nghĩa. Bởi vì sáu người thân bất hòa với nhau, nên mới có người hiếu người thảo ... (Đại đạo phế, hữu nhân nghĩa. Lục thân bất hòa, hữu hiếu từ ...)
   Trong đoạn này danh từ "lục thân" nghĩa là "sáu người thân" gồm có cha, con, anh, em, vợ và chồng.
   Lão Tử  tin rằng : Dứt nhân bỏ nghĩa con người sẽ trở lại thuần lương chân chính.
   Nguyễn Trãi khi về trí sĩ đã có những bài thơ chịu ảnh hưởng của Đạo Giáo như bài "Côn Sơn Ca". Bài này viết bằng chữ Hán, dưới đây trích dịch mấy câu đầu làm thí dụ :
"Côn Sơn có suối
Tiếng lạ chảy triền miên
Ta nghe như huyền cầm
Côn Sơn có đá
Mưa trải phủ rêu xanh
Ta ngồi như trên chiếu
Trong hang có thông
Vạn lý xanh trùng trùng
Nhàn hạ ta ngả lưng
Trong rừng có trúc
Ngàn mẫu in mầu lục
Thong dong ta dạo bước
Ngâm vịnh ở đây
.. .. .. .. .. .. .. .. .. .."
Sau 2500 năm những kinh điển Phật Giáo từ Phạn ngữ đến Hán ngữ có nhiều vô kể. Những cuốn kinh cổ nhất được biết tới chỉ viết thành văn hàng thế kỷ sau khi Đức Phật đã "nhập diệt".  Trước đó những kỷ niệm về cuộc đời và các lời thuyết giảng của Đức Phật chỉ được gìn giữ qua truyền khẩu trong năm thế kỷ.
   Đạo Phật tuy khởi nguyên từ Ấn Độ đã không phát triển ở xứ này, nhưng đã theo con đường thương mại tơ lụa di chuyển sang phương Đông, tới Tây Tạng, Tích Lan, Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam, Đông Nam Á ... mang mầu sắc đặc thù của mỗi địa phương.
   Ba bộ kinh lâu đời nhất được gọi là "Ngôi Tam Bảo" gồm có những bộ Phật bảo, Tăng bảo, và Pháp bảo. Bộ thứ nhất viết về những lời thuyết pháp của Đức Phật còn được nhớ lại (dharma). Bộ thứ hai về những đường lối tu hành của các cộng đồng tín hữu (sangha). Bộ thứ ba gom góp những thành phần lý thuyết truyền thống khác nhau tản mát đó đây.
   Những tư tưởng chính yếu của Đạo Phật được trình bầy trong "Tứ Diệu Đế" nghĩa là bốn chân lý nhiệm mầu, Đức Phật đã giác ngộ, đốn ngộ sau khi tham thiền dưới gốc cây Bồ Đề. Bốn chân lý đó là :
1- Khổ đế : Đời là bể khổ .
2- Tập đế : Nguồn gốc của đau khổ là ham muốn.
3- Diệt đế : Muốn diệt khổ phải thắng được ham muốn.
4- Đạo đế : Con đường thắng ham muốn là con đường tu, là chiêm niệm, từ bi, thờ ơ  với phúc họa, để ra khỏi vòng luân hồi  của cõi  "vô thường", tới được Nát Bàn là nơi thinh không thanh tịnh không còn ham muốn.
   Chữ "ái" nghĩa là "YÊU' được xếp vào "thập nhị nhân duyên" một trong mười hai sự ham muốn lôi cuốn con người vào vòng luân hồi của cõi "vô thường".
   Những tư tưởng này đã được nhiều nhà thơ diễn tả. Người diễn tả thâm thúy vừa gọn vừa hay là thi hào Nguyễn Du trong câu thơ:

   Tu là cõi phúc, tình là dây oan.
   ( câu số  2658 )
    Trong câu thơ này chữ Tình có nghĩa là sự lưu luyến nam nữ muốn được kết tóc se tơ. Tình là dây oan vì tình là một ham muốn mãnh liệt trói buộc con người vào đau khổ như sợi dây oan nghiệt.
   Tu là cõi phúc có nghĩa là : Chỉ có con đường tu, xa lánh trần tục vui với câu kinh tiếng kệ nuôi tâm dưỡng tính, mới gỡ thoát khỏi dây oan nghiệt của chữ Tình để tới cõi phúc là Nát Bàn.
   Nói tóm lại về vấn đề tình nam nữ và vợ chồng  những tư tưởng hướng đạo trong Tam Giáo thay đổi tùy theo mỗi đạo. Khổng Giáo coi đây là lẽ tự nhiên của trời đất và đề ra một số lề luật để đối xử với nhau giữ tôn ti trật tự trong gia đình và ngoài xã hội. Đạo Lão không đặt vấn đề trong đường tu đạo tới huyền đồng với thiên nhiên. Đạo Phật xếp chữ Tình vào thập nhị nhân duyên của cõi  vô thường.
   Như vậy quan niệm về "YÊU" như một hướng sống có thể coi như một quan niệm rất mới trong vấn đề nhân sinh, không những cho dân tộc chúng ta mà còn cả cho những dân tộc chịu ảnh hưởng của Tam Giáo từ hàng ngàn năm.
CHỮ YÊU TRONG THÁNH KINH   Trái lại, theo Thánh Kinh "YÊU" là tất cả. Trời yêu, người yêu. Đời này yêu, đời sau yêu. Sống ngoài đời hay sống đường tu, hướng sống đều là "YÊU" .
   Theo Phúc Âm, chữ "YÊU" gắn liền với chữ "thập" nhưng cũng vẫn là yêu.    Yêu bất chấp đau khổ và sự chết, vì "yêu mạnh hơn sự chết" (Ct 8,6).
   Trong thánh lễ, thường nghe giảng "Thiên Chúa là tình yêu" ( 1 Jn 4 , 8 ). Thiên Chúa và Tình Yêu không ai nhìn thấy. Nhưng nếu "người yêu người" là chúng ta nhận thấy. Qua tình người đối với người, chúng ta biết Tình Yêu. Và qua tình yêu chúng ta gặp Thiên Chúa, khi thấu cảm mối tình của người đối người sở dĩ có được và bền vững là nhờ Tình Thiên Chúa .
Trong những mối tình của người đối với người  mối tình mà đại đa số nhân loại có nhiều hy vọng gặp là tình yêu nam nữ, tình yêu vợ chồng.
   Thánh Kinh nói gì về mối tình này ?
                 
   Theo Cựu Ước (sách Sáng Thế) ngay từ khi tạo dựng ra trời đất và con người, Thiên Chúa đã chúc phúc cho sự kết hợp nam nữ được coi như có một giá trị tôn giáo độc đáo. Cả nam lẫn nữ được tạo dựng theo hình ảnh  Thiên Chúa.
   Người nam khi thấy người nữ đã kêu lên : "Đây là xương thịt của tôi".  Do đó người nam từ bỏ cha mẹ  lưu luyến người nữ và cả hai trở thành "nhất thể" ( Gn 1-2 ), một thân xác ( une seule chair ) .
   Nhiều tiên tri trong Cựu Ước như Osée (1, 2+), Jérémie (18,1+), I-sai-e (1,21), Ezéchiel (16 , 23), ... khi đề cập tới mối liên quan giữa Thiên Chúa và Dân Hứa (Is-ra-en) đã xử dụng hình ảnh tình yêu nam nữ.
   Các tiên tri coi Tình của Thiên Chúa đối với dân được chọn (Is-ra-en) cũng như Tình của người nam,  một người nam vừa hiền từ chung thủy, vừa đòi hỏi ghen tuông.
   Các tiên tri cũng nói về những phản bội, chối bỏ, tà đạo của dân Is-ra-en được coi như người nữ bất trung. Có khi còn dùng cả danh từ nặng hơn chữ bất trung.
   Nhưng dù vậy tình của Thiên Chúa cũng không dập tắt vì Thiên Chúa yêu cho đến cùng ( Jn 13 , 1).
   Khi nói về tình yêu nam nữ trong Cựu Ước  không thể nào không nhắc tới bài Diễm Ca (Cantique des Cantiques) một điệp khúc diễn tả tình yêu nam nữ thắm thiết và chung thủy.
   Lời thơ là lời của người nữ được yêu (la bien- aimée) nói về tình của người yêu đối với mình .  Theo truyền thuyết  tác giả bài này là vua Salômông (Salomon, vị vua thứ ba của Is-ra-en) .
   Đây là một bài thơ ngụ ngôn ca ngợi tình yêu của Thiên Chúa đối với dân Is-ra-en qua hình ảnh đắm say  kết hợp nam nữ.
   Bài Diễm Ca được trình bầy và sắp xếp theo những đoạn đường trở lại và hy vọng của dân Is-ra-en, gồm năm bài ca, một phần mở đầu và một phần kết, xen lẫn (theo kiểu kịch thuật Hy Lạp) một vài đoạn đồng ca hoặc song ca đối đáp với người nữ.
   Nhiều nhà thần học coi bài Diễm Ca như một thánh ca thánh nhất trong các bài thánh ca. Đối với độc giả ngày nay bài Diễm Ca thường được nhắc tới như một bài tình ca tình nhất trong các bài tình ca. Đây chỉ là một cách nói, vì theo Kitô-giáo Thánh và Tình là một, Thánh là "YÊU"  mà Tình cũng là "YÊU".
   Xin nêu làm thí dụ ba câu đầu lời của người nữ được yêu (la bien-aimée) để có một ý niệm về tính chất diễm tình của bài Diễm Ca diễn tả tình đắm say trong sự kết hợp thân xác nam nữ ( hương thơm từ da người, nụ hôn ân ái  nồng say hơn rượu...). Ba câu này trích trong cuốn Bible de Jérusalem viết bằng Pháp ngữ :
Qu'il me baise des baisers de sa bouche
Tes amours sont plus délicieuses que le vin
L'arôme de tes parfums est exquis.
 ( Ct 1, 2-3 )
Theo ấn bản Kinh Thánh mới nhất được Tòa Tổng Giám Mục Saigon thực hiện năm 1998 (trang 1231) ba câu này được dịch như sau :
Ước gì chàng hôn ta những nụ hôn chính môi miệng chàng !
Ân ái của anh còn ngọt ngào hơn rượu
Mùi hương anh thơm ngát .
   Nữ sĩ Minh Châu dịch :
Môi tìm môi đón nụ hôn tình áí
Ngây ngất say hơn hẳn rượu ngọt bùi
Hương ai tỏa xác hồn xao xuyến mãi .
   Nghệ sĩ Nguyễn Hữu Nhật dịch :
Ước gì miệng kề miệng
Chàng hôn em như mưa
Ái ân hơn rượu quý
Hơi người thơm hương đưa.
   Điểm lạ lùng của chữ "YÊU" trong Cựu Ước là tình nam nữ cả hồn lẫn xác được đặt tận đỉnh cao của Tình Thiên tính.
   Tân Ước còn đi xa hơn nữa. Theo Tân Ước  tình yêu nam nữ chỉ tìm thấy toàn vẹn ý nghĩa và đạt tới sự thật, khi qua hôn nhân bí tích trở thành tình yêu vợ chồng.
   Trong thư gửi tín hữu thành E-phê-sô, thánh Phaolô gọi tình yêu vợ chồng là "huyền nhiệm lớn" (grand mystère). Huyền nhiệm đã kỳ lạ. Huyền nhiệm lớn là kỳ lạ trên sự kỳ lạ ( Ep 5 , 32).
   Tình yêu vợ chồng được thánh Phaolô so sánh như tình của Chúa Kitô đối với Giáo Hội .
   Tình yêu vợ chồng mà thường tình cho là trần tục, trở thành "kỳ lạ trên sự kỳ lạ" vì được coi như mối tình mầu nhiệm không bao giờ phai, kéo dài vô tận trong thời gian của Thiên Chúa làm Người kết hợp với "nhiệm thể" của mình là Giáo Hội (Ep 5, 23-25).
   Như vậy, Tân Ước coi tình yêu vợ chồng là một trong những trung tâm điểm của đức tin.  Nói cách khác,  tình  vợ  chồng  khi  đạt   tới mức "YÊU"  cũng là một con đường dẫn tới Thiên Chúa, dẫn tới cõi Phúc .
   Theo Tân Ước,  nhiều lần  Chúa  Kitô  đã ví   "Nước Trời"như "Tiệc Cưới" và tự ví mình như chàng rể  ( Mt 9 , 15 ;  22 , 1-14 ; 25, 1-13 ; Ga 3 , 29 ).
   Chúa Kitô đã giảng về tính chung thủy gắn bó , không có gì có thể phân chia của tình vợ chồng trong hôn nhân bí tích. Theo Phúc Âm của Thánh Mát-thêu, Chúa Kitô đã nói : "Vợ chồng không còn là hai mà là một. Những người Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được chia rẽ" (Mat 19 ,  6).
   Đối với người đời xưa cũng như người thời nay, những lời nói này thật không phải dễ hiểu và dễ chấp nhận. Chính những môn đệ của Chúa Kitô cũng đã thốt lên : "Nếu số phận của người nam phải đối xử với vợ như vậy, thà đừng kết hôn còn hơn".
    Và Chúa Kitô đã trả lời : "Không phải ai cũng hiểu được. Chỉ có những người Chúa cho hiểu mới hiểu." ( Mat 19 , 10-11 )
    Để kết luận, xin nêu lên một ý nghĩ cũng là lời cầu nguyện trong Hy vọng của Niềm Tin. Như vậy theo Thánh Kinh, chữ "YÊU" trong tình nam nữ và vợ chồng bắt nguồn từ Thiên Chúa Tình Yêu. Thiên ý mong muốn con người bắt đầu được hưởng cõi phúc ngay tại đời này qua kiếp sống phu thê và sẽ nối tiếp đời đời trong Tình Yêu của Thiên Chúa .
    Tình yêu của Thiên Chúa là như vậy, con người lấy gì để đền đáp lại, chỉ có "YÊU" mới đền đáp được Tình Yêu. Đó là nguồn thi hứng dẫn đến ba câu thơ :
Xưa vâng Thiên ý một thì
Yêu là cõi Phúc , đền nghì tình Ai
Yêu là hơi thở của Trời ...

 (Câu 13-15 trong bài thơ Con Thuyền Nhất Thể của VÂN UYÊN)

VÂN UYÊN
(Theo cothommagazine.com)

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Bộ ảnh quý giá về Kon Tum thời chiến (Phần 3)


Bộ ảnh quý giá về Kon Tum thời chiến (Phần 3)

Xin giới thiệu bộ ảnh về Kontum xưa do KTO sưu tầm.


KTO – Tiếp theo phần một và phần hai của Bộ ảnh quý giá về Kon Tum thời chiến mà KTO đã đăng tải trong thời gian qua. Hôm nay KTO.vn xin tổng hợp để gửi đến các bạn, thế hệ tuổi trẻ Kon Tum đi sau phần ba của những thước ảnh, tư liệu về Kon Tum trong quá khứ để các bạn có một cái nhìn sâu hơn về chiều dài lịch sử của Thành Phố Kon Tum thân yêu.
Thời gian qua, hai một ảnh mà ban biên tập KTO đã đăng tải nhận được rất nhiều lời khích lệ động viên của các bạn đọc, trong đó không ít các độc giả đã chia sẻ những hình ảnh quý giá với KTO. Trong đó có James Loesch, một cựu lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam hiện tại đang sống ở Trenton, New Jersey, USA đã email chia sẻ với KTO những bức ảnh do chính tác giả chụp trong thời gian đi lính và đóng quân ở Kon Tum – Việt Nam năm 1967 – 1968. Xin cám ơn tác giả.
Trong bộ ảnh này có một số hình ảnh mang tính chất nhạy cảm về thời chiến. Hi vọng các bạn hãy cân nhắc khi xem và bình luận.
phitruongkontum1972
Phi trường Kon Tum năm 1972

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Đôi điều nói thêm về "Đất nước đứng lên"





ĐÔI ĐIỀU NÓI THÊM VỀ "ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN"

                                                                                  
Theo chỗ tôi được biết thường người đọc hay có sự tò mò muốn được biết những "bí mật" có tính chất bếp núc của nhà văn trong công việc viết một cuốn sách. Tôi nghĩ đó là một sự tò mò lành mạnh và chính đáng. Song nói thật tình, những"bí mật" ấy chính tác giả cũng không biết được hết.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Hội ngộ và tri ân Linh mục Hiệu Trưởng, người sáng lập Trường Tiểu học Nghĩa Ái Tôma Thiện Kon Tum


Hội ngộ và tri ân Linh mục Hiệu Trưởng, người sáng lập Trường Tiểu học Nghĩa Ái Tôma Thiện Kon Tum


VRNs (22.03.2014) – Kontum – Tình cờ được tin có một số anh chị cựu học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Ái Tôma Thiện Kontum đang sinh sống tại 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai trở về giáo xứ An Khê để thăm Cha Giuse Phạm Minh Công người sáng lập ngôi trường nói trên và cũng là dịp mừng thọ Cha bước vào tuổi 80, chúng tôi xin đồng hành.
Ngày 19/3/2014 lúc 7giờ các anh chị xuất phát từ Kon Tum đến Pleiku lúc 9 giờ để đón một số anh chị ở Gia lai và chúng tôi cũng tháp tùng từ Gia Lai. Lên xe chúng tôi thấy có khoảng 28 anh chị tuổi đời trên 50 và có 4 thầy cô tuổi ngoài 60 đã sát cánh với Cha hiệu trưởng từ ngày trường mới thành lập cũng đến để hội ngộ với học trò, để mừng vị cựu Hiệu Trưởng kính yêu. Qua trao đổi với các anh chị trong đoàn chúng tôi mới cảm được lòng kính trọng, tình thương yêu của đoàn dành cho Cha hiệu trưởng, người sáng lập trường Tôma Thiện trước năm 1975 tại Kon Tum.
Năm 1971 cha được Đức Giám mục Giáo phận Kon Tum thời bấy giờ bổ nhiệm về làm tuyên úy cho tiểu khu Kon Tum. Thấy có một dãy nhà không sử dụng Cha vận động và tìm kinh phí để xây trường học (có lẽ ngôi trường được nhiều bàn tay góp sức nên Cha mới đặt tên là trường Tiểu học Nghĩa Ái Tôma Thiện để nói lên lòng tri ân). Giai đoạn năm 1971 Kon Tum là một trong những trọng điểm thời chiến tranh, nhưng Cha đã không quản ngại để xây dựng nên ngôi trường này. Các anh chị trong đoàn có người theo học từ lớp 1, lớp 2, lớp 3,… Các anh chị nói Kon Tum thời bấy giờ bao quanh là chiến sự, tiếng súng tiếng pháo luôn nghe văng vẳng bên tai. Nhưng trong ngôi trường thân yêu, nhờ sự dạy dỗ chân tình của thầy cô và sự thương yêu của Cha hiệu trưởng đã tạo nên mái ấm gia đình như gắn kết các anh chị lại, khó có từ ngữ để diễn tả nổi.
Rồi một ngày đang yên vui với tuổi học trò, chiến sự nổ ra ngay thị xã Kon Tum. Sau biến cố 1975 ngôi nhà trường bị chiếm dụng, các anh chị thay đổi môi trường học tâp mới, nhưng rồi hình ảnh ngôi trường, bóng dáng Cha hiệu trưởng không sao mờ được trong lòng các anh chị. Rồi tin Cha bị bắt đi “cải tạo” với tội danh “làm tuyên úy quân đội”. Lúc đó các anh chị còn nhỏ chưa hiểu nhiều chỉ biết nói Cha hiền quá mà sao bị đi cải tạo? Thời gian kéo dài cho đến năm 1988 nghe tin Cha được phóng thích. 13 năm trong giam cầm gần như đã hủy diệt hết tinh thần, thể xác của Cha. Lần đầu tiên gặp lại Cha sau mười mấy năm đoạn trường trên đôi gò má của từng đứa con chảy dài nước mắt và Cha cũng vậy, ôm từng đứa con mà nói không thành lời. Sau thời gian giam cầm tưởng rằng đoàn con cùng cha sẽ yên ấm trên mảnh đất thân yêu ngày trước, nhưng nhà cầm quyền ngày ấy không chấp nhận để Cha ở Kon Tum. Giáo phận Kon Tum phải đưa cha về Pleiku để giúp các giáo xứ.
11 giờ trưa xe đến Giáo xứ An Khê, cũng là lúc cha vừa đi dâng lễ về. Nhìn thấy sự quấn quýt giữa cha con cùng thầy cô trong lòng chúng tôi cũng không tránh khỏi bùi ngùi. Cha mời đoàn vào nhà sinh hoạt giáo xứ. Tại đây các anh chị trong giáo xứ cũng đã chuẩn bị chu đáo đón đoàn. Khởi đầu cho buổi gặp mặt, Cha cùng thầy cô hát lên bài ca truyền thống của trường Tôma Thịện mà chính cha sáng tác. Sau bài hát, các anh chị đã tặng cha quà mừng thọ 80 tuổi. Cha đến bên từng thầy cô, gọi tên từng người rồi các anh chị cũng vậy. Cha cũng lục trong trí nhớ để gọi tên, cũng có anh chị Cha đành chịu thua vì không nhớ nổi nên các anh chị phải nêu tên. Cha cười nói mình già rồi 80 cái tuổi đã bị thời gian bào mòn trí tuệ xin đừng buồn.

140321-Tieu hoc Nghia Ai (1)

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Nghiên cứu phong tục Ngắm và thi Ngắm tại Việt Nam



Nghiên cứu phong tục Ngắm và thi Ngắm tại Việt Nam





Nhân dịp Giáo Phận Thanh Hóa tổ chức thi ngắm 15 Sự Thương Khó giữa các giáo xứ, chúng tôi viết bài này nhằm mục đích giúp các bạn trẻ, nhất là những người ở hải ngoại, biết về một nghi thức phụng vụ đã được Việt hóa ngay từ thời cha Đắc Lộ. Nội dung bài này sẽ tìm hiểu Ngắm là gì? Có bao nhiêu loại Ngắm ? Và cuối cùng là một vài nhận xét về phong tục Ngắm.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

TGP.SÀI GÒN: Lễ Khánh thành Khu nhà mới ĐCV Sài Gòn và mừng Thượng Thọ ĐHY



TGP.SÀI GÒN: Lễ Khánh thành Khu nhà mới ĐCV Sài Gòn và mừng Thượng Thọ ĐHY



3/23/2014 2:18:29 PMVào sáng thứ Bảy 22-3-2014 tại số 6 Tôn Đức Thắng, Q1, TP.HCM, lễ khánh thành Khu nhà mới của Đại Chủng viện (ĐCV) Thánh Giuse Sài Gòn đã được cử hành cùng lúc với lễ mừng Thượng Thọ Bát Tuần của Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục TGP TPHCM.

Đón tiếp

Từ sáng sớm, các thầy Đại Chủng viện đã xếp thành hàng rào danh dự từ cổng vào tiền sảnh của Khu nhà mới để chào đón quý Đức cha, quý cha, quý tu sĩ và quý khách. Đông đảo đại diện các thành phần dân Chúa từ các giáo xứ, các cộng đoàn dòng tu cũng có mặt rất sớm để hiệp thông trong niềm vui chung của Giáo phận và Giáo hội Việt Nam.

Đúng 8g30, Đức Tổng Giám mục (TGM) Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh, Đức Hồng y (ĐHY) Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Đức TGM phó Phaolô Bùi Văn Đọc, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm cùng quý Đức cha tiến vào Khu nhà mới của ĐCV trong lời chào mừng nồng nhiệt của người dẫn chương trình và tiếng pháo tay rộn rã của cả cộng đoàn.

DaiChungVienSaiGon-1.jpg
  
Khánh thành và làm phép

Chương trình được bắt đầu với lời chào mừng và tuyên bố lý do của Cha Giám đốc ĐCV Sài Gòn, Gioakim Trần Văn Hương. Cha nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc xây dựng Khu nhà mới. Khu nhà mới này không phải để thay thế những dãy nhà xưa nhưng là để liên kết, mở rộng cơ sở với ước muốn nâng cao năng lực đào tạo những con người nhiệt tình phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Giáo hội, phục vụ con người của thời đại hôm nay. Cha cũng giới thiệu với cộng đoàn tiến trình xây dựng Khu nhà mới, một công trình chất chứa bao tâm huyết của ĐHY Gioan Baotixita và Đức cha phụ tá Phêrô. Cha bày tỏ lòng biết ơn quý Đức cha, quý cha và mọi thành phần dân Chúa đã hỗ trợ, cộng tác và đóng góp để công trình có thể hoàn thành tốt đẹp.

Tiếp theo, Cha Phó Giám đốc ĐCV Giuse Đỗ Mạnh Hùng giới thiệu một vài nét sơ lược lịch sử hình thành, phát triển ĐCV, mô tả không gian sử dụng của các ngôi nhà ĐCV với những số liệu và hình ảnh thật sống động.

Sau phần khai mạc, ĐHY Gioan Baotixita, Đức TGM Leopoldo Girelli, Đức TGM Phó Phaolô và Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm cùng tiến lên thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành. Rồi ĐHY chủ sự nghi thức làm phép Khu nhà mới. Ngài đã rảy nước thánh trên cộng đoàn và sảnh của Khu nhà mới, trong khi một số linh mục khác rảy nước thánh các tầng lầu bên trên.

DaiChungVienSaiGon-8.jpg

Kết thúc nghi thức, cộng đoàn được hướng dẫn di chuyển lên nhà nguyện mới ở tầng hai để chúc mừng và hiệp dâng Thánh lễ.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Tân phúc âm hoá? Bà Sơ đi thi chương trình tiếng hát "Voice" ở Italia




Tân phúc âm hoá? Bà Sơ đi thi chương trình 
tiếng hát "Voice" ở Italia

Có ai đã từng coi phim "The Singing Nun" (1966, Bà Sơ Ca Hát) chưa? cuốn phim nổi danh do nữ tài tử Katharine Ross thủ vai chánh kể lại chuyện Sơ Sourire dòng Đa Minh ở nước Bỉ (tên thật là Jeanine Deckers, tên dòng là Sơ Luc Gabrielle) đã sáng tác ra bài hát bán chạy nhất là bài "Dominique".

Và có ai đã từng coi 2 phim Sister Act (1992) do nữ tài tử da đen Whoopi Goldberg thủ vai chưa? bộ phim kể chuyện một thiếu nữ bụi đời bị bọn côn đồ săn đuổi, đã chạy lộn vào một dòng tu và phải giả dạng là một bà Sơ. Bà Sơ giả này sử dụng sở trường cuả mình (hát nhạc rock) trong nhà thờ và đã lôi kéo khá đông những bọn 'choi choi' đi dự lễ. 

Ngày hôm qua (19 tháng 3), đã xuất hiện một bà Sơ Ca Sĩ mới. đây là một bà Sơ 'bằng xương bằng thịt', 'chính hiệu con nai vàng' chứ không phải là một tài tử già dạng đâu. đó là Sơ Cristina Scuccia, 25 tuổi người gốc Sicilia, nữ tu dòng Ursuline, là một dòng chuyên lo việc giáo dục các thiếu nữ.

Sơ Cristina đã dự thi cuộc tuyển lựa ca sĩ có tên là "The Voice of Italy," (Giọng Hát Cuả Nước Ý ), là một cuộc thi tuyển ca sĩ giống như các cuộc thi "American Idol" ở bên Mỹ hay là "Britain’s Got Talent" ở bên Anh. Cùng đi với Sơ có cha mẹ và bốn nữ tu cuả nhà dòng.

Vượt suối bằng túi nilon: Sao tôi thấy dửng dưng!



Vượt suối bằng túi nilon: Sao tôi thấy dửng dưng!


Phải chăng một số người trong chúng ta dễ chọn cách thỏa hiệp với hoàn cảnh hơn là thay đổi nó? Hay do còn nhiều nguyên nhân khác?

LTS:Xung quanh câu chuyện vượt suối bằng túi nilon gây chấn động mấy ngày qua, Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn riêng của tác giả Hoàng Xuân, để độc giả cùng thảo luận.

Hôm nay tôi thấy tôi dửng dưng. Bao nhiêu người thảng thốt trước cái clip đưa người vào bao nilon bơi qua suối. Có những bạn bè của tôi ngay tức khắc đòi lập hội, trích từ lợi nhuận kinh doanh quyên góp lấy tiền xây cầu cho họ. Bao nhiêu cảm thán ngập tràn mạng xã hội, mà sao tôi thản nhiên?
Vì sao hôm nay tôi dửng dưng? Thậm chí tôi đã viết xuống vài dòng để tự phân tích tâm trạng của mình nhưng không hoàn thành được. Ô, tôi sợ chứ, tôi sợ mình vô cảm trước nỗi đau của đồng bào, mà không phải là nỗi đau giấu kín, nó phô bày lồ lộ kia, nó được nhắc đi nhắc lại bằng những cái stt nhảy liên tục trên Facebook, nó lan tràn từ Việt Nam sang nước ngoài. Tô đậm. Xoáy vào. Hành động.
qua sông bằng túi nilon, vùng sâu vùng xa, cô giáo bản, chỉ có ở Việt Nam, lũ lụt, cầu cheo, Sam Lam, Điện Biên
Qua suối bằng cách chui vào túi nilon. Ảnh cắt từ clip của Tuổi trẻ
Vậy mà sao tôi lại dửng dưng?
Gần hết một ngày tôi mới giải đáp được nỗi day dứt của mình. Xem lại bài báo, tôi thấy chi tiết dòng nước chảy băng băng nhưng  một anh thanh niên vẫn vừa bơi vừa đẩy được bao nilon chứa người ngồi trong đó qua suối, nghĩa là thực ra sức nước không xiết lắm.
Tôi thấy xứ đó là miền rừng, nghĩa là nhiều gỗ, tre và lạt. Tôi thấy những người đàn ông khỏe mạnh: người thì đẩy bao nilon có cô giáo, người thì ngày nào cũng đẩy bao nilon có con mình ở trong.  Tôi thấy mùa cạn họ có chiếc cầu, nhưng mùa lũ thì theo họ, chỉ còn dùng cách này.
Còn đây là điều tôi không thấy: tôi không thấy sự nỗ lực thay đổi hoàn cảnh.
Chúng tôi đi công tác ở vùng núi, hay phải qua sông suối. Tôi thấy người dân thường dùng mảng để qua sông. Mảng ghép to rộng hoặc nhỏ vừa vài người, vài chiếc xe, tùy cỡ. Họ buộc một sợi dây thép lớn ngang qua sông hoặc suối, người chở mảng bám dọc sợi dây đó lần qua sông. Ít người hoặc sông êm thì một người kéo. Đông người, nước xiết thì hai người kéo, hành khách cũng kéo giùm. Mảng nhỏ, suối cạn thì dùng sào chống hoặc chèo.
Cách đây mười mấy năm, chúng tôi đã cả người cả xe qua sông Công, con sông nổi tiếng trong bài hát Huyền thoại hồ núi Cốc bằng cách đó. Sông ở miền núi nhưng khá rộng, nước xanh đen, bóng núi âm u, chiếc mảng qua sông như trôi vào cổ tích. Mới đây, những lần lên vùng Đồng Nai thượng, vô khu vực lõi vườn quốc gia Cát Tiên ở Lâm Đồng, chúng tôi cũng đi bằng xe máy và qua suối bằng mảng.
Dòng suối dữ mà một người vẫn vừa một tay bơi, một tay đẩy bao nilon có người ngồi trong. Vậy chiếc mảng có làm được điều đó một cách an toàn hơn không?
Tôi nhớ đến bài báo cách đây ít ngày, cũng về một cây cầu treo qua suối, cũng ở miền rừng, mà khi vài thanh gỗ nẹp bên thành cầu bị long ra, người dân không kiếm được ít đinh để đóng lại mà dùng dây lạt, thậm chí dây thun buộc tạm. Tôi nhìn tấm ảnh của bài báo đó: người dân chở nông sản bằng xe máy, lễ mễ vượt qua cầu. Chi tiết trong bài nói người dân qua lại buôn bán trên chiếc cầu này rất nhiều, trẻ con đi học hàng ngày.
Ô, có cả xe máy chở nông sản đi bán mà chẳng lẽ không mua được cái đinh đóng lại thanh nẹp thành cầu? Chẳng lẽ trên miền rừng mênh mông không kiếm được thanh gỗ nào đóng lại ván cầu? Chẳng lẽ hàng ngày những người lớn chở hàng hóa chạy trên đó không thấy chiếc cầu nguy hiểm? Chẳng lẽ khi lấy dây thun buộc lại thanh cầu rồi thì họ yên tâm hàng ngày cho con cái đi học?
Tôi băn khoăn lắm. Có phải xứ ấy nghèo đói (nhưng trẻ con ham học) đến mức bất chấp nguy hiểm, chúng vẫn một mực đến trường? Hay những mối lạt sơ sài lại ngoài ý tác giả mà vô tình bộc lộ sự thờ ơ, ỷ lại của chính những người đang hàng ngày nhờ chiếc cầu ấy?
Phải chăng một số người trong chúng ta dễ chọn cách thỏa hiệp với hoàn cảnh hơn là thay đổi nó?
Phải chăng một số người trong chúng ta thích chờ đợi ân phước hơn là tự cứu cuộc sống của mình?
Phải chăng do hàng ngày đọc được quá nhiều thông tin về sự bất an nên tôi đã chai sạn?
Hay do còn nhiều nguyên nhân khác? Do từng tập đơn thư khiếu kiện đòi đất cao ngất gửi về tòa soạn, cái nào cũng đẫm nước mắt và sự oan khổ, nhưng mặc dù vậy cái nào cũng bày tỏ sự tin tưởng, hy vọng? Có những người đi kêu cầu từ khi còn con gái, giờ đã thành bà ngoại vẫn còn kêu cầu.
Do những thông tin quan chức "vi hành" được đưa tin long trọng vang rền? Do những vụ án oan khốc? Do những con số tham nhũng ngày càng "vươn lên tầm cao mới"? Do những chính sách khiến người dân hoang mang? Do những hỗn loạn của xã hội níu vào từ học đường đến tận chốn tâm linh?
Do sự nghi ngờ cao độ trong mọi ứng xử để bảo vệ chính ta cái đã? Do tôi nghĩ chính quyền phải dùng đồng tiền người dân đóng vào để bắc chiếc cầu nơi người ta nhét người vào túi nilon đẩy qua suối, chứ không phải từ những đồng tiền bạn tôi chày mặt buôn bán trích ra quyên góp?
Do tôi mong đợi một ứng xử mạnh mẽ và làm chủ từ những người đang mặc kệ và kêu xin? Do tôi rạch ròi phân định việc làm nào là từ thiện và việc làm nào phải là trách nhiệm của nhà nước? Do tôi thấy niềm tin của mình ngày một ngày chỉ còn vun lên quanh chính tôi thôi?
Tôi sợ.
(Theo Vietnamnet.vn)

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Khánh Thành Nhà Thờ làng Kleng, TT Sa Bình, huyện Sa Thầy, Tỉnh Kontum



Khánh Thành Nhà Thờ làng Kleng, TT Sa Bình, 
huyện Sa Thầy, Tỉnh Kontum


GPKONTUM (21.03.2014) KONTUM

Vào sáng Thứ Tư ngày 20.03.2014, đông đảo linh mục, tu sĩ và giáo dân kinh cũng như dân tộc thuộc 2 tỉnh Kontum và Gialai cũng như các ân nhân đã đến tham dự Thánh Lễ và chung vui với dân làng Kleng Giáo phận Kontum (nằm trong địa bàn hành chính thuộc thị trấn Sa-Thầy, tỉnh Kontum). Thánh lễ đồng tế, trên 45 linh mục trong giáo phận. Thay mặt Đức Giám mục Micae vắng mặt vì Ngài đã đi Đại Hàn trước đó mấy ngày, Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, Tổng Đại Diện làm phép Nhà Thờ làng Kleng với bài chia sẻ Lời Chúa rất sâu sắc, linh hoạt và cụ thể  sau đây.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

TÌM HIỂU VỀ CỘI NGUỒN CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM


TÌM HIỂU VỀ CỘI NGUỒN CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO 
TẠI VIỆT NAM

Nhân dịp kỉ niệm 400 năm Dòng Tên loan báo Tin Mừng trên đất Việt. Nhằm giúp người công giáo Việt Nam hiểu biết về quá trình hình thành của Giáo Hội Việt Nam, mỗi tuần trên trang mục LOAN BÁO TIN MỪNG của website dongten.net, có đăng tải một đoạn video ngắn, với nội dung hỏi đáp vắn ngọn giúp chúng ta tìm và hiểu về cội nguồn của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Trong đoạn video này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Tin Mừng đã đến Việt Nam từ khi nào? Người tín hữu Việt Nam đầu tiên là ai? Nhóm tín hữu đầu tiên đã giúp gì trong việc rao giảng Tin Mừng? Các thầy giảng đã đóng vai trò nào trong việc truyền giáo? Những chứng nhân đức tin đầu tiên người Việt Nam là ai? Các tập thể nào đã đóng góp công sức nhiều nhất cho Hội Thánh Việt Nam?


Trong đoạn video thứ 2 này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bằng cách nào mà các nhà truyền giáo đầu tiên đi đến được Việt Nam? 


Trong đoạn video thứ 3 dưới đây, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu vài nét lịch sử khái quát về Dòng Tên thời gian đầu tại Đất Việt. Ai lập ra Dòng Tên? Tại sao lại gọi là Dòng Tên? Linh đạo chính của Dòng Tên là gì? Các nhà truyền giáo đầu tiên của Dòng Tên đặt chân đến Việt Nam khi nào? Họ đã làm gì trước tiên khi đặt chân đến Việt Nam?


Tại sao lại gọi là Đàng Trong, Đàng Ngoài? Có tất cả bao nhiêu thừa sai Dòng Tên đầu tiên đến Đàng Trong? Các thừa sai Dòng Tên đầu tiên đã có mặt tại những địa điểm nào của Đàng Trong? Đâu là những khó khăn của các nhà thừa sai đầu tiên? ... Trong đoạn video này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu lược sử truyền giáo về Dòng Tên ở Đàng Trong...


Sau khi đến Đàng Trong năm 1615, Dòng Tên đã lập những cộng đoàn nào? Vài nét sử lược về sứ mạng và hoa trái của các cộng đoàn đầu tiên Dòng Tên? Những tín hữu nhiệt thành thời kỳ này phải kể đến là ai? Trong đoạn video chúng ta cùng tìm câu trả lời cho những vấn đề này...


Cha Đắc Lộ là ai? Ngài đã đến truyền giáo ở Đàng Trong Việt Nam từ khi nào? Đâu là hoa trái của công cuộc truyền giáo này. Trong đoạn video tuần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về công cuộc truyền giáo của cha Đắc Lộ ở Đàng Trong từ năm (1640 -- 1645).


Các tu sĩ Dòng Tên đầu tiên đặt chân đến Đàng Ngoài khi nào? Các ngài đã bắt đầu sứ mạng truyền giáo ở Đàng Ngoài như thế nào? Ngôi nhà thờ đầu tiên ở Đàng Ngoài ra đời ở đâu? Hội thầy giảng ở Đàng Ngoài ra đời khi nào? Đâu là những khó khăn các ngài gặp phải trong thời gian này? Trong đoạn video hôm nay, chúng ta cùng giúp nhau tìm hiểu về lược sử quá trình truyền giáo của Dòng Tên ở Đàng Ngoài.


Các thừa sai Dòng Tên trở lại Đàng Ngoài khi nào? Nhân chứng tử đạo đầu tiên ở Đàng Ngoài là ai? Đâu là những hoa trái mà các thừa sai Dòng Tên gặt hái được ở Đàng Ngoài? Nguyên nhân nào khiến số giáo dân Đàng Ngoài phát triển vượt bậc so với Đàng Trong? Đoạn video thứ 8 này sẽ cho chúng ta những câu trả lời trên.


Vào thế kỷ XVII, các thừa sai có cảm nhận gì khi tiếp xúc với Tiếng Việt? Động lực nào khiến các nhà truyền giáo sáng tạo ra thứ chữ mới? Việc sáng tạo thứ chữ mới diễn ra như thế nào? Những ai là người có công lớn trong việc sáng tạo thứ chữ mới này? Chữ quốc ngữ đã được phổ biến như thế nào? Trong video tìm hiểu lịch sử Giáo Hội Việt Nam thứ 9, chúng ta sẽ tìm câu trả lời cho những vấn đề vừa nêu.


Anrê Phú Yên là ai? Ngài gia nhập hội thầy giảng khi nào? Thái độ của Anrê Phú Yên khi bị bắt và bị xử tử? Thầy bị xử tử như thế nào? Thầy được phong Chân Phước khi nào và chúng ta có thể tóm kết gì về cuộc đời của thầy? Trong đoạn video này chúng ta cùng tìm hiểu lược sử của Anrê Phú Yên.


(Nguồn : Dòng tên Việt Nam)

CÙ LAO CHÀM - MỘT THỜI VANG BÓNG. NƠI CỬ HÀNH THÁNH LỄ ĐẦU TIÊN TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM MÙA HÈ 1555





CÙ LAO CHÀM - MT THI VANG BÓNG.

NƠI C HÀNH THÁNH L ĐU TIÊN

TRÊN ĐT NƯỚC VIT NAM MÙA HÈ 1555.



Từ khi khám phá ra quy luật Châu Á gió mùa, sự vận hành của các vì sao, la bàn, kinh tuyến, vĩ tuyến, và cách điều khiển các cánh buồm, ngành hàng hải đã phát triển nhanh chóng.  Các thuyền buồm bắt đầu rời bến cảng để đi xa hơn, lâu hơn.  Các thủy thủ khám phá những vùng đất mới; họ gặp gở, trao đổi thông tin kinh nghiệm với những người khác màu da, tập quán, ngôn ngữ và cứ thế, một con đường hải hành xuyên suốt từ Vịnh Péc Xích đến Nhật Bản đã được thành hình.  Ngày nay, lộ trình nầy được gọi là Con đường Tơ lụa trên biển, song song với con đường tơ lụa trên đất, nối liền Âu Châu với Á Châu.  Qua chuyện Ngàn lẻ một đêm, nàng Scheherazade kể lại những truyền thuyết nữa hư nữa thật, có lẻ bắt nguồn từ chuyện kể của những thủy thủ gan dạ phiêu lưu trên các vùng biển Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương ngày nay.  Thuyền của họ vượt qua eo biển Malacca, tiến vào vùng Á Đông xa xôi, mãi tận đến Đế quốc vĩ đại Trung Quốc, hoặc Đất nước Thái Dương thần nữ, hay phiêu bạt trên các hòn đảo vùng Indonesia và Philipppin.  Ngược lại các thủy thủ Trung Hoa xuôi về miền Nam cũng mang lại những truyện kể kỳ thú về những vùng đất lạ, những đảo Bồng Lai, những con vật kỳ dị như con vật có cặp ngà to lớn, con vật dữ tợn có bờm nhe nanh…phải chăng là con LEO ( tiếng La Tinh) tức lion, sư tử mà họ đã gặp thấy ở vùng đất phía Nam. Trở về nhà họ mô tả lại con vật đó để rồi các nghệ sĩ tưởng tượng “thêm mắm giặm muối” thành con LÂN huyền thoại.  Qua các chuyến đi, họ cũng mang về bao của ngon vật lạ, nào là những viên ngọc to lớn nhiều màu sắc, nào là hạt trai, san hô, vàng bạc; thêm vào đó trầm hương, kỳ nam, gỗ quý; nào là hạt tiêu, quế, sừng tê giác, yến sào, tơ lụa, sơn mài… Nơi nào kinh doanh hái ra tiền là có chết người ta cũng chẳng ngại.  Mãi đến nay…tiền vẵn là “ Tiên là Phật” mà!
Cứ thế dần dần, các thuyền trưởng nắm vững các lộ trình, hướng đi, bến cảng, thời gian xuất hành, những vùng biển nguy hiểm…Họ có những hoa tiêu ( pilote), hướng lộ chuyên môn, kinh nghiệm giúp đở, kèm theo đó là những dụng cụ hiện đại như la bàn, sau đó là các máy móc đo kinh tuyến, vĩ tuyến, đồng hồ cát v.v.  Suốt thời Trung Cổ, cuộc giao thương từ Vùng Vịnh Á rập sang Trung Quốc rất nhộn nhịp.  Các vương quốc nhỏ cũng tham gia tích cực vào công việc biển khơi nầy.  Thủy thủ các tiểu vương quốc Ấn Độ, Mã Lai, Champa, Xiam, Giao Chỉ … tỏ ra không kém bản lỉnh.
Cho đến khi “ hơi đồng…tiền” bay sang tận Âu Châu, người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, vào thế kỷ 15 đã là những cường quốc hàng hải, quyết tâm tìm đường giao thương sang Châu Á.  Họ là những người mở rộng “ tầm nhìn thế giới” từ lúc Christophe Colomb ( Kha Luân Bố) tìm ra Mỹ Châu mà cứ tưởng đến Ấn Độ thuộc Á Châu.  Khi Vasco de Gama vượt Mũi Bảo tố ( cap des Tempêtes) mà ngày nay là Cape Hope ( Mũi Hảo Vọng) tiến về Ấn Độ Dương năm 1498.  Lúc Magellan vòng quanh địa cầu bằng thuyền buồm đến Philippin vào năm 1519-21 thì “ thương trường là chiến trường” càng trở nên sôi động với bao cuộc chiến tranh, dành đất, dành thị trường, chế độ thực dân, chế độ nô lệ, hủy diệt văn hóa bản địa…càng trở nên khốc liệt.
Người Bồ Đào Nha tiếp thu kinh nghiệm hải hành của người A rập, Ấn Độ và Trung Hoa…tiến xa về phía Đông, vùng đất mà Đức Giáo Hoàng Alexandre thứ 6.  đã chia phần cho họ và nước Tây Ban Nha qua Hòa ước.  Tordesillas 1493.
Đến năm 1513 , thuyền buồm của họ đã đến Trung Quốc và sau đó tới Nhật Bản.

http://antontruongthang.files.wordpress.com/2011/04/copy-of-img_9157.jpg?w=336&h=448












http://antontruongthang.files.wordpress.com/2011/04/copy-of-img_9159.jpg?w=336&h=448
MỘT VÀI BẢN ĐỒ THẾ KỶ 16.