Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thắc mắc-Giải đáp




Hôn Nhân
374 .Kết hôn với người ngoài công giáo
373 .Kết hôn với người công giáo
370 .Hôn nhân có thành sự hay không?
369 .Trước ngày lãnh nhận Bí tích hôn phối có quan hệ với nhau...
368 .Chưa đủ tuổi, có con rồi, có được cử hành hôn phối không?
366 .Muốn k
ết hôn với bạn gái là đảng viên được không?
364 .Quan hệ vợ chồng trước khi cử hành bí tích hôn phối
363 .Vấn đề hôn phối thủ tục xin phép chuẩn
361 .Thắc mắc trường hợp kết hôn lần hai có tội hay không?

358 .Cách nào tháo gỡ hôn nhân để "Hợp pháp giáo hội " không?
353 .Đặc ân thánh Phêrô

350 .Một số vần đề liên quan đến hôn nhân
344 .Đăng ký kết hôn nhưng không làm phép hôn phối...
342 .Dấu chỉ và trách nhiệm của ơn gọi hôn nhân?
330 .Quy định độ tuổi làm phép chuẩn?
314 .Đã ly hôn, có thể xin phép Toà Giám Mục để lập gia đình lại không?
304 .Người yêu chỉ muốn theo đạo để lấy vợ, xin cho lời khuyên
302 .Đã ly dị theo toà đời, muốn đi bước nữa
301 .Đã ly dị theo toà đời, có được rước lễ và lấy vợ khác?
287 .Đã có phép cưới dân sự, vậy phép hôn phối thành sự?
284 .Thủ tục để kết hôn với người đã có vợ?
281 .Lấy người ngoài Công Giáo có được làm phép giao?
279 .Muốn kết hôn với người người ngoài công giáo đã có vợ

238 .Ly hôn - Ly dị - Tiêu hôn 
236 .Ngăn trở bất thành là gì? 
228 .Lập gia đình với một người đã li dị vợ
227 .Cháu nội (nữ) của chị có được lấy con trai của em không
225 .Phân biệt đối xử khi người phối ngẫu khác tôn giáo 
223 .Đã rửa tội nhưng chưa sống đạo có được cử hành Hôn Phối ?
222 .Đã đăng ký kết hôn có được quan hệ không ?
205 .Muốn kết hôn với người ngoài Công Giáo thì phải làm sao?
204 .Có thể kết hôn với người ngoài Công Giáo ?
199 .Bị bạo hành - muốn ly hôn có được không ?
198 .Lập gia đình với người khác đạo - xin làm phép chuẩn
193 .Vợ chết, lấy một người chưa lập gia đình thì sao?
189 .Có thể ly dị chồng vì không có con?

185 .Xin Toà Giám Mục tuyên bố hôn nhân không thành...
184 .Phép chuẩn xin kết hôn với người ngoài Công Giáo
175 .Khác biệt niềm tin - có nên tiến tới hôn nhân
166 .Đã quan hệ trước hôn nhân - phép hôn phối có thành không
161 .Vì tình người - Hôn nhân có thành sự?
160 .Đã xin phép chuẩn - Hôn nhân có thành sự không?
144 .Người vợ có được phép theo đạo chồng không?
141 .Quyết định cưới khi bố mẹ không đồng ý thì sao?
140 .Người chồng không được lấy vợ nữa, bất công không?
138 .Xin làm phép chuẩn nhưng không chịu học giáo lý!
136 .Không biết Chúa có ở trên đời hay không?

131 .Thủ tục kết hôn với ngoại kiều
129 .Tiếp tục quan hệ như anh em hay phải chấm dứt?
124 .Khi kết hôn, người nam không cần theo đạo người nữ?
123. Kết hôn với một người ngoại đạo?
115. Vợ đòi li dị, nhưng không muốn ký giấy, giải quyết?
114. Con có trở ngại gì trong vấn thủ tục hôn nhân không?
103. Có được làm lễ cưới với một người ngoài đạo?
101. Xin ly hôn vì vợ có tính cờ bạc, được không?
96. Người đỡ đầu thành người phối ngẫu
93. Phép chuẩn để kết hôn với người ngoài Công Giáo?
91. Đã ly hôn, gặp người cùng cảnh ngộ, phải làm sao?
90. Vợ đòi ly dị, có được rước lễ và tái hôn không?
84. Hôn nhân khác đạo?
80. Phép chuẩn trong hôn nhân.
56. Người phụ nữ thành đạt không muốn kết hôn, ích kỷ?
21. Hôn nhân khác đạo, tổ chức đám cưới tại Park, có OK?
16. Đã lập gia đình với người ngọai đạo, phải làm gì khi trở lại.
12. Tái kết hôn, sau khi li dị "hợp pháp", xử lý ra sao?
Luân Lý
375 .Quan niệm về việc tránh thai
372 .Làm tình bằng miệng có tội không?
371 .Hành vi âu yếm... tội nhẹ hay tội trọng?
365 .Vấn đề hiếm muộn và phương pháp IUI

362 .Làm việc trong ngành y tế hướng dẫn phá thai có tội không?
357 .Ngoại tình và phá thai có được tha tội không?
351 .Xem hình ảnh lãng mạn có tội không?
348 .Đã có quan hệ TD và đã xưng tội nhưng vẫn bối rối
343 .Vợ từ chối chăn gối nên thủ dâm...
332 .Hay có suy nghĩ lỗi đức trong sạch
331 .Người yêu "đòi hỏi" và con không khó lòng từ chối
323 .Đồng tính - xin giải thích từ "không tự nhiên"
308 .Tìm hiểu đời sống vợ chồng trước hôn nhân có tội không?
306 .Thụ thai trong ống nghiệm có lỗi không?
303 .Cảm thấy có lỗi trước khi lãnh Bí Tích Thêm Sức
300 .Phạm lỗi nặng mà không biết vậy có tội không?
298 .Trường hợp nào thì phạm tội ngoại tình?
296 .Không kìm chế được bản thân khi gần gũi người yêu

292 .Đang tìm hiểu nhau, vậy có thể ôm hôn không?
290 .Hay lỗi điều răn thứ sáu, làm thế nào để chừa hẳn?
289 .Thủ dâm là tội trọng hay tội nhẹ?
280 .Có thể sử dụng phương pháp tránh thai nhân tạo không?
273 .Biện pháp tránh thai được Hội Thánh chấp nhận?
272 .Thiện nguyện viên phát bao cao su tốt hay xấu
259 .Công trạng bị mất sau khi phạm tội trọng? 
258 .Viếng chùa và ăn cơm chay có lỗi không? 
257 .Có lỗi không khi trong quá không biết? 
254 .Khi nào thì có lỗi "nói hành, nói xấu người khác"?
 
224 .Người đồng tính lấy vợ - Lần hạt khi tham dự Thánh Lễ
221 .Đã có gia đình có thể coi phim sex hay thủ dâm ?
215 .Đám cưới người Công Giáo mà không phép đạo. 
209 .Quan hệ tình dục khi có sự đồng ý có lỗi không ?
190 .Về việc thụ tinh nhân tạo có được phép không?
187 .Quan hệ trong những ngày không an toàn
177 .Quan hệ trước hôn nhân và thủ dâm tội nào nặng hơn ?
174 .Theo đạo để lấy vợ - con có lỗi gì không
169 .Sờ mó những nơi kín của người khác có tội không

164 .Có được phép sử dụng phương pháp tránh thai không?
159 .Vì tự vệ - Có tội cố sát không?
158 .Hôn nhau thân thiết có tội không?
155 .Có được rước lễ hay phải đi xưng tội?
150 .Gia đình "vô sinh", có được "quan hệ" để có con?
149 .Khiêu dâm là tội nặng, nhẹ? Có được rước lễ không?
146 .Tránh thai theo phương pháp tự nhiên không hiệu quả!
142 .Thủ dâm có nhiều cái lợi, nhưng có tội, làm sao đây?
137 .Đặt vòng tránh thai vì đã có 6 đứa con?
135 .Phạm tội thủ dâm vẫn rước Mình Thánh Chúa.
130 .Tránh thai ngoài ý muốn, xử dụng bao cao su?
119 .Đã ly dị, sống chung với người vô đạo, vẫn rước lễ!
113. Thủ dâm có được rước lễ bình thường không?
109. Ôm nhau, hôn nhau có tội không?
108. Quan hệ tình dục trước hôn nhân có tội không?
105. Có phạm tội đồng loã hay không?
104. Đến bệnh viện phá thai nhi khoảng 2 tháng tuổi
94. Thủ dâm tội nặng hay tội nhẹ?
87. Có gia đình, con phim cấp 3 có tội không?
81. Xem sách báo, phim ảnh trước hôn nhân, có tội không?
74. Chưa kết hôn mà sống chung như vợ chồng?
70. Hai người đồng tính có được tới nhà thờ không?
66. Linh mục tự sát, được rỗi linh hồn không?
60. Coi phim sex vì bị bệnh "lãnh cảm", có tội không?
58. Lập gia đình và đã li dị, tái hôn, có được rước lễ?
55. Quan hệ với fiancé trước lễ hôn phối có tội không?
53. Thủ dâm, thụ tinh trong ống nghiệm, hiến chi thể...
51. Con ghét mẹ vì bà đã ly thân, nay lại ly dị, có được không?
50. Bị bệnh siêu vi, dùng bao cao su khi quan hệ vợ chồng?
45. 
Ở Hàn Quốc, không xưng tội các dịp lễ trọng?

41. Tội giác quan là những tội nào?
14. Phải bỏ người tình đang chung sống mới được giải tội?
13. Được phép ngừa thai bằng phương pháp nào?
06. Coi bói có tội không?
02. Bổn đạo mới, đặt vòng, xưng tội, xin ý kiến.
01. Lập gia đình rồi ly dị, có được chịu lễ không?
Bí Tích
297 .Không đi lễ ngày Chúa Nhật, có được rước lễ khi đi hành hương?
282 .Có thể chia việc đền tội để làm từ từ?
269 .Một trong hai vợ chồng theo đạo có phải lãnh BTHN? 
263 .Làm sao đền trả nếu không biết họ ở đâu? 
262 .Rửa tội hai lần được không? 
200 .Có thể rửa tội cho con ở giáo xứ khác không ?
196 .Rửa tội trong trường hợp cấp bách
194 .Muốn theo đạo Công giáo thì bắt đầu từ đâu?
167 .Chưa đến tuổi xưng tôi có thể xưng tội không?

52. Xưng tội mà quên tội trọng, có được tha không?
17. Vợ chống Phật giáo, nay muốn trở lại Công giáo.
Kinh Thánh
341 .Cách nhớ và sống Lời Chúa
293 .Xin giải thích ý nghĩa của "muối" trong (Mc 9:49)
255 .Giải thích câu lời Chúa Mt 10, 34-35? 
231 .Vợ Cain là ai? 
170 .Ngôi sao đã hiện ra với ba nhà đạo sĩ
145 .Gioan tuyên xưng là Chúa, nhưng sai người hỏi Chúa.
143 .Gioan Tẩy Giả, Gioan Tông Đồ, ai là con bà Isave?.
99. Dân Do Thái có ý giết ông Mai-sen?
67. Tại sao không gọi Tổ Phụ, Tiên Tri, là các Thánh?
42. Ý nghĩa của những con số 3, 10, 33 là gì?
35. Xin cho biết tên 4 cuốn Tân Ước.
05. Phân biệt phép lạ và sự lạ.
Phụng Vụ
360 .Kiêng việc xác vào ngày Chúa Nhật và lễ buộc
359 .Tham dự dám cưới không tổ chức thánh lễ có bị vạ không?
321 .Tại sao luật buộc ta chỉ được rước lễ một ngày 2 lần?
320 .Ý nghĩa và tầm quan trọng của phụng vụ trong đời sống Kitô hữu
295 .Xin cho biết về thừa tác viên ngoại lệ?
291 .Khi nào tham dự Thánh Lễ không thành?
271 .Ý nghĩa việc hôn bàn thờ?
265 .Ý nghĩa của lời công bố Tin Mừng trong Thánh Lễ?
 
253 .Ý nghĩa của lời đọc "Chúa ở cùng anh chị em" trong PV?
235 .Phúc Âm chỉ dành riêng cho linh mục và phó tế đọc? 
210 .Ý nghĩa chiếc khăn linh mục khoác lên vai khi kiệu rước Thánh Thể ?
197 .Việc giữ chay và rước lễ
188 .Ý nghĩa của vật dụng trong giờ chầu Thánh Thể
182 .Ý nghĩa của việc tung hoa khi rước kiệu ?
180 .Lịch sử việc cung nghinh Thánh Thể và viếng Thánh Thể
157 .Ý nghĩa việc Chầu Thánh Thể, Viếng Thánh Thể ...
151 .Thừa tác viên Thánh Thể có được tráng chén không?

132 .Nguồn gốc của Chầu Lượt từ đâu?
100. Ý nghĩa về việc bỏ mẫu bánh thánh vào chén là gì?
86. Thánh lễ đầu tiên cử hành trên Thánh Giá?
36. Linh mục dâng Bánh Thánh lên theo kiểu nào?
22. Ăn chay bằng cách nào? Ngày nào?
18. Đồng tế trong thánh lễ An Táng của ông bà cố.
10. Dự Lễ Ngày Chúa Nhật tại tư gia, có được không?
04. Ăn chay của đạo Công Giáo ra sao?
Đức Maria
354c .Tín điều Đức Mẹ đồng trinh trọn đời
327 .Làm sao phân biệt hai Maria trong Kinh Thánh?
277 .Hình Đức Mẹ La Vang?
256 .Tín điều "Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời" 
244 .Tín điều Mẹ Maria đồng trinh làm hạ phẩm giá đời sống hôn nhân? 

218 .Tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và cuộc sống hôm nay
207 .Ý nghĩa chiếc giày sút ra trong ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp?
173 .Đức Maria lên trời cả hồn và xác có thật không?
172 .Làm gì để tỏ lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria
148 .Lý do phải tôn sùng Đức Mẹ Maria?
106. Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời có nghĩa là gì?
Giáo Lý
354a .Thiên đàng và hỏa ngục ở đâu?
354b .Trong Kinh Thánh không thấy miêu tả Luyện ngục?
349 .Mọi người đều có Thiên thần bản mệnh ?
329 .Tiến sĩ Hội Thánh là gì?...
326 .Ý nghĩa tội vạ tuyệt thông?
322 .Về việc rước lễ của những người đã ly dị và tái hôn
319 .Tại sai Chúa Giêsu chết lại có thể mang lại ơn cứu độ?
312 .Xin giải thích câu "kính mến một Đức Chúa Trời trên hết....
311 .Thiên Chúa yêu thương vậy tại sao lại có tội tổ tông?
309 .Thế nào là đặc ân thánh Phao-lô và Phê-rô
305 .Khi nào thì lỗi phạm đến Chúa Thánh Thần?
278 .Mấy nét đặc trưng về Đức tin trình bày cho bổn đạo mới
266 .Phong Thánh là gì? Ý nghĩa làm sao? Ai có quyền?
249 .Bản tính của Chúa Giêsu Kitô 
247 .Những người chưa chịp Phép Rửa có được cứu rỗi? 
245 .Ý nghĩa từ Bình an - Phụng vụ - Tessera - Amen... 
243 .Thiên Chúa ban hành giới luật huyết thống khi nào? 
241 .Giáo hội có chấp nhận cho lễ sinh (giúp lễ) là nữ không?
239 .Tội phạm đến CTT và chữ tôn thờ dành cho TC 
229 .Tại sao Công Giáo tôn thờ một người chết trên thập giá
192 .Giống và khác nhau giữa giám mục ,linh mục, phó tế.
191 .Sự khác biệt giữa ân xá,đại xá, toàn xá.
179 .Thuyết tiến hoá của Darwin
139 .Khi Chúa đến lần thứ hai, giải quyết làm sao khi có tội?

126 .Thiên Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần bị quên lãng?
122 .Thiên thần và con người, loài nào cao trọng hơn?
118 .Nhân đức can đảm và sự nhận biết Chúa theo Aquino?
112. Nguồn gốc bảy mối tội đầu và ai là tác giả?
107. Giáo Hội và học thuyết tiến hoá của Charles Darwin?
102. Đặc ân Thánh Phaolô và Đặc ân Thánh Phêrô?
97. 13 hay 14 thư của Thánh Phaolô?
73. Thiên Chúa là Tình Yêu, sao lại phạt con người?
72. Người ngọai đạo chết, linh hồn sẽ đi đâu?
69. Thiên đàng là gì?
63. Thiết lập Bí Tích Hôn Phối. Xông hương không thống nhất!
31. Việc sáng tạo các thiên thần và việc thiên thần sa ngã?
08. Tại sao phải thờ Thánh Giá Chúa Kitô?
Tôn Giáo
356 .Có nên tìm hiểu lịch sử Giáo Hội qua trang Wikipedia không?
270 .Người sáng lập Anh Giáo, Chính Thông Giáo, Hồi Giáo...?
176 .Giáo Hội nghĩa là gì ?
147 .Tin Lành và Công Giáo tại sao lại không phải là một?
68. "Nữ Linh Mục" này thuộc giáo phái nào?
Sống Đạo
367 .Vấn đề mê tín và mời thầy phong thủy xem nhà cửa
352 .Linh Mục có nên dự tiệc đám cưới không ?

345 .Việc rút ống thở cho bệnh nhân và làm phép rửa cho thai nhi
347 .Việc rửa tội cho thai nhi và áp dụng phương pháp sperm injection
328 .Làm thế nào để sám hối tội lỗi của mình?
318 .Bạn trai là người Công Giáo nhưng hay xem bói
317 .Đang học GLHN, con của con có được rửa tội không?
316 .Rước lễ thiêng liêng là gì? Những ai được RLTL?
315 .Có phải linh hồn nào được xin lễ thì được hưởng ơn?
310 .Làm sao giúp con cái giữ vững đức tin khi đi học xa nhà?
288 .Là người đồng tính, vậy con phải sống thế nào cho đúng?
286 .Sự dữ vẫn xảy ra, Thiên Chúa không thương con người?
283 .Kết hôn với người ngoài Công Giáo, lo cho con cái theo đạo thế nào?
264 .Suy tính để tìm người chồng thích hợp - Thử thách trong cầu nguyện 
260 .Loan báo Tin Mừng giữa những người khác đạo?
 
252 .Bày tỏ sự tôn kính đối với Thiên Chúa 
250 .Làm thế nào tìm kiếm đức tin cho mình và gia đình? 
240 .Tham dự Th. Lễ xứ khác - được hưởng lời nguyện xứ mình không? 

237 .Dự đám cưới của 1 người đã rửa tội và 1 người chưa 
234 .Có hợp lệ không khi chọn ngày "tốt" làm lễ cưới? 
233 .Có nên tham dự tiệc cưới của người đã ly dị không? 
230 .Việc viếng nhà thờ để hưởng ơn đại xá 
226 .Có hứa với Chúa và Đức Mẹ - nay không thể thực hiện
219 .Khó khăn trong việc cầu nguyện
217 .Việc giữ đạo trong gia đình không Công Giáo
216 .Người Công Giáo có thể bái lạy Đức Phật không ?
214 .Thánh Lễ ngày Thứ Bảy thay CN - Ơn đại xá.
213 .Có phải cứ xin lễ thì linh hồn mau lên Thiên đàng ?
212 .Việc hoả táng và cất giữ phần tro ?
208 .Uống nước thánh chữa bệnh có mê tín không ?
203 .Khấn thánh Giê-ra-đô thì con sẽ ngoan hơn ?
202 .Có thể tự mình quyết định theo đạo Công Giáo ?
194 .Muốn theo đạo Công giáo thì bắt đầu từ đâu?
183 .Kết hôn ngoài Công giáo - muốn chia sẻ việc thờ phượng
178 .Chia trí khi tham dự Thánh lễ
165 .Thiên Chúa có công bằng trong cách thưởng phạt?
163 .Người đỡ đầu trong Bí tích Th.Sức có quan trọng không?
156 .Gia nhập Công Giáo có thể cúng bái tổ tiên không?
154 .Con nghe rằng nên đi làm phép thai, đúng không?
153 .Con phải làm sao khi đang bực bội với cha mẹ?
152 .Không muốn chữa bệnh nữa, chỉ cần hi sinh hãm mình?
121 .Có cảm giác giống như bị Chúa phạt!
111. Dự tiệc cưới của người kitô hữu với người ngoại đạo?
98. Một người đặt tay, một người khác làm bố thiêng liêng?
89. Thế nào là thánh hóa bản thân?
85. Không phải đạo Công Giáo, cầu nguyện ra sao?
79. Cầu nguyện cho những người đã qua đời?
65. Viếng mộ của một linh mục ở nhà thờ, được ơn đại xá?
62. Mình cũng có tội, sao lại cầu cho những người có tội?
57. Những người tử đạo là những người ngu?
38. Tôn kính ảnh tượng, hủy bỏ - Xưng hô, cư xử với L.Mục
23. Có được đọc mật mã Da Vinci của Dan Brown không?
11. Giáo dân có được làm phép của ăn như các Linh Mục?
07. Có được thắp nhang cho người quá cố, và niệm Phật?
Ơn Gọi Tu Trì
355 .Người con ngoài hôn thú có được phép đi tu không?
346 .Đã có bạn trai, nay muốn xác định lại ơn gọi...
307 .Muốn sống đời thánh hiến nhưng đang vướng tình cảm
299 .Đã có quan hệ, có thể đi tu không?
268 .Muốn đi tu nhưng có thói quen coi phim xấu và thủ dâm 
267 .Chuẩn bị dự thư vào chủng viện 
251 .Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn Giáo Sĩ khác nhau thế nào? 
246 .Điều kiện gia nhập Chủng viện? 
242 .Làm sao biết được Thánh ý Chúa cho ơn gọi Linh mục 
220 .Khiết tịnh đời tu và đời sống độc thân linh mục 
211 .Người nữ đã có quan hệ, có thể đi tu?
201 .Có cảm tình với người khác - liệu có ơn gọi th. hiến không ?

186 .Bỏ thói quen xấu để theo đuổi ơn gọi
181 .Chưa đậu tốt nghiệp PTTH - muốn theo đuổi ơn gọi tu trì
162 .Người linh mục phải như thế nào

133 .Có phải là dấu chỉ của ơn kêu gọi không?
128 .Cha "triều" và cha "dòng" có khác nhau không?
83. Con có thể đi tu được không?
78. Con có khả năng đi tu hay không?
49. Muốn đi tu mà bị siêu vi gan B.
46. Ý Chúa trong ơn gọi tu Dòng? Đi tu là tàn nhẫn?
40. Người đồng tính trở thành Linh Mục? Điều gì xảy ra?
37. Ơn gọi Đồng Công.
34. Thế nào là tu sĩ hạn thệ và tu sĩ vĩnh thệ?
32. Gửi em trai 12 tuổi nghịch ngợm vào tu có được không?
30. Cha xứ cứ "lắc đầu" và nói "không biết"...
28. Chương trình huấn luyện, đạo tạo LM Đồng Công bao lâu?
24. Muốn tìm hiểu ơn gọi Đồng Công thì phải tìm ở đâu?
19. Ước ao trở thành Linh Mục,mà cha xứ không giới thiệu.
03. Đã quan hệ tình dục, có thể đi tu?
Tình Yêu
110. Tình yêu giữa linh mục và người khác?
59. 17 tuổi, yêu một người đang học Linh Mục, phải làm gì?
54. Yêu thương một người sắp đi tu Dòng.
48. Yêu một linh mục có tội không?
20. Làm sao để biết một người có yêu mình hay không?
Các Vấn Đề Khác
352a .Linh Mục lên chức Giám Mục phải có những điều kiện nào?
340 .Giải tội cho người đồng phạm về điều răn thứ sáu?

325 .Tước hiệu Đức Ông là gì?
324 .Gia đình theo Phật Giáo, con có thể gia nhập CG không?
313 .Tại sao thánh Giuse không được lên trời cả hồn xác?
294 .Thắc mắc về tiểu sử của thánh Anrê Tường
285 .Xin hỏi về bổng lễ của các linh mục?
261 .Định nghĩa từ "sinh linh" 
248 .B
à Véronica lau mặt cho Chúa có phải là thánh không? 
232 .Thân xác thánh Têrêsa Hài Đồng còn nguyên vẹn không? 
171 .Muốn giải thể một nhà do Hội Dòng thành lập
168 .Ảnh tượng đã là phép có thể bán không?
127 .Từ ngữ "bệnh nhân" và "kẻ liệt" có khác nhau không?

125 .Tại sao chỉ có một số linh mục làm lễ?
120 .Đức Giám Mục và Đức Viện Phụ giống nhau, khác nhau?
117 .Lễ kính các Thánh Anh Hài ?
116 .Ý nghĩa cầu cho Đức Giáo Hòang, Chầu Mình Thánh?
92. What are the ways to let me legally receive communion?
88. Hướng dẫn bạn vào đạo, phải làm cách gì hay nhất?
82. Tên của người yêu trùng tên với bố đã qua đời.
77. Ý nghĩa lá cờ Tòa Thánh.
76. Thánh Vinh-Sơn có cánh sau lưng...
75. Lễ tuyên thệ, tổng thống Obama đặt tay lên sách thánh.
71. Ba đạo sĩ đến viếng hang đá, thuộc nước nào, tên?
64. Có thể là Thừa Tác Viên khi đã một lần phá thai?
61. Chơi với bạn bè, bị khủng hoảng tinh thần, phải làm sao?
47. Mười điều dại dột của đàn bà là những điều nào?
44. Bí mật cuối cùng về Fatima có chính xác hay không?
43. Đức ông có từ bao giờ? Tiếng Pháp? Ai có quyền ban?
39. Hòm Bia Thiên Chúa hiện giờ đang cất giữ ở đâu?
33. Trong Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam, Hồng Y hơn G.Mục?
29. Tại sao Dòng Đồng Công chỉ phổ biến nơi GP Sài-gòn?
27. Mười điều dại dột của đàn bà là những điều nào?
26. Xin cho biết tiểu sử và phát triển của Hội Dòng Đồng Công.
25. Xảy ra truyện gì nếu thế giới một khi không còn phụ nữ?
15. Đạo nào cũng là đạo ăn ngay ở lành.
09. Ông Simong vác Thánh Giá Chúa có phải là Thánh không?

Linh Mục bất xứng, cầu nguyện cho thai nhi, chứng hôn cho người đồng tínhXin cha giải đáp các thắc mắc sau đây: 1-Linh mục bất xứng làm lễ có thành hay không ? 2-Có cần cầu nguyện cho các thai nhi hay không ? 3-Có được chứng hôn cho các cặp hôn nhân đồng tính hay không ?
Trả lời:

1-    Thế nào gọi là linh mục bất xứng ?

Tôi  không hiểu rõ ý của người hỏi về câu này. Chắc muốn nói đến các linh mục không tôn trọng kỷ luật độc thân của Giáo Hội ?  hay sách nhiểu tình dục trẻ em ?( Sexual abuses of children) ? hay không có chức linh mục mà dám làm lễ  giải tội ?

Nhưng dù câu hỏi là thế nào, thì cũng xin được  giải thích  rõ như sau :

Trước hết, theo thành ngữ Latinh  Ex opere  Operato  về thần học bí tích ( sacramental theology) thì bí tích thành sự ( validly) vì được cử hành đúng theo Nghi thức bí tich ( Sacramental Rite) của Giáo Hội chứ không thành sự vì phẩm chất  hay xứng đáng ( worthiness) của thừa tác viên cử hành ( minister)

Mặt khác, khi cử hành bất cứ bí tích nào, như  rửa tội, thêm sức, Thánh Thể, hòa giải, sức dầu bệnh nhân .v.v Thừa tác viên con người như linh mục và Giám mục  phải cử hành nhân danh Chúa Kitô ( in persona Christi) chứ không nhân danh cá nhân mình. Nghĩa là chính Chúa Kitô rửa tội, thêm sức, cử hành Thánh lễ Tạ Ơn ( Eucharist), giải tội và sức dầu .. qua tay thừa tác viên con người. Vì thế ,bí tích thành sự vì chính Chúa Kitô làm chứ không phải là linh mục hay giám mục.

Đây là nền tảng thần học của Giáo Hội về việc cử hành các bí tích
 .

T
uy nhiên, dù nhân danh Chúa Kitô 
, nhưng thừa tác viên  vẫn phải theo đúng nghi thức mà Giáo Hội đã qui định. Thí dụ, bí tích rửa tội chỉ thành sự khi thừa tác viên dùng nước và công thức Chúa Ba Ngôi ( Trinitarian format). Không có nước để đổ trên đầu hay trên trán trẻ em hay người lớn  và đọc  đúng công thức trên thì bí tích không thành sự dù thừa tác viên là  giám mục, linh mục hay phó tế.

Cũng vậy, nếu không có chức linh mục thực sự thì không thể cử hành thành sự các bí tích Thánh Thể, Hòa giải, Thêm sức  và Sức dầu bệnh nhân. Phải nói lại điều này vì  nghe đồn có người kia đã giả danh linh mục để cử hành thánh lễ cho một Công Đoàn và giải tội cho nhiều người cho đến khi bị phát giác và bỏ trốn !

Trở lại với câu hỏi đặt ra, thì xin trả lời là cho dù bất xứng đến đâu theo nhãn quan của người đời, linh mục đã được chịu chức thành sự,  vẫn cử hành thành sự các bí tích khi áp dụng đúng Nghi thức bí tích và Phụng vụ của Giáo Hội. Nếu linh mục “ bất xứng “ theo cách suy diễn của giáo dân, thí dụ đang sống chung hay giao du thân mật với phụ nữ,   ăn cắp tiền của giáo xứ, cờ bạc, làm gương xấu… thì khi cử hành bí tích nhất là bí tích Thánh Thể,  sẽ  mắc thêm tội “ phạm thánh= Sacrilege”và vi phạm giáo luât số 916 cấm không được làm lễ và rước lễ ai đang có tội trọng.Tuy nhiên   bí tích vẫn thành sự như đã nói ở trên, vì linh mục cử hành nhân danh Chúa Kitô chứ không danh danh cá nhân mình.

Như vậy, giáo dân cứ an tâm đi xưng tội hay tham dự Thánh lễ do các linh mục cử hành, cho dù biết linh mục nào “bất xứng” theo nhãn quan con người.

Vị nào thật sự “bất xứng” thì  đã có Chúa phán xét không sai lầm. Chúng ta chỉ nên cầu nguyện cho các linh mục , đặc biết cho linh mục nào bị coi là “bất  xứng” theo phán đoán của dư luận mà thôi, chứ không nên rỉ tai nhau để làm xấu, mất danh dự của nạn nhân.



thainhi.jpg  
2-    Có nên cầu nguyện cho các thai nhi hay không ?

Chắc câu hỏi này liên quan đến các bào thai bị giết trong bụng mẹ tức là bị phá thai ( abortion) như thực trạng đang sảy ra ở khắp nơi trên thế giới hiện nay.. Đây là một tội ác, một trọng tội xúc phạm nặng nề đến Thiên Chúa là nguồn mạch của mọi sự sống của  con người và vạn vật trong vũ trụ hữu hình này.

Nhưng tiếc thay, không những ở các quốc gia vô thần mà ngay ở các quốc gia có truyền thống Kitô Giáo lâu đời như Pháp ,Ý, Đức, Tây Ban Nha, Canada và nhất là ở Hoa kỳ, việc phá  thái đã được công khai cho phép, khiến hàng triệu thai nhi đã bị giết ở Mỹ mỗi năm. Đây là một sỉ nhục cho niềm tin Kitô Giáo mà đa số người Mỹ vẫn tự nhận mình là Christians, là tín đồ của các giáo phái Tin lành,  Chính Thống và Công Giáo La Mã, nhưng có rất nhiều phụ nữ  đã phá thai hay phụ giúp vào việc này.

Liên quan đến các bào thai bị giết khi còn đang phát triển trong lòng mẹ, chúng ta tin chắc rằng các bào thai này hoàn toàn vô tội vì chưa được sinh ra mà đã bị giết nên,  không thể được rửa tội để được tha hậu quả của tội nguyên tổ ( original sin). Còn tội cá nhân, thì chúng chưa được sinh ra nên cũng  không  thể có tội cá nhân được. Vì thế , chúng ta không cần phải cầu nguyện cho chúng vì chúng hòan toàn vô tội,  và xứng đáng được Chúa nhân lành đón nhận vào Nước Hằng Sống.  Các bào thai này thực đáng thương vì bị tước mất quyền sống bởi  chính cha mẹ và xã hội vô luân ,vô  tín ngưỡng.

Như vậy, có cầu  xin thì phải cầu cho những ai  đã  hay  sắp  phá thai hoặc  giúp cho việc phá thai được thành tựu, để họ nhận biết tính chất nghiêm trọng  của việc sai trái này  mà từ bỏ cũng như ăn năn sám hối vì vô tình hay cố ý phạm tội sát nhân này.

3-    Có  được phép chứng hôn cho người đồng tính không ?

Đây là một vấn đề đang gây nhức nhối cho những ai biết tôn trọng và bảo vệ truyền thống hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Đây không những là truyền thống tốt đẹp của mọi nên văn hóa nhân loại từ xưa đến nay,  mà trên hết,   còn là một định chế linh thiêng ( sacred institution) được chính Thiên Chúa thiết lập từ đầu khi  tạo dựng con người có nam có nữa. Và  Adam và Eva  là cắp hôn phối đầu tiên Thiên Chúa đã se kết và  truyền cho họ  sinh  sôi nảy nở  cho thật nhiều , cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. ( St  1:  28)

Nghĩa là hôn nhân chỉ được thành lập giữa một người nam và một người nữ cho mục đích “ sinh sôi nẩy nở”  như Thiên Chúa đã truyền cho Adam và Eva.

Nhưng đáng buồn thay là một số quốc gia trên thế giới- đặc biệt là Hoa Kỳ- người ta đang muốn định nghĩa lại hôn nhân để cho phép các người đồng tính ( gay & lesbian) kết hôn như những người bình thường khác. 

Giáo Hội không lên án hay chỉ trích những người có khuynh hướng bất thường về phái tính ( Abnormally  sexual tendency), nhưng chắc chắn không thể công nhận hôn nhân của những người này  được vì trái tự nhiên( unnatural)  và vô luân ( immoral).

Giáo luật số 1096, triệt 1 qui định rằng:   Để có sự ưng thuận kết hôn, điều cần thiết là hai người kết hôn phải biết ít ra rằng hôn nhân là đời sống  chung vinh viễn giữa người nam và người nữ, nhằm đến việc sinh sản con cái bằngviệc giao hợp sinh lý cách nào đó.”

Giáo lý của Giáo Hội cũng dạy rằng :  Giao ước hôn nhân nhờ đó một người nam và một người nữ làm thành một cộng đoàn cho cả cuộc đời , tự bản chất nó hướng tới lợi ích của những người phối ngẫu  cũng như hướng tới việc sinh sản và giáo dục con cái . Giao ước này đã được Chúa Kitô nâng lên hàng bí tích giữa những người đã nhận lãnh pép Rửa tội. ( SGLGHCG ,số 1601)

Như thế không thể có hôn nhân giữa hai người nam hay hai người nữ được  vì không có luật nào của Giáo Hội cho phép việc này. Chắc chắn như vậy.

Cho dù các xã hội “ bệnh hoạn và mỵ dân” đã công nhận hôn nhân của những người đồng tính, nhưng những cặp hôn nhân này  không thể xin hợp thức hóa hôn nhân của họ trong Giáo Hội Công Giáo được vì những lý do  nêu trên. Tuy chưa có giáo luật mới ngăn cấm việc này, nhưng để bảo toàn định chế hôn nhân  mà Thiên Chúa đã thiết lập từ đầu và được Chúa Kitô nâng lên hàng bí tích, thì trong thực hành mọi linh mục cũng hiểu rằng Giáo Hội sẽ không  bao giờ nhượng bộ  trào lưu tục hóa của thế giới mà cộng nhân hôn nhân đồng tính,  vì việc này đi ngược lại mục đích của hôn nhân như giáo lý và giáo luật hiện hành của Giáo Hội qui định.  

Ước mong những giải đáp trên đây thỏa mãn những câu hỏi được đặt ra.



Lm Phanxicô Saviê Ngô Tôn Huấn
______________________________________________

NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA Công Giáo, CHÍNH THỐNG GIÁO VÀ TIN LÀNH

Hỏi: Trong bài trước cha đã nói đến các Đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng khác nhau về nhiều mặt thần học, tín lý, giáo lý, bí tích, phụng vụ. v. v Xin cha nói rõ hơn về những khác biệt này giữa Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành. 

Trả lời: như đã giải thích trong bài trước, cả ba Nhánh Kitô Giáo trên đây, từ đầu, đều thuộc Đạo Thánh của Chúa Kitô gọi chung là Kitô Giáo (Christianity). Nhưng theo dòng thời gian, đã có những biến cố gây ra tình trạng rạn nứt hay ly giáo (schisms) hoặc những cải cách (reformations) đáng tiếc xảy ra khiến Kitô Giáo bị phân chia thành 3 Nhánh chính trên đây. Ngoài ra, còn một nhánh Kitô Giáo nữa là Anh Giáo (Anglican Communion) do vua Henri VIII (1491-1547) của nước Anh chủ xướng năm 1534 để lập một Giáo Hội riêng cho Nước Anh, tách khỏi Rôma chỉ vì Tòa Thánh La Mã (Đức Giáo Hoàng Clement VII) không chấp nhận cho nhà vua ly di để lấy vợ khác. 

Cho đến nay, các nhóm ly khai trên vẫn chưa hiệp thông được với Giáo Hội Công Giáo vì còn nhiều trở ngại chưa vượt qua được. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng giới hạn trong câu hỏi được đặt ra, tôi chỉ xin nên sau đây những dị biệt căn bản giữa ba Nhánh Kitô Gíáo lớn trên đây mà thôi. 

I- Chính Thống (orthodoxy) khác biệt với Công Gíáo La Mã (Roman Catholicism) ra sao?

Trước hết, danh xưng Chính Thống "Orthodoxy", theo ngữ căn (etymology) Hy lạp “orthos doxa", có nghĩa là "ca ngợi đúng (right-praise), "tin tưởng đúng” (right belief). Danh xưng này được dùng trước tiên để chỉ lập trường của các giáo đoàn đã tham dự các Công Đồng đại kết (Ecumenical Councils) Nicêa I (325) Ephêsô (431) và nhất là Chalcedon (451) trong đó họ đã đồng thanh chấp thuận và đề cao những giáo lý được coi là chân chính (sound doctrines)’ tinh tuyền của Kitô Giáo để chống lại những gì bị coi là tà thuyết hay lạc giáo (heresy). Do đó, trong bối cảnh này, từ ngữ "orthodoxy” được dùng để đối nghịch với từ ngữ “heresy” có nghĩa là tà thuyết hay lạc giáo. Nhưng sau biến cố năm 1054 khi hai Giáo Hội Kitô Giáo Hy Lạp ở Constantinople (tượng trưng cho Đông Phương) và Giáo Hội Công Giáo LaMã (Tây Phương) đã xung đột và ra vạ tuyệt thông cho nhau (anthemas=excommunications) ngày 16 tháng 7 năm 1054 giữa Michael Cerularius, Thượng Phụ Constantinople và Đức cố Giáo hoàng Leo IX vì có những bất đồng lớn về tín lý, thần học và quyền bính, thì danh xưng "Chính Thống” (orthodoxy) lại được dùng để chỉ Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople đã ly khai không còn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo La Mã. Sau này, Giáo Hội "Chính Thống” Hy Lạp ở Constantinople đã lan ra các quốc gia trong vùng như Thổ nhĩ Kỳ, Nga, Albania, Estonia, Cyprus, Finland, Latvia, Lithuania, Rumania, Bulgaria, Serbia, Ukraine. . . Vì thế, ở mỗi quốc gia này cũng có Giáo Hội Chính Thống nhưng độc lập với nhau về mọi phương diện. Nghĩa là không có ai là người lãnh đạo chung của các Giáo Hội này, mặc dù họ có tên gọi chung là các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương (Eastern Orthodox Churches) tách khỏi khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã. (Tây Phương)

Tuy nhiên, hiện nay Thượng Phụ (Patriarch) Giáo Hội Chính Thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Istanbul được coi là Thượng Phụ Đại Kết (Ecumenical Patriarch) của các Giáo Hội Chính thông Đông Phương. Cách nay 2 năm Đức Thánh Cha Bê-nê-đich tô 16 đã sang thăm Đức Thượng phụ Giáo Chủ Chính Thống Thổ để tỏ thiện chí muốn đối thoại, đưa đến hiệp thông giữa hai Giáo Hội anh em. Riêng Giáo Hội Chính Thống Nga, cho đến nay, vẫn chưa tỏ thiện chí muốn xích gần lại với Giáo Hội Công Giáo La Mã, vì họ cho rằng Công Giáo muốn "lôi kéo” tín đồ Chính Thống vào Công Giáo sau khi chế độ cộng sản ở Nga tan rã, tạo điều kiện thuận lợi cho Giáo Hội Chính Thông Nga hành Đạo. 

Trước khi xẩy ra cuộc ly giáo năm 1054, hai Nhánh Kitô giáo lớn ở Đông và Tây phương (The Greek Church and the Holy See=Rome) nói trên vẫn hiệp thông trọn vẹn với nhau về mọi phương diện vì cả hai Giáo Hội anh em này đều là kết quả truyền giáo ban đầu của các Thánh Tông Đồ Phêrô và Anrê. Lịch sử truyền giáo cho biết là Thánh Phêrô đã rao giảng Tin mừng ở vùng đất nay là lãnh địa của Giáo Hội Công Giáo La Mã (Roma) trong em ngài, Thánh Anrê (Andrew) sang phía Đông để rao giảng trước hết ở Hy lạp và sau đó trong phần đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Như thế, cả hai Giáo Hội Kitô Giáo Đông Phương Constantinople và Tây Phương Rôma đều có nguồn gốc Tông đồ thuần túy (Apostolic succession). 

Sau đây là những điểm gây bất đồng khiến đi đến ly giáo (schism) Đông Tây:

1- về tín lý, Giáo Hội Chính Thống Đông Phương- tiêu biểu ban đầu là Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople - bất đồng với Giáo Hội Công Giáo La Mã về từ ngữ “Filioque” (và Con) thêm vào trong Kinh Tin Kính Nicêa tuyên xưng “Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha, và Chúa Con mà ra”. 

Giáo Hội Chính Thông Đông Phương cũng không công nhận các tín điều về Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai (Immaculate Conception) và Lên Trời cả hồn xác (Assumption) mặc dù họ vẫn tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Sở dĩ thế, vì họ không công nhận vai trò lãnh đạo Giáo Hội của Đức Giáo Hoàng, nên đã bác bỏ mọi tín điều được các Đức Giáo Hoàng công bố với ơn bất khả ngộ (Infallibility) mà Công Đồng Vaticanô I (1870) đã nhìn nhận. 

Chính vì họ không công nhận quyền và vai trò lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ của Đức Giáo Hoàng Rôma, nên đây là trở ngại lớn nhất cho sự hiệp nhất (unity) giữa hai Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo cho đến nay, mặc dù hai bên đã tha vạ tuyệt thông cho nhau sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Constantinople là Athenagoras I năm 1966. 

Giáo Hội Chính Thống có đủ bảy bí tích hữu hiệu như Công Giáo. Tuy nhiên, với bí tích rửa tội thì họ dùng nghi thức dìm xuống nước (immersion) 3 lần để nhấn mạnh ý nghĩa tái sinh vào đời sống mới, trong khi Giáo Hội Công Giáo chỉ dùng nước đổ trên đầu hay trán của người được rửa tội để vừa chỉ sự tẩy sạch tội nguyên tổ và các tội cá nhân (đối với người tân tòng) và tái sinh vào sự sống mới, mặc lấy Chúa Kitô. 

2-Về phụng vụ, Giáo Hội Chính Thống dùng bánh có men (leavened bread) và ngôn ngữ Hy lạp khi cử hành phung vụ trong khi Giáo Hội Công Giáo dùng bánh không men (unleavened bread) và tiếng Latinh trong phụng vụ thánh trước Công Đồng Vaticanô II, và nay là các ngôn ngữ của mọi tín hữu. 

3-Sau hết, về mặt kỷ luật giáo sĩ: Giáo Hội Chính Thông cho phép các phó tế và linh muc được kết hôn trừ Giám mục, trong khi kỷ luật độc thân (celibacy) lại được áp dụng cho mọi cấp bậc trong hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo, trừ phó tế vĩnh viễn (pernanent deacons). 

Đó là những khác biệt căn bản giữa Giáo Hội Chính Thống Đông Phương và Giáo Hội Công Giáo La Mã. 

Tuy nhiên, dù có những khác biệt và khó khăn trên đây, Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương đều rất gần nhau về nguồn gốc tông đồ và về nền tảng đức tin, giáo lý, bí tích và Kinh thánh. Vì thế, giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đã dạy rằng: “Đối với các Giáo Hội Chính thống, sự hiêp thông này sâu xa đến nỗi “chỉ còn thiếu một chút là đạt được mức đầy đủ để có thể cho phép cử hành chung phép Thánh Thể của Chúa Kitô” (x. SGLGHCG, số 838). 

II- Tin lành (Protestantism) và những khác biệt với Công Giáo. 

Như đã nói trong bài trước, Tin lành, nói chung, là Nhánh KitôGíao đã tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo sau những cuộc cải cách tôn giáo do Martin Luther, một linh mục Dòng thánh Augustinô, chủ xướng vào năm 1517 tại Đức và lan sang Pháp với John Calvin và Thụy sỹ với Ulrich Zwingli và các nước Bắc Âu sau đó. 

1-Ở góc độ thần học, Những người chủ trương cải cách (reformations) trên đã hoàn toàn bác bỏ mọi nền tảng thần học về bí tích và cơ cấu tổ chức giáo quyền (Hierachy) của Giáo Hội Công Giáo. Họ chống lại vai trò trung gian của Giáo Hội trong việc hòa giải con người với Thiên Chúa qua bí tích tha tội hay hòa giải (reconciliation) vì họ không nhìn nhận bí tích truyền chức thánh (Holy Orders) qua đó Giám mục, Linh mục được truyền chức thánh và có quyền tha tội nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) cũng như thi hành mọi sứ vụ (ministry) thiêng liêng khác. (rửa tội, thêm sức, thánh thể, Xức dầu thánh, chứng hôn). 

Điểm căn bản trong nền thần học của Tin Lành là con người đã bị tội tổ tông phá hủy mọi khả năng hành thiện rồi (làm việc lành), nên mọi nỗ lực cá nhân để được cứu rỗi đều vô ích và vô giá trị. Chỉ cần tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô dựa trên Kinh Thánh là được cứu rỗi mà thôi. (Sola fide, sola scriptura). Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo tin rằng con người vẫn có trách nhiệm cộng tác với ơn Chúa để được cứu rỗi. Nói khác đi, muốn được cứu độ, con người phải cậy nhờ trước hết vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô, nhưng cũng phải có thiện chí công tác với ơn thánh để sống và thực thi những cam kết khi được rửa tội. Nếu không, Chúa không thể cứu ai được như Chúa Giêsu đã nói rõ: “không phải bất cứ ai thưa với Thầy: lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ có ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. ” (Mt 7:21). 

Nói khác đi, không phải rửa tội xong, rồi cứ hát Alleluia và kêu danh Chúa Kitô là được cứu độ. Điều quan trong hơn nữa là phải sống theo đường lối của Chúa, nghĩa là thực thi những cam kết khi được rửa tội: đó là mến Chúa, yêu người và xa lánh tội lỗi. Nếu không, rửa tội và kêu danh Chúa thôi sẽ ra vô ích. 

Anh em tin lành không chia sẻ quan điển thần học này, nên họ chỉ chú trọng vào việc đọc và giảng kinh thánh nhưng không nhấn mạnh đến phần đóng góp của con người như Chúa Giêsu đòi hỏi trên đây. Ngoài phép rửa và kinh thánh, họ không tin và công nhận một bí tích nào khác. Điển hình, vì không công nhận phép Thánh Thể, nên họ không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong hình bánh và rượu, mặc dù một số Giáo phái Tin lành có nghi thức bẻ bánh và uống rượu nho khi họ tụ họp để nghe giảng kinh thánh. Sứ vụ quan trọng của họ chỉ là giảng kinh thánh vì họ chỉ tin có Kinh Thánh (Sola Scriptura) mà thôi. 

2- Nhưng Kinh Thánh được cắt nghĩa theo cách hiểu riêng của họ, nên có rất nhiều mâu thuẫn hay trái ngược với cách hiểu và cắt nghĩa của Giáo Hội Công Giáo. 

Thí dụ, câu Phúc Âm trong Matthêu 22 : 8-9 trong đó Chúa Giêsu dạy các tông đồ “không được gọi ai dưới đất là cha là thầy vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời” mà thôi. Vì họ hiểu câu này hoàn toàn theo nghĩa đen (literal meaning) nên đã chỉ trích Giáo Hội Công Giáo là ‘lạc giáo=heretical” vì đã cho gọi Linh mục là “Cha” (Father, Père, Padre)!. 

Thật ra, Giáo Hội cho phép gọi như vậy, vì căn cứ vào giáo lý của Thánh Phaolô, và dựa vào giáo lý này, Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế Tín lý Lumen Gentium đã dạy rằng; “Linh mục phải chăm sóc giáo dân như những người cha trong Chúa Kitô vì đã sinh ra họ cách thiêng liêng nhờ phép rửa và giáo huấn. ” (1 Cor 4: 15; LG. số 28). 

Một điểm sai lầm nữa trong cách đọc và hiểu kinh thánh của Tin lành là câu Phúc Âm Thánh Marcô kể lại một ngày kia Chúa Giêsu đang giảng dạy cho một đám đông người thì Đức Mẹ cà các môn đệ của Chúa đến. Có người trong đám đông đã nói với Chúa rằng: “Thưa Thầy có mẹ và anh em, chị em của Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy. ” (Mc 3:32). Anh em tin lành đã căn cứ vào câu này để phủ nhận niềm tin Đức Mẹ trọn đời đồng trinh của Công Giáo và Chính thống, vì họ cho rằng Mẹ Maria đã sinh thêm con cái sau khi sinh Chúa Giêsu. Nghĩa là họ chỉ tin Đức Mẹ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu mà thôi. Thật ra cụm từ “anh chị em “trong ngữ cảnh (context) trên đây chỉ là anh chị em theo nghĩa thiêng liêng (spiritual brotherhood, sisterhood) và đây là cách hiểu và giải thích Kinh Thánh của Công Giáo và Chính Thống, khác với Tin lành. 

Sau hết, về mặt quyền bình, các giáo phái Tin lành đều không công nhận Đức Giáo Hoàng là Đại Diện duy nhất của Chúa Kitô trong sứ mạng chăn dắt đoàn chiên của Người trên trần thế. 

3- về bí tích: Tất cả các nhóm Tin Lành đều không có các bí tích quan trọng như Thêm sức, Thánh Thể, Hòa giải, Sức Dầu bệnh nhân và Truyền Chức Thánh vì họ không có nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession) do đó, không có chức linh mục và giám mục hữu hiệu để cử hành các bí tích trên. 

Đa số các nhóm này chỉ có phép rửa(Baptism) mà thôi. Nhưng nếu nhóm nào không rửa tội với nước và công thức Chúa Ba Ngôi (The Trinitarian Formula) thì không thành sự (invalidly). Do đó, khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, tín hữu Tin Lành nào không được rửa tội với nước và công thức trên thì phải được rửa tội lại như người tân tòng. (catechumen). Nếu họ được rửa tội thành sự thì chỉ phải tuyên xưng đức tin khi gia nhập Công Giáo mà thôi. 

Đó là những khác biệt căn bản giữa Công Giáo và Tin Lành nói chung. Tuy nhiên, Giáo Hội vẫn hướng về các anh em ly khai này và mong ước đạt được sự hiệp nhất với họ qua nỗ lực đại kết (ecumenism) mà Giáo Hội đã theo đuổi và cầu nguyện trong nhiều năm qua. 

Chúng ta tiếp tục cầu xin cho mục đích hiệp nhất này giữa những người có chung niềm tin vào Chúa Kitô nhưng đang không hiệp thông (communion) với Giáo Hội Công Giáo, là Giáo Hội duy nhất Chúa Giêsu đã thiết lập trên nền tảng các Tông đồ.


Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

_____________________________________________
@4. CÓ ĐƯỢC CÚNG VÁI, DÂNG ĐỒ ĂN ĐỒ UỐNG CHO NGƯỜI CHẾT KHÔNG? 


CÓ ĐƯỢC CÚNG VÁI, DÂNG ĐỒ ĂN ĐỒ UỐNG CHO NGƯỜI CHẾT KHÔNG?

Hỏi: Người Công giáo có được phép mang đồ ăn, đồ uống như rượu bia và trái cây ra đặt ở mộ thân nhân chôn ngoài nghĩa trang, hay bày đồ ăn trên bàn thờ ông bà, cha mẹ nhân ngày giỗ, tết để các ngài "thưởng thức" trước khi đem xuống cho con cháu ăn không?

Trả Lời: Những người theo Đạo thờ ông bà (Tổ tiên) hay các tôn giáo khác thì tin là vong hồn nhừng người chết có thể về với con cháu sau khi chết. Vì thế, con cháu thường mang theo đồ ăn, đồ uống ra đặt ngoài nghĩa trang nơi an nghỉ của người quá cố. Đặc biệt, đến ngày giỗ, Tết, con cháu thường làm một mâm cỗ với của ngon vật lạ để dâng lên bàn thờ người quá cố cùng với nhang đèn để cúng vái, trước khi hạ cỗ cho con cháu hưởng chung. Đây là tục lệ có từ bao đời nay trong xã hội Việt Nam. Chúng ta tôn trọng, và không dám phê bình niềm tin của người khác.

Tuy nhiên, là người Công Giáo Chúa Kitô, thì ngược lại, chúng ta không tin có sự trở về của linh hồn người quá cố để ăn uống chung vui cách vô hình nào đó với con cháu, anh em còn sống. Giáo lý Công Giáo dạy rõ như sau về số phân của một người sau khi chết:

"Mỗi người lãnh nhận trong linh hồn bất tử của mình phần trả công muôn đời cho mình. Ngay sau khi chết, trong một cuộc phán xét riêng, chiếu theo cuộc sống của mình hướng về Chúa Kitô, để hoặc sẻ trải qua một cuộc thanh luyện, hoặc lập tức bước vào hưởng diễm phúc trên trời, hoặc lập tức bị án phạt đời đời." (x. SGLGHCG, số 1022)

Lời dạy trên có nghĩa là, linh hồn của một người chết có thể được vào ngay Thiên Đàng để vui hưởng Thanh Nhan Chúa, hoặc phải xa lìa Chúa đời đời trong nơi gọi là hoả ngục, hoặc phải "tạm trú" một thời gian trong nơi gọi là "Luyện tội" (Purgatory) để được thanh luyện cho sạch khỏi mọi vết nhơ của tội lỗi đã được tha nhưng chưa đền bù cho đủ khi còn sống, trước khi được vào hưởng hạnh phúc Nước Trời.

Như thế rõ ràng cho thấy không có trường hợp nào linh hồn những người quá cố còn có thể về chung vui đời sống con người trên trần thế với con cháu được nữa.

Từ xưa đến nay và ở khắp mọi nơi, người ta đã nói nhiều về những hiện tượng "ma quái" quấy phá trong nhà sau khi có người chết, hoặc linh hồn người chết hiện về với thân nhân trong giấc mơ để van xin điều này, hoặc cảnh cáo con cháu việc khác v.v... Trước sự kiện này, Giáo Hội cho đến nay vẫn im lặng, không đưa ra một giáo lý nào để giải thích, mà chỉ dạy giáo hữu phải cầu nguyện, làm việc lành, hoặc xin lễ cầu cho các linh hồn, cách riêng trong tháng 11 mà thôi.

Điều chắc chắn là Giáo Hội không dạy hay khuyến cáo chúng ta phải mang đồ ăn, đồ uống ra nghĩa trang đặt nơi mộ của thân nhân đã qua đời, hay dâng mâm đồ ăn trên bàn thờ người quá cố trong những ngày giỗ tết.

Tuy nhiên, vì lòng thảo kính, thương nhớ, giáo dân ngày nay được phép đốt nhang, đèn, nến và trưng hoa trước bàn thờ tổ tiên hay nơi mộ phần của thân nhân để nói lên lòng yêu mến, tôn kính và thương nhớ đối với những người thân đã ly trần.

Nhưng tuyệt đối phải tin rằng:

1- Những linh hồn đã được hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng không cần sự trợ giúp nào của người còn sống trên trần thế. Ngược lại, các linh hồn thánh đó có thể cầu xin đắc lực với Chúa cho những người còn sống và những linh hồn trong luyện ngục.

2- Chỉ có các linh hồn trong luyện ngục mới cần sự trợ giúp của các thánh trên Thiên Đàng và của những người còn sống đang hiệp thông với Giáo Hội mà thôi. Đó là lý do tại sao Giáo Hội dạy và khuyến khích các tin hữu cầu nguyện, làm việc lành và nhất là xin lễ cầu cho các linh hồn thánh (holy souls) còn đang được thanh luyện trong luyện ngục. Các linh hồn này, ngược lại, cũng có thể cầu xin hữu hiệu cho các tín hữu còn sống. Đó là tín điều các thánh thông công như Giáo Hội dạy.

3- Các linh hồn đang xa cách Chúa đời đời trong nơi gọi là hoả ngục thì không ai có thể cứu giúp gì được nữa, vì không có sự hiệp thông nào (communion) giữa nơi này với Thiên Đàng, luyện ngục và các tín hữu còn sống đang hiệp thông trong Giáo Hội lữ hành.

Tóm lại, dù ở nơi nào, Thiên Đàng, Luyện ngục hay hoả ngục, linh hồn những người đã ly trần không thể trở về trần thế để "ăn uống" gì với thân nhân còn sống nữa. Vì thế, người công giáo không được đem bất cứ đồ ăn của uống gì ra đặt nơi mộ phần của những người đã chết ngoài nghĩa trang hay trưng bày trên bàn thờ trong những dịp giỗ tết để "mời các vong hồn" về chung vui, thưởng thức với con cháu còn sống. Làm như vậy là vô tình đi ngược lại với giáo lý của Giáo Hội về số phận của những người đã chết như đã nói ở trên.

Chúng ta chỉ có thể bày tỏ lòng mộ mến, gắn bó, thương xót những thân nhân đã ly trần bằng cách cầu nguyện, làm việc lành và xin dâng thánh lễ cầu cho họ để nói lên tâm tình này mà thôi. Và chắc chắn đó cũng là những gì các linh hồn mong đợi nơi con cháu, thân nhân còn sống nhớ đến mình sau khi họ lìa khỏi thân xác qua sự chết.

 Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Hỏi: Người Công giáo có được phép mang đồ ăn, đồ uống như rượu bia và trái cây ra đặt ở mộ thân nhân chôn ngoài nghĩa trang, hay bày đồ ăn trên bàn thờ ông bà, cha mẹ nhân ngày giỗ, tết để các ngài "thưởng thức" trước khi đem xuống cho con cháu ăn không?

Trả Lời: Những người theo Đạo thờ ông bà (Tổ tiên) hay các tôn giáo khác thì tin là vong hồn nhừng người chết có thể về với con cháu sau khi chết. Vì thế, con cháu thường mang theo đồ ăn, đồ uống ra đặt ngoài nghĩa trang nơi an nghỉ của người quá cố. Đặc biệt, đến ngày giỗ, Tết, con cháu thường làm một mâm cỗ với của ngon vật lạ để dâng lên bàn thờ người quá cố cùng với nhang đèn để cúng vái, trước khi hạ cỗ cho con cháu hưởng chung. Đây là tục lệ có từ bao đời nay trong xã hội Việt Nam. Chúng ta tôn trọng, và không dám phê bình niềm tin của người khác. Tuy nhiên, là người Công Giáo Chúa Kitô, thì ngược lại, chúng ta không tin có sự trở về của linh hồn người quá cố để ăn uống chung vui cách vô hình nào đó với con cháu, anh em còn sống. Giáo lý Công Giáo dạy rõ như sau về số phân của một người sau khi chết: "Mỗi người lãnh nhận trong linh hồn bất tử của mình phần trả công muôn đời cho mình. Ngay sau khi chết, trong một cuộc phán xét riêng, chiếu theo cuộc sống của mình hướng về Chúa Kitô, để hoặc sẻ trải qua một cuộc thanh luyện, hoặc lập tức bước vào hưởng diễm phúc trên trời, hoặc lập tức bị án phạt đời đời." (x. SGLGHCG, số 1022) Lời dạy trên có nghĩa là, linh hồn của một người chết có thể được vào ngay Thiên Đàng để vui hưởng Thanh Nhan Chúa, hoặc phải xa lìa Chúa đời đời trong nơi gọi là hoả ngục, hoặc phải "tạm trú" một thời gian trong nơi gọi là "Luyện tội" (Purgatory) để được thanh luyện cho sạch khỏi mọi vết nhơ của tội lỗi đã được tha nhưng chưa đền bù cho đủ khi còn sống, trước khi được vào hưởng hạnh phúc Nước Trời. Như thế rõ ràng cho thấy không có trường hợp nào linh hồn những người quá cố còn có thể về chung vui đời sống con người trên trần thế với con cháu được nữa. Từ xưa đến nay và ở khắp mọi nơi, người ta đã nói nhiều về những hiện tượng "ma quái" quấy phá trong nhà sau khi có người chết, hoặc linh hồn người chết hiện về với thân nhân trong giấc mơ để van xin điều này, hoặc cảnh cáo con cháu việc khác v.v... Trước sự kiện này, Giáo Hội cho đến nay vẫn im lặng, không đưa ra một giáo lý nào để giải thích, mà chỉ dạy giáo hữu phải cầu nguyện, làm việc lành, hoặc xin lễ cầu cho các linh hồn, cách riêng trong tháng 11 mà thôi. Điều chắc chắn là Giáo Hội không dạy hay khuyến cáo chúng ta phải mang đồ ăn, đồ uống ra nghĩa trang đặt nơi mộ của thân nhân đã qua đời, hay dâng mâm đồ ăn trên bàn thờ người quá cố trong những ngày giỗ tết. Tuy nhiên, vì lòng thảo kính, thương nhớ, giáo dân ngày nay được phép đốt nhang, đèn, nến và trưng hoa trước bàn thờ tổ tiên hay nơi mộ phần của thân nhân để nói lên lòng yêu mến, tôn kính và thương nhớ đối với những người thân đã ly trần. Nhưng tuyệt đối phải tin rằng: 1- Những linh hồn đã được hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng không cần sự trợ giúp nào của người còn sống trên trần thế. Ngược lại, các linh hồn thánh đó có thể cầu xin đắc lực với Chúa cho những người còn sống và những linh hồn trong luyện ngục. 2- Chỉ có các linh hồn trong luyện ngục mới cần sự trợ giúp của các thánh trên Thiên Đàng và của những người còn sống đang hiệp thông với Giáo Hội mà thôi. Đó là lý do tại sao Giáo Hội dạy và khuyến khích các tin hữu cầu nguyện, làm việc lành và nhất là xin lễ cầu cho các linh hồn thánh (holy souls) còn đang được thanh luyện trong luyện ngục. Các linh hồn này, ngược lại, cũng có thể cầu xin hữu hiệu cho các tín hữu còn sống. Đó là tín điều các thánh thông công như Giáo Hội dạy. 3- Các linh hồn đang xa cách Chúa đời đời trong nơi gọi là hoả ngục thì không ai có thể cứu giúp gì được nữa, vì không có sự hiệp thông nào (communion) giữa nơi này với Thiên Đàng, luyện ngục và các tín hữu còn sống đang hiệp thông trong Giáo Hội lữ hành. Tóm lại, dù ở nơi nào, Thiên Đàng, Luyện ngục hay hoả ngục, linh hồn những người đã ly trần không thể trở về trần thế để "ăn uống" gì với thân nhân còn sống nữa. Vì thế, người công giáo không được đem bất cứ đồ ăn của uống gì ra đặt nơi mộ phần của những người đã chết ngoài nghĩa trang hay trưng bày trên bàn thờ trong những dịp giỗ tết để "mời các vong hồn" về chung vui, thưởng thức với con cháu còn sống. Làm như vậy là vô tình đi ngược lại với giáo lý của Giáo Hội về số phận của những người đã chết như đã nói ở trên. Chúng ta chỉ có thể bày tỏ lòng mộ mến, gắn bó, thương xót những thân nhân đã ly trần bằng cách cầu nguyện, làm việc lành và xin dâng thánh lễ cầu cho họ để nói lên tâm tình này mà thôi. Và chắc chắn đó cũng là những gì các linh hồn mong đợi nơi con cháu, thân nhân còn sống nhớ đến mình sau khi họ lìa khỏi thân xác qua sự chết.

Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn


______________________________________________

@3. Có cầu nguyện cho các linh hồn thai nhi không?


Thưa cha! Có lần trong thánh lễ tại giáo xứ, một người xin ý lễ cầu cho linh hồn các thai nhi, cha Ph.. dâng thánh lễ đọc lên ý lễ, nhưng ngài lại nói không cần cầu nguyện cho các thai nhi, vì nó đâu có tội gì đâu mà phải cầu nguyện. 
Lần khác con học khóa bảo vệ sự sống thì ý nghĩa của việc cầu nguyện cho thai nhi cũng cần thiết, vì các linh hồn thai nhi tuy còn trong bụng mẹ, nhưng cũng có khi nó vẫn vướng mắc sự hận cha mẹ đã giết nó, nó vẫn phải chờ đợi lòng thương xót của Thiên Chúa. 
Con cũng nghĩ rằng, chúng ta không thể biết được các linh hồn thai nhi về đâu. Thiên Chúa sẽ lo liệu mọi sự công bằng vô cùng, còn việc ta xin lễ cầu nguyện cho thai nhi đâu có thiệt thòi mất mát gì, Chúa có cách của Chúa để ý cầu xin của chúng ta sẽ đến với các linh hồn và các ngài không quên ơn chúng ta đâu.
Vậy có nên cầu nguyện cho linh hồn thai nhi không?

Trao đổi :

Bạn thân mến,

Thông thường người tín hữu chúng ta hay thắc mắc về các linh hồn thai nhi sẽ đi đâu về đâu. Các bé có được lên Thiên Đàng, dù chưa được Rửa Tội không? 
Về những thai nhi chết khi chưa lãnh nhận bí tích Rửa Tội, Sách Giáo Lý HTCG số 1261 cho biết: "Về phần các trẻ em chết mà chưa được Rửa Tội, Hội Thánh chỉ còn biết trao phó các em cho lòng thương xót của Thiên Chúa từ bi, như Hội Thánh đã làm trong nghi lễ an táng dành cho các em. Thực vậy, Thiên Chúa giàu lòng thương xót muốn mọi người được cứu rỗi (x. 1Tm 2,4) và Chúa Giê-su đã trìu mến các em nên đã nói : "Hãy để trẻ em đến cùng Ta, đừng ngăn cản chúng" (Mc 10,14). Vì thế, chúng ta hy vọng có một con đường cứu độ dành cho những trẻ em chết mà chưa được rửa tội. Hội Thánh mời gọi các phụ huynh đừng ngăn cản trẻ em đến với Chúa Ki-tô nhờ lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy."

Vấn nạn này thuộc lãnh vực Cứu Độ Học (tiếng Latin: Soterio­logia). Nhưng khi chúng ta nói đến tương quan giữa người với nhau, như vấn đề thai nhi ở đây, thì Cứu Độ Học sẽ liên quan đến Giáo Hội Học (tương quan liên vị = con người liên đới với nhau). Hơn nữa, vì chúng ta bàn đến thai nhi đã chết, thì chúng ta cũng cần tìm hiểu và liên hệ đến Cánh Chung Học (Eschatologia: Bàn về cái chết, và hiện hữu sau cái chết). Đây là những sự gợi ý nếu bạn muốn tìm hiểu sâu thêm về linh hồn thai nhi đã chết, mà trong tương quan với con người (cha mẹ cưu mang em), trong tương quan với Chúa (Thiên Chúa xét xử, hay kết tội, hay tha thứ...?). Ở đây, chúng ta tìm hiểu ngắn gọn theo tâm trí con người hạn hẹp, cùng với sự tin tưởng vào Chúa thương xót và yêu thương.

Bạn mến,

Thiên Chúa yêu tất cả mọi người không phân biệt, và muốn mọi người đều được cứu rỗi. Chính vì thế, Ngài liên tục lập Giáo Ước với loài người phản bội và khước từ Ngài, đỉnh cao tình yêu Ngài chính là ban Con Một Ngài xuống ở với và hy sinh vì chúng ta. Mục đích của kế hoạch cứu độ giải phóng chúng ta khỏi nô lệ bóng tối để bước vào Sự Sống Bình An và Vĩnh Hằng. Ngài muốn chúng ta đi vào sự hiệp thông với Ngài, nên muốn chúng ta nhận biết chúng ta có một gia đình có Người làm Cha (Ga 1:12, Mt 23,8, Cv 4:32-5, 1Cr 1:10; 3:1; 5:11).

Thực thế, dùng ngôn ngữ loài người để hiểu về sự sống mai sau của các linh hồn không phải là chuyện dễ dàng gì. Chúng ta vẫn đang bị "kẹt" trong thế giới của không gian và thời gian, nên rất khó để chúng ta nói về sự vĩnh hằng, đời đời, vô biên vô tận...! Hơn thế, ngay cả thực tại trần gian mà chúng ta đang sống đây, rất nhiều điều chúng ta không thể thấu đáo hết được. Những sinh vật như cây cỏ, vi trùng, siêu vi, cơ thể con người...vẫn mãi là bí ẩn trong tâm trí loài người, cho dù chúng ta thấy con người thời đại này khám phá được nhiều điều, nhưng thực sự mà nói, những gì chúng ta đang biết đó, chỉ là một giọt nước giữa đai dương mênh mông (thậm chí, ngay cả 1 giọt nước chúng ta cũng không thể hiểu thấu nó được)!

Vì thế, câu hỏi mà chúng ta đặt ra, linh hồn thai nhi đi đâu về đâu, nói cho rốt ráo, chỉ có Thiên Chúa là biết rõ nhất, vì chỉ có tác giả mới hiểu được tác phẩm của mình, vậy, chỉ có Chúa là Đấng Sáng Tạo ra chúng ta và vũ trụ, mới hiểu thấu thọ tạo của Ngài.

Khi nói về Cứu Độ học, cũng tương tự như thế. Chúng ta có thể dùng tất cả trí não chúng ta để phân tích tận cùng, dùng đức tin để hiểu về tình yêu của Chúa và sự cứu độ của Ngài qua mạc khải Kinh Thánh. Còn việc Chúa như thế nào, là ai "Ta là Đấng Ta là," thì chỉ có Thiên Chúa mới hiểu chính mình. Chính vì thế, các thánh được ơn xuất thần dùng những ngôn từ mà chúng ta không hiểu trọn vẹn được là thế (Thần Học thần bí). 

Chỉ có một điều mà chúng ta, là những thọ tạo hữu hạn, có thể chắc chắn một điều là việc thực thi ý Chúa, qua tình yêu thương và hiệp nhất với anh chị em và Hội Thánh, lúc đó chúng ta là những người sẽ cứu giúp được các linh hồn, những con người đang sống cần sự thánh thiện và bác ái của chúng ta trên trần gian này (có nghĩa là chúng ta hãy sống đạo thực sự, cả chiều ngang lẫn chiều dọc). 

Như vậy, việc cầu nguyện, hy sinh của chúng ta, cùng với việc xin Lễ cho các linh hồn thai nhi là điều rất nên làm. Bạn cứ làm hết lòng những gì có thể để giúp các linh hồn ấy, cũng như bạn đang sống hiệp thông với Hội Thánh Thanh Luyện (Luyện ngục) và Lữ Hành này. Trong Thánh Lễ, bạn luôn luôn nghe linh mục đọc Kinh Nguyện Tạ Ơn: 

"Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại,
và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con
đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng Tôn Nhan Chúa.
Chúng con nài xin Chúa thương xót tất cả chúng con, cho chúng con được đồng hưởng sự sống đời đời,
cùng với Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, các Thánh Tông Ðồ và toàn thể các thánh,
đã sống đẹp lòng Chúa qua mọi thời đại, và cùng với các Ngài, chúng con được ca ngợi và tôn vinh Chúa..."


Như thế, Hội Thánh đã cầu nguyện cho các linh hồn (ngoài linh hồn ta xin Lễ), trong đó gồm cả những linh hồn mà không ai nhớ đến hoặc cầu cho họ (ta gọi là linh hồn mồ côi. Nghĩa từ Mồ côi là bỏ rơi, là không được con người biết đến, chứ không phải mồ côi như thường nghĩ là linh hồn lang thang vất vưởng...). Chúa vẫn san sẻ ơn Phúc cho tất cả mọi linh hồn. Chúa là Đấng công bằng nhưng đầy lòng thương xót. Nên không có gì ra ngoài tình thương của Thiên Chúa.

Như bạn nói về cha Ph., vì các linh mục đều hiểu như thế khi dâng Lễ, các thánh và linh hồn nơi Thanh Luyện đều hiệp thông cùng nhau với chúng ta, nên việc nói tên linh hồn nào đó hay cầu cho linh hồn thai nhi là không quan trọng (Trong Thánh Lễ, đều có sự thông hiệp giữa 3 Hội Thánh: Thiên Quốc, Thanh Luyện và Lữ Hành chúng ta đây). Bạn đừng lo lắng nữa khi linh mục chủ tế không nói đến linh hồn bạn xin. 

Khi bạn tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho các linh hồn thai nhi, cũng có nghĩa là Hội Thánh cũng muốn bạn hiệp thông con người với nhau, cụ thể là chính bản thân những cha mẹ khi bỏ đứa con trong bụng mình. Thánh Lễ là Tạ Ơn lòng Chúa thương xót, là Tạ Lỗi với các em bé mà cha mẹ đã khước từ, là xin Ơn Bình An và Thứ Tha cho con người. Qua Thánh Lễ, bạn sẽ được sức mạnh siêu nhiên giải thoát bạn khỏi mọi thứ nô lệ và đau khổ (mặc cảm tự ty, dằn vặt, đau đớn, cắn rứt...), nhất là khi bạn rước Chúa Giêsu vào lòng. Bạn dám tin như thế không?

Bạn hãy cố gắng chìm đắm vào tình yêu Chúa, hơn là xem Chúa như quan tòa xét xử nghiêm khắc và chi li. Nhưng không vì thế mà bạn lạm dụng lòng thương yêu của Chúa. Khi bạn thực sự yêu Chúa, bạn sẽ hiểu Chúa là như thế nào. Chúa còn có thể nói với Phêrô là không phải tha thứ 7 lần, mà 7 mươi lần 7 mà (Mt 18, 21-35), phương chi là chính Ngài. 

Cầu chúc bạn cũng như tất cả cha mẹ đã mất con cách này cách khác thật bình an. Bổn phận của chúng ta bây giờ, khi còn đang lữ hành trên trần gian này, hãy sống mãi mãi là sự cảm tạ Chúa, hãy liên tục làm lại giao ước với Chúa mỗi khi bạn té ngã, và từ đó dấn thân cho Tin Mừng trong sự phó thác và tin tưởng vào sức mạnh Ngài, vì rằng, những gì không thể đối với con người, thì lại có thể với Thiên Chúa (Lc 1:37). Amen.

Lm. Khất Tuệ
(Theo Thanhlinh.net)
______________________________________________

@2. Những Điều Cần Biết Về Mùa Vọng

1/ Mùa Vọng là gì?

Mùa vọng là mùa mong chờ Chúa đến, gồm 4 tuần lễ trước lễ Giáng Sinh và để kính nhớ việc Chúa đi vào lịch sử khi giáng sinh ở Belem. Từ thế kỷ thứ 10, Chúa nhật đầu tiên của mùa vọng bắt đầu cho năm Phụng Vụ. Advent từ tiếng latin Adventus (đến, sắp đến) thông thường dùng để chỉ việc Chúa đến lần thứ hai.

Người Kitô hữu tin rằng mùa Vọng nhắc nhớ sự chờ đợi Đấng Cứu Thế sinh ra của Người Do Thái khi xưa cũng như sự chờ đợi ngày Chúa trở lại trong vinh quang của người Kitô hữu hôm nay. Những bài đọc và những lời nguyện trong mùa Vọng giúp chúng ta luôn hy vọng cho công lý và hòa bình được hiện diện dài lâu, và hy vọng thế giới này sẽ không còn chiến tranh, đói khát, thương đau. Mùa Vọng là thời gian đợi trông, khi chúng ta sửa soạn ngày Nước Chúa trị đến bằng việc đọc kinh cầu nguyện và bằng những việc làm mang lại công lý và hoà bình cho toàn thế giới.*

2/ Những ngày lễ trọng buộc trong mùa Vọng?

Ngày 08 tháng 12, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây là một ngày lễ trọng buộc.

3/ Có những hạn chế trong việc cử hành Thánh lễ cho đám cưới, đám tang trong Mùa Vọng không?

Nếu một đám cưới được tổ chức vào một ngày Chúa nhật hay lễ Trọng trong Mùa Vọng, thì các bài đọc và lời cầu nguyện của phụng vụ trong mùa Vọng được ưu tiên, mặc dù một trong những bài đọc từ nghi thức hôn phối có thể được sử dụng. Nghi Thức Thánh Lễ An Táng không được cử hành vào các ngày Chúa Nhật Mùa Vọng và ngày 08 tháng 12, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tuy nhiên, nghi thức an táng không có Thánh Lễ có thể được cử hành vào những ngày trên.*

4/ Vòng hoa 4 cây nến, tượng trưng cho điều gì?

Bốn cây nến tượng trưng cho tuần trước lễ Chúa Giáng sinh, mỗi tuần đốt thêm một cây. Ba cây màu tím tượng trưng cho sám hối và một cây màu hồng dùng cho Chúa nhật thứ 3, nói lên niềm vui như Thánh Phaolô kêu gọi: Hãy vui lên... vì Chúa đang đến! Vòng hoa mùa vọng với cành lá xanh tượng trưng cho sự sống muôn đời. Hạt giống, trái hồ đào dùng để trang trí trên vòng hoa tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương thực dồi dào của đời sống Kitô hữu. Nến tượng trưng cho ánh sáng Chúa Kitô. Đầu tiên tại miền Bắc nước Đức, vòng hoa kiểu này được các gia đình đạo Tin lành trưng bày, sau đó vòng hoa mùa vọng được treo trong nhà thờ Công giáo vào năm 1925 tại tỉnh Köln. Từ năm 1935 các vòng hoa mùa vọng trong gia đình cũng được làm phép. Phong tục này ngày nay đã lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới.

5/Linh mục có thể sử dụng lễ phục màu xanh trong mùa Vọng không?

Không, lễ phục màu xanh không được phép. Màu phụng vụ Mùa Vọng là tím. Lễ phục màu hồng được dành riêng cho Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng, Chúa Nhật Mừng Vui (có thể dùng áo màu tím).*

6/ Tinh thần mùa Vọng là gì?

Là đáp lại lời kêu gọi của thánh Gioan Tiền hô: Hãy dọn đường đón Chúa: Quanh co uốn cho ngay, gồ ghề san cho phẳng, hố sâu lấp cho đầy, nơi cao phải bạt xuống.**

8/ Mỗi giáo dân tham gia mùa Vọng nên làm gì?

- Nên làm "hang đá tâm hồn" cho Chúa Hài Đồng theo tinh thần của lễ của 3 nhà đạo sĩ mang tới dâng Chúa: vàng (mến Chúa yêu người), nhũ hương (cầu nguyện), mộc dược (hi sinh hãm mình). .

- Tham gia tĩnh tâm, xưng tội do giáo xứ, cộng đoàn tổ chức. .

- Không nên quá chú trọng vào các gói quà (gift), thiệp mừng, các sản phẩm thương mại, máng cỏ lập lòe đèn điện, các cuộc vui trần tục mà quên đi TÌNH THƯƠNG BAO LA của Ngôi Hai giáng trần chuộc tội muôn dân.**

9/ Mùa Vọng mới xuất hiện hay sao?

Sánh với Mùa Chay và Mùa Phục sinh thì quả thực là Mùa Vọng còn mới mẻ. Trước hết nên nhắc lại rằng trong ba thế kỷ đầu, lịch phụng vụ chỉ mừng lễ Chúa Phục sinh. Lễ Chúa Giáng sinh xuất hiện chậm hơn, vào giữa thế kỷ IV. Và dần dần, giống như lễ Phục sinh được chuẩn bị với một Mùa 40 ngày và kéo dài thêm 50 ngày, thì lễ Chúa Giáng sinh cũng có một thời gian chuẩn bị và một thời gian kéo dài. Không phải hết mọi nơi đều có một thời kỳ chuẩn bị lễ Giáng sinh. Cụ thể là ngày nay, các Giáo hội Đông phương không biết đến mùa Vọng. Như thế là mùa Vọng thuộc về truyền thống La-tinh chứ không phải của toàn thể Giáo hội phổ quát (đây là một điều khác với chu kỳ Phục sinh).

10/ Ba thái độ sống cụ thể trong mùa Vọng

Theo tinh thần mùa Vọng, sống hướng về ngày Chúa đến có thể được diễn tả trong ba thái độ cụ thể.

Trước tiên là tương đối hoá hiện tại. Mọi giá trị ở đời này như của cải, danh vọng, tình yêu, gia đình, khoa học, kỹ thuật, văn hoá… là những điều tốt lành mà chúng ta phải ra sức thực hiện theo thánh ý của Chúa trong hoàn cảnh sống cụ thể của mình, nhưng đó chưa phải là những cái tuyệt đối đáng cho ta coi là mục đích phải gắn bó và đeo đuổi với bất cứ giá nào. Trái lại, chúng chỉ tìm được trọn vẹn giá trị khi đối chiếu với cùng đích tối hậu, đích thực của đời ta. 

Thái độ sống này làm cho ta nên khôn ngoan, sáng suốt, chừng mực và tự do. Sống hướng về ngày Chúa đến còn đòi hỏi nơi ta một thái độ thứ hai là phải cương quyết chống lại tội lỗi và sự ác nơi mình và chung quanh mình, nơi gia đình và trong xã hội. Đó là dọn đường cho Chúa ngự đến, như chúng ta thường hát trong Mùa Vọng theo lời Kinh Thánh: “Quanh co uốn cho ngay, Gồ ghề san cho phẳng, Hố sâu lấp cho đầy, Nơi cao phải bạt xuống”. 

Sau hết, sống hướng về ngày Chúa đến buộc ta phải tỉnh thức và luôn luôn sẵn sàng như người tôi trung: hết lòng với nhiệm vụ được trao phó, tận dụng mọi khả năng của mình để hoàn thành mọi việc theo ý chủ nhà hiện đang vắng mặt và mau mắn mở cửa đón chủ về bất cứ lúc nào.***

----------
Mùa Vọng về ta chờ đón Chúa
Làm hang đá sạch sẽ thơm tho
Ấm áp không phải hơi bò
Nhưng là tình mến, hy sinh, nguyện cầu.




Nguồn:
* LiturgyLine of Archdiocese of Seattle Liturgy Office, 2011
** www.gpcantho.com
*** Lm. Nguyễn Hồng Giáo, OFM viết theo J. Daniélou: Le Mystère del'Avent, Paris 1948
______________________________________________

@1.  - Tại một số nhà thờ giáo dân đọc Phúc Âm chung với chủ tế trong Thánh Lễ.   Một số nơi khác thì sau khi chủ tế đọc Phúc Âm xong, mọi người đọc lại. Có được phép không? Có đúng Phụng Vụ không?

 - Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma 2000 quy định như sau:
1/ Về vai trò của các thừa tác viên trong Phụng Vụ:
Số 91: “Cử hành lễ Tạ Ơn là hành động của Chúa Kitô và Hội Thánh. Hội Thánh là “bí tích hợp nhất”, nghĩa là dân thánh được quy tụ và có thứ tự dưới quyền Giám Mục. Vì thế, việc cử hành liên quan đến toàn thể Thân Thể Hội Thánh, cùng biểu lộ và làm nên Thân Thể này, cũng như liên quan đến mỗi chi thể bằng nhiều cách khác nhau tùy theo sự khác biệt của chức thánh, phần việc và sự tham dự hiện tại. Qua cách thức ấy, dân Kitô, “dòng giống được tuyển chọn, hàng tư tế vương giả, chủng tộc thánh thiện, dân được thủ đắc”, bày tỏ tính cách trật tự liên kết và có phẩm trật của mình. Nên khi lo phần việc của mình, hết mọi người, thừa tác viên có chức thánh cũng như giáo dân, chỉ làm và làm trọn công việc thuộc về mình”.
Số 93: “Là người trong Hội Thánh có quyền thánh chức để dâng hy lễ nhân danh Đức Kitô, bởi đó có quyền chủ tọa cộng đoàn được quy tụ, linh mục điều khiển kinh nguyện, công bố Tin Mừng cứu độ, liên kết giáo dân với Ngài để dâng hy lễ lên Chúa Cha nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần, trao cho anh em mình Bánh Hằng Sống và cùng hiệp lễ với họ. Vậy khi cử hành Thánh Lễ, Ngài phải phục vụ Thiên Chúa và giáo dân cách trang nghiêm và khiêm tốn, trong cách cử hành và đọc Lời Chúa, Ngài còn phải cho giáo dân cảm thấy sự hiện diện sống động của Chúa Kitô”.
Số 94: “Sau linh mục, thầy phó tế, do chức thánh đã lãnh nhận, chiếm địa vị cao nhất trong số những người giúp vào việc cử hành Thánh Lễ. Chức thánh phó tế được tôn trọng trong Hội Thánh ngay từ thời đầu các Tông Đồ. Trong Thánh Lễ, thầy phó tế giữ những phần việc riêng biệt trong việc công bố Tin Mừng và đôi khi diễn giảng Lời Chúa, xướng các ý nguyện trong lời nguyện cho mọi người, giúp vị chủ tế khi chuẩn bị bàn thờ và phục vụ việc cử hành hy tế, cho giáo dân rước lễ, nhất là dưới hình rượu, và thỉnh thoảng hướng dẫn cử chỉ và điệu bộ của toàn thể cộng đoàn”.
2/ Về việc đọc và nghe Lời Chúa:
Số 29: “Qua lời Thánh Kinh đọc trong Hội Thánh, chính Thiên Chúa nói với dân Người và Đức Kitô hiện diện trong lời của mình loan báo Tin Mừng”.
Bởi đó mọi người phải kính cẩn lắng nghe các bài đọc Lời Chúa, một yếu tố rất quan trọng trong Phụng Vụ…
Bài Tin Mừng là cao điểm của Phụng Vụ Lời Chúa. Chính Phụng Vụ dạy ta phải hết lòng tôn kính bài đọc Tin Mừng, vì Phụng Vụ đặc biệt đề cao bài Tin Mừng hơn các bài đọc khác, phần thì về phía thừa tác viên được cử ra đọc và dọn mình đọc nhờ phép lành hay lời cầu nguyện, phần thì, về phía giáo dân, họ tung hô để nhìn nhận và tuyên xưng Đức Kitô đang hiện diện và nói với họ, và họ đứng để nghe Tin Mừng, phần thì do những dấu tỏ lòng trọng kính đối với sách Tin Mừng”.
 3/ Về những “sáng kiến” của linh mục trong việc cử hành:
Số 24: “…Vị tư tế nên nhớ mình là người phục vụ Phụng Vụ Thánh, và không được tự ý thêm bớt hay thay đổi gì trong cử hành Thánh Lễ”.
Số 25: “Trong các thích nghi được phép làm trong Sách Lễ, thì chiếu theo Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh, có cái thuộc quyền Giám Mục giáo phận, có cái thuộc Hội Đồng Giám Mục”[1].
- Huấn Thị Bí Tích Cứu Độ (HT) quy định:
Số 30: “Trong việc cử hành Thánh Lễ”, trách nhiệm nặng nề thuộc về các linh mục cách riêng, vì các ngài phải chủ tọa in persona Christi (trong tư cách của Chúa Kitô), trách nhiệm làm chứng và phục vụ cho sự hiệp thông không chỉ của cộng đoàn đang tham dự trực tiếp vào buổi cử hành, nhưng còn của Giáo Hội hoàn vũ, vốn là thành phần của mọi cử hành phép Thánh thể. Phải lấy làm tiếc, nhất là từ những năm sau cuộc cải tổ phụng vụ hậu công đồng, vì nhận thức lệch lạc về tính sáng tạo và thích nghi, mà đã có một số lạm dụng gây nên đau khổ cho nhiều người”.
Số 31: “Theo lời cam kết trong nghi lễ Truyền Chức Thánh và hằng năm được lặp lại trong Lễ Dầu, các linh mục phải cử hành “cách sốt sáng và trung thành các mầu nhiệm của Đức Kitô, đặc biệt nhất là trong Hy Tế Thánh Thể và bí tích hòa giải, theo truyền thống của Giáo Hội, để ca tụng Thiên Chúa và thánh hóa dân Kitô hữu”. Như thế, các ngài không được làm cạn đi ý nghĩa sâu sắc của sứ vụ bằng những thay đổi, những bỏ sót hay những thêm thắt…”   
Số 32: “… Để chuẩn bị một cách thỏa đáng các cử hành phụng vụ, đặc biệt là Thánh Lễ. cha quản xứ nên nhờ nhiều tín hữu khác giúp mình; tuy nhiên, không một trường hợp nào ngài được nhường cho họ những gì thuộc riêng phần sứ vụ của ngài về mặt phụng vụ”.
Số 63: “Trong buổi cử hành phụng vụ thánh, bài đọc Tin Mừng “là tột đỉnh của Phụng Vụ Lời Chúa”, theo truyền thống của Giáo Hội, được dành cho thừa tác viên có chức thánh. Nên, một giáo dân, kể cả một tu sĩ, không được phép công bố Tin Mừng trong cử hành Thánh Lễ, kể cả trong các trường hợp khác, mà quy tắc không rõ ràng cho phép”.
Những chỉ dẫn trên cho thấy quyền và trách nhiệm công bố Tin Mừng là của riêng linh mục hay phó tế chứ không phải của giáo dân, cũng không phải của cả linh mục và giáo dân (đọc chung). Do đó, việc linh mục chủ tế cùng với với giáo dân đọc Tin Mừng trong Thánh Lễ hoàn toàn trái với những quy định của Phụng Vụ. Hơn nữa, Lời Chúa trong Thánh Lễ là để công bố chứ không phải để đọc chung.
Trường hợp thứ hai: “ linh mục công bố Tin Mừng trước rồi sau đó mọi người đọc lại”. Không có tài liệu nào đề cập cụ thể đến tình huống này. Tuy nhiên, có thể coi đây như một “sáng kiến” thêm vào việc cử hành. Căn cứ vào những quy định của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma và Huấn Thị Bí Tích Cứu Độ nêu trên, thiết tưởng việc làm này cần được xem xét lại.

http://www.gplongxuyen.com
______________________________________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét