Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Thư Mục vụ của HĐGMVN sau Hội nghị thường niên kỳ II/2018

27/09/2018
  •  
  •  
  •  
Thư Mục vụ của HĐGMVN sau Hội nghị thường niên kỳ II/2018
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
THƯ MỤC VỤ 2018
Anh chị em thân mến,
Chúng tôi, các Giám mục thuộc 26 Giáo phận, tham dự Hội nghị thường niên kỳ II-2018 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho, xin gửi đến anh chị em lời chào thân ái trong Chúa Giêsu Kitô. Qua thư này, chúng tôi xin gửi tới anh chị em một vài thông tin và định hướng mục vụ.
1. Ngày 21 tháng 5 năm 2018, Phòng báo chí Tòa Thánh loan tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng giám mục Marek Zalewski làm Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Đức Tổng giám mục Marek Zalewski gia nhập ngành ngoại giao của Tòa Thánh từ năm 1995 và đã phục vụ tại nhiều nhiệm sở khác nhau trên thế giới, trước khi nhận nhiệm vụ tại Singapore và tại Việt Nam.
Nhân dịp Hội nghị thường niên kỳ II-2018 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngày 24-9-2018, chúng tôi vui mừng đón tiếp vị tân Đại diện Tòa Thánh. Thay mặt Dân Chúa tại Việt Nam, chúng tôi đã bày tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã luôn quan tâm đến đoàn chiên nhỏ bé tại Việt Nam và gửi đại diện của ngài đến đồng hành. Chúng tôi hy vọng sự hiện diện của vị Đại diện Tòa Thánh sẽ góp phần gia tăng sự hiểu biết giữa Chính phủ Việt Nam và Tòa Thánh, củng cố mối hiệp thông của Hội Thánh Việt Nam với Hội Thánh phổ quát, cũng như thúc đẩy việc loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu trên quê hương đất nước chúng ta.
2. Như đã trình bày trong Thư Chung 2016, Hội Thánh Việt Nam tập trung vào chủ đề Mục vụ gia đình trong ba năm (2016-2019) với những điểm nhấn cho từng năm. Trong năm 2018-2019, chúng ta được mời gọi đồng hành với các gia đình gặp khó khăn. Chúng tôi muốn nhắc lại ở đây những nét căn bản trong Thư gửi các gia đình Công giáo năm 2016:
Chúa Giêsu một đàng đưa ra lí tưởng rất cao cả về đời sống hôn nhân và gia đình; đàng khác, Người chạnh lòng thương những người đau khổ trong đời sống hôn nhân, như trường hợp người phụ nữ xứ Samaria hoặc người nữ phạm tội ngoại tình. Theo gương Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi chăm sóc mục vụ cho các gia đình, nhất là những gia đình gặp khó khăn. Trong tình hình hiện nay, chúng tôi xin anh chị em lưu tâm đến những hoàn cảnh sau:
Trước hết là các gia đình di dân: ngày nay vì hoàn cảnh kinh tế, rất nhiều gia đình phải rời bỏ làng quê để tìm kế sinh nhai trong những thành phố lớn. Chỉ một số ít thành công, còn đa số gặp nhiều khó khăn trong việc làm ăn, sinh hoạt gia đình, giáo dục con cái. Về mặt đức tin, họ cũng gặp khó khăn trong việc hội nhập cộng đoàn giáo xứ mới. Vì thế, chúng ta phải mở rộng vòng tay đón tiếp, để các gia đình di dân cảm nhận cộng đoàn giáo xứ là nhà của họ, nơi đó đức tin được nuôi dưỡng, lòng mến được vun trồng, và hy vọng được triển nở giữa những khó khăn thử thách.
Kế đến là những cặp hôn nhân khác đạo: trong những gia đình này, có những khó khăn riêng do việc vợ chồng không cùng niềm tin tôn giáo, ảnh hưởng đến việc giữ đạo của người Công giáo cũng như việc giáo dục con cái trong gia đình. Vì thế, chúng ta cần đồng hành và nâng đỡ họ, nhất là giúp người phối ngẫu Công giáo trong đời sống đức tin, để họ có thể làm chứng cho Tin Mừng và giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người trong gia đình, gia tộc và lối xóm.
Cuối cùng là những gia đình bị đổ vỡ: dựa vào giáo huấn của Chúa, Hội Thánh luôn mong muốn các đôi vợ chồng chung thủy với nhau đến trọn đời. Tuy vậy, trong thực tế, nhiều cặp hôn nhân rơi vào tình trạng mâu thuẫn không thể hòa giải và dẫn tới đổ vỡ. Một số người Công giáo rơi vào tình trạng này vì hoàn cảnh chứ không hoàn toàn do lỗi riêng của họ. Vì thế, thay vì lên án và loại trừ, chúng ta cần cảm thông và giúp đỡ họ nơi cộng đoàn đức tin cũng như trong đời sống hằng ngày. Đối với những người đã li dị và tái hôn, họ vẫn được Hội Thánh yêu thương và quan tâm chăm sóc với tình mẫu tử.
3. Hội nghị thường niên kỳ II-2018 diễn ra trong Năm Thánh kỷ niệm 30 năm tuyên phong các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Để sống tinh thần của Năm Thánh, chúng tôi đã hành hương về giáo xứ Ba Giồng, nơi tôn kính Cha thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu và 27 giáo dân tử đạo. Cha thánh Phêrô Lựu đã dõng dạc trả lời quan án trước công đường: “Đạo thánh đã thấm vào xương tủy tôi rồi, làm sao tôi bỏ Đạo được”. Ước gì Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô cũng thấm vào xương tủy chúng ta, nhờ đó có thể làm chứng cho Tin Mừng bằng chính đời sống của mình. Các Thánh Tử Đạo là những người yêu mến Quê hương và Dân tộc Việt Nam. Trong cuộc hành hương này, chúng tôi cầu nguyện cho Quê hương được bình an, lãnh thổ, lãnh hải được toàn vẹn, nhân phẩm được tôn trọng và đồng bào được hạnh phúc. Xin anh chị em hãy tiếp tục cùng với chúng tôi thân thưa với các ngài:
“Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các ngài đã yêu mến Quê hương, xin cầu cho Đất nước được an vui hạnh phúc và mọi người chung tay xây dựng một thế giới hòa bình. Các ngài đã cam lòng chịu chết mà không oán hận, xin cầu cho đồng bào mọi giới biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Các ngài đã hi sinh tất cả vì đức tin, xin cầu cho chúng con là con cháu, biết sống và chia sẻ niềm tin của mình, để một ngày kia trên thiên quốc, chúng con được hợp tiếng với các ngài, ca tụng Chúa muôn đời vinh hiển. Amen.”
  Làm tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho
      Ngày 27 tháng 9 năm 2018
    Hội đồng Giám mục Việt Nam
Tổng thư ký                                                       Chủ tịch
    (đã ký)                                                         (ấn ký)
+Phêrô Nguyễn Văn Khảm                                    +Giuse Nguyễn Chí Linh
   Giám mục GP. Mỹ Tho                                        Tổng giám mục TGP. Huế

Nguồn: http://www.hdgmvietnam.com/

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

LỄ GIỖ 10 NĂM CỐ LINH MỤC TÔMA LÊ THÀNH ÁNH (1919-2018)


"Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời"
                                                  (Kinh Hòa Bình)

NHÂN LỄ GIỖ 10 NĂM 
CHA CỐ TÔ-MA LÊ THÀNH ÁNH
(27.09.2008-27.09.2018)

Kết quả hình ảnh cho Cha Tôma Lê Thành Ánh


Xin hiệp ý cầu nguyện:
Cầu Lễ Tại Gia Đình
617 Nguyễn Huệ, Tp. Kon Tum
Xóm Giáo Vô Nhiễm
Vào lúc 19g15' Thứ Tư ngày 26.09.2018
&
Xin hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn 
Cha cố TÔMA LÊ THÀNH ÁNH
Tại: Thánh Đường Giáo Xứ Tân Hương,Kon Tum
Vào lúc 5g00 Thứ Năm ngày 27.09.2018

Mời xem các links dưới đây:







-------------------------------------------------------



Kontumquehuongtoi
Tưởng nhớ và cầu nguyện cho cha cố Tôma
25.09.2018

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Đại Hội Caritas Kon Tum Ngày 20.09.2018

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang ngồi và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 13 người, trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 8 người, mọi người đang đứng, cây và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và bộ vét

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng, mọi người đang đi bộ, cây và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Nguồn tin và ảnh: Văn phòng Caritas Kon Tum
22.9.2018
Caritas Kon Tum - Giáo phận Kon Tum



Nữ tu Marie Laure Trần Thị Vinh qua đời - Một Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn suốt đời phục vụ người phong tại Kontum




Nữ tu Marie Laure Trần Thị Vinh sinh ngày 31.8.1921 tại Quảng Nam, Đà Nẵng. Gia nhập Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn, sau đó Khấn Dòng vào năm 1939. Năm 1941, Soeur Marie Laure được gởi lên phục vụ giáo phận Kontum, tại cộng đoàn "Nhà Bác Ái" (Maison de Charité) ngụ tại số 11 Nguyễn Huệ Kontum, cạnh Nhà thờ Chính tòa (từ sau 1975 nhà nước quản lý làm Tỉnh Đoàn Kontum, nay thuộc Trường PTTH Chuyên Nguyễn Tất Thành, Tp Kontum). 
Cộng đoàn Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn được thành lập năm 1938, theo lời yêu cầu của Đức Giám Mục Martial Jannin (Phước), khởi đầu có 2 Chị là Chị Gilbert và Chị Genevève, được Chị Bề trên Giám tỉnh gởi đến Kontum. Sau đó tăng cường thêm 4 Chị nữa và từ đấy Cộng Đoàn được thành lập. Bề trên Cộng đoàn lúc bấy giờ là Sr. Gilbert, Nữ tử Bác Ái người Pháp.
Mục đích của dòng:
-Đào tạo các Chị Em Dòng Ảnh Phép Lạ (Ảnh Vảy)
-Phục vụ ở bệnh viện dân y Kontum
-Phục vụ bệnh nhân phong tại Trại Phong Dak Kia
-Chăm sóc bệnh nhân nghèo tại gia
-Dạy học cho các em thất học
Dần dần vì những nhu cầu của địa phương, Cộng đoàn mở thêm những điểm phục vụ mới. 
Trường Tê-rê-xa Tân Hương do các Nữ tu Mến Thánh Giá Gò Thị phụ trách từ đầu năm 1932, cho đến niên khóa 1940-1941, được chuyển giao cho các Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn. Các Srs Vinh Sơn mở các lớp xóa mù chữ và tiểu học, dạy may thêu, nữ công gia chánh...

Sr. Marie Laure Trần Thị Vinh (giữa đội lúp) tại gx Tân Hương năm 1941
Ảnh: Lê Minh Sơn sưu tầm

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Giáo Xứ Tân Hương Khai Giảng Lớp Giáo Lý Niên Học 2018-2019



Giáo Xứ Tân Hương Khai Giảng Lớp Giáo Lý Niên Học 2018-2019
CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B 

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và đám đông

Trong hình ảnh có thể có: 12 người, đám đông và ngoài trời

XIN CLICK VÀO

GPKONTUM (13/9/2018) KONTUM
giaophankontum.com

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

HUẤN TỪ CỦA ĐỨC CHA ALOISIÔ TẠI NGÀY HỘI HUYNH TRƯỞNG - GIÁO LÝ VIÊN GIÁO PHẬN KONTUM 4.9.2018


Tại Nhà Thờ Tân Hương, Giáo hạt Kontum, Giáo phận Kontum, trước 340 anh chị em Huynh Trưởng  Giáo Lý Viên trong toàn Giáo phận, và một số Linh mục, Tu sĩ nam nữ cùng đồng hành trong cuộc hội ngộ này.
"Đây là lần đầu tiên trong Giáo phận, Đức Cha đã đưa ra một phương hướng và đồng nhất trong việc dạy Giáo lý trong các Giáo xứ. Sự định hướng này là điều cần thiết và bổ ích cho việc dạy giáo lý trong toàn giáo phận. Người Huynh trưởng giáo lý viên cần phải nỗ lực hơn, cố gắng hơn để đem lửa đức tin đến cho các em thiếu nhi cũng như cho những người trẻ, là những thế hệ tiếp nối trong sứ mạng rao giảng và làm chứng cho tin mừng trong thế giới hôm nay" (Nhận định của Cha Tađêô Võ Xuân Sơn, Phó Ban Truyền Thông Gp Kontum).


Nguồn video: Mai Tự Cường

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

HỌP MẶT HUYNH TRƯỞNG GIÁO LÝ VIÊN GIÁO PHẬN KONTUM Ngày 04/09/2018


Ngày 04/09/2018, tại Nhà Thờ Tân Hương, Giáo hạt Kontum, Giáo phận Kontum, có một cuộc hội ngộ hơn 325 anh chị em Huynh Trưởng Giáo Lý Viên trong toàn Giáo phận, ngoài ra còn có một số các Linh mục và Tu sĩ nam nữ cùng đồng hành trong cuộc hội ngộ này.
Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, Trưởng ban Giáo lý Giáo phận muốn dành riêng cuộc gặp gỡ này cho các anh chị trong Ban Điều hành Huynh trưởng Giáo lý của các Giáo xứ và Giáo họ, như là động lực và sức bật cũng như đào sâu về phương hướng chung trong việc điều hành và hướng dẫn mục vụ Giáo lý trong toàn Giáo Phận.
Đức Cha Aloysio Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kontum đã trình bày cho tham dự viên về phương hướng cụ thể trong việc dạy Giáo lý tại các Giáo xứ như thế nào?
1/ Dạy Giáo lý là gì? 
Dạy giáo lý = công việc của người gieo giống (Mc 4,26-27).
à Gieo Lời Chúa = loan báo Tin Mừng
à Ba giai đoạn: truyền giáo (kerygma) – giáo lý – mục vụ.

2/ Khó khăn.
Trong bối cảnh xã hội ngày hôm nay, người trẻ đang đứng trước nhiều trao lưu, phong hóa, học thuyết khác nhau, đan xen với những vấn nạn như: 
- Ngừa thai, phá thai, triệt sản, đồng tính, chuyển giới, dâm ô.
- Tham nhũng, nhóm lợi ích, đói nghèo.
- Lạm quyền, bất công.
- Giáo dục yếu kém, dân trí thấp.
- Đạo đức xuống cấp, giả dối, lọc lừa, buông thả, vô cảm.
- Tương đối hóa tôn giáo: đạo nào cũng tốt. Tôn giáo = lễ hội.
Trước những trào lưu và sự xuống cấp về đời sống luân lý, người trẻ rất dễ dàng mất phương hướng và rất dễ bị cuốn hút vào một đời sống suy đồi và vô cảm, nếu như người trẻ ấy không có một đời sống Đức tin căn bản, hay đúng hơn được giáo dục trong một môi trường tốt. Vì vậy việc dạy giáo lý không phải là:

- Thuộc lòng một mớ kiến thức đức tin,
- Không đưa đến Phụng vụ, truyền giáo,
- Thuyết giáo khô khan, không sinh động,
- Giảng viên thiện nguyện, yếu kém,
- Giáo lý dạy trong khuôn khổ “lớp học”.
Nếu chúng ta không có một sự canh tân trong phương pháp sư phạm Giáo lý, thì chắc hẳn rằng việc giáo dục Đức tin rất dễ dàng đi đến chổ nhồi nhết một mớ kiến thức Đức Tin cho người trẻ, chứ không phải là dẫn dắt người trẻ "cảm nếm" tình yêu của Thiên Chúa, và nhận ra những giá trị cao quý ngang qua nguồn Ân sủng của các Bí tích.

3/ Mục đích của giáo lý.
Đứng trước những khó khăn như vậy, chúng ta cần phải nhìn lại mục đích của việc dạy Giáo lý là gì? Đó chính là việc giúp con người hiệp thông với Chúa Kitô, nhờ đó hiệp thông với Chúa Cha, với Chúa Thánh Thần, với Hội Thánh và với nhân loại.

4/ Đào tạo huynh trưởng giáo lý viên: 
Đây là một công việc rất quan trọng và cần thiết. Đức Cha nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đào tạo nhân sự trong việc dạy giáo lý tại các Giáo xứ. Quan tâm đến phẩm chất của người dạy hơn là thủ bản và những công cụ làm việc khác.
Đức Cha đã đưa ra phương hướng cho Cha trưởng ban giáo lý Giáo phận phương hướng tổ chức đào tạo các Huynh trưởng giáo lý viên trong Giáo phận về các phương diện cần thiết: về nhân bản, đời sống thiêng liêng, Thánh Kinh, thần học, các khoa học: Tâm lý, Xã hội, Giáo dục, Truyền thông, Sư phạm ...

5/ Việc dạy giáo lý.
Việc dạy giáo lý là làm sao để cho công việc của mình hoàn toàn lệ thuộc vào hành động của Thiên Chúa, Đấng hoạt động nhờ Thánh Thần của Ngài, đồng thời hiệu quả của việc dạy giáo lý luôn là ân huệ của Thiên Chúa. Huynh trưởng giáo lý viên luôn kiên nhẫn trong việc dạy giáo lý, vì biết rằng hạt giống Lời Chúa một khi được gieo vào tâm hồn, vẫn nãy mầm, lớn lên và sinh hoa kết trái, cho dù người gieo thức hay ngủ. Chúng ta đừng mong nhìn thấy kết quả trước mắt.

6/ Tổ chức dạy giáo lý như thế nào? 
Để lớp giáo lý không trở thành “lớp học” như ở trường phổ thông và không chỉ có thuyết giáo khô khan, xu hướng hiện nay ở Việt Nam muốn dạy giáo lý trong khuôn khổ một Hội đoàn, và Hội đoàn được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chọn là Hội Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Đức Cha cũng muốn giáo phận Kontum chúng ta áp dụng việc kết hợp việc day giáo lý trong khuôn khổ Thiếu Nhi Thánh Thể. Kinh nghiệm ở các nơi cho thấy việc kết hợp này tốt cho việc dạy giáo lý. Lớp học sẽ vui hơn, sinh động hơn. Các bài hát, truyện kể, băng reo, cử điệu làm cho những chân lý trừu tượng dễ được tiếp thu hơn. Chơi mà học. Học mà chơi. Sinh hoạt hàng đội giúp các em tự quản, có trách nhiệm hơn, dạn dĩ hơn. Thỉnh thoảng tổ chức trò chơi lớn (với những chủ đề được rút ra từ Kinh Thánh) giúp các em tháo vát hơn.

Đây là lần đầu tiên trong Giáo phận, Đức Cha đã đưa ra một phương hướng và đồng nhất trong việc dạy Giáo lý trong các Giáo xứ. Sự định hướng này là điều cần thiết và bổ ích cho việc dạy giáo lý trong toàn giáo phận. Người Huynh trưởng giáo lý viên cần phải nỗ lực hơn, cố gắng hơn để đem lửa đức tin đến cho các em thiếu nhi cũng như cho những người trẻ, là những thế hệ tiếp nối trong sứ mạng rao giảng và làm chứng cho tin mừng trong thế giới hôm nay.
Ước mong rằng việc đào tạo Huynh trưởng giáo lý viên luôn được tiếp tục và hữu hiệu, để các anh chị là những cánh tay nối dài của các Cha xứ trong việc giảng dạy và rao truyền Đức tin cho mọi người.

Pleiku, ngày 04/09/2018
Ban MVTT Gp Kontum
Hoa Hải Đường

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 13 người, bao gồm Nguyễn Dung, mọi người đang cười, mọi người đang đứng, đám đông và ngoài trời