Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Cha Paul Carat Và Đức Cha Aloisiô

 

Ngày Lễ Đức Mẹ Mân Côi 07/10/2015, Tòa Thánh đã bổ nhiệm Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị làm Giám Mục Giáo Phận Kon Tum, thay thế cho Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh đã đến tuổi về hưu từ hơn hai năm trước.

Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị

Tin Cha Vị được chọn làm người “Trông coi và canh giữ Cộng Đoàn Dân Chúa Kon Tum” đã được mau chóng lan đi khắp nơi, từ Cao Nguyên xuống đồng bằng, từ Việt Nam sang đến bên Pháp, bên Mỹ…

          Cha Paul Carat (tên Việt là Ca), nguyên là Linh Mục Hội Thừa Sai Paris đã viết một bức thư nhân dịp trọng đại này. Cha Carat đã từng phục vụ tại  Giáo Phận Kon Tum (Cha Sở Diên Bình- Kon Tum), và còn hơn thế nữa, Ngài là người đã dẫn dắt “Cậu bé Aloisiô từ Bình Cang – Nha Trang lên gia nhập Chủng viện Thừa sai Kon Tum … Và nay cậu bé ấy đã trở thành Đức Tân Giám Mục Aloisiô…

          Vị Linh Mục U- 95 (năm 2015) vui mừng, xúc động khi nghe tin Tòa Thánh bổ nhiệm, đã viết một Bức Thư chia sẻ với bà con họ hàng và bạn hữu. Sau đây là một đoạn trích của Bức Thư, Xin kính mời cả nhà cùng đọc để biết rõ hơn về Cha Paul Carat cũng như Đức Giám Mục Aloisiô của chúng ta.    

          Ngày 23/06/2021, Cha Paul Carat mừng thượng thọ 100 tuổi, nhắc lại kỷ niệm của ngài với Gp Kontum và với Đức Cha Aloisiô để cùng tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho ngài được bền đỗ tới cùng trong ơn gọi thừa sai, như thánh Phaolô tông đồ: Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ đợi vòng hoa dành cho người công chính” (2 Tm 4,7). 

Cha Paul Carat
Cha sở Diên Bình (Kon Tum) 1962 – 1972

St Dona, tháng 10, năm 2015

 

          Kính thưa bà con họ hàng và bạn bè thân hữu quý mến,

          Năm 2015 dần kết thúc, ghi dấu những cuộc thảm sát bởi Daesch.

Biến cố kinh hoàng này  khắc ghi mãi mãi trong ký ức chúng ta.

Nhưng dẫu sao thì bây giờ cũng là thời kỳ mà mọi người đang chuẩn bị Mừng Lễ Giáng Sinh và Năm Mới.

Trong chính thời điểm này, tại Kon Tum, miền Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, sẽ diễn ra cuộc Tấn phong Giám Mục cho Linh Mục Alosius Nguyễn Hùng Vị.

          Cha Vị đã du học tại Instut Catholique de Paris.

          Trong những năm ở Pháp, Ngài thường tận dụng thời gian nghỉ hè để đến phục vụ tại Giáo Xứ  Die cũng như  tại Giáo Xứ Saint Donat. Chắc là nhiều người vẫn còn nhớ Ngài.

Riêng phần tôi, những kỷ niệm xa xưa bây giờ lại đang dậy lên trong tôi, đó là những Ngày đầu trong Sứ vụ Truyền Giáo của tôi tại Việt Nam.   

          Như thế này,  tôi biết Cha Vị từ lúc Ngài mới được 2 tuổi và biết cả gia đình của Ngài vào  khoảng đầu năm năm 1954, khi tôi đến Phú Gia, thuộc Giáo Xứ Thượng Thụy, ở vùng ngoại ô Hà Nội, bên bờ sông Hồng, để học tiếng Việt năm thứ 2.  Đó là một gia đình thanh bạch, Người Cha làm nghề may , Mẹ Ngài ở nhà nội trợ, nuôi nấng 7 người con. Gia đình  đối diện Nhà Xứ nơi tôi ở.

Sau chiến tranh Đông Dương và Hiệp Định Genève, hồi tháng 7 năm 1954 , gia đình Ngài quyết định theo Cha Xứ là Cha Cung, cùng với 600 người Công Giáo di cư vào Miền Nam Việt Nam, bỏ lại đằng sau tất cả của cải. 

          Nhưng khi đến Gò Vấp, là vùng ngoại ô của Sài Gòn, Gia đình Cha lại muốn dời ra Miền Trung để định cư tại Bình Cang, thuộc Thành Phố Nha Trang ,Việt Nam.

Còn tôi, bị trục xuất khỏi Miền Bắc Việt Nam, và sau thời gian về nghỉ tại Pháp; Lần này tôi trở lại Miền Nam Việt Nam, đến Giáo Xứ Lộc Ninh, cách Sài Gòn khoảng 40km, để thay cho Cha Antoine Vitte trong thời gian Ngài về nghỉ tại Pháp. Sau đó, tôi được chỉ định làm Cha Xứ tại Diên Bình, thuộc Huyện Dakto, một Huyện nhỏ của Tỉnh Kontum. Cũng nhờ về đây, tôi mới nối lại được sự liên lạc với gia đình của Cha Vị và biết được tin buồn về cái chết của Ông Thân Sinh của Ngài.

Một trong những  lần thăm viếng gia đình vào năm 1963, thể theo lời xin của bà mẹ, tôi đã nhận giúp cậu Vị khi đó được 11 tuổi. Tôi đăng ký cho Cậu vào Chủng Viện Kon Tum và theo học Cấp 2. Đến năm 1969, Chú Vị quyết định xin vào Đại Chủng Viện Đại Học Đà Lạt. Sau thời gian học tập,lẽ ra Thầy Vị được Lãnh Chức Linh Mục vào tháng 6 năm 1975. Nhưng đến tháng 3 năm ấy có sự cố giải phóng miền Nam, Thầy Vị phải trở về gia đình như bao Đại Chủng Sinh khác. Nhà Nước đã từ chối nhiều lần không cho Thầy chịu chức Linh Mục. Thầy  vâng lời Cha Xứ  Bình Cang tiếp tục phục vụ Giáo Xứ. Và 12 năm sau, Thầy được Thụ phong Linh Mục tại Nha Trang.

Không được phép Nhà Nước cho về lại Giáo Phận Kon Tum, nhưng Ngài vẫn thuộc về Giáo Phận, vì thế, Cha Vị  đựơc Đức Giám Mục Giáo Phận giao cho việc coi sóc khoảng 40 Sinh viên Ơn gọi của Giáo phận đang học tại thành phố Hồ Chí Minh để chờ được nhập Đại Chủng Viện.  Cha đã đảm trách công việc đó cả một thời gian dài – 13 năm.

          Từ hơn 10 năm nay, Ngài được trở về phục vụ tại Giáo Phận  Kon Tum, làm Cha Sở một Giáo Xứ lớn với hơn 7.000 giáo dân. Giáo Xứ này nằm sát bên Tòa Giám Mục Kon Tum.

Việc Ngài được  Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Giáo Phận Kon Tum  là một niềm vui khôn tả cho tôi. Tôi vô cùng sung sướng được Ngài mời về Dự Lễ Tấn Phong Giám Mục của Ngài;  và tôi lại càng xúc động khi được biết Ngài đã chuẩn bị cách tỉ mỉ cho chuyến hành  trình của tôi. Nhưng rủi thay, tôi không được giấy thông hành trong thời gian này vì những lý do phức tạp hành chánh. Mặt khác, về tuổi tác, e rằng tôi không kham nổi cuộc hành trình dài bằng máy bay và 2 tuần tiếp sau để theo các Lễ nghi và những cuộc Thăm viếng. Vì thế, tôi chỉ còn chờ mong chuyến viếng thăm của Ngài tại Mep, tai Die và tại St Donat.

Từ đầu năm 2015, sau vụ tai nạn xe vào tháng 10 năm 2014, tôi cố thích nghi với cuộc sống mới là không xử dụng xe nữa; và với một mắt phải giảm thị dần; nhưng may mắn là việc mất hoàn toàn thị giác của tôi bị chậm lại nhờ việc theo dõi bác sĩ nhãn khoa hàng tuần  tại Paris. Và vì thế, tôi ở một nửa thời gian ở Paris và nửa ở St Donat. 

          Đó  cũng là lý do làm tôi không thể hoàn thành 2 cuốn sách  vào cuối năm này. Một  cuốn kể lại 4 năm cuối của tôi tại VN (1972-1976), trong những năm đó tôi chỉ hoàn toàn giúp các anh em tị nạn.  

          Cuốn thứ 2, tả lại cuộc sống của Đức Cha Paul SEITZ. Vị Giám Mục người  Pháp cuối cùng của Kontum.

Vào những ngày cuối một Năm này, tôi xin gởi lời kính cám ơn  về việc quí ông bà đã giúp đỡ Hội  “Bụi Đời”. Tôi mong quí vị giúp tôi thêm lần này nữa cho việc in ấn hai Cuốn Sách cuối cùng này của tôi, chắc sẽ xuất bản vào năm 2016.

 

                                                                                     Paul Carat

……………………………..

 (Theo : giaophankontum.com)
GPKONTUM (02/12/2015) KONTUM

WGPKT(22/06/2021) KONTUM

WGPKT(22/06/2021) KONTUM





Mừng Thượng Thọ Cha Paul Carat, MEP (1921 - 2021)

 


MỪNG THƯỢNG THỌ 100 TUỔI CHA PAUL CARAT, MEP

1921 - 23/06 - 2021

 

       Xin cùng tạ ơn Chúa và cám ơn Cha Paul Carat vì bao công sức phục vụ Giáo phận Kontum, trong một giai đoạn khó khăn nguy hiểm, chiến tranh loạn lạc.

       Nhân mừng Thượng Thọ 100 tuổi 23/06/1921 – 23/06/2021, Giáo phận Kontum kính chúc Cha dồi dào ơn Chúa, để có thể nói được như Thánh Phaolô tông đồ: Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ đợi vòng hoa dành cho người công chính” (2 Tm 4,7). 

 

       Cha Paul Carat (Ca) sinh ngày 23 tháng 06 năm 1921  tại Charmes-sur-l’Herbasse (Drôme), Pháp quốc; thụ phong linh mục ngày 28 tháng 03 năm 1948, lên đường sang Hà Nội  ngày 03 tháng 10 năm 1952. Ngài bắt đầu học tiếng Việt  tại Phú Yên và Phú Gia rồi làm cha sở xứ Thượng Thụy từ năm 1954 đến năm 1957; cha phó xứ Hàm Long, Tổng Giáo Phận Hà Nội từ năm 1958 đến năm 1959. Bị trục xuất khỏi miền Bắc, ngài vào Tổng Giáo Phận Sài gòn và được cử làm cha sở Lộc Ninh năm 1961. Sau đó ngài nhập Giáo Phận Kontum, làm cha sở Diên Bình từ năm 1962 đến năm 1972; cha sở Hoài Ân (Bình Định)* đến năm 1975. Sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam năm 1976, ngài phụ trách bộ phận tiếp tân của nhà Paris cho đến năm 1983, rồi làm quản lý cho đến năm 1996.

       Hiện cha Paul Carat đang hưu dưỡng tại Lauris, miền nam Nước Pháp.

———————————-

       *Họ đạo Hoài Ân, gồm giáo dân thuộc quận Hoài Ân (Bình Định), Giáo Phận Qui Nhơn, trước năm 1975 trực thuộc An Khê của Giáo phận Kontum, gồm số giáo dân tị nạn khoảng 529 người. Sau 1975 giáo dân còn rất ít vì đã về quê cũ.

            Cha Paul Carat coi sóc họ đạo này từ 1974-1975.

WGPKT(22/06/2021) KONTUM

Nguồn giaophankontum.com





Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021

LƯỢC SỬ GIÁO XỨ MĂNG LA


 Cảnh vị Linh mục thừa sai gặp cọp trên đường đi đến các làng dân tộc…             Ảnh: Trích từ phim “La Mission des Grands Plateaux Kontum”, của Thừa sai Simonet (MEP) về đề tài truyền giáo Tây Nguyên, năm 1959.

 

WGPKT(09/06/2021) KONTUM

Nguồn: giaophankontum.com

https://giaophankontum.com/giao-phan/giao-xu/mien-kontum/giao-hat-kontum/giao-xu-mang-la

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

Cha Gioan Baotixita Phan

 

CHA GIOAN BAOTIXITA PHAN

 

Lm G.B Phan (1875-1942)

 

“Cha J. B. Phan chịu chức linh mục năm 1905. Trước hết người làm việc Trung Châu [1]; đến năm 1914 mới được lịnh đi Kontum.

Tới nơi, Bề trên cho người đi học tiếng Jơrai, rồi ở tại Plei Rơngol giảng đạo cho các làng xung quanh.

Người Jơrai tánh tình làm sao, ai cũng biết. Vậy mà, cha J. B. Phan đã đem được họ vào đạo và dạy dỗ họ giữ đạo tới ngày nay, thì biết người có đức nhẫn nại và có tâm chịu khó đến mực nào!

Một lượt đương khi mở đạo cho dân Jơrai, người cũng lo lập làng Annam. Trước hết lập làng Thanh-Bình, rồi làng Phú-Thọ, sau hết tới làng Trà-Phan. Quan nhà nước có ý lưu danh Cha vạn đại, mới lấy tên Cha mà đặt cho làng sau hết nầy như vậy.

Triều đình đã ghi công ban thưởng Cha hai lần, một lần Kim-tiền, một lần Kim-khánh [2].

Năm 1932 thành lập địa phận Kontum, người vui lòng ở lại giúp việc địa phận mới.

Ba năm sau hết, người đã già yếu lại lâm bịnh ho. Bề trên cho ở tại Thanh Bình, nơi người đã gầy dựng. Những tưởng ngày sống cha còn được dài, ai hay cách nửa tháng nay, thấy mình một lâu một yếu, cha xin về Kontum dọn mình chết lành giữa anh em.

Thiệt, ngày 1er Septembre, Cha đã thở hơi cuối cùng.

Ớ Cha Gioan Baotixita yêu dấu, xưa đã cùng nhau một chuyến đồng hành lên Kontum, rày chẳng được cùng nhau một chuyến về quê  thật thiên đàng, tôi cam lòng. Xót xa, một điều là vì ngàn dặm xa xuôi, không được gặp Cha phen sau hết nơi trần thế. Tôi xin dưng bấy lời vĩnh biệt, mong ngày sau sẽ gặp nhau tiêu diêu cõi thọ”.


                                                          Lm Phaolô Ban         

                                    (Trích báo “Lời thăm”, Qui Nhơn 1942)

                                                  Theo Echo 10/1942, tr. IV.


________________

-[1] Trung Châu : Miền đồng bằng, miền “Dưới”: Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nha Trang.v.v.

-[2] Kim tiền (Sapèque en Or), Kim khánh (Plaque en Or): các loại huân, huy chương của Nam triều dùng để ban thưởng cho những người có công trạng.

Chú thích: LMS


Kontumquêhươngtôi giới thiệu

Minh Sơn

5/6/2021


Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

170 Năm Thiết Lập Miền Truyền Giáo Xứ Thượng (1851-2021)

 

170 Năm Thiết Lập Miền Truyền Giáo Xứ Thượng (1851-2021)

WGPKT(02/06/2021) KONTUM

Nguồn: giaophankontum.com