Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Cáo Phó : Nữ Tu MARIE NOËLLE KHIN qua đời




NỮ TU MARIE NOËLLE KHIN
(1942-2016)
____________

Văn Phòng TGM xin kính báo:
“TA LÀ SỰ SỐNG LẠI VÀ LÀ SỰ SỐNG”
CÁO PHÓ
Trong niềm tín thác vào sự Phục Sinh của Đức Kitô,
Giáo Phận Kon Tum
Hội Dòng Ảnh Phép Lạ Kon Tum
và gia đình
Trân trọng báo tin:
NỮ TU MARIE NOËLLE KHIN
Sinh ngày 25 tháng 12 năm 1942, tại Kontum Kơnâm, Kon Tum
Địa chỉ: 14 Nguyễn Huệ, Tp. Kon Tum, Tỉnh Kon Tum
Đã được Chúa gọi về lúc 14h30, ngày 29.08.2016
Hưởng thọ 74 tuổi
và 53 năm Khấn Dòng
Lễ nhập quan:19g00 thứ ba, ngày 30.08.2016
Lễ di quan: 8g15 ngày 31.08.2016
Thánh lễ An Táng lúc 9h00 sáng thứ Tư, ngày 31.08.2016
do Đức Cha Aloisiô, Giám Mục Giáo Phận Kon Tum chủ tế
tại Nhà Thờ Chính Tòa Kon Tum
An táng tại Đất Thánh Giáo Phận (trong nghĩa trang Tp Kon Tum)
Xin hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Yă MARIE NOËLLE  
sớm được hưởng tôn nhan Chúa.
VPTGM kính báo
GPKONTUM (29/08/2016) KONTUM
Nguồn: giaophankontum.com
____________________

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

THÁNH LỄ TẠ ƠN HỒNG ÂN VĨNH KHẤN CỦA NỮ TU MAĐALÊNA HOÀNG LAN TẠI KON TUM 25.8.2016


Tại Nhà thờ Tân Hương, giáo phận Kontum vào lúc 9g30 ngày 25.8.2016




Video : Mai Tự Cường, gx Tân Hương

*Mời xem thêm:


Lê Minh Sơn

Lễ Trao Giải HOA NÚI RỪNG II



Mời xem VIDEO CLIP
LỄ TRAO GIẢI HOA NÚI RỪNG 2 tại Giáo Xứ Tiên Sơn Giáo phận Kontum được Ban mục vụ Văn Hóa Giáo Phận Kontum tổ chức vào ngày 17 tháng 08 năm 2016.
Video clip do Ban mục vụ Truyền Thông Giáo phận Kontum thực hiện.



GPKONTUM (26/08/2016) KONTUM
Nguồn: giaophankontum.com

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Vườn văn HOA NÚI RỪNG II (Phần 3 và hết)


(Những tác phẩm đạt giải cũng như các sáng tác của các tác giả gửi về tham dự cuộc thi HOA NÚI RỪNG II 2016, do Ban Mục vụ Văn hóa Giáo phận Kontum tổ chức). Phần 3 và hết.

Bìa Tuyển tập HOA NÚI RỪNG II

LÀNG KON YAO DỐP MÀ TÔI YÊU MẾN
*Gutsma A Định, sinh  2002, Làng Kon Đao Yốp, 
Giáo xứ Konhring

Làng tôi là làng Kon Đao Yốp, làng mà tôi được sinh ra, hay còn gọi là làng 92. Làng tôi gần bên những ngọn núi cao và rất nhiều cây cối. Làng tôi buổi sáng rất là đẹp vì buổi sáng cả làng ai cũng nhóm lửa để nấu cơm. Có người thì mở nhạc, có người thì xem cái bẫy chuột. Rồi mặt trời cũng đã lên cao, cả trong làng ai cũng bận rộn vác cuốc, dắt trâu đi làm hết, thì trong làng không còn tiếng người lớn nói chuyện nữa, mà chỉ nghe tiếng trẻ con chơi đùa nghe rất là thích và vui tai.
Người trong làng rất là vui vì buổi sáng thì tưới các vườn rau, còn buổi chiều thì đá bóng với các thanh niên. Các anh đá bóng rất là hay. Tôi thích ngôi làng này vì tôi đã có rất là nhiều bạn cùng lứa tuổi với chúng tôi, là người học chung hồi còn cấp một, còn bây giờ thì tôi đã lên cấp hai. Tôi cũng rất là buồn vì các bạn không muốn học nữa, nên giờ tôi chỉ học một mình.
Đường vào làng của tôi có một cái cầu rất đẹp, ở dưới là nước rất là lớn. Mỗi ngày ai cũng đến đó tắm và nhiều người chụp hình với nhau để làm kỷ niệm. Làng tôi có nước sạch nhà nước đã cung cấp cho chúng tôi có nhiều nước để uống và sinh hoạt. Làng chúng tôi được chia làm bốn tổ, tôi ở tổ ba. Tổ của tôi rất đẹp vì có đường người ta mới làm và có rất là nhiều cây cối. Ngày xưa làng chúng tôi chỉ có một làng nhưng bây giờ người lớn chia làm hai làng, đó là Kon Đao Yốp và Kon Đao Pêng. Làng tôi ở là làng Kon Đao Yốp. Nhà nguyện của chúng tôi gần bên trường học. Nhà nguyện do chú Giáo phu mới xây rất đẹp và xinh xắn. Ngày Chúa Nhật cả làng ai cũng đi đọc kinh ở nhà nguyện, có người thì đi lễ ở nhà thờ Kon Hring. Còn các ngày lễ lớn cả làng ai cũng đi lễ ở giáo xứ Kon Hring. Ngày mừng Chúa Phục Sinh và ngày mừng Chúa Giáng sinh, tất cả làng ai cũng đi tham dự thánh lễ.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

NGHĨA TRANG CÁC LINH MỤC GIÁO PHẬN KONTUM



Nghĩa trang các Linh mục Kontum gần Nhà thờ Tân Hương
thập niên 1950-1960

Di tích...08/2016

NƠI AN NGHỈ CỦA CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC TRUYỀN GIÁO GIÁO PHẬN KONTUM


Kể từ khởi đầu công cuộc truyền giáo cho vùng Tây Nguyên vào năm 1848, nhiều lớp các Vị thừa sai đã đáp lại lệnh truyền của Chúa Giêsu, lên đường loan báo Tin Mừng cho các dân tộc trên miền Kontum. Nhiều người trong số các ngài đã mãi mãi gởi lại thân xác nơi miền đất này, trong đó có quý cha Bề trên Miền truyền giáo, quý Đức cha, quý cha…người Pháp, người Việt: Kinh - Dân tộc. Có người đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, vào tuổi đôi mươi hoặc ba mươi, do sốt rét rừng cùng đủ thứ bệnh tật của miền “rừng thiêng nước độc”. Nhưng cũng có vị sống đến 80, 90 tuổi, sau khi đã chịu nhiều hy sinh gian khổ, nếm trải đủ mọi gian lao thử thách.  Một điểm chung đó là các ngài được trở nên như những hạt lúa gieo vào lòng đất, chịu thối nát đi, để mùa vàng Đức Tin được nảy nở và phát triển mạnh mẽ trên miền đất Tây Nguyên này, cho đến ngày hôm nay.
Chúng tôi xin tìm hiểu NƠI AN NGHỈ CỦA CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC TRUYỀN GIÁO GIÁO PHẬN KONTUM, qua các đề mục sau đây:
I.                   Nghĩa trang các Linh mục Giáo phận Kontum:
1.      Giai đoạn đầu cho đến tháng 11/1984: Nghĩa trang gần nhà thờ Tân Hương, Kontum (Mả thánh).
2.      Cải táng lần thứ nhất đến nghĩa trang B 41, đường Trần Văn Hai, Phường Thắng Lợi, Kontum tháng 11/1984.
3.   Cải táng lần thứ hai về Nhà nguyện Chủng viện Thừa sai Kontum (146 Trần Hưng Đạo, Phường Thắng Lợi, Kontum) ngày 16/12/2004.
a.      Danh sách các Linh mục hiện tro cốt được đặt tại Nhà nguyện Chủng viện Thừa sai Kontum (đến 11/2014).
b.      Vị trí đặt tro cốt các Thừa sai hải ngoại: 01 Giám mục, 23 Linh mục (MEP) và bác sĩ Christiane Granger bên Cánh trái Nhà nguyện Chủng viện.
c.      Vị trí đặt tro cốt các Linh mục Việt Nam: 01 Phó tế, 03 Chủng sinh, các nữ tu Dòng Ảnh Phép Lạ và Mến Thánh Giá…bên Cánh phải Nhà nguyệnChủng viện.
II.                Các Linh mục hiện được an táng tại các giáo xứ hoặc nơi khác trong Gp Kontum.

III.  Các Giám mục, Linh mục truyền giáo Gp Kontum qua đời và an táng ngoài giáo phận.
....................................................

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Vườn văn HOA NÚI RỪNG II (Phần 2)

(Những tác phẩm đạt giải cũng như các sáng tác của các tác giả gửi về tham dự cuộc thi HOA NÚI RỪNG II 2016, do Ban Mục vụ Văn hóa Giáo phận Kontum tổ chức).



NHÀ TÔI
*Anrê Nguyễn Hoàng Hà, sinh năm 2000
Giáo xứ Đức Bà Biển Hồ

Ngay từ khi tôi còn bé, Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót của Ngài trên tôi, khi đã ban cho tôi một mái ấm để dìu bước tôi trên cuộc hành trình đầy thử thách và chông gai của bước đường trần thế này.
Trước đây, gia đình tôi rất nghèo. Tuy phải lặn lội vất vả để trang trải cho cuộc sống nhưng thật sự thời gian đó là khoảnh khắc đẹp nhất trong đời tôi. Tôi vẫn nhớ những ngày đó, những ngày cả nhà ngồi quây quần bên nhau quanh mâm cơm đạm bạc nhưng ấm cúng và hạnh phúc biết bao. Cuộc sống đã ổn định gì đâu mà sao tình người vẫn đong đầy. Hồi đó, nhà dượng tôi ở cách xa nhà tôi chừng ba cái dốc, mà tối nào cũng xuống nhà tôi chơi. Khoảng thời gian đó như còn mãi trong tôi, nó là mối dây giữ được gia đình tôi và mọi người.
Nhưng bây giờ thì khác rồi. Cuộc sống thì đầy đủ hơn, nhà cửa thì khang trang rộng rãi hơn nhưng có phần gì đó tẻ nhạt dần. Từ khi hiểu chuyện tôi thấy gia đình mình như mất dần sự liên kết, rất ít khi cả nhà ngồi nói chuỵện vui vẻ bên mâm cơm gia đình như trước. Tôi như dần xa lánh mọi người và trở nên trầm tính hơn. Nay dượng đã chuyển nhà xuống ngay trước cổng nhà tôi, đi vài bước là tới mà một năm qua nhà nhau được mấy lần. Mọi thứ tốt đẹp trước kia dường như vùi tắt trước mắt tôi.

Vườn văn HOA NÚI RỪNG II (Phần 1)

(Những tác phẩm đạt giải cũng như các sáng tác của các tác giả gửi về tham dự cuộc thi HOA NÚI RỪNG II 2016, do Ban Mục vụ Văn hóa Giáo phận Kontum tổ chức).



NGÔI SAO LẠ
*Maria Chu Thị Kim Dung, sinh năm 1994
Giáo xứ Mỹ Thạch

Cái lạnh của đêm đông đang kéo dài theo thời gian, cái giá rét của đêm đông khiến lòng người thêm gần gũi, tiếng cười nói cứ rạo rực trong lòng như đang thổn thức đợi chờ một niềm vui nào đó… Cứ như mọi năm vào thời gian này mỗi người ai cũng có một cảm giác riêng, vui mừng hòa lẫn trong niềm hi vọng chờ đón Ngôi Hai xuống thế làm người. Tôi cũng vậy, tôi ao ước đợi chờ ngày Chúa Giáng Sinh, ngày Hồng Phúc cho cả thế giới.
Đối với tôi, Chúa Giáng Sinh là cả một kỉ niệm đáng nhớ. Cái se lạnh của đêm đông đưa tôi vào tiềm thức, nhớ lại một hành trình dài đã qua, nhớ về một vì sao mà tôi vẫn hằng gọi tên Ngôi Sao Lạ, có cái gì đó cứ nhói trong tim bồi hồi và thổn thức.
Đang đứng bên ô cửa sổ, bỗng có tiếng người gọi tôi:
-Ngọc Mai em làm gì vậy?
Tiếng gọi vui vẻ trìu mến phía sau lưng, tôi đoán biết ngay đó là chị ruột của tôi, người đã sát cánh bên tôi suốt những thời gian tuổi thơ tôi cho đến lúc tôi khôn lớn. Tôi quay lại nhìn chị cười mà nói:
-Dạ em có làm gì đâu, hôm nay em không có tiết dạy nên em muốn nghỉ ngơi một chút.
Chị nhìn tôi với cái nhìn đăm chiêu như vẫn muốn nghe tôi tâm sự điều gì đó. Tôi nói tiếp:
-Chị làm gì mà nhìn em vậy. Em nói thiệt mà. Đứng nhìn trời nhìn đất cho bớt căng thẳng ấy mà. Sắp đến cuối học kì rồi, thời gian trôi đi nhanh quá mà nghĩ lại em công việc vẫn cứ dừng chân tại chỗ, vừa chấm bài, vừa ra đề kiểm tra, lại còn phải lo hồ sơ hoàn tất cho học trò sắp tốt nghiệp nữa nên em muốn có ít phút thư giãn rồi bắt tay vào công việc cho xong để chuẩn bị đón Giáng Sinh ấy mà.
-Làm giáo viên mà, thôi cố gắng lên. Em thì sung sướng có việc để lo còn chị từ khi nhận bằng tốt nghiệp đến giờ mà vẫn chưa xin được việc đây. Hừm…
Tôi nhìn chị mà không biết nói gì. Tôi hiểu nỗi lo lắng của chị. Đã hơn hai năm từ khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi, chị vẫn không sao xin được việc. Tôi lo lắng cho chị và càng xao xuyến hơn mỗi khi nghe chị nói chị mới gửi hồ sơ xin việc ở nơi này, nơi nọ. Nhìn lại chính mình, tôi thấy tôi may mắn hơn chị vì từ khi tốt nghiệp ra trường tôi đã được các thầy cô trong trường cấp ba cũ ưu ái nên nhận vào làm việc.

Chùm thơ HOA NÚI RỪNG II

(Những tác phẩm đạt giải cũng như các sáng tác của các tác giả gửi về tham dự cuộc thi HOA NÚI RỪNG II 2016, do Ban Mục vụ Văn hóa Giáo phận Kontum tổ chức).



TÌNH NGÀI
*Anna Nguyễn Thị Lan Vy, sinh năm 1999
Giáo xứ Phương Nghĩa

Khi con còn thơ ấu
Chúa và con bên nhau
Nay khi con đã lớn
Con quên mất Chúa rồi.

Chạy theo lối sống mới
Bạn bè và cuộc chơi
Con đi đường lối khác
Một mình Ngài lẻ loi.

Rồi ngày kia vấp ngã
Không một ai đỡ nâng
Con quay đầu tìm lại
Trở về với tình Cha. 

Linh mục Micae Đỗ Huy Nhật Quỳnh được bổ nhiệm làm chính xứ Notre Dame, Cloverdale, tổng giáo phận Perth (Úc)






Ngày 6 tháng 8 năm 2016, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe SDB của Tổng Giáo phận Perth, miền Tây Australia, đã bổ nhiệm Cha Micae Đỗ Huy Nhật Quỳnh làm chánh xứ Notre Dame, Cloverdale, một trong 10 giáo xứ lớn nhất trong tổng giáo phận Perth. Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe sẽ chủ sự nghi thức nhận xứ vào lúc 10:00 sáng Chúa Nhật 28 tháng 8 năm 2016.

Cha Đỗ Huy Nhật Quỳnh sinh năm 1975. Ngài đặt chân đến Úc vào năm 2008 theo một chương trình hợp tác giữa Tổng Giáo phận Perth và Giáo phận Kontum, Việt Nam. Sau 2 năm rưỡi thực tập mục vụ tại Giáo xứ Các Thánh, Greenwood, ngài được thụ phong Linh mục ngày 4 tháng 3 năm 2011.

Tuy Anh ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ, ngài nổi tiếng là một nhà giảng thuyết hùng biện và được cử là Cha phó Nhà thờ Các Thánh, Greenwood, sau đó là Cha phó Nhà thờ Chánh tòa của Tổng Giáo phận trong thời gian gần 4 năm.

Giờ đây, ngài được Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe trao phó cho việc coi sóc giáo xứ Notre Dame, Cloverdale, gồm 2 trường Tiểu học Công Giáo và 6 Viện Dưỡng lão, được Đức Tổng Giám Mục Barry James Hickey hợp nhất từ ba giáo xứ Redcliffe, Belmont và Cloverdale từ năm 2008.

Ban Giám Đốc VietCatholic chúc mừng cha Nhật Quỳnh, cộng tác viên của VietCatholic tại Perth, trong chức vụ mới này và xin Chúa ban muôn ơn lành hồn xác cho cha để cha thi hành xuất sắc sứ vụ được giao.

Nguồn tin : http://www.vietcatholic.org/

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CÁC TÂN SINH VIÊN LÊN ĐƯỜNG CỦA GIÁO XỨ PHƯƠNG HÒA 2016

    (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});    

Sáng Chúa Nhật 22 TN (21/8/2016) Giáo xứ Phương Hòa tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cách đặc biệt cho các em Tân sinh viên chuẩn bị lên đường nhập học tại các Trường Đại học và Cao đẳng.

       Niềm vui khi một giáo xứ trước đây là thuần nông, nhưng nay đã chuyển đổi dần sang các ngành nghề khác và để có điều đó, con đường trí thức không thể thiếu. Sáng hôm nay giáo xứ bừng lên ánh sáng lan tỏa cùng niềm vui khi giáo xứ có 19 em đỗ vào các trường Đại học mỗi em chọn cho mình một ngành nghề riêng, nhưng tất cả điều có một điểm chung đó là con cái của Chúa, con cái của giáo xứ Phương Hòa và ra đi trong Đức Tin Kitô giáo.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

LỄ TRAO GIẢI HOA NÚI RỪNG II GIÁO PHẬN KONTUM NĂM 2016


Sáng ngày 17.8.2016, Đức Cha A-lô-si-ô Nguyễn Hùng Vị Giám Mục Kontum cùng hơn 200 quan khách về Giáo xứ Tiên Sơn dự lễ trao giải Hoa Núi Rừng II với chủ đề “Lòng Thương Xót Chúa” của Ban Mục Vụ Văn Hóa Giáo phận Kontum do Cha Ta-đê-ô Võ Xuân Sơn đại diện.
Trời mưa thì mặc trời mưa,
Tôi đây đủ sức đi bừa cho oai!
Mưa, mưa, mưa hồng ân tuôn rơi xối xả thúc bách từng đoàn xe hối hả trẩy về dự lễ Hoa Núi Rừng II. Mưa rừng Tây nguyên, mưa nhuần Đức tin tô điểm những gương mặt Ki-tô hữu rạng ngời, những trang phục áo dài, áo váy, áo khố truyền thống rực rỡ hoa văn, những đội cồng chiêng réo rắt giai điệu âm giọng đậm nét vùng miền.
Múa xoang uyển chuyển theo nhịp mưa rơi, lá rụng
Mưa trút nước quyến rũ những vũ điệu đồng diễn, múa xoang uyển chuyển theo nhịp mưa móc reo vui hòa quyện cùng bao tâm hồn văn nghệ sĩ tấu vang bản trường ca hoàn vũ tôn vinh Thiên Chúa: “Nghệ Sĩ Lòng Thương Xót”.
Cha Ta-đê-ô  long trọng làm Dấu Thánh Giá khai mạc chương trình
Cha Ta-đê-ô  long trọng làm Dấu Thánh Giá khai mạc chương trình. Cô giáo Maria Nguyễn Thị Kim Hồng duyên dáng sinh động dẫn chương trình, cùng một đội ngũ giáo viên đạo đức nhiệt tình sẵn sàng tăng cường vào Ban Mục Vụ Văn Hóa Giáo phận nhà.
Anh Lê Minh Sơn tổng kết lại cuộc thi sáng tác

KONTUM - VẦN THƠ ĐẠO NGÀY ẤY...

Nhân sự kiện Lễ trao giải thơ văn Công giáo HOA NÚI RỪNG II,  Ban Mục vụ Gp Kontum, Kontumquehuongtoi xin đăng lại bài viết giới thiệu Sưu tập thơ ca Công giáo Giáo phận Kontum thập niên 1930: Kontum – Vần thơ Đạo ngày ấy...
để cùng hiểu hơn, thêm yêu quí hơn, và cùng nhau phát triển văn học Công giáo Văn Thơ Làng Hồ (Kontum).
Sưu tập được thực hiện vào năm 2013 - năm kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh Kontum (1913-2013).
Xin trân trọng giới thiệu.
______________________________


Kontum – Vần thơ Đạo ngày ấy...

(Sưu tập thơ ca Công giáo Giáo phận Kontum 
thập niên 1930)







Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Lễ trao giải cuộc thi văn thơ Công giáo "Hoa Núi Rừng II"-Ban Mục vụ Văn hóa Gp. Kontum




Lễ trao giải cuộc thi văn thơ Công giáo "Hoa Núi Rừng II" do Ban MVVH Gp. Kontum tổ chức tại giáo xứ Tiên Sơn ngày 17.08.2016, với sự hiện diện của Đức Cha Aloysiô Nguyễn Hùng Vị, Gm Gp Kontum; Cha Tổng đại diện Phêrô Nguyễn Vân Đông; Cha Trưởng Ban truyền thông Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, một số quí cha sở giáo xứ Kon Rơbàng, Phú Túc, Kon Hơring; Ia Dreng..., quí Cha trong Ban Mục vụ Văn Hóa giáo phận: Tađêô Nguyễn Xuân Sơn, Cha Sỹ Hùng.v.v.Nhà thơ Mặc Trầm Cung (Tp HCM), nghệ sĩ Thành (Gia Lai); Đại diện Ban Mục vụ Văn hóa Gp Qui Nhơn, do nhà thơ Thiện Nhân dẫn đầu...
Lễ trao giải hân hoan chào đón hơn 200 tham dự viên gồm các tác giả trẻ Gp Kontum đạt giải trong cuộc thi vừa qua và các bạn trẻ đến từ các giáo xứ, một số bà con giáo dân Thượng-Kinh giáo xứ Tiên Sơn, Thăng Thiên...cùng về tham dự. Mặc dù trời mưa như trút do ảnh hưởng của cơn bão, nhưng buổi lễ vẫn diễn ra trang trọng, hào hứng, như Đức Cha Aloisiô đã nói vui: "Hồng ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống đời con miên man miên man, nâng đỡ tình con trong tay trong tay, vòng tay thương mến"...




*MỜI XEM MỘT VÀI HÌNH ẢNH LỄ TRAO GIẢI, XIN BẤM LINK BÊN DƯỚI:




THÁNH LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI BỔN MẠNG GIÁO XỨ PHÚ TÚC (Hạt AyunPa – Gp. Kontum) 15/08/2016



Xin trân trọng giới thiệu ĐÔI NÉT TIỂU SỬ GIÁO XỨ PHÚ TÚC 
(Hạt AyunPa – Gp. Kontum, 
và đoạn video clip THÁNH LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI 
BỔN MẠNG GIÁO XỨ PHÚ TÚC (15/08/2016), 
do Ban mục vụ truyền thông giáo phận Kontum thực hiện.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

SẤM TRUYỀN CA 1670 - THƠ LỤC BÁT 100 NĂM TRƯỚC THI HÀO NGUYỄN DU


HỔ PHỤ SINH HỔ TỬ.
LINH MỤC LỮ Y ĐOAN ,
CON TRAI CỤ ANRÊ DINH TRẤN THANH CHIÊM
VÀ SẤM TRUYỀN CA 1670.
THƠ LỤC BÁT, 100 NĂM TRƯỚC THI HÀO NGUYỄN DU.
Những ai tìm hiểu lịch sử đạo công giáo tại Việt Nam đều biết về ông Anrê senior, (già), 73 tuổi bị bắt cùng ngày 25 tháng 6 năm 1644 với thầy giảng Anrê trẻ (junior), tại Dinh trấn Thanh Chiêm do ông Nghè Bộ. Ông được tha chết nhưng sách vỡ chép tay tại nhà ông thì quan quyết tâm đốt sạch.
Trong sách Hàng trình và Truyền giáo linh mục Alexandre de Rhodes viết “ Ông (tức Anrê già) có vợ tên là Inhaxiô ( Ignace) và hai con trai là Emmanuel và Louis ( Lữ Y ). Những bản sao chính cống về nhân đức của ông: nhà ông là nơi trú ẩn lớn cho mọi Ki tô hữu khi bình an và trong bão tố..” (Alexandre de Rhodes. Hành Trình và Truyền giáo . Nhà xuất bản TF HCM, 1994, trang 150).
Năm Đinh Mùi, 1666, do lời yêu cầu của linh mục Antoine Hainques, Thừa sai Paris, Mep, thầy giảng Lữ Y Đoan đã viết lời chứng về cái chết của thầy Anrê Phú Yên, văn bản tiếng La Tinh như sau (bản thư 2)

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

THÔNG BÁO CHIÊU SINH HỘI DÒNG ẢNH PHÉP LẠ 2016 - GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT HỘI DÒNG ẢNH PHÉP LẠ GIÁO PHẬN KONTUM



Giáo Phận Kontum
Hội Dòng Ảnh Phép Lạ

THÔNG BÁO CHIÊU SINH
LỚP ƠN GỌI DÒNG ẢNH PHÉP LẠ 2016
Kính gửi: Quý Cha trong Giáo phận Kontum.
Hàng năm vào dịp đầu tháng tám  Hội Dòng Ảnh Phép Lạ Kontum có tổ chức chiêu sinh lớp ơn gọi thiếu nữ người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, đủ sắc tộc. Riêng năm nay có Tổng Tu Nghị nên tổ chức cuối tháng tám, ngày 25-8
Để được nhận vào Hội Dòng Ảnh Phép Lạ, ứng sinh phải hội đủ những điều kiện sau đây:
  • Đã học xong lớp 12 hoặc có bằng tú tài.
  • Là một thiếu nữ có sức khỏe và lành mạnh về tinh thần.
  • Có một ý hướng ngay lành.
  • Có khả năng đạt đến sự trưởng thành nhân bản và Kitô hữu để có thể sống trong cộng đoàn và thi hành những hoạt động của Hội Dòng.
Xin quý Cha giới thiệu cho chúng con các em muốn dâng hiến trong Hội Dòng Ảnh Phép Lạ, để phục vụ cho chính bà con dân tộc của mình trong Giáo Phận. Xin quý cha gửi Bản Đăng Ký và Giấy Giới Thiệu cho yă Solange Y Thủy trước ngày 19 tháng 8 năm 2016, để chúng con có thể sắp xếp chương trình cho các em.
Thời gian sơ tuyển từ ngày 25 tháng 8 đến ngày 29 tháng 8 năm 2016.
Các em sẽ tập trung vào lúc 8g00, thứ năm, ngày 25 tháng 8 năm 2016 tại Dòng Ảnh Phép Lạ 14 Nguyễn Huệ, Kontum(Xin Quý Cha nhắc các em mang đồ dùng cá nhân, Sách Tân Ước, bút vở…).
Xin chân thành cảm ơn Quý Cha.
Xin Chúa và Mẹ Ảnh Phép Lạ ban nhiều ơn lành và chúc phúc cho công việc của quý cha.
Kontum, ngày 08 tháng 8 năm 2016
Ban Đào Tạo
Yă Jos Prưnh
G.C: Số điện thoại của
Yă Thủy 016 53 272 226
Yă Prưnh 0975 13 98 90
GPKONTUM (10/08/2016) KONTUM
(Nguồn: giaophankontum.com)

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

TƯỞNG NHỚ CHA CỐ GIACÔBÊ NGUYỄN TẤN ĐƯỜNG NHÂN LỄ GIỖ MÃN TANG 9/8/2013-9/8/2016.


      Hôm nay ngày 9/8/2016, lễ Giỗ giáp 3 năm (Giỗ mãn tang) cha cố Giacôbê Nguyễn Tấn Đường. Ngài đã lên đường về nhà Cha vào lúc 13 giờ 30 ngày 09/08/2013.
      Nhân dịp này, chúng tôi xin ghi lại đôi nét tiểu sử của ngài. Một cuộc đời mau mắn đáp lại tiếng Chúa gọi, từ khi là một cậu bé xứ Quảng 12, 13 tuổi hăng hái lên Miền truyền giáo Kon Tum xa xôi; rồi suốt hành trình khá lâu dài (97 năm tuổi đời, 60 năm linh mục) tận tụy phục vụ trong ơn gọi Linh mục, cho đến lúc yếu bệnh vẫn vui tươi đón nhận thánh ý Chúa đến hơi thở cuối cùng. 
      Xin góp một lời cầu cho cha cố Giacôbê được Chúa thương cho hưởng tôn nhan Chúa.



ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ CỐ LINH MỤC 
GIACÔBÊ NGUYỄN TẤN ĐƯỜNG


Cha Giacôbê Nguyễn Tấn Đường sinh ngày 01/09/1919, theo Sổ Rửa tội (theo Chứng minh thư là ngày 10/09/1922), tại Bình Sơn, Quảng Ngãi. Nguyên quán: Giáo họ Trung Chánh, Giáo xứ Trung Tín, Giáo phận Qui Nhơn. Ông bà Cố thân sinh của ngài là ông Giacôbê Nguyễn Tỉnh và bà Isave Lê Thị Quyên. Gia đình có 5 anh chị em, 4 nam 1 nữ, ngài là anh cả, với tên gọi lần lượt theo thứ tự: ĐƯỜNG, THIỆT, NGỌT (nữ), NHỨT, ĐỜI. Hiện chỉ còn người em út còn sống là cụ Đời (83 tuổi, năm 2016) cư trú tại giáo xứ Trung Nghĩa, xã Hòa Bình, Tp Kontum.
Đầu năm 1935, theo tiếng Chúa gọi, cậu bé Giacôbê Đường đã từ giã quê hương và gia đình hăng hái lên miền Tây Nguyên xin nhập học Tiểu Chủng Viện Thừa Sai Kontum, do Đức cha Martial Jannin (Phước) vừa thiết lập. Tiểu chủng viện chuẩn bị khai giảng khóa đầu tiên, với biết bao khó khăn, thiếu thốn. Miền Kontum thời đó còn khá hoang sơ, được biết đến là xứ đầy chướng khí…thật bỡ ngỡ đối với một thiếu niên 13-14 tuổi!

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Diễn tiến và ảnh hưởng của Phong trào “cúp đầu” (1908) trong giáo phận Qui Nhơn




Những người tham gia phong trào kháng thuế ở miền Trung (1908) bị bắt

 
 
Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính

Trong bài “Địa sở Hội Đức”, chúng tôi đã chú thích về phong trào “cúp đầu” như sau: “Là cuộc dân biến phản đối sưu cao thuế nặng và chống bọn tham quan bắt đầu ở Quảng Nam vào khoảng vào đầu tháng Ba 1908 và sau đó lan đến Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và đi ngược ra Bắc. Tên gọi chính xác phong trào này trong tài liệu của giáo phận Qui Nhơn là "cúp đầu". Trong Mémorial de Quinhon, số 26, tháng Tám 1923, tr. 194 có nói đến "les apostats des Cúp đầu", những người bỏ đạo khi phong trào này nổi lên vào năm 1908. Tại sao những cuộc biểu tình này được gọi là phong trào “cúp đầu” (Tondus)? Cúp đầu là hớt đi mái tóc dài của người Việt xưa mà để tóc ngắn như hiện nay. Cắt tóc ngắn, mặc âu phục là những cuộc vận động chống cổ hủ do cụ Phan Châu Trinh khởi xướng với phong trào Duy Tân. “Nhất là tư tưởng dân quyền mà phong trào này đề cao, đã gây tác động không nhỏ vào cuộc đời của giới dân nghèo, làm bùng lên cuộc đấu tranh "chống đi phu, đòi giảm sưu thuế" rất quyết liệt của họ tại nhiều tỉnh miền Trung.” [Theo vi.wikipedia.org/wiki/ Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ (1908)]. Và "trong vụ “xin xâu” năm 1908, (cắt tóc ngắn) là do những kẻ cầm đầu đoàn dân thi hành. … mỗi một đoàn dân kéo đi, giữa đường nếu có ai xin gia nhập thì đều buộc phải hớt tóc; hoặc khi đoàn dân nghỉ ở một cái chợ thì người cầm đầu đứng ra diễn thuyết, bắt đàn ông trong chợ đều phải hớt tóc rồi mới cho nhập bọn đi theo mình. (Trích “Lịch sử tóc ngắn”, Tự truyện của Phan Khôi, Ngày Nay, số 149, 15/2/1939). “Ở Phú Yên, nhân dân có cả phụ nữ kéo nhau lên đường cái quan cắt tóc thành đống, lấy lửa đốt, mùi khét đầy trời” (Nguyễn Văn Mại (1927), Lô Giang tiểu sử, Bản dịch Nguyễn Huy Xước, Thư viện Khoa học xã hội TP Hồ Chí Minh, tr.128). Ban đầu là những cuộc biểu tình chống thuế một cách ôn hòa nhưng dần trở nên bạo động.  “Đoàn người biểu tình không mang theo vũ khí, không dùng bạo lực, chỉ kiên trì đòi hỏi mục đích là giảm sưu giảm thuế. Nhưng dần về sau, phong trào biến thành một cuộc đối đầu giữa dân nghèo và nhà cầm quyền. Cuộc đối đầu này kịch liệt đến nỗi những người đề xướng phong trào không thể kìm hãm được. Bởi vậy càng về sau, phong trào gần như trở thành một cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền. Do đó, đã xảy ra nhiều vụ đổ máu.” [Theo vi.wikipedia.org/wiki/Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ (1908)]. Điều khiến người Công giáo và các tân tòng lo sợ là tính bạo động không kiểm soát được của phong trào.  “Phải thêm vào đây sự tham lam của người ngoại giáo khi thấy đây là dịp tốt để dụ người công giáo giao tài sản của mình cho họ mà không cần viết biên nhận, và đồng thời là sự nhát đảm của người Công giáo bị cô lập ở các miền vùng núi, họ nhớ lại thảm họa năm 1885…. Tuy nhiên, những đe dọa hay tấn công xảy ra đâu đó cũng chỉ là do bị khích động đơn lẻ, không nằm trong chương trình của cuộc biểu tình, và các thủ lĩnh phong trào khi biết được những điều đó, đã ra lệnh nghiêm phải từ bỏ chúng ngay... Gán tên cho phong trào này là “cuộc bách hại” thì không thích đáng cho bằng “cuộc nổi loạn” (Báo cáo số 949 của Đức cha Grangeon về Đông Đàng Trong - Archives MEP). Tóm lại, đây là phong trào kháng thuế cự sưu chính đáng, vì thế sau này cũng đã được chính quyền đáp ứng.  Tuy nhiên, tính bạo động không kiểm soát được của phong trào ở một vài nơi, sự tham lam và lợi dụng biến động để trục lợi của một số kẻ xấu đã làm cho người Công giáo và tân tòng lo sợ khi nhớ lại thảm họa văn thân năm 1885 dù rằng đây không phải là phong trào bài Công giáo”