Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

BI KỊCH CỦA NHỮNG NGHỆ SĨ RỪNG XANH

(TT&VH Cuối tuần, 30/04/2009) - Những “tác phẩm điêu khắc” của Ker Tik khiến chúng tôi ngạc nhiên bao nhiêu thì câu chuyện của “nghệ nhân Ker Tik” làm chúng tôi ngẩn ngơ bấy nhiêu. Thay vì một câu chuyện ly kỳ và nhiều chương về một nghệ nhân điêu khắc, chuyện của Ker Tik giản đơn đến mức nhiều người có thể thất vọng: thuở nhỏ cùng cha sang Lào bán nồi đất, lớn lên đi bộ đội, khi làng làm nhà gươl thì tự nhiên thích vẽ và chạm khắc, nhiều người xem thích, và một số bài báo bắt đầu tôn vinh Ker Tik thành “nghệ nhân”, thậm chí “lão nghệ nhân”, dù ông năm nay mới 63 tuổi và còn rất rắn rỏi!

“Sự nghiệp” điêu khắc của Ker Tik cũng giản dị lắm: ngoài các tác phẩm ở nhà gươl của làng mình, ông có làm tượng ở nhà gươl văn hóa theo lời mời của Trung tâm Văn hóa Dân gian Huế và nhà gươl văn hóa cho trung tâm huyện Tây Giang (như đã kể ở trên). Tôi chưa có cơ hội được xem tác phẩm của Ker Tik ở Huế, nhưng thú thật, ngắm những chạm khắc của Ker Tik ở nhà gươl trung tâm huyện Tây Giang, thay cho những kinh ngạc là thất vọng, thay cho hứng thú là sự vô cảm, thay cho hình ảnh một nghệ sĩ tài hoa là một người thợ vụng về!

Điêu khắc của Ker Tik trên nhà gươl làng K'Non2

Nếu không sống và hiểu người Tây Nguyên nói chung, cũng như dân tộc Cơ Tu của Ker Tik, sẽ không thể hiểu được nghịch lý ấy. Ngay cả nhà văn Nguyên Ngọc, được xem như một “người Tây Nguyên gốc Kinh”, mà cũng từng “hố” về chuyện này (ông đã kể lại trong bài viết Tượng gỗ rừng già, in trong tập Tản mạn nhớ và quên, NXB Văn nghệ - TP.HCM 2005). Một lần trở lại Tây Nguyên, trong một bữa rượu, vì quá mê bức tượng gỗ được một thanh niên Tây Nguyên tạc, ông ngỏ lời muốn đổi hoặc muốn mua về Hà Nội để làm kỷ niệm. Người thanh niên Tây Nguyên ấy đã phản ứng dữ dội trước lời đề nghị bị coi là “rất khiếm nhã” này, tới mức buổi rượu phải tan. Chính ông Núp (anh hùng Núp của Đất nước đứng lên) giúp nhà văn hiểu mình đã mắc sai lầm. “Ở Tây Nguyên không có người nghệ sĩ chuyên nghiệp. Người ta không làm nghề nghệ thuật. Nghệ thuật tuyệt đối không phải là một nghề. Nghệ thuật là đời sống, cách sống, thế thôi. Là hơi thở. Là không khí” - ông đã viết như thế về những “nghệ sĩ của rừng xanh”.

Với người Tây Nguyên, nghệ thuật là một thứ thuộc về tâm linh, không để bán. Thường thì trong những dịp thiêng liêng như dựng nhà rông của người Bana, nhà gươl của người Cơ Tu, người ta... làm nghệ thuật. Tượng nhà mồ, một trong những nghệ thuật điêu khắc được ngưỡng mộ của một số dân tộc Tây Nguyên, đều được tạo nên trong những cơn phấn khích tự nhiên của những nghệ sĩ dân gian bất kỳ trong làng. Nhiều nghệ sĩ trong số ấy chỉ tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời!
Trở lại với chuyện Ker Tik, dù nổi tiếng trong và ngoài tỉnh Quảng Nam như vậy (ngoài Huế, ông còn được mời về TP.HCM trình diễn một lần tại Lễ hội Văn hóa các Dân tộc Việt Nam) nhưng ông chỉ là “nghệ sĩ điêu khắc” duy nhất của làng K’Non 2. Các làng Cơ Tu khác ở Tây Giang, Đông Giang (cư trú dọc theo biên giới Việt - Lào) đều dựng những ngôi nhà gươl của mình nhưng người được phép dựng nhà gươl và trang trí cho nhà gươl của làng duy nhất phải là người của làng - đó là một luật lệ của người Cơ Tu.
Đối với người Cơ Tu, nhà gươl không đơn thuần là một ngôi nhà chung của làng, nó là trái tim, là linh hồn của làng, là một thế giới linh thiêng, tất cả các buôn làng người Cơ Tu dù giàu hay nghèo đều có nhà gươl. Chị Phan Thị Xuân Bốn, giảng viên Văn hóa học, khoa Văn hóa du lịch, ĐH Quảng Nam, người đã sống 27 năm gắn bó với người Cơ Tu, cho chúng tôi hay, người Cơ Tu có thể làm nhà bằng gỗ tạp để ở, chấp nhận lợp nhà mái tôn (vì rừng tranh ngày càng hiếm), nhưng vẫn tập trung hàng trăm tấn gỗ để làm nhà gươl và có thể mất hàng năm trời vẫn phân công nhau kiếm đủ cỏ tranh về lợp mái nhà gươl. Đó là nơi hội đồng già làng họp bàn và phán quyết những vấn đề hệ trọng mang tính sống còn của cộng đồng, nơi tổ chức các lễ hội truyền thống của buôn làng như: Lễ ăn mừng lúa mới, Lễ ăn thề kết nghĩa anh em, Lễ ăn mừng được mùa... Đó là nơi dành cho những thanh niên Cơ Tu chưa vợ, những người đàn ông góa vợ hàng đêm đến ngủ. Ở đó già làng dạy họ cách săn bắn, làm rẫy và cả cách... tán gái. Đó là nơi cư ngụ của thần linh, tổ tiên và ông bà...
Sự linh thiêng của nhà gươl đối với người Cơ Tu cũng giống như nhà dài của người Ê Đê, nhà rông của người Ba Na, Xê Đăng, với nét độc đáo trong kiến trúc là cây cột cái ở giữa nhà luôn có hình khắc giống với hình trên cột đâm trâu được xem như biểu tượng trung tâm của làng (độ to, nhỏ của cột cái này cho biết uy quyền và sức mạnh của làng). Vách nhà gươl được điêu khắc, chạm trổ hình ảnh của các con vật gắn bó với người Cơ Tu như: trâu, tắc kè, trăng, kỳ đà, thằn lằn... và cảnh sinh hoạt đời thường của cộng đồng... Nhà gươl được xem là “bảo tàng mỹ thuật” của người Cơ Tu... Và vì là linh hồn của làng, nên nhà gươl của làng này phải do đích thân người dân của làng ấy dựng nên. Ker Tik dù có nổi tiếng đến mấy cũng chỉ làm cho nhà gươl làng ông, và những làng Cơ Tu khác lại có những Ker Tik của họ.
Người Cơ Tu ở Quảng Nam có không ít những bàn tay tài hoa như Ker Tik. Đến Quảng Nam, chúng tôi được nghe kể về Bhiriu Pố, một “cao thủ cô đơn trên đỉnh A Dương”, nghệ nhân điêu khắc dân gian nổi tiếng ở xã Lăng, cũng thuộc Tây Giang. Có bằng đại học, đến khi thôn Arâh của Bhiriu Pố dựng nhà gươl thì ông mới “ra tay xuất thần” tới hàng trăm tác phẩm. Bên cạnh những hình ảnh sinh hoạt truyền thống và các con vật linh thiêng của người Cơ Tu như thuồng luồng, chim kơlang..., điêu khắc của Bhiriu Pố khá “hiện đại” với nhiều hình ảnh của đời sống miền xuôi, nơi ông đã từng có thời gian gắn bó (điều này khiến một số người Cơ Tu không thích điêu khắc của Bhiriu Pố vì nó không thuần Cơ Tu lắm). Cũng như Ker Tik, tác phẩm của Bhiriu Pố thuộc về làng, không triển lãm hay mua bán.
Cũng bởi điêu khắc nhà gươl của người Cơ Tu gắn với linh hồn của mỗi thôn, làng, nên người Cơ Tu tin rằng chính linh hồn của làng đã tạo nên linh hồn cho các tác phẩm điêu khắc. Ra khỏi làng K’Non 2 của mình, vẫn Ker Tik ấy, nhưng những nét vẽ và chạm khắc của ông trở nên vô hồn! Chừng nào làng Cơ Tu còn, nhà gươl Cơ Tu còn, tức là không hết những nghệ sĩ điêu khắc dân gian như Ker Tik, như Bhiriu Pố! Và sẽ là sai lầm nếu cố gắng “nhân bản” các điêu khắc của Ker Tik, của Bhiriu Pố như “nhân bản” các tác phẩm theo cách hiểu lâu nay của chúng ta về nghệ thuật chuyên nghiệp.

Nhà gươl giờ thành nơi nhậu
Phong trào khôi phục và bảo tồn nhà gươl ở huyện Tây Giang bắt đầu từ những năm cuối thập kỷ 1990, trước khi có chủ trương đúng đắn của tỉnh Quảng Nam khôi phục nhà làng truyền thống, được các già làng, trưởng thôn và bà con dân làng đồng tình ủng hộ. Việc khôi phục lại nhà gươl đồng nghĩa với việc khôi phục lại và tiếp nối những giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Cơ Tu trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đi dọc Trường Sơn những ngày cuối tháng Ba, nhìn bóng dáng những nhà gươl vươn cao giữa ráng chiều đầy kiêu hãnh, thấy thật ấm lòng, như có một ngọn lửa đang nhen trở lại giữa bếp tro tàn.
Tất nhiên, vẫn có nhiều chuyện rất buồn, tương tự như chuyện người ta đưa người nghệ sĩ của rừng xanh Ker Tik về xuôi làm tượng “thuê” và xem như đã “copy” được cái hồn của điêu khắc dân gian Cơ Tu... Như nhà gươl do người Kinh xây tặng đồng bào Cơ Tu ở huyện H.V, bằng bê tông, lai tạp. Như những nhà gươl biến thành hội trường, nơi đám đàn ông tụ tập để... nhậu thay vì để học hỏi.v.v. Những nhà gươl đang đánh mất sự linh thiêng, đang nhạt dần yếu tố cộng đồng trong các làng Cơ Tu, những tác phẩm tạo hình đầy tính bản địa, hoang dã của người Cơ Tu từ bao đời nay cũng theo đó mà mai một... Và số phận những nghệ sĩ của rừng xanh chưa thể kết thúc ở đây.
Phạm Thị Thu Thủy
Ảnh Trần Công Minh

NGHỆ SĨ ĐIÊU KHẮC GIỮA RỪNG XANH

(TT&VH Cuối tuần, 20/04/2009) - Chuyến đi bắt đầu từ ý tưởng rất văn chương về một “tháng ba Tây Nguyên”, từ một hình dung Tây Nguyên lãng mạn với phố núi mờ sương, với em Pleiku má đỏ môi hồng, với những nhà rông dài như tiếng chiêng, những điêu khắc nhà mồ kỳ ảo, vùng đất của những không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận bảo vệ là một Di sản văn hóa thế giới, của những bản sử thi kể ngày này qua tháng khác không hết. Để rồi xuyên suốt chuyến đi ấy là sự hoang mang như giữa đại ngàn không thấy đường ra...

Năm 2007, báo Tuổi trẻ Cuối tuần đã có bài viết về ông, Ker Tik, người được mệnh danh là “lão nghệ nhân C’tu tài hoa nhất”, người “nắm giữ những tinh hoa về hội họa, điêu khắc, trang trí và một số môn nghệ thuật truyền thống khác của người C’tu” và “là một trong những nghệ nhân hiếm hoi còn lại giữa đại ngàn Trường Sơn”.

Đi tìm Ker Tik


 Lão nghệ nhân Ker Tik
Chúng tôi về đại ngàn Trường Sơn tìm Ker Tik một ngày cuối tháng ba. Năm nay mùa mưa đến sớm với Tây Nguyên. Tháng ba mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước, mùa em đi trỉa rẫy làm nương, anh vào rừng đặt bẫy gài chông... nhưng mưa đã sầm sập đổ về, khiến con đường vào một số làng vùng sâu của người C’tu (tỉnh Quảng Nam) trở thành bãi chiến trường của sình lầy, dìm chết cả những “con” Land Cruiser mạnh mẽ.  

Với hy vọng có thể vào thôn K’Non 2, xã Axan, quê hương của Ker Tik trước khi cơn mưa đổ xuống vào mỗi buổi chiều (mưa trộn với bùn sẽ chặn đứt đường ra, vào làng), chúng tôi cố gắng bắt chuyến xe đầu tiên từ Đà Nẵng đi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng phải hơn một giờ đồng hồ đi vòng vo tam quốc tìm thêm khách, chiếc xe 16 chỗ trống một nửa, mới long tong xuất phát. Rất hiếm khách đi tuyến Đông Giang - Tây Giang, hai huyện miền núi (vốn trước đây rất quen thuộc với cái tên huyện Hiên, mới tách làm hai huyện là Đông Giang và Tây Giang được 5 năm) của tỉnh Quảng Nam, nhất là Tây Giang, huyện vùng sâu giáp biên giới Việt Lào. Vắng quá, nên đến Đông Giang, nhà xe quyết định “bán” chúng tôi sang một xe khác. Và sau gần hai giờ đồng hồ vặn lắc trên chiếc xe đã quá hạn đăng kiểm hơn một tháng (vật chứng rành rành là chiếc tem kiểm định dán ngay kính trước xe), chúng tôi cũng tới được thị trấn Tây Giang heo hút.
Ngay trước UBND huyện được xây dựng rất “hoành tráng”, trên ngọn đồi cao nhìn xuống trung tâm thị trấn huyện là một quần thể nhà truyền thống của dân tộc C’tu tuyệt đẹp với trung tâm là ngôi nhà gươl sừng sững. Có điều rất bất ngờ ở ngôi nhà gươl này khi chúng tôi quay lại, xin được kể ở đoạn sau, bởi vì, ngay lúc ấy, chúng tôi phải vội vã bám theo chiếc xe U-oát, loại xe gần như duy nhất có thể vượt rừng đến K’Non.
Đó có lẽ là một trong những chuyến xuyên rừng nhớ đời của chúng tôi. Con đường mới mở từ năm 2006 xuyên giữa rừng đại ngàn, mới chỉ trải nhựa được 1/3 độ dài, còn lại là đất đỏ, gặp mưa là thành bùn nhão hoặc đặc quánh, lại bị khoét bởi những lốp bánh xe tải - xe chở gạo, mùng mền của hội Chữ thập đỏ vào cho đồng bào. Nghe nói, cách đây mấy năm, Phó Chủ tịch nước khi ấy, bà Trương Mỹ Hoa, có chuyến công tác qua đoạn đường này, đã phải kêu lên: Đây có lẽ là con đường xấu nhất Việt Nam! Có đoạn, để an toàn, chúng tôi phải xuống xe lội bộ, và chứng kiến cảnh chiếc xe tải to tướng quay ngang, ngập lút bánh xe trong vũng lầy. Nhưng có lẽ cũng vì khó khăn vậy mới vào được Axan nên rừng ở đây còn nguyên sơ lắm, tầng tầng lớp lớp sâu thẳm, tiếng chim “bắt cô trói cột” nghe rõ mồn một, buồn não nùng.
Thôn người C’tu, một trong những tộc người lâu đời nhất sống với rừng Trường Sơn phía Tây tỉnh Quảng Nam, ở sâu trong rừng như tiếng chim “bắt cô trói cột”, đơn độc nhưng mạnh mẽ. Xã Axan có 8 thôn, Ker Tik ở thôn K’non 2. Gần tới nơi, cán bộ xã, người C’tu, đi cùng xe, giọng tỉnh bơ: Không biết Ker Tik có nhà không, có khi đi làm rẫy. Rẫy xa không? Khi nào về? Vẫn tỉnh bơ: Không biết, chắc chiều về. Có khi làm rẫy xa, vài ngày mới về (!!!).
Ker Tik đi vắng thật. Nhưng may quá, hôm nay ông không đi làm rẫy mà đi sửa máy (máy phát điện gia đình, đặt ở dưới con suối đầu thôn, dùng sức nước để chạy tua bin. Thôn K’non 2 toàn dùng điện tự chế như vậy). Trong lúc đợi người đi gọi Ker Tik, tôi tò mò tìm kiếm dấu vết bàn tay điêu khắc tài hoa như lời đồn đại trong ngôi nhà sàn của ông và trong thôn K’non 2 bé nhỏ chỉ có 25 hộ, nơi trẻ con vẫn hồn nhiên trần truồng chạy loăng quăng cùng với bầy lợn con và dê con. Nhưng tuyệt nhiên không. Ngôi nhà của người C’tu cất bằng gỗ khá giản dị, không chạm khắc. Nghệ thuật chạm khắc theo truyền thống của người C’tu chỉ tập trung ở nhà gươl, linh hồn của làng và ở khu nhà mồ.

Ker Tik
Thôn K’non 2 của Ker Tik năm 2009 này đã nhiều phần không còn giống những thôn làng C’tu trong quá khứ. Mái nhà sàn xưa lợp cỏ tranh, nay 100% đã thay bằng tôn, cảm giác khá “vênh váo”. “Quy hoạch” theo hình oval của làng - với trung tâm là nhà gươl, nay cũng đã biến dạng, nhà đã biết “chạy theo đường” theo kiểu người Kinh. Duy có nhà gươl thì ít nhiều không thay đổi. Nó là ngôi nhà duy nhất trong làng lợp mái bằng cỏ tranh, và được làm hoàn toàn bằng gỗ. Ở đó, chúng tôi thật sự kinh ngạc trước những “tác phẩm” của Ker Tik.

Tác phẩm điêu khắc của Ker Tik

Trái ngược với vẻ đơn sơ của những ngôi nhà ở, nhà gươl của thôn K’non 2 lại quá hào phóng đến ngồn ngộn các điêu khắc. Trên các tấm ván thưng mặt trước và mặt sau là các bức phù điêu khắc họa chân phương và sinh động những cảnh trong lễ hội và sinh hoạt ngày thường của người C’tu: giã gạo, uống rượu, săn bắt, nhảy múa, đâm trâu... Trên cột nhà và các vách nhà, bên cạnh các phù điêu cảnh sinh hoạt, các con vật linh thiêng gắn bó với người C’tu, còn nhiều bức tượng người C’tu kích thước lớn như người thật. Lối vào nhà gươl phía trước và phía sau được cách điệu tuyệt đẹp bằng điêu khắc trâu, trâu đực - cửa trước, trâu cái (có chửa) - cửa sau. Cũng như những tác phẩm điêu khắc dân gian của Tây Nguyên nói chung, các điêu khắc ở nhà gươl đều được thực hiện chỉ bằng dụng cụ duy nhất là rìu, tạo hình rất gần với ngôn ngữ điêu khắc hiện đại, mà không hề mất đi những chi tiết tinh tế, tinh xảo.

Những tác phẩm điêu khắc của nghệ nhân Ker Tik đẹp mộc mạc
nhưng không kém phần tinh xảo

Được đẽo nguyên từ khối gỗ, điêu khắc trâu của nhà gươl K’non 2, tác phẩm của Ker Tik thực sự vô cùng hấp dẫn và sống động. Những hình tạc trên phù điêu và tượng chạm khắc ngay trên cột gỗ và vách gỗ của Ker Tik thì quá đỗi hồn nhiên và đời sống, mà nghe ông giải thích “ý tưởng” thì chúng tôi chỉ biết “mắt chữ o mồm chữ a”. Như bức tượng hai người đàn ông và đàn bà C’tu đang ôm hôn nhau, bên cạnh có một người đàn ông khác mặt rầu rĩ, hai tay chắp trước ngực, Ker Tik giải thích: Hai người yêu nhau nên hôn nhau - ngày trước trong đám cưới người C’tu hôn nhau (hiện đại quá!), bây giờ không hôn nữa, chỉ nắm tay (hóa ra hậu hiện đại lại thụt lùi hiện đại?) - còn người kia không có người yêu, cô độc nên buồn! (Ker Tik có vẻ dễ chia sẻ với những người buồn, vì trên mấy bức phù điêu ông khắc và vẽ ở nhà gươl có tới mấy người ngồi co ôm mặt mà ông giải thích là: người buồn).


Đón xem tiếp bài: Bi kịch của những nghệ sĩ rừng xanh
Phạm Thị Thu Thủy

CHA TRUYỀN, CON KHÔNG NỐI


DI SẢN VĂN HÓA TÂY NGUYÊN - NHỮNG CÁI CHẾT LÂM SÀNG
(tiếp theo bài "Đi tìm người dạy tiếng cho chiêng)
CHA TRUYỀN, CON KHÔNG NỐI
TT&VH Cuối tuần, 11/05/2009) - Nhạc trưởng thì có đũa chỉ huy, còn “nhạc trưởng” A-Ver chỉ có cây búa sắt. Trông công việc có vẻ khá dễ dàng và nhanh lẹ, nhưng hóa ra không đơn giản như chúng tôi quan sát.

Lấy tay xoa xoa cây búa nhỏ, A-Ver thủng thẳng bảo: “Tiếng chiêng có “đường” của nó, nhìn chiêng phải đọc được “đường” để biết gõ cao, thấp chỗ nào. Phải làm cho mặt nó căng đều tiếng mới tốt. Trước đây búa “dạy chiêng” bằng đồng, bây giờ đồng bị người ta thu mua hết, nên mới phải dùng búa sắt. Búa sắt cứng, không cẩn thận sẽ làm thủng hoặc bể chiêng!”.
Vậy người chơi chiêng có tự phát hiện ra tiếng chiêng hư, cần phải “dạy lại” không?- chúng tôi tò mò. “Có chứ!”. Vậy sao không tự sửa? “Không được đâu” - mấy “nghệ sĩ” trong dàn chiêng của A-Ver cùng trả lời, chắc nịch, như đó là chân lý!
 

Nghệ nhân A-ver và các thành viên trong đội chiêng làng Kon Rơbang
(ảnh Trần Công Minh)
“Nghề” của A-Ver, ở thành phố có nghề tương tự, là thợ lên dây đàn (piano), nói là thợ, nhưng không phải những người thợ thông thường, mà đều là cao thủ đã mòn tay chơi đàn như ông Hòa “chảy” ở Sài Gòn, ông Hiếu ở Hà Nội. Họ không chỉ nắm được kỹ thuật lên dây, chỉnh tiếng đàn, mà còn có lỗ tai cực kỳ tinh tế và thính nhạy với thanh âm. Tuy nhiên với các nhạc cụ phương Tây, hiện tại người ta có thể căn chỉnh bằng máy. Riêng với chiêng Tây Nguyên, có một hệ âm thanh riêng, không thể “son fe” như Tây “đồ, rê, mí”, và cũng không giống bất cứ dàn chiêng của các nước Đông Nam Á khác (Indonesia, Thái Lan, Mianmar, Lào, Malaysia). Cũng chính nhờ có “hệ âm thanh riêng” này mà khi nghe GS.TS Tô Ngọc Thanh trình bày tại Hội đồng âm nhạc truyền thống quốc tế - một trong những tổ chức tư vấn quốc tế cho UNESCO về âm nhạc, các thành viên của Hội đồng đã nhất trí bỏ phiếu cho không gian văn hóa cồng chiêng Việt Nam trở thành Kiệt tác của văn hóa thế giới.
Một khác biệt nữa của cồng chiêng Tây Nguyên, là nếu như tại nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, biểu diễn cồng chiêng đã được nâng lên thành chuyên nghiệp và mang tính cung đình, thì cồng chiêng Tây Nguyên chỉ được biểu diễn trong cộng đồng, gắn liền với không gian sống văn hóa của từng bộ tộc, từng buôn làng. Với những “người trần mắt thịt” như chúng tôi, thoạt trông tưởng chiêng nào cũng giống nhau, và các bản nhạc chiêng nghe cũng na ná nhau, nhưng kỳ thực không phải vậy. Theo ông A-Ver thì bên Kontum người ta thích nghe “nốt” (giai điệu), còn bên Gia Lai lại thích nghe “nhịp” (bè) hơn. Vì vậy “biên chế” dàn chiêng ở mỗi dân tộc, mỗi địa bàn cư trú của người Tây Nguyên cũng khác nhau: Dàn 2 chiêng bằng gọi là chiêng Tha của người Brâu, dàn 3 cồng núm của người Churu, Bana, Giarai, Gié-Triêng, dàn 6 chiêng bằng của người Mạ, dàn Stang của người Xơđăng, dàn chiêng của các nhóm Gar, Noong, Prơng thuộc dân tộc M’nông; dàn chiêng Diek của nhóm Kpạ người Êđê, dàn chiêng 11 hoặc 12 chiếc của người Giarai, Bana, Steng... Ở tộc người Churu, Xơđăng, M’nông và đặc biệt người Giarai, Bana, thì phụ nữ (nhất là các cô gái trẻ) làm thành một dàn múa đồng hành với bản nhạc chiêng. Cũng giống như điêu khắc trong mỗi nhà gươl của người Cơ Tu tiếng chiêng cũng sống trong những không gian văn hóa riêng của từng bản làng, từng dân tộc ở Tây Nguyên...
 
Và cũng chính vì “hệ âm thanh riêng” và những không gian văn hóa cồng chiêng riêng biệt như vậy, mà những đôi tai của nghệ nhân chỉnh chiêng Tây Nguyên và đôi tay tài hoa của họ là một thế giới riêng, gắn với từng cộng đồng người ở đây. Như đã nói, khi người Tây Nguyên mua chiêng từ miền xuôi lên hay từ Lào sang, thì chiêng “không có tiếng”. Những nghệ nhân chỉnh chiêng, hay còn được gọi bằng cái tên “đương đại” hơn - bác sĩ cho chiêng, cũng chính là người “dạy tiếng” cho chiêng và toàn bộ những kỹ năng “dạy tiếng”, chỉnh sửa này đều được truyền dạy qua các thế hệ theo kiểu cha truyền con nối. Một người muốn học nghề chỉnh chiêng phải có thâm niên đánh cồng chiêng (để thẩm âm) từ 20 - 30 năm.
Thông thường mỗi vùng sẽ có một người dạy chiêng của vùng ấy. Bố của A-Ver là nghệ nhân quá cố A - Yong (mất năm 1975), là người dạy tiếng cho chiêng nổi tiếng khắp vùng Dak - rinh. Chiêng mua về không có tiếng - người ta gọi lúc ấy chiêng “chết”, “chết”, thoạt đầu ông A-Yong phải “tìm tiếng” cho chiêng, sau đó chỉnh sửa hoàn chỉnh cho cả dàn. Như A -Ver nhớ lại, thì hồi đó, ông A - Yong dạy chiêng rất nhanh, chỉ cần khoảng một giờ đồng hồ là chiêng “sống liền”. Từ năm 10 tuổi A-Ver đã biết đánh chiêng, nhưng sống hơn nửa đời người, ông mới theo nghề cha, vì nếu không tự sửa cho bộ chiêng nhà mình thì dàn chiêng ở làng Kon Rơbang sẽ “tắt tiếng” do không bói đâu ra người chỉnh chiêng nữa.

Hơn hai tháng trước khi chúng tôi đến Kontum tìm A-ver thì người “dạy tiếng cho chiêng” giỏi nhất vùng này, ông Kuonh ở làng (Plei) Tơngnhe vừa mất. Ở xã Dakla có một nghệ nhân khác, ông Yeu, đang ốm dở. Ở xã Dak - Mạ, huyện Dak - Hà có em ruột ông A-Ver là ông A-Bom, năm nay 70 tuổi cũng biết chỉnh sửa chiêng. Ở huyện Sa Thầy nghe nói cũng còn một người. Nhưng theo lời AVer thì tất cả đều là những “nghệ nhân bất đắc dĩ”, vì không còn ai nên bắt buộc phải ra tay để những bộ chiêng được “sống”. So với trình độ nghệ nhân Kuonh (vừa mất), thì ông A-Ver tự đánh giá mình và một vài người khác chỉ đạt điểm 5/10.
Ở tuổi 74, hàng ngày A-Ver vẫn phi xe máy đi dạy mấy đội chiêng thanh niên trong vùng, nhưng nghề chỉnh chiêng thì chưa biết truyền cho ai mặc dù ông có tới bốn người con trai. Con trai cả của A-Ver, là A - K’lin, năm nay 42 tuổi, là một người thợ tài hoa ở Kon Rơbang, nghề mộc, nghề (thợ) nề, nghề (làm) sắt... cái gì cũng giỏi, đánh chiêng cũng giỏi, nhưng nói đến học chỉnh chiêng thì lắc. Nói đến chuyện truyền nghề cho con, ông trầm ngâm: “Biết làm thế nào bây giờ, nó không thích thì bảo nó thế nào được!”.
Tạm biệt Kon Rơbang, xa dần tiếng chiêng của làng và hình ảnh nghệ nhân A-Ver, dáng vóc vững chãi của một già làng với nước da đồng hun và mái tóc bạc trắng, mà lòng sao không yên.
Theo thống kê của Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai, trước năm 1980 trong các bản làng của người Giarai, Bana trong tỉnh có hàng chục ngàn bộ cồng chiêng, có gia đình sở hữu 2-3 bộ, mỗi bản làng có hàng chục bộ. Đến năm 1999, cả tỉnh chỉ còn 5.117 bộ, năm 2002 còn lại chưa đến 3.000 bộ. Từ năm 1982 đến 1992, tỉnh Đắc Lắc đã mất 5.325 bộ chiêng, từ năm 1993 đến 2003 lại mất tiếp 850 bộ... Đấy là những con số thống kê từ nhiều năm trước, bây giờ sẽ còn lại bao nhiêu? Và các bản nhạc chiêng cũng đang dần dần mất cùng với sự ra đi của các nghệ nhân. Nghe nói người M’nông trước đây có 40 bản nhạc chiêng, nay các nghệ nhân chỉ còn nhớ, lưu truyền và trình diễn được 10 bản. Lại nghe nói một số cán bộ văn hóa địa phương đòi cải tiến chiêng bằng cách bảo dân gò lại theo đúng như hàng âm thanh phương Tây - đồ rê mi pha son... Ở Gia Lai đã có những dàn chiêng bị gò lại để đánh các bài mới và không thể đánh được các bài dân tộc nữa...
Và rồi mai này, khi những A-Ver, A-Bom.v.v cũng chỉ còn trong câu chuyện kể, những dàn chiêng không còn ai “dạy tiếng” có khác chi những dàn chiêng nằm trong các bảo tàng hay các bộ sưu tập tư nhân - những dàn chiêng “chết” khi vĩnh viễn rời xa không gian văn hóa của chúng?

Đón đọc bài tiếp theo: Nghệ sĩ điêu khắc giữa rừng xanh
 
Thủy Phạm - Hà Châu Sơn

ĐI TÌM NGƯỜI DẠY TIẾNG CHO CHIÊNG

Giới thiệu:


"DI SẢN VĂN HÓA TÂY NGUYÊN - NHỮNG CÁI CHẾT LÂM SÀNG" là Chuyên mục trên báo TT&VH Cuối tuần, nằm trong khuôn khổ dự án truyền thông với sự hợp tác của công ty ô tô Ford Việt Nam, nhằm tìm kiếm, khẳng định những di sản quý giá đang trong tình trạng “báo động” về sự mai một cũng như những giải pháp khả thi để gìn giữ và tôn vinh các di sản văn hóa Việt Nam.


Chúng tôi xin giới thiệu một số bài viết trong Chuyên mục này. Bài viết dưới đây, nhân vật chính là ông A Wer (trong bài viết nhầm là A-Ver). A Wer là chú Yao Phu làng Kon Rơbang, năm nay 76 tuổi, vẫn miệt mài say mê với nghệ thuật cồng chiêng. Ông cũng chính là tác giả của Bộ Lễ An Táng (Bahnar) vẫn hay dùng trước đây trong Thánh Lễ An Táng (Công Giáo) của người dân tộc.
                                                                                                                            LÝ TÂN


  ĐI TÌM NGƯỜI DẠY TIẾNG CHO CHIÊNG  


(TT&VH Cuối tuần, Thứ Hai, 04/05/2009) - Ngày 11/5/2005 Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, sau Nhã nhạc cung đình Huế. Ấy thế nhưng, sự thực thì người Tây Nguyên không hề biết làm chiêng, người Tây Nguyên sang Lào hoặc về xuôi mua chiêng của người Kinh, rồi đem về “dạy tiếng” cho chiêng, biến nó thành một nhạc cụ trong một dàn nhạc độc đáo.


Giờ đây, đi xe theo quốc lộ 1A, ngang qua tỉnh Quảng Nam, thấy chiêng treo bán như người ta bán... trái cây ven đường, muốn mua bao nhiêu cũng có. Nhưng để kiếm A Ver, một trong số ít người “dạy tiếng” cho chiêng còn sót lại, chúng tôi phải vượt quãng đường hơn 300 km từ Tây Giang (Quảng Nam, quê hương của Ker Tik) lên Kon Tum. Có khác đường vào Axan, Tây Giang, con đường Trường Sơn từ Quảng Nam lên Kon Tum tuyệt đẹp, nhất là đoạn đi qua sườn núi Ngọc Linh, dãy núi thiêng còn lại của đại ngàn Trường Sơn.


Nghệ nhân A Ver và nhà văn Nguyên Ngọc

Nếu có một thành phố Tây Nguyên nào cho người ta cảm giác Tây Nguyên còn sót lại nhất, thì đó chính là Kon Tum. Trong tiếng Bana, “Kon” hay “Plei” đều có nghĩa là “làng”. Thị xã Kon Tum được đặt theo làng Kon Tum ngày xưa, tức “Làng Hồ” (“tum” là hồ nước). Ở đây phố không dốc quanh co như Pleiku, không cây cổ thụ giữa phố như Buôn Ma Thuột, ngược lại, Kon Tum khá bằng phẳng, phố nhỏ, cây nhỏ, nhà cũng nhỏ. Nhưng ở đây nhà mái bằng chưa đánh bật được những mái nhà sàn với lối kiến trúc đăng đối cùng hàng lan can mô phỏng hình mặt trời rất đặc trưng Tây Nguyên còn hiện diện ngay trên phố. Hoặc chỉ cần rẽ vào con đường đất đỏ ven lộ, là cả một quần thể làng người Bana hiện ra như vẫn ở đó từ bao đời: vẫn bậc thang gỗ đẽo chênh vênh nửa bàn chân, vẫn cối giã gạo bên chái nhà, và bầy heo nái, heo con nằm dài hoặc chạy loăng quăng bên chân cột... Cả Kon Tum là một thị xã - làng và quá đỗi êm đềm - một nốt trầm giữa bản “hip-hop” náo nhiệt của các đô thị hiện đại.


Kon Rơbang của A - Ver là một ngôi làng Bana như thế, gần như nằm ngay trong lòng thị xã Kon Tum. Lẽ dĩ nhiên, làng không còn nguyên vẹn cấu trúc cộng đồng như xưa, con đường nhựa chia làng “làm đôi” và “đẩy” ngôi nhà rông truyền thống ra sát mặt đường.

Ngôi nhà truyền thống Bana ở làng Kon Rơbang

Chưa hết ngỡ ngàng khi đứng trước ngôi nhà của “người chỉnh chiêng giỏi nhất Kon Tum” - nhà xây mái bằng lát gạch đá hoa y chang nhà người Kinh dưới đồng bằng, A - Ver càng khiến chúng tôi kinh ngạc hơn khi gặp ông. Năm nay đã ở tuổi 74, nhưng tác phong rất thanh niên, màu da đồng hun, tay bấm di động nhoay nhoáy. Tướng ông tai to, miệng rộng môi trề, mũi nở trông rất khoát đạt. Sau một hồi giới thiệu chủ -khách, A - Ver khoác chiếc áo dân tộc ra ngoài chiếc áo phông đang mặc rồi nhảy lên xe máy phi vèo đi. Anh Kim, Hội Văn học nghệ thuật Kon Tum, vội giải thích: A - Ver đi tập hợp đội chiêng về để chơi cho chúng tôi thưởng thức.

Trong lúc đợi ông A -Ver, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết nghệ nhân A - Ver vốn là “kiến trúc sư trưởng” của ngôi nhà rông Bana dựng trong vòng hai năm ở Bảo tàng Dân tộc học tại Hà Nội. Chính thời gian làm nhà rông ở đây là thời kỳ ông A - Ver dựng nên đội chiêng “nhà thờ” nổi tiếng của Kon Rơbang. Lúc ấy, năm 2002, ông A - Ver dẫn theo 30 người làng Kon Rơbang ra Hà Nội. Thời gian dựng nhà tổng cộng chỉ sáu tháng nhưng phải kéo dài tới hai năm vì thiếu gỗ, nên dựng dở rồi ngồi chơi mất mấy tháng. Ngồi chơi thì buồn, người Bana không biết ngồi không, mà lại là ngồi không ở phố, không có rừng để vào kiếm cái cây hay bắt con hươu con nai, A - Ver bèn dạy đánh chiêng cho đội thợ lúc nhàn rỗi, ngày nào cũng tập, như đi học sinh lên lớp vậy. Vậy là sau sáu tháng, A - Ver đã có trong tay một đội chiêng thuần thục 12 người.

Người trẻ nhất trong đội là anh Tuứt, sinh năm 1970. Còn người già nhất là ông Tih, bằng tuổi “sư phụ” A -Ver. Đội chiêng này gọi là đội chiêng “nhà thờ”, bởi ngày thường ở Kon Rơbang các thành viên đi nương đi rẫy, hoặc làm thuê, ai có việc người ấy. Chỉ Chủ nhật, ngày đi lễ, họ mới họp nhau lại chơi trong buổi lễ nhà thờ Kon Rơbang...

A - Ver vừa đi “bắt” đội chiêng

Mươi phút sau, đội chiêng A - Ver đã tập hợp đủ. Thú thực, lúc vừa trông thấy đội chiêng, chúng tôi cứ tưởng họ là đội “cửu vạn” chuẩn bị đi phá nhà chứ không phải các nghệ nhân cồng chiêng áo cánh trần, đóng khố, đầu chít khăn trong phim ảnh như vẫn thường quen thấy. Những gương mặt nông dân đen nhẻm, gân guốc nhưng hiền lành, quần áo lam lũ như vừa từ trên rẫy về. Họ vây quanh ông A - Ver, chăm chú nhìn vào chiếc chiêng nhỏ nhất ông gõ làm hiệu lệnh...
Tiếng chiêng vang lên bình boong như là có ánh sáng linh động va đập liên miên gọi hồn rừng Tây Nguyên hiện về. Thật kỳ lạ, cũng như mọi sự vật hiện tượng dù phức tạp mấy, người ta cũng chỉ gói gọn được trong vài từ tên gọi, thì linh hồn một xứ sở cũng có thể gói được trong một sắc âm thanh. Tiếng chiêng gọi lên sắc Tây Nguyên, tiếng cồng gọi lên sắc Mường, Thái ở Hòa Bình. Tiếng sáo Mèo âm u thầm trầm gọi lên cái hồn núi rừng Tây Bắc...

A - Ver bên ngôi nhà truyền thống

Không phải lần đầu nghe biểu diễn cồng chiêng ở Tây Nguyên (chỉ cần đi bất cứ tour du lịch nào ở Buôn Ma Thuột, Pleiku hay Đà Lạt thì “menu” đều có tiết mục này), nhưng có lẽ là lần đầu chúng tôi bị tiếng chiêng mê hoặc. Hoặc có thể đấy là lần đầu ngồi nghe tiếng chiêng mà tai không bị làm phiền bởi tiếng ồn khác, khứu giác không bị làm phiền bởi các món ăn bày trên bàn tiệc, và mắt không bị làm phiền vì xem các màn nhảy múa. Chỉ ngồi yên lặng, bên những người đàn ông Tây Nguyên lam lũ như những ngày thường của họ-những nghệ sĩ Tây Nguyên không áo dân tộc-đóng khố “du lịch”, lắng nghe âm thanh từ đôi tay của họ, ngắm nhìn cơn say của họ khi chơi với âm thanh.

“Nhạc trưởng” A - Ver cũng lờ đờ đôi mắt, có lúc ông nhắm nghiền mắt lại để nghe tiếng cả dàn chiêng. Đấy là lúc đôi tai ông đang kiểm soát âm thanh của 13 chiếc chiêng. Chợt ông ngoảnh đầu đưa mắt nhìn H’rưng đang cầm một chiếc chiêng La (chiêng không có núm). H’rưng vội vã đưa ngay chiếc chiêng tới trước mặt “nhạc trưởng”. A - Ver vật ngửa chiếc chiêng ra, tay rút một cái búa sắt tròn nhỏ ở trong túi, gõ cạch cạch gần tâm chiêng. Xong, ông lấy dùi gõ thử, gật gật gù gù rồi đưa lại chiêng cho H’rưng. Hóa ra chiếc chiêng của H’rưng “có bệnh” (co ngót do thời tiết, hoặc cong vênh do gõ nhiều) nên sai tiếng. A - Ver dùng búa gõ lại để chỉnh tiếng. Trong lúc ông chỉnh chiếc chiêng của H’rưng, cả dàn chiêng vẫn cứ binh bôông liên tục không ngừng.

Chiếc chiêng của H’rưng trước và sau khi chỉnh tiếng thế nào, những cái tai của chúng tôi là tai ngoại đạo, không biết mô tê ra sao. Chỉ thấy chiêng của H’rưng gióng lên hòa nhịp lại, những người gõ khác tươi cười. Người thì gật gật đầu, người thì nhịp nhịp đu đưa thân mình. A - Ver lại nhắm nghiền mắt, lúc sau ông lại tìm ra tiếng sai của một cái chiêng khác, cây búa sắt của ông lại có dịp ra tay lạch cạch...

Mời xem tiếp kỳ sau: Cha truyền, con không nối!

Thủy Phạm - Hà Châu Sơn







Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

DANH SÁCH LINH MỤC KON TUM ĐÃ QUA ĐỜI

  +Các linh mục GP Kontum đã qua đời :    (Theo thứ tự năm qua đời)

Stt

                       TÊN THÁNH – HỌ TÊN

Năm sinh
Linh mục
Qua đời
1
Cha Bề trên JeanPièrre
Combes (Bê)
1825
1848
14
09
1857
2
Bernard
Desgouts (Đề)
1807
1832
26
07
1857
3
Jean
Verdier (Xuân)
1829
1852
21
04
1861
4

Hòa




1861
5
Charles
Arnoux (A)
1825
1850
25
11
1864
6
Jean Baptiste
Besombes (Kính)
1833
1858
16
08
1867
7
Honoré
Suchet (Cảnh)
1844
1867
18
07
1868
8
Marie Rosaire
Fontaine (Khâm)
1815
1840
28
01
1871
9
Phanxicô Xavie
Nguyễn Do (Lành)
1823
1853
03
09
1872
10
Jean-Francois
Hugon (Xuân)
1846
1870
21
06
1877
11
Jean
Soubeyre (Nghiêm)
1853
1877
11
07
1880
12
Jean
Chabas (Trinh)
1855
1879
14
10
1882
13
Pascal
Roger (Kính)
1849
1875
30
06
1884
14

Bảo

1856


1885
15
Jean
Poirier (Tân)
1848
1873
16
07
1885
16
Cha Bề trên       Pièrre
Dourisboure (Ân)
1825
1849
08
09
1890
17
Phêrô
Nguyên

1864


1891
18
Joseph
Meriel (Bắc)
1864
1889
11
06
1891
19
Jean Baptiste
Jurbert (Binh)
1869
1893
05
08
1898
20

Đạt

1866


1902
21
Joseph
Memet (Biên)
1873
1899
22
08
1904
22
Cha Bề trên         Jules
Vialleton (Truyền)
1848
1872
11
11
1909
23
Cha Bề trên     Jean. B
Geurlach (Cảnh)
1858
1882
29
01
1912
24
Earnest
Charasson (Bảo)
1882
1906
04
09
1913
25
Marie Joseph
Lardon (Trọng)
1878
1903
26
04
1924
26
Cha Bề trên        Emile
Kemlin (Văn)
1875
1898
06
04
1925
27
Joseph
Gaillard (Vọng)
1877
1903
09
04
1925
28
Jean-Pièrre
Demeure (Ngự)
1870
1892
20
12
1928
29
Gaspard
Mugnier (Binh)
1882
1906
10
12
1932
30
Denis
Poyet (Thuận)
1863
1887
07
05
1932
31
Bernard
Iroz (Y)
1899
1926
15
04
1934
32
Jean
Bonnal (Bổn)
1878
1901
24
07
1934
33
Jean
Guichard (Lễ)
1880
1906
14
02
1934
34
Pièrre
Irigoyen (Hương)
1856
1883
21
04
1935
35
Philípphê
Đề

1925
06
02
1937
36
Tađêô
Trần Đình Gương
1902
1935
28
07
1937
37
Louis
Guillot (Nhứt)
1872
1900
27
06
1938
38
Elie
Décrouille (Đệ)
1881
1904
12
03
1939
39
Đức Cha          Martial
Jannin (Phước)
1867
1880
16
07
1940
40
Martial
Lê Thành Tin
1909
1938


1941
41
Gioan Baotixita
Phan

1905
01
09
1942
42
Louis
Asseray (Nghị)
1872
1896
21
03
1944
43
Charles
Stutzmann (Báu)
1901
1929
19
05
1944
44
Phaolô
Lê Đình Ban

1911
14
02
1945
45
Paul
Boudillet (Đinh)
1883
1907
16
06
1946
46
Gabriel
Nicolas (Cận)
1876
1900
09
01
1947
47
Gioan Baotixita
Lê Thọ

1941
22
01
1949
48
Phêrô
Hiâu (Hóa)
1901
1932


1949
49
Louis
Ferrand (Rạng)
1898
1923
13
04
1951
50
Đức Cha    Jean Liévin
Sion (Khâm)
1890
1920
19
08
1951
51
Maurice
Viguier (Vị)
1920
1944
26
05
1953
52
Francois Régi
Louison (Lui)
1883
1907
01
10
1953
53
Giuse
Châu
1890
1932


1955
54
Micae
Nguyễn Ngọc Khuê




1957
55
Tađêô
Lê Văn Nhạn
1896
1927


1958
56
Phêrô
Trần Ngọc Thích
1897
1927


1958
57
Simon
Nguyễn Thành Thiệt
1886
1917


1959
58
Jules
Alberty (Hiền)
1874
1899
17
02
1959
59
Phêrô
Dương Ngọc Đáng
1896
1925


1960
60
Giuse
Hoàng Ngọc Minh
1915
1949
30
09
1960
61
Jean Baptiste
Décrouille (Tôn)
1883
1909
02
10
1961
62
Théophile
Bonnet (Quý)
1926
1950
13
12
1961
63
Gioan Baotixita
Lưu Phương
1910
1943
01
10
1962
64
Benjamin
Louison
1902
1925
13
04
1964
65
Léopold
Priou (Tài)
1884
1909
24
09
1965
66
Anrê
Lê Xuân
1896
1929
10
01
1966
67
Phaolô
Lê Quang Trinh
1929
1957
15
08
1966
68
Giacôbê
Tri




1966
69
Louis Gustave
Hutinet (Nhì)
1877
1900
10
10
1967
70
Phêrô
Nguyễn Cơ
1890
1921
16
10
1967
71
René
Sanier (Sanh)
1928
1958
13
05
1968
72
Marcel
Lantrade (Lãng)
1906
1930
24
08
1968
73
Đaminh
Nguyễn Ngọc Thung
1930
1958
30
01
1968
74
Claude
Corompt (Hiển)
1881
1906
10
07
1969
75
Gioakim
Chế Nguyên Khoa
1919
1953
05
07
1970
76
Claude
Bourgeaux (Bình)
1886
1913
30
12
1971
77
René
Thomann (Mẫn)
1922
1946
14
05
1972
78
Vinh sơn
Nguyễn Viết Nam
1925
1957
17
03
1975
79
Roger
Clément (Điềm)
1929
1953
24
12
1976
80
Jean
Davias-Baudrit*
1899
1926
18
12
1976
81
Gioan
Nguyễn Trí Thức
1909
1940
23
05
1977
82
Giuse
Nguyễn Đức Ngọc
1910
1943
22
12
1977
83
Giuse
Nguyễn Hữu Nghị
1913
1945


1978
84
Đa minh
Đỗ Hữu Toán
1911
1941
27
04
1978
85
Phaolô
Nguyễn Đây
1946
1972
14
05
1978
86
Jean
Ginhoux (Quý)
1934
1960
16
07
1978
87
Paul
Crétin (Xuân)
1892
1922
17
08
1978
88
Simon
Nguyễn Diện
1890
1920
11
11
1979
89
Pièrre
Romeuf (Phương)
1913
1939
29
04
1980
90
Joseph
Curien (Kim)
1909
1935
26
08
1980
91
Daniel
Léger (Lễ)
1915
1942
19
12
1980
92
Paul
Renauld (Ái)
1909
1934
27
08
1981
93
Antôn
Ngô Đình Thận
1903
1933
15
12
1982
94
Jean Louis
Purguy (Lý)
1929
1957
23
01
1984
95
Phêrô
Nguyễn Đắc Cẩn
1896
1927
10
05
1984
96
Đức Cha     Paul Léon
Seitz (Kim)
1906
1937
24
02
1984
97
Giuse
Đoàn Đức Thiệp
1929
1960
06
01
1985
98
Gioan Baotixita
Trần Khánh Lê
1923
1949
29
07
1985
99
Jean Marie
Démourioux (Bắc)
1920
1947
01
07
1985
100
Antôn
Nguyễn Đình Nghĩa
1908
1942
02
01
1986
101
André
Marty (Tý)
1910
1933
24
10
1986
102
Phêrô
Nguyễn Trọng Ân
1911
1942
19
03
1987
103
Antôn
Đen (Học)
1903
1932
17
10
1987
104
Giuse
Nguyễn Hữu Quyền
1911
1937
01
04
1988
105
Antôn
Nguyễn Anh Thuận
1909
1937
18
03
1989
106
Alphonse
Desroches
1922
1949
17
07
1989
107
Giuse
Đỗ Thành Nhân
1921
1945


?
108
Jean Paul
Burck
1921
1947
31
10
1990
109
Léon
Dujon (Bửu)
1919
1947
17
12
1990
110
Anphonse
Vacher (Vượng)
1901
1925
15
04
1991
111
Raymond
Wolff (Minh)
1931
1959
11
07
1992
112
Gioan Baotixita
Nguyễn Quang Huy
1916
1944
29
08
1993
113
Jacques
Dournes (Đức)
1922
1946
03
04
1993
114
Hubert
Jacques (Quế)
1909
1934
26
05
1994
115
Louis
Giffard (Ngọc)
1911
1937
10
06
1997
116
Gabriel
Brice (Văn)
1921
1947
25
11
1997
117
Roger
Bianchetti (Bạch)
1920
1944
11
02
1998
118
Phêrô
Nguyễn Đức Chính
1940
1969
16
06
2000
119
Olivier
Deschamps (Đệ)
1921
1950
20
01
2002
120
Christian
Simonnet (Ngọc)
1912
1939
29
05
2002
121
Luca
Bùi Văn Thủ
1930
1959
30
06
2002
122
Phêrô
Hoàng Văn Quy
1940
1973
08
05
2003
123
Christian
Léoni (Ninh)
1928
1958
22
02
2003
124
Gioan Baotixita
Nguyễn Hoa Viên
1940
1967


2004
125
Gioan Baotixita
Võ Thanh Tùng
1942
1968


2005
126
Antôn
Vương Đình Tài
1930
1959
27
05
2005
127
Micae
Võ Văn Sự
1936
1967
05
04
2006
128
Jean
Faugère (Cao)
1921
1946
11
12
2007
129
Antôn
Đinh Bạt Huỳnh
1942
1972
24
05
2007
130
Tôma
Lê Thành Anh
1919
1949
27
09
2008
131
Anrê
Phan Thanh Văn
1925
1949
19
10
2008
132
Phêrô
Nguyễn Hoàng
1920
1958
28
08
2009
133
Giuse
Trần Sơn Nam
1935
1968
18
11
2009
134
Đaminh
Đinh Hữu Lộc
1937
1966
17
12
2009