Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN CHO CỐ LINH MỤC GIUSE NGUYỄN THANH LIÊN NHÂN GIỖ 10 NĂM (24/7/2011-24/72021)

Kontumquehuongtoi xin ghi lại vài nét Tiểu sử và cuộc đời của Cha cố Giuse Nguyễn Thanh Liên, cũng như một số hình ảnh thân thương của Ngài lúc còn trẻ, khi đang làm việc cũng như lúc mang trọng bệnh. Xin mời bấm Play:

Hình ảnh: Huong Nguyen (cháu Cha cố Giuse)
Thực hiện Slide: LMS


Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên và Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc
dịp lễ Bạc 25 năm Linh mục 1996


Cha cố Giuse Nguyễn Thanh Liên

Cha cố Giuse Nguyễn Thanh Liên
(Sinh: 1943 - Lm: 1971 - Qđ: 24/07/2011)

Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên sinh ngày 11.02.1943, tại Quế Võ,thuộc Gx. Xuân Hòa, Gp. Bắc Ninh. 
-1955-1958: Học Tiểu CV Thừa Sai Kontum.
-1959-1963: Học Tiểu CV Pi-ô XII, Hà Nội.
-1963-1967: Học Phân Khoa Triết học Kinh viện tại Giáo Hoàng Học Viện Pi-ô X, Đà Lạt.
-1967-1968: Đi thực tế tại trường Hưng Đức, Ban Mê Thuột.
-1968-1972: Học Phân khoa Thần học tại Giáo Hoàng Học Viện Pi-ô X, Đà Lạt
-18/12/1971 : Thụ phong linh mục, tại An Bình, Bàu Cá, Thống Nhất, Đồng Nai.
-1972-1975: Dạy học tại Chủng Viện Kontum, Dòng Chúa Cứu Thế Đà Lạt.
-1975-1978: Phụ trách trường Cuénot, Kontum.
-1978-15/04/2004: Chánh xứ Chính Tòa, kiêm nhiệm các xứ họ Hà Đông, Hà Tây, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Glei.
-1997-1998: Bồi dưỡng Thần Học tại Institut Catholique, Paris.
-11/11/2003: Được bổ nhiệm làm Tổng Đại diện Giáo phận Kontum.
-01/06/2006: Chánh xứ Đăk Mót, cùng các xứ họ Dân tộc và Kinh thuộc huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei, Kontum. 
Sau thời gian bệnh nặng, Cha đã an nghỉ trong Chúa lúc 7 giờ 15, Chúa Nhật 24 tháng 07 năm 2011. Hưởng thọ 68 tuổi, với 40 năm linh mục.
Thánh lễ An táng vào lúc 06 giờ 00, thứ Ba 26.07.2011, tại Nhà thờ Chính Tòa Kontum.
Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên được an táng tại Nghĩa Trang giáo xứ Phương Quý, Kontum.
Để hiểu rõ hơn cuộc đời linh mục tận hiến của cha Tổng đại diện Giuse Nguyễn Thanh Liên, xin được ghi lại trích nguyên văn bài chia sẻ của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum, trong thánh lễ giỗ giáp 2 năm của cha Tổng Giuse tại Nhà thờ Chính tòa Kontum, thứ Tư ngày 24/07/2013:
“Anh chị em rất thân mến,
…Qua phần chia sẻ hôm nay, tôi muốn cùng với anh chị em nhìn vào cuộc đời của ngài một tí. Để tưởng nhớ tới ngài, và ta tự hỏi tưởng nhớ tới cha Giuse Nguyễn Thanh Liên cách nào là tốt đẹp nhất, hữu hiệu nhất, cụ thể nhất?
Thường khi nói đến người chết thì tôi vẫn e ngại, e ngại là ở chỗ này: là tất cả đều là hồng ân của Chúa ban. Nhiều khi chúng ta nói đến người qua đi như thể không có Thiên Chúa vậy, chỉ thấy người đó mà thôi. Ngược lại với tôi, khi nói tới cha Giuse Nguyễn Thanh Liên, tôi lại tưởng nhớ tới một người khác: là chính Đức Giêsu.
Tôi cùng học với ngài ở Chủng viện Piô XII ở Chợ Lớn, Sài Gòn. Rồi lên Đại Chủng viện - Giáo Hoàng Học viện, tôi cũng cùng học với ngài. Rồi khi làm linh mục, tôi cũng làm việc với ngài. Và đặc biệt trong 8 năm với tư cách Tổng Đại Diện, tôi hiểu rõ ngài hơn.

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

Alexandre de Rhodes có nói như thế không?




TS. Trần Thanh Ái


Từ một câu trích dẫn không rõ ràng…

Năm 1993, Vương Đình Chữ có bài viết “Một ngộ nhận về Alexandre de Rhodes”, đăng trên Công Giáo và Dân tộc số 901 ngày 4/4/1993, (trang 18-19) và năm 2006 Nguyễn Đình Đầu có bài báo “Dân ta phải biết sử ta”, đăng trên Công giáo và Dân tộc, số 1582 ngày 9/11/2006, (trang 35) đề cập đến một câu trích sau đây:

“Đây là một vị trí cần được chiếm lấy và chiếm được vị trí này thì thương gia Âu châu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên phong phú.”

Câu trích này được tìm thấy ở trang 304 quyển Lịch sử Việt Nam, tập 1, do Ủy ban KHXH Việt Nam xuất bản tại Hà nội năm 1971, với ghi chú là trích từ quyển Divers voyages et missions en Chine et autres royaumes de l’Orient (Những cuộc hành trình và truyền giáo ở Trung Quốc và các vương quốc khác ở phương Đông) của Alexandre de Rhodes, Paris, 1653, tr. 109-110. Câu trích dẫn và nhất là thông tin trong ghi chú trên đây đã khiến nhiều nhà nghiên cứu sử học cho rằng Alexandre de Rhodes có ý đồ thực dân. Để làm sáng tỏ vấn đề, Nguyễn Đình Đầu đã tìm đọc hai trang 109-110 của tài liệu trên và cả bản tiếng Việt Hành trình và truyền đạo do Hồng Nhuệ(1) dịch, và đi đến kết luận là “không hề thấy câu nói sặc mùi đế quốc thực dân ấy, ngoại trừ những lời lẽ và thái độ quý mến dân tộc và trọng kính chính quyền cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài của xứ ta đương thời”. Từ đó đến nay chưa thấy bài viết nào làm sáng tỏ nguồn gốc câu trích dẫn trên đây. Gần đây, khi có được các bản tiếng Pháp in lần đầu năm 1653, lần thứ hai năm 1666 và cả bản in năm 1854 của quyển sách nói trên, chúng tôi cũng đã bỏ công tìm tòi đối chiếu, nhưng tuyệt nhiên không tìm ra một dòng nào có ý tương tự như câu trích dẫn bên trên.

Vậy từ đâu mà có câu trích dẫn đó? Có phải câu đó là của Alexandre de Rhodes không? Nếu phải thì nó nằm ở tài liệu nào? Còn nếu không phải của Alexandre de Rhodes thì nó được trích dẫn từ đâu?

Đến những suy luận võ đoán

Roland J. cho rằng đoạn “được gọi là trích dẫn đó” chỉ là một sự sáng tạo (invention) của Thomazi mà thôi (1998, tr.42), hay nói khác hơn, đó là một sự bịa đặt! Nếu chấp nhận cách diễn giải của Roland J. thì vô hình trung cho rằng tác giả này đã cố tình vu khống Alexandre de Rhodes! Đó là điều vô cùng tồi tệ đối với các nhà khoa học! Vì không thể dễ dãi đồng tình với Roland J., chúng tôi nghĩ rằng cần phải làm sáng tỏ nguồn gốc của câu trích dẫn trên.

Năm 2012, trong một tham luận trình bày tại hội thảo khoa học Côn Đảo – 150 năm đấu tranh xây dựng và phát triển (1862-2012), có đoạn sau đây:

“Hơn 25 năm sống ở nước ta, lúc vào Nam, lúc ra Bắc, ông [A. de Rhodes] đã mang về Pháp một tấm bản đồ đầu tiên về xứ này và cho in tại Lyon cuốn Từ điển Việt – Bồ – LaHành trình truyền đạo và lịch sử xứ Đàng Ngoài, trong đó ông đã nhận định: «Ở đây, có một chỗ cần chiếm lấy và đặt cơ sở tại đó, thương nhân châu Âu có thể tìm thấy một nguồn lợi phong phú tiền lời và của cải» [5]. «Chỗ cần chiếm lấy» ấy chính là Côn Đảo.” (Lục Minh Tuấn – Thái Vĩnh Trân, 2012, tr.125).

Chú thích [5] của hai tác giả trên đây cho ta biết là đoạn văn đứng trước được trích từ trang 7 của một tư liệu mang ký hiệu VT 306 ABC, do Khoa Lịch sử trường Đại học KHXH&NV biên dịch, có tên là Cuộc chinh phục xứ Đông Dương, của tác giả A. Thomazi. Đó là bản dịch của quyển La conquête de l’Indochine của A. Thomazi, do Payot xuất bản lần đầu tại Paris năm 1934. Nguyên văn của câu trên như sau: “Il y a là, écrivait-il, une place à prendre, et, en s’y établissant, des marchands d’Europe pourraient y trouver une source féconde de profits et de richesse.”

Để làm sáng tỏ ngữ cảnh của câu trên, chúng tôi chép lại cả đoạn văn gồm câu đứng trước và câu đứng sau :

Thứ Tư, 7 tháng 7, 2021

Gương sống động của tính đơn sơ tổ phụ và của lòng nhân ái

 


Trích đoạn phim tư liệu Kontum 1939.
Đức Cha Martal Jannin Phước (1867-1940) và học sinh Trường đào tạo Yao Phu (Thầy giảng Thượng).
Đến Kontum năm 1892, Giám mục Kontum từ 1933-1940. Trong vòng 50 năm, không ngừng, không nghỉ, không về Pháp (qua đời chôn tại Kontum), Đức Cha đã đương đầu với tất cả những hiểm nguy của bước đầu xâm nhập miền Cao Nguyên, tất cả những bệnh hoạn, tất cả những khó khăn đủ loại. Không bao giờ chán nản, trong thể xác già nua 73 tuổi, vẫn giữ một tâm hồn trẻ trung, một trí lực dồi dào trong lao động xây dựng, trong công trình sáng tạo hoặc trùng tu. Cha là kỹ sư thủy điện (dẫn nước về thị xã Kontum chạy máy thủy điện); là kiến trúc sư xây dựng trường Cuenot, Tiểu Chủng viện TS Kontum còn đến ngày nay. Cha còn là một kỹ sư cơ khí, đã tự chế (độ chế) ra chiếc xe 15 mã lực và tự sử dụng. Chúng ta đọc được đoạn này trong một tài liệu tiếng Pháp năm 1941 :
"Không ai đến Kontum mà không tìm cách gặp Đức Cha Jannin, bởi vì ngài nổi danh hoà nhã, đơn sơ, tốt bụng. Đối với một số người, tôi còn có thể nói ngài có “máu du lịch” nữa. Thật là một quang cảnh không kém phần lý thú khi nhìn vị Giám mục già này (chắc là mặc áo dòng tím, nhưng đã phai màu và sờn rách) leo lên chiếc xe “Fort tiền sử’ của ngài, gọi là “Bà Già”, ngồi vào tay lái, tay vặn chỗ này, chân đạp chỗ kia, miệng không ngừng cổ võ từ 10 đến 20 người đẩy giúp xe, có như thế “Bà Già” mười lăm mã lực mới chịu nổ máy! Bỗng chốc, tất cả đều chuyển động trong tiếng ồn ào hỗn độn đinh tai nhức óc của máy mòn, của sắt vụn. Chiếc xe ì ạch tiến lên. Từ xa, mọi người đều biết là xe của Đức Cha đã đến gần, khỏi cần bóp kèn! “Bà Già” không chịu im lặng chút nào! Người chủ của bà càng khiêm tốn, thì “Bà” càng làm cho người ta chú ý. Và tiếng vang hỗn độn của thùng xe bằng ‘tôn’ nứt hở lung tung này đã kêu gọi dân chúng ở chung quanh đó, Kinh có, Dân tộc có, họ đổ xô ra quỳ ngoài lề đường trong khi Đức Cha thả tay lái ban phép lành, bên phải, bên trái, vừa mỉm cười vừa luôn miệng: “A, các con ngoan, các con ngoan”. Trong những người xa lạ chứng kiến cảnh tượng này, có người chỉ mỉm cười, có người vội vàng chớp ảnh, nhưng tất cả đều nhận thấy gương sống động của tính đơn sơ tổ phụ và của lòng nhân ái đang đi qua."
Thật tuyệt vời !

Kontumquehuongtoi sưu tầm và giới thiệu
7/7/2021


Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2021

Các Thư Mục Vụ Của Các Giám Mục Giáo Phận Kon Tum (Phần II)

 

1- Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh

2- Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị (đến 16/02/2021)


WGPKT(01/07/2021) KONTUM

Nguồn: giaophankontum.com

Mời xem thư mV của các gM gP kontum (phần i):


1- Đức cha Martial jannin (phước)

2- Đức Cha gioan sion (khâm)
3- đức cha phaolô seitz (kim)
4- đức cha alexis phạm văn lộc
5- đức cha phêrô trần thanh chung



LƯỢC SỬ GIÁO XỨ PHÚ THỌ (Giáo Phận Kontum)

 

Phú Thọ từ buổi sơ khai là một cộng đoàn tín hữu người Kinh ban đầu gồm 8 gia đình từ Trung Châu thuộc địa phận Đông Đàng Trong (được đổi tên là Qui Nhơn vào năm 1924) lên lập nghiệp tại Thanh Nghiệp (nay thuộc thôn 9, 10 và 11 xã An Phú, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai) vào những năm đầu thế kỷ XX.  

Họ Thanh Nghiệp được thành hình trước năm 1917 dưới thời linh mục thừa sai Claude Corompt (Hiển) chánh xứ Habâu (từ năm 1908-1917) hoặc Cha G.B Phan (lên Kontum năm 1914) phụ trách vùng nam thị xã Pleiku vào năm 1914 tại Plei Me, sau đó phụ trách cả vùng này; đến lập một ngôi nhà nguyện tại khu vực trường Trung học cơ sở Phú Thọ ngày nay. Sườn nhà nguyện là một khung nhà sàn dân tộc được dựng thành nhà trệt để tối sáng anh em tín hữu đọc kinh cầu nguyện và thỉnh thoảng cha sở về dâng Thánh lễ. Họ Thanh Nghiệp chính thức thành lập vào năm 1917[1].

Bên kia đập nước (nay thuộc thôn 12 xã An Phú) cũng có một số người tín hữu Kinh sống trong làng Nguyên Lợi và cũng có một nhà nguyện nhỏ. Hai làng người Kinh là Thanh Nghiệp và Nguyên Lợi nằm trong  địa  bàn Môn Giang. Vì hai làng Kinh này ngày càng phát triển nên Cha Nicolas Cận là linh mục chánh xứ Pơo - La Sơn dời ngôi nhà nguyện họ Thanh Nghiệp về thổ cư của thánh đường Phú Thọ hiện nay, sườn nhà bằng cây, mặt bằng tương đối rộng hơn để đủ chỗ cho giáo dân quy tụ đọc kinh, dâng thánh lễ. Đây là ngôi nhà thờ thứ hai của giáo xứ.

Họ Thanh Nghiệp đươc gọi là họ Môn Giang vào năm 1925. Với số giáo dân Kinh ngày càng gia tăng, vị thừa sai Nicolas Cận trưng mua đất, và được Cha Phaolô Lê Đình Ban hướng dẫn san bằng, đưa nước vào ruộng để cày cấy. Kinh tế, mức sống tạm ổn định. Họ Môn Giang được tổ chức có qui củ, gồm Ban chức việc tham gia, điều động nhiều sinh hoạt trong họ đạo theo chương trình của Giáo phận, đặc biệt dưới sự chỉ đạo của cha sở là Cha Phaolô Ban lúc đó còn ở họ chính là Pơo - La Sơn.

Vào năm 1947, địa sở Môn  Giang (Cha sở dời nhà xứ về Môn Giang từ năm 1938) được đổi tên là Phú Thọ, và danh xưng này còn giữ đến ngày nay. Giáo xứ chọn Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội làm quan thầy (bổn mạng ngày 08/12).

WGPKT(03/07/2021) KONTUM

Nguồn: giaophankontum.com

Kỷ niệm 170 năm Thiết Lập Miền Truyền Giáo Xứ Thượng (1851 - 2021)

Giáo phận Kon Tum, xưa kia là Miền Truyền Giáo Kon Tum được Thánh Giám Mục Têphanô Cuénot Thể, Giám Mục Giáo phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) thiết lập vào nửa đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1932, Giáo phận Kon Tum được thành lập tách ra từ Giáo phận Qui Nhơn.

Ngày nay, Giáo phận Kon Tum gồm hai tỉnh vùng Bắc Tây Nguyên: Kon Tum và Gia Lai với tổng diện tích 25.110 km 2 ; phía Bắc giáp Giáo phận Đà Nẵng, phía Đông giáp Giáo phận Qui Nhơn, phía Nam giáp Giáo phận Ban Mê Thuột, phía Tây giáp Lào và Campuchia. Giáo phận Kon Tum ngoài người Kinh còn có nhiều dân tộc thiểu số như: Bahnar, Jơlơng, Rơngao, Jrai, Sêđăng, Hlăng, Jeh-Triêng, sống trên miền Tây Nguyên Miền Trung Việt Nam…


Nguồn : giaophankontum.com