Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

CHA PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN DO (1823-1872) NGƯỜI TIÊN PHONG MỞ ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO TÂY NGUYÊN



Kontumquehuongtoi xin trân trọng giới thiệu bài viết về Cha Do của Lm Gioan Võ Đình Đệ, Gp. Qui Nhơn. với những chi tiết nghiên cứu từ sử liệu về con đường truyền giáo xưa từ Bình Định lên Kontum. Thiết nghĩ đây là một trong những tài liệu quí góp phần bổ túc làm phong phú thêm về "Con người tiên phong mở đường truyền giáo Tây Nguyên", cũng như công cuộc mở đạo Tây Nguyên. Chúng tôi cũng đang cố gắng tìm hiểu các nguồn tài liệu và ước mong các nhà sử học, những người yêu mến sử học công giáo, nhất là ở Qui Nhơn-Bình Định-Kontum-Hội Thừa sai Hải Ngoại Paris (Chủng viện Pi-năng xưa.v.v.) ai có thể tìm được tấm ảnh chân dung của Cha Do, xem mặt mũi thật của ngài như thế nào...Cũng đã tiếp cận nhiều nguồn sử liệu rất thú vị về đề tài này, tuy nhiên hiện vẫn chưa thể đi đến chung cuộc. Mong thay!



Tượng kỷ niệm Cha Do tại khuôn viên nhà thờ Tân Hương (Kontum)
 
 
 
CHA PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN DO (1823-1872)
NGƯỜI TIÊN PHONG 
MỞ ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO TÂY NGUYÊN


Cha Dourisboure Ân, vị thừa sai lỗi lạc đã từng 35 năm vượt qua mọi thứ hiểm nguy trên miền truyền giáo Tây Nguyên, nói về người đã chung lưng đấu cật với mình trong việc truyền giáo: “Trong các Đấng chung tình cùng tôi mà mở đạo cho người dân tộc, thì có cha Do rất là đáng mến, đáng khen hơn hết. Người rất đại độ quảng tâm: phải khốn khó chẳng nao, được an vui không chuộng, hằng khiêm tốn an hoà, lúc đau ốm cũng chẳng hề năn nỉ”.[1]

I. ĐỨC CHA CUÊNOT THỂ VỚI VIỆC TRUYỀN GIÁO Ở TÂY NGUYÊN

Đức Cha Cuénot luôn luôn quan tâm đến việc truyền giáo. Trong đó truyền giáo Tây Nguyên là ‘nốt nhạc chủ âm’ trong bài ‘trường ca truyền giáo’ của Đức cha Cuénot.
Đức cha Cuénot đã kiên trì chỉ đạo, thúc đẩy, tổ chức mọi cách để Tin Mừng được đem đến cho các dân tộc thiểu số sinh sống ở Tây Nguyên. Năm 1838, Đức cha đã sai ông Ninh ở Quảng Ngãi ra Cam Lộ [2] tìm đường lên Tây Nguyên, và ông Quờn ở Mằng Lăng, Phú Yên do thám tìm đường lên Tây Nguyên theo ngả Phú Yên, nhưng không thành.
Tháng 02 năm 1842, được lệnh Đức cha Cuênot, cha Miche, cha Duclos, ông Quờn, ông Thiêu, ông Ngãi cùng với 11 người khác từ Phú Yên lên đường đến Tây Nguyên nhưng đã bị bắt. [3]
Sau nhiều lần thất bại nhưng không nản, Đức cha muốn tìm đường lên Tây Nguyên qua ngỏ An Sơn (An Khê). Lúc bấy giờ An Sơn là biên giới và cũng là trung tâm buôn bán giữa người Kinh và người Thượng.
Thầy Do vừa từ Chủng viện Pinăng trở về, Đức cha giao cho thầy nhiệm vụ tìm một con đường để đi truyền giáo cho các bộ lạc thượng ở Tây Nguyên qua ngả An Sơn.[4]

II. THẦY PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN DO

Thầy Do được sinh ra, lớn lên trong một gia đình, một họ đạo, một môi trường  huấn luyện thích hợp cho công cuộc truyền giáo Tây Nguyên. Chúng ta thử tìm hiểu môi trường đã hun đúc nên con người cho công việc nầy.

A. GIA ĐÌNH VÀ HỌ ĐẠO

 Tại nghĩa trang các cha Kon Tum, trên mộ của cha Do có ghi “Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Do”. Ngoài ra trong những sử liệu đã được tìm thấy, danh tánh của thầy còn được ghi: Thầy Sáu Do, Cha Do, Cha Lành, hoặc Thầy An.
Thầy Do sinh năm 1823 tại họ Đồng Hâu,[5] nay thuộc giáo xứ Gia Chiểu. Họ Đồng Hâu đã được các thừa sai Dòng Phanxicô đến loan báo Tin Mừng từ đầu thế kỷ 18. Đồng Hâu được các cha Dòng Phanxicô dẫn dắt theo tinh thần khó nghèo, hy sinh cùng với khí thiêng núi rừng hùng vĩ của nhánh núi Kim Sơn thuộc dãy Trường Sơn, và sự trái ngược phong thủy thường xuyên của các nhánh nguồn của sông Lại Giang giữa hai mùa mưa nắng, như đã rèn cho người dân trong vùng tính bền bỉ, điềm tĩnh trước những thử thách của cuộc đời:
Đã cam tháng đợi năm chờ,
Duyên em đục chịu, trong nhờ, quản bao.
Cảnh thiên nhiên ấy cùng với ơn Thánh Thần đã hun đúc tinh thần đức tin của các tín hữu trong vùng, trong đó có cậu Phanxicô Xaviê Nguyễn Do. Chính trong môi trường ấy, nhà ông Nhơn tại Đông Hâu là nơi Đức cha Cuênot ẩn trú gần một năm trước khi vào Gò Thị. Trong thời gian ẩn trú tại đây Đức cha đã truyền chức linh mục cho cha Nhàn.[6]

B. CHỦNG VIỆN PINĂNG

Chủng viện Thánh Giuse được đặt tại Pinăng (Mã Lai), là nơi đào tạo linh mục bản địa của vùng truyền giáo Đông Á theo linh đạo của Huấn Thị Gởi Các Thừa Sai, một kết quả quan trọng của Công đồng Juthia năm 1664. Trong đó, Huấn Thị chỉ dẫn cho nhà truyền giáo cách sống đời tu đức, cách giảng đạo và cách tổ chức giáo hội địa phương. Thầy Do đã dùi mài kinh sử ở Pinăng 9 năm: 7 năm học và 2 năm phụ giáo

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

THÁNH LỄ MỪNG BỔN MẠNG VÀ KHẤN DÒNG HỘI DÒNG ẢNH PHÉP LẠ KON TUM 26.11.2016


Thánh lễ mừng bổn mạng và khấn dòng của Hội Dòng Ảnh Phép lạ Kontum vào sáng 26.11.2016, do Đức cha Aloysiô, Gm Gp Kontum chủ tế, cùng với Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung và một số linh mục Gp Kontum, tại khuôn viên phía trong Nhà Dòng.
Tối hôm trước, 25.11.2016, có đêm văn nghệ mừng lễ.
Mời xem video và một số hình ảnh sau đây: (Video và ảnh: Mai Tự Cường).

I/ ĐÊM VĂN NGHỆ MỪNG BỔN MẠNG & KHẤN DÒNG HỘI DÒNG ẢNH PHÉP LẠ, KONTUM:



II/ THÁNH LỄ:




III/ MỘT SỐ HÌNH ẢNH:



____________________________

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Giáo xứ An Mỹ mừng kỷ niệm 100 năm đón nhận Hạt giống Tin Mừng (1916-2016)



gx-an-my-100-nam
GIÁO XỨ AN MỸ MỪNG KỶ NIỆM 100 NĂM ĐÓN NHẬN HẠT GIỐNG TIN MỪNG 
LỄ GIÊSU KITÔ VUA – BỔN MẠNG GIÁO XỨ 
GIÁO HẠT PLEIKU BẾ MẠC NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT 
TẠI GIÁO XỨ AN MỸ
Vào những ngày 19 và 20 tháng 11 năm 2016 vừa qua, tại Giáo xứ An Mỹ, Giáo phận Kontum, nơi mà anh em Tỉnh Dòng Ngôi Lời Việt Nam đang coi sóc và mục vụ truyền giáo đã diễn ra sự kiện trọng đại ba trong một: Kỷ niệm 100 năm Giáo xứ An Mỹ được đón nhận Hạt giống Tin mừng, mừng Lễ Đức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ – Bổn mạng Giáo xứ, và cũng là dịp Giáo hạt Pleiku Bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót được tổ chức tại nơi đây.
Quả là một sự kiện có thể nói rằng, khá hoành tráng và nổi bật bởi nó được bắt đầu từ những sự chuẩn bị rất chu đáo không chỉ riêng cha xứ Phêrô Nguyễn Tương Lai,SVD , thầy phó tế F.X Trần Thiện Trí,SVD , các tu sĩ và anh chị em giáo dân Giáo xứ An Mỹ, mà còn được kết hợp, cộng tác từ những Giáo xứ trong Giáo hạt Pleiku.
Trong đêm thứ bảy, ngày 19/11/2016, vào lúc 19h, sự kiện được bắt đầu với Chương trình Diễn nguyện bao gồm nhiều tiết mục Thánh ca và những hoạt cảnh diễn lại lịch sử buổi ban đầu khi Giáo xứ An Mỹ được đón nhận Hạt giống Tin mừng. Với sự phối hợp thành công từ âm thanh, ánh sáng, biên đạo sân khấu, cơ cấu tổ chức,… và nhất là các tiết mục hoạt cảnh dường như đã giúp cho người xem cảm nhận mình là “người đương thời” của những ngày đầu lịch sử ấy.
Và bầu khí của những ngày kỷ niệm này càng trở nên ấm cúng hơn, linh thiêng hơn khi bà con giáo dân Giáo xứ An Mỹ và giáo dân Hạt Pleiku cùng với Đức Giám mục Giáo phận, cha Tổng Đại diện, cha Hạt trưởng Hạt Pleiku, quý cha, quý tu sĩ Giáo phận Kontum, và cùng với quý cha thuộc Tỉnh Dòng Ngôi Lời Việt Nam hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn vào sáng ngày 20/11/2016.
Nguyện xin Tình yêu Đức Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ, Vua Tình Yêu luôn đồng hành và mãi chúc phúc cho quý Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và cộng đoàn Dân Chúa nơi mảnh đất truyền giáo tuyệt vời này.
Ban Truyền Thông Tỉnh Dòng Ngôi Lời Việt Nam
an-my-new

gx-an-my-100-nam-1

gx-an-my-100-nam-5

THÁNH LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ GIÁO XỨ TIÊN SƠN (GIA LAI) 24.11.2016


Hôm nay ngày 24.11.2016, lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo xứ Tiên Sơn (hạt Pleiku, Gp Kontum) đã tổ chức lễ khánh thành Ngôi Thánh Đường mới. Thánh lễ do Đức cha Aloysiô Giám mục Gp Kontum chủ tế, khoảng 40 linh mục đồng tế, và đông đảo bà con giáo dân gx Tiên Sơn, các giáo xứ bạn, các ân thân nhân của giáo xứ...
Nhân dịp này giáo xứ cũng mừng tạ ơn 107 năm thành lập giáo xứ (1909-2016), và rước thánh tích xương của Thánh Anrê Kim Thông, tử đạo.
TẠ ƠN CHÚA! ALLÊLUIA!






MỜI XEM VIDEO (Nguồn video: Sang Minh) :


SAU ĐÂY MỜI XEM MỘT VÀI HÌNH ẢNH THÁNH LỄ KHÁNH THÀNH 
NHÀ THỜ TIÊN SƠN NGÀY 24/11/2016
(Ảnh: Thúy Nguyễn)



Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

BẢNG PHÂN CÔNG PHỤC VỤ LỄ MẸ MĂNG ĐEN NGÀY 8,9.12.2016

   


  1. Phụng vụ thánh lễ: GX Tân Hương     (Cha Hiệu: 0905.410.379)
  2. Căn tin: GX Phương Nghĩa (Cha Huyên 0973.383.622)
  3. Ca đoàn: GX Chánh Tòa      (Cha Truyền 0905.011.236)
  4. Cồng chiêng, xoang: GX Chánh Tòa   (Cha Truyền 0905.011.236)
  5. Y tế:                     Caritas Kontum        (Cha Việt 0982.080.275)
  6. Lễ đài: Cha Thịnh 0935 219 114 + Nhóm anh Lợi.
  7. Âm thanh: Cha Thịnh + Cty Việt Quang Sài gòn
  8. Ánh sáng: Cha Thịnh+ Nhóm anh Lợi.
  9. Khu vực vệ sinh: Thịnh + Gx Đăk Tân (C. Hảo 0986.354.180).
  10. Màn hình truyền thông: Ban Truyền Thông (C. Sơn 0905.219.530)
  11. Trật tự 8+9.12: Thiếu Nhi TT (C. Công CSsR 656.860)
  12. Phụ trách khu vực Đài Đức Mẹ: Nhà Bok Do +
    (c.Thượng 0914.093.680
  13. Sắp xếp, giữ xe gắn máy 8+9.12: GH Kontum (C. Hiệu)
  14. Sắp xếp, giữ xe ôtô 8+9.12: GH Pleiku 
    (C. Đaminh Vinh  577.279)
  15. Xe trung chuyển từ phi trường: GH Pleiku 
                                                       (C. Thượng + các Thầy mục vụ)
  16. Vệ sinh chung: GHọ Yalôp– Chưsê + tình nguyện viên
                                                        (Thầy Nhật 0907.891.220)
  17. Cãu dâng cúng:    GX Tân Phát +  (Sr Thúy MTG QN  633.844)
  18. BT Hòa Giải:    Cha Hiệu  (các tòa giải tội: Cha Hiệu)
* LƯU Ý:
  1. Lễ chiều 8.12 tại Đài Đức Mẹ (tiếng Kinh): 
    Cha Công CSsR và TNTT phụ trách
  2. Các đội kèn, trống: Xin đăng ký và tự túc. 
                            (đăng ký nơi C. Đông).
  3. Sinh hoạt tối ngày 8.12: Cha Công CSsR và TNTT
  1. Sáng ngày 9.12:
+  Tại Đài Đức Mẹ: Viếng Đức Mẹ, lần hạt: Chủng sinh nhà 
     Bok Do phụ trách (giữ bầu khí yên lặng).
+ Tại Lễ Đài: Các sinh hoạt văn hóa tôn vinh Mẹ: Cồng chiêng, trống kèn.
          (Cha Số SDB: 0937.662.376).
+ 8g30 tại Lễ Đài: Lần hạt Mân Côi trọng thể. Có suy niệm về Đức Mẹ Vô Nhiễm.
          (Cha Mạnh Op 995.513).
+ 11g00 tại Đài Đức Mẹ: Lần hạt Mân Côi (Cha Đông). 
                Được tiếp tục viếng Đức Mẹ.
  1. Hướng dẫn đến địa điểm cho rước lễ: TNTT
  2. Xin quý cha nhắc nhở giáo dân cảnh giác kẻ gian, nhất là lúc rước lễ.
                                                TM Ban Tổ Chức
                        Linh mục TĐD Phêrô Nguyễn Vân Đông
GPKONTUM (22/11/2016) KONTUM
Nguồn tin: giaophankontum.com

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Mừng lễ Chúa Kitô Vua, bổn mạng Hiệp đoàn TNTT Kontum; Bổn mạng Thiếu Nhi gx Tân Hương và Xứ đoàn Tân Hương 19-20.11.2016


Mừng lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, bổn mạng Hiệp đoàn TNTT Kontum, Hiệp đoàn đã tổ chức qui tụ các Xứ đoàn trong miền về dự lễ bổn mạng, đồng thời cũng là dịp để các em thiếu nhi gặp gỡ, giao lưu học hỏi và vui chơi. Địa điểm: Giáo xứ Tân Hương, Kontum. Thời gian: từ 14g00 ngày 19.11 đến 13g00 ngày 20.11.2016. Thành phần tham dự: các Huynh trưởng và đại diện đoàn sinh các xứ đoàn. Nội dung gồm: Chiều 19.11: Cắm trại, đố vui Kinh Thánh, lửa trại và cao điểm buổi tối Chầu Thánh Thể lúc 20g30-21g00. Sau đó nghỉ đêm.
Sáng hôm sau 20.11: Thánh lễ mừng kính Chúa Kitô Vua lúc 8g00 do cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, tuyên úy TNTT miền Kontum chủ sự. Từ 9g00 đến 11g00 sinh hoạt chung. Sau cơm trưa: nhổ Trại và dọn vệ sinh chung.
Đã có 10 Xứ đoàn về tham dự Trại với gần 300 huynh trưởng và đoàn sinh.


Nhân dịp này cũng là lễ bổn mạng của Thiếu Nhi gx Tân Hương - Xứ đoàn Tân Hương, 
Ngoài số 20 huynh trưởng và 25 đoàn sinh đại diện theo chương trình của Hiệp đoàn, tất cả gần 400 thiếu nhi của giáo xứ đã tham dự thánh lễ sốt sắng và được các GLV tổ chức sinh hoạt theo khối lớp. Sau đó tất cả chung chia với nhau bữa cơm trưa thân tình và ấm lòng.

Xin giới thiệu những hình ảnh sinh hoạt và Thánh lễ . (Ảnh: Lê Minh Sơn) :

Đoàn sinh xứ đoàn Phương Nghĩa đến tham dự Trại

Cổng chào và khu vực Cắm Trại




Thánh lễ Kitô Vua tại nhà thờ Tân Hương

Thiếu nhi gx Tân Hương sinh hoạt

MỜI XEM THÊM NHỮNG HÌNH ẢNH TẠI LINK DƯỚI ĐÂY:

_________________________________

XIN MỜI XEM CÁC VIDEO: (Nguồn Video: Mai Tự Cường)




___________________________

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

GP. KONTUM: Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Cố Linh Mục André Rannou (Rạng), MEP.


Vào lúc 5g00 sáng thứ Sáu ngày 18.11.2016, tại Nhà thờ Chính tòa Kontum, Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Gp Kontum đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho cố linh mục André Rannou (Cố Rạng), vừa qua đời tại Pháp. Cùng đồng tế có cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Vân Đông, một số cha thuộc giáo phận Kontum.
Trước khi bước vào thánh lễ, cha Pierre Tis đã lược lại đôi dòng tiểu sử của cha cố André Rannou (bằng tiếng Bahnar).
Đầu lễ và trong bài giảng, Đức cha Aloisiô cũng đã gợi lại cha cố Rannou từng là vị thừa sai hăng say nhiệt thành phục vụ giáo phận Kontum. Ngài là cố vấn của cố Giám mục Paul Seitz (Kim), cánh tay phải của Đức cha Seitz chăm lo cho anh chị em dân tộc. Một trong những công trình ngài còn lưu lại cho giáo phận là cuốn sách phụng vụ "Hlabar Khop" (Khop Xoi Hat: sách nghi thức thánh lễ, kinh, thánh ca bằng tiếng Bahnar; cũng có ít bài tiếng La tinh và Pháp), mà bút tích của ngài còn lưu lại ở phần cuối cuốn sách.
Nhớ ơn ngài, hôm nay Gp Kontum cầu nguyện xin Chúa thương đưa ngài sớm hợp đoàn cùng các thánh trên Thiên Đàng.

VÀI DÒNG TIỂU SỬ

 Lm André Rannou
(1926-2016)
Cha André RANNOU sinh ngày 18 tháng 08 năm 1926 tại Landrévaizec (Finistère).
Vào chủng viên thừa sai MEP,
Thụ phong linh mục ngày 29 tháng 06 năm 1951.
Ngài lên đường đến miền truyền giáo Kontum, trước hết học tiếng Việt, và tiếng Bahnar, sau đó trông coi giáo xứ Kon Jơdreh.
Năm 1961, ngài chuyên chăm phục vụ ơn kêu gọi, sau đó vào năm 1966 ngài trở lại Kontum phụ trách vùng Mang Yang. Ngài cũng trông nom việc dịch thuật Kinh Thánh tiếng Bahnar.
Năm 1975 bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Năm 1977 Ngài phụ trách trụ sở Cité Saint-Pierre (Lourdres); đại diện cho những cộng đoàn tín hữu người di dân.
Năm 1980 -1984 ngài là cha sở Carqueiranne (Var);
Bề trên nhà Lauris vào năm 1989;
Chánh xứ Garges-les-Gonesses từ năm 1993 đến 1997
Bề trên nhà Montbeton từ năm 1997 đến 2000 và ngài nghỉ dưỡng nơi này vào năm 2003.
Ngài qua đời tối ngày 12.11.2016, tại Montbeton.
(Nguồn tiểu sử: giaophankontum.com)

Video Thánh Lễ (Nguồn: giaophankontum.com) :



VÀI HÌNH ẢNH KỶ NIỆM

Cha Rannou lúc trẻ


Cha Bonnet (Quý) và cha Rannou (Rạng)

 Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên, cha Beysselance (Lành), 
cha Faugere (Cao) và cha Rannou (Rạng) [đều đã qua đời].

  

Cha Rannou tại Nhà hưu dưỡng Monbeton, Pháp năm 2014.


*Bút tích và lời nhắn nhủ của cha Rannou trong sách HLABAR KHOP xuất bản năm1973:

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

THÁNH LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ XÂY DỰNG NHÀ THỜ ĐĂK TÂN (GP. KONTUM) NGÀY 16/11/2016.


Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Thờ Đăk Tân, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum - Linh mục Phaolô Tống Phước Hảo phụ trách - đã được cử hành vào lúc 9g30 Thứ Tư ngày 16 tháng 11 năm 2016, do Đức cha Aloisiô, Giám mục Gp Kontum chủ sự. 


Thiệp mời tham dự Thánh lễ

VIDEO THÁNH LỄ TẠ ƠN ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN
(Video: Mai Tự Cường)
PHẦN 1


PHẦN 2



MỘT VÀI HÌNH ẢNH THÁNH LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ
XÂY DỰNG NHÀ THỜ ĐĂK TÂN:
(Ảnh: Mai Tự Cường)











Mời xem tiếp hình ảnh theo link dưới đây:


__________________________________________

Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội Lần Thứ XIV Tại Giáo Phận Vinh 16-17/11/2016





Tường thuật trực tiếp
Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội
lần thứ XIV tại Quảng trường TGM Xã Đoài,
giáo phận Vinh
ngày 16-17/11/2016

* 14h30' ngày 16/11: Khai mạc Đại hội
* 18h30' ngày 16/11: Chương trình Nghệ thuật - Diễn nguyện
* 7h00' ngày 17/11: Các Giám mục gặp gỡ Giới trẻ
* 8h30' ngày 17/11: Thánh lễ Cao điểm



CHƯƠNG TRÌNH TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP
ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ GIÁO TỈNH HÀ NỘI
LẦN THỨ XIV
Từ 16-17/11/2016
Tại Quảng trường TGM Xã Đoài, Giáo phận Vinh:
- 14h30' ngày 16/11: Khai mạc Đại hội
- 18h30' ngày 16/11: Chương trình Nghệ thuật - Diễn nguyện
- 7h00' ngày 17/11: Các Giám mục gặp gỡ Giới trẻ
- 8h30' ngày 17/11: Thánh lễ Cao điểm 

\\

Nguồn: http://giaophanvinh.net/

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

GP. KONTUM: THÁNH LỄ BẾ MẠC NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT VÀ MỪNG KÍNH THÁNH TỔ STÊPHANÔ CUENOT THỂ 14.11.2016


Thứ Hai ngày 14/11/2016, lúc 5h 30' tại Nhà thờ Chính tòa Kontum, thánh lễ đồng tế do Đức Cha Aloysiô Nguyễn Hùng Vị, Gm Gp Kontum chủ sự:
- BẾ MẠC NĂM THÁNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT;
- KÍNH TRONG THỂ THÁNH STÊPHANÔ CUÉNOT THỂ-Giám mục Đông Đàng Trong, Tử đạo, Đấng Khai Sáng Miền Truyền Giáo Tây Nguyên, Thánh Tổ Gp Kontum;
- NGÀY GIÁO PHU. 
-Nhân dịp này Giáo phận mừng đại thọ Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung, nguyên Gm  Gp Kontum tròn 90 tuổi (1926-2016), 35 năm giám mục.
Và cũng không quên hôm nay là ngày kỷ niệm 8 năm Thụ Phong Linh Mục (14/11/2008-2016) của các Cha:
- Phêrô Trần Quốc Hải - Phêrô Nguyễn Văn Hiền - Giuse Hà Văn Hường - Micae Nguyễn Tuấn Huy - GB Hồ Quang Huyên - Antôn Vũ Đình Long - Giuse Nguyễn Hữu Phú OP - Tađêô Nguyễn Ái Quốc - Giuse Nguyễn Duy Tài - Phêrô Ngô Đức Trinh - Gioan Nguyễn Quốc Vũ và Đaminh Trần Văn Vũ.
TẠ ƠN CHÚA!!!
BƠNÊ KƠ BĂ YANG!!!







MỜI XEM TIẾP HÌNH ẢNH THEO LINK DƯỚI ĐÂY
(Nguồn ảnh: Dinh Dũng Kontum) :


____________________________________________________

VIDEO
THÁNH LỄ BẾ MẠC NĂM THÁNH & MỪNG THÁNH TỔ CUÉNOT GP KON TUM 14 11 2016 P1 & P2 (Nguồn: Mai Tự Cường)





______________________________________

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

THÁNH GIÁM MỤC STÊPHANÔ THÉODORE CUÉNOT THỂ (1802-1861)


 Kết quả hình ảnh cho CUÉNOT THỂ

Đây là vị thánh đã phục vụ Giáo hội Việt nam 32 năm, trong đó 26 năm với chức vụ Giám Mục. Là Giám Mục trong thời kỳ vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức cấm đạo rất khắc nghiệt, Tòa Giám Mục của Ngài thường là chòi tranh, lẫm lúa, bụi tre, hầm tối, ghe thuyền. Vượt qua tất cả khó khăn, lòng nhiệt thành của ngài đối với các linh hồn như ngọn triều dâng, ngài đẩy mạnh công cuộc truyền giáo Tây Bắc Trung Nguyên, đào tạo Linh mục, thầy giảng, nữ tu, bồi dưỡng các thừa sai. Nguồn năng lực nuôi dưỡng lòng nhiệt thành của ngài là cầu nguyện và “tất cả nhờ thập giá”, châm ngôn Giám mục của ngài.

1. THƠ ẤU VÀ SỨ MẠNG

Stêphanô Théodore Cuénot sinh ngày 08 tháng 02 năm 1802 tại làng Bélieu, Besançon, miền Trung nước Pháp, là con đầu lòng của ông Alexandre Cuénot và bà Éléonore Risse. Vì nhà nghèo, bà con trong làng góp lúa giúp trả tiền học phí cho Cuénot. Cậu học sinh nghèo hiếu học trải qua năm cuối bậc trung học ở Ornans (1818-1819). Năm 1820, nhập học đại chủng viện ở Besançon, người mẹ nghèo khổ phải bán chiếc áo cưới đầy ắp kỷ niệm để sắm cho con đầu lòng một chút tư trang.

Thụ phong linh mục ngày 24.09.1825. Cha Cuénot làm việc tại nhà tĩnh tâm nhưng vẫn ý thức rằng đây chưa phải là ‘ơn gọi’ cuối cùng. Ngày 23.06.1827 cha Stêphanô Théodore Cuénot gia nhập Hội Thừa Sai Balê. Như dấu chỉ cho sự chọn lựa dứt khoát, trước khi lên đường truyền giáo, cha không về Bélieu thăm gia đình mà chỉ viết thư cho cha mẹ: “cha thân yêu, cha hãy cùng con thốt lên: Hoan hô Thập giá ! Hoan hô sự lầm than cùng khổ !.. Bây giờ con chỉ mới lên Paris thôi. Con cần phải học về y tế hoặc một nghề nào đó trước khi đi đến các nước truyền giáo. Con tìm cách sẽ học nghề rèn, nghề đóng xe, nghề đóng giày hoặc nghề may. Chúng ta hãy cầu nguyện để ngày ra đi của con không quá chậm trễ. Nếu cha mẹ còn muốn biết ý muốn của con, con xin tuyên bố dứt khoát, nó là thế đó”.

Thiên Chúa có cách thế của ngài không như con người dự tính. Trong thời gian 07 tháng ở Paris, chắc chắn cha Cuénot không đủ thời gian để học hết những nghề như cha đã ước mơ, hầu đem lại nhiều ích lợi cho công việc truyền giáo như cha tưởng. Thiên Chúa đã làm điều lớn hơn, sâu xa hơn điều cha Cuénot dự tính. Cha không được học nghề đầy đủ, chuyên nghiệp, nhưng cha có thời giờ để đào sâu căn tính của một thừa sai và mục đích của Hội. Hội ra đời trước hết là nhằm đào tạo một Giáo Hội và một Hàng Giáo Sĩ bản xứ bất cứ nơi nào Hội được Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin gởi đến. Khi nghe những lời chỉ dẫn của cha bề trên Langlois, người thỉnh sinh thừa sai mới khám phá ra phương hướng của Hội: “Lý do chính khiến Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin gởi anh em đến trong miền truyền giáo, là để anh em đảm đương việc giáo dục giới trẻ, giúp họ có khả năng tiến tới chức linh mục, bằng mọi phương tiện và mọi phương pháp”.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

ĐÔI NÉT LỊCH SỬ GIÁO XỨ AN MỸ (Giáo Hạt Pleiku, Gp. Kontum)



Thiệp mời của giáo xứ An Mỹ
(Nguồn: giaophankontum.com)


Trên trục quốc lộ 19 từ Pleiku đi Qui Nhơn, cách thành phố Pleiku 12 km, đó là địa hạt giáo xứ An Mỹ, thuộc xã An Phú, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Dưới sự yêu thương quan phòng của Thiên Chúa, giáo xứ An Mỹ đã trải qua biết bao thăng trầm, luôn cố gắng vươn lên để có được như ngày hôm nay.
          Nhân mừng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ - bổn mạng của giáo xứ, và tạ ơn hồng ân lãnh nhận đức tin, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét lịch sử của giáo xứ An Mỹ, để cùng nhau cảm tạ Chúa vì bao ơn lành Chúa đã ban, và cũng để biết ơn bao lớp tiền nhân: linh mục, tu sĩ, giáo dân…đã góp công góp sức để xây dựng giáo xứ này.
Mời đọc tiếp hoặc download file PDF tại link dưới đây:

Phêrô Lê Minh Sơn
10/11/2016

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

TỬ ĐẠO TẠI TRUÔNG DỐC (NHÀ ĐÁ)



Tử đạo ngày nay vẫn tiếp diễn. Trên đất nước Việt Nam, đâu đó vẫn còn những thảm cảnh cấm cản sinh hoạt tôn giáo, o ép, dùng thủ đoạn để tra tấn giáo dân, đánh đập dã man linh mục đang thi hành mục vụ.v.v.
Xin trân trọng giới thiệu quí vị bạn đọc, bài viết dưới đây của cha P. Ban, linh mục giáo phận Kon Tum (gốc giáo xứ Truông Dốc, Nhà Đá, Qui Nhơn).
Bài viết chân thực và quá rùng rợn! Ngày xưa, Kon Tum thuộc Giáo phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn).
------------------------

TỬ ĐẠO TẠI TRUÔNG DỐC (NHÀ ĐÁ)
Ấy là những tấn kịch ở Truông Dốc hồi năm Ất Dậu. Thật thảm thương vô hồi.

 M t đo ti Nhà Đá

Trích báo "Li Thăm"
Đa phn Qui Nhơn
15-22 Avril 1943

           Tôi thy "Li Thăm" thut li hi gic Văn Thân năm t Du, ch này ch kia, nên tôi cũng xin thut li chuyn Văn Thân trong đa phn Truông Dc (Nhà Đá) hy cho chư v nhàn lãm: tht là mt tm kch thm thiết.
           Hy cha s Truông Dc là c Lu (P. Hamon) mi lp các s phía trên như Cây Ri, Hip Luôn … có Thy Năm Thoàn (Cha Thoàn sau này) giúp ngài, đang dy ti Cây Ri. Khi có tin đng gic Văn Thân đã giết các cha và bn đ Qung Ngãi, thì c s chy giy lên Cây Ri cho Thy Năm hay và biu thy rao truyn cho các h phía trên phi t tu v s chính Truông Dc cho mau, hu tính liu cách nào. Còn phía dưới c cũng sc cho các h như Sui N, Mương L, Bình Sơn … hết thy cũng phi tu v s chính.
           Ai ny nghe tin như sét đánh, v nào chng ny, con tay bng tay dt, lt đt tun đến Nhà Đá.
           By trúng ngày rm tháng By ta năm 1885, li chng 3 gi chiu có ông tha bi tnh ra, vô thng nhà c. C rước vô, ông vô ngay bàn gia, ngi ngang vi c, tay v vai c mà nói rng: ny c, tu hi giáo dân chi đông đo kh s vy,  Qung ngãi có chn rn thit, có mt c và ít giáo dân b giết, song tnh phái tôi ra dp yên, không chuyn gì. C hãy bo giáo dân tn v làm ăn không s chi. Nói ri tut ra cách hăng hái, có nhiu quân lính theo hu.