Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Bài báo khiến hơn 1 tỉ người rơi lệ




Bài báo khiến hơn 1 tỉ người rơi lệ



“Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan! “. Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em.
Xa Diễm: “Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!”
Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: “Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!”. Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

NHỮNG ĐIỀU CHIA SẺ - Linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông




NHỮNG ĐIỀU CHIA SẺ



LỜI NGỎ
Trong một lần lên Pleiku bằng máy bay để đi Kontum; chúng tôi gồm có: Anh Nguyễn Thành Tấn, chị Trần Ngọc Hải và tôi: Hồ Thủy. Qua sự giới thiệu của chị Ngọc Hải; chúng tôi được biết và quen với Cha Đông vì chị Hải là người thân của Cha. Mặc dù thời gian ở gần Cha, tiếp xúc chuyện trò với Cha rất ít nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được đây chính là "thiên sứ của người nghèo khó, bệnh tật... " Và trong lòng chúng tôi đã có sự kính phục, yêu mến lẫn ngưỡng mộ Cha.
Chuyến đi Kontum của chúng tôi thành công ngoài sự mong ước khi được Cha đưa đi viếng Đức Mẹ Măng Đen, đây là lần đầu tiên chúng tôi được viếng Mẹ Măng Đen.
Trên quãng đường đi và về chúng tôi được nghe Cha kể rất nhiều chuyện, qua cách kể chuyện dí dỏm của Ngài chúng tôi không cảm thấy " đường đi sao mà xấu và xa quá".

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

TIỂU SỬ GIA ĐÌNH TÊRÊXA QUA HÌNH ẢNH (Giai đoạn 1954 đến 1975) P2



Đức Cha Phaolô Kim (Paul Seitz)
Nguyên Giám Mục Kontum


TIỂU SỬ GIA ĐÌNH TÊRÊXA QUA HÌNH ẢNH (Giai đoạn 1954 đến 1975) P2






























(Nguồn: Facebook)


TIỂU SỬ GIA ĐÌNH TÊRÊXA QUA HÌNH ẢNH (Giai đoạn 1954 đến 1975) P1



TIỂU SỬ GIA ĐÌNH TÊRÊXA QUA HÌNH ẢNH (Giai đoạn 1954 đến 1975) P1


Hình ảnh: MỘT MẢNG KHÔNG GIAN LACORDAIRE KHI GĐ TÊRÊSA TRƯNG DỤNG

Trường Tiểu học - Văn phòng

Mục đích các Cha thừa sai Pháp xây dựng Tòa Nhà Lacordaire (thực ra là do các Cha Dòng Đa Minh xây.) từ năm 1930 là để làm chủng viện. Vì thế, mượn được cơ ngơi đầy đủ phòng ốc tiện nghi này là một cơ hội hiếm có của Ngài. Lầu trên cùng làm phòng ngủ, trang bị giường tầng, đủ chỗ cho 350 em. Lầu hai chia thành các lớp học. Đa số các em đều thất học. Ngài chia từ lớp 3 đến lớp 6 và thuê thầy dạy : Thầy Bình, Thầy Hùng, thầy Lợi, thầy Thập, thầy Thu. Ngoài ra, Ngài còn liên hệ với Ban giám đốc Đại-chủng-viện, xin các Thầy đi thực tập về dạy hàng năm. Nhờ vậy, trường Têrêsa có đủ thầy dạy hợp với chương trình do Bộ Giáo Dục đưa ra. Ngài còn xin Đức Giám Mục cử một cha về làm hiệu trưởng : Vị đầu tiên là cha Lê-Trung-Độ (sau là cha quản xứ tiên khởi GX Thanh Đa, Sàigòn, trước khi qua đời).
Tầng trệt của căn nhà là văn phòng làm việc và phòng ngủ của Cha giám đốc Kim. Nơi đây là văn phòng giao dịch và tiếp khách. Đây cũng là nơi các đứa con của Ngài đến giải bày tâm sự : em thì buồn vì không biết cha mẹ ở đâu; em thì buồn vì phải sống trong khuôn khổ kỷ luật, muốn ra ngoài để được tự do bay nhảy. Ngài đều lấy tình thương giúp đỡ tinh thần các em. Tất cả các em đều thanh thản khi rời khỏi phòng Ngài.
Tầng trệt còn là nơi làm việc của Thầy Trần-Hữu-Khắc, thư ký của Ngài, một con người tháo vát, đạo đức, góp nhiều sáng kiến cho tổ chức Cô Nhi Viện Têrêsa. Thầy Khắc đã phải khéo léo vận-dụng để giải-quyết từng trường-hợp rắc rối cá biệt cho các em. Sĩ số 350 em cũng là ngần ấy rối ren, vì các em đến đây từ đủ thành phần : bụi đời, thất lạc gia đình, mồ côi, nhà nghèo, tội phạm... Thời kỳ thi tiểu học đến, phải có giấy khai sanh. Các em không còn nhớ tên cha mẹ mình, chẳng biết sinh ra năm nào, ở đâu. Em nào không nhớ tuổi, thì Thầy Khắc “sinh” tuổi bằng cách “xem mặt mà bắt hình dong”. Có em thì nhớ tên cha mẹ, nhưng lại không biết họ gì, Thầy lại nghiên cứu dòng họ phổ biến nơi quê quán các em, để tìm ra cho một họ thích hợp. Có em thì đành phải để cha mẹ là vô danh. Cơ quan hộ tịch địa phương cũng cảm thông hoàn cảnh, cho nên đã tạo mọi dễ dàng trong việc cấp giấy khai sinh. Cuối cùng 350 em đều có giấy tờ hẳn hòi.

Tổ chức giáo dục 

1.- Tại Lacordaire

Đây là công-việc trọng-tâm của Trường Lacordaire. Thay mặt Ngài trông coi tổng quát công việc này là Thầy Thường và tôi (Thầy Trần). Sau này Thầy Thường qua Pháp, chỉ còn lại một mình tôi.
Để tạo tình cảm thân mật, Ngài chia các em thành 12 đơn vị hộ gia đình, có một trưởng gia đình trông coi. Từ 1 đến 8 là các em nhỏ; 9 và 10 là các em nhỡ và 11, 12 là các em lớn. Mỗi gia đình có một thầy phụ-trách giáo-dục. Hàng tuần đều họp các em lại dạy dỗ đạo đức, cách sống, lòng biết ơn và đặc biệt là biết xây dựng tương lai. Ngài mời một linh mục làm linh hướng. Vị đầu tiên là Cha Phong. Nhờ Cha linh hướng và các Thầy dạy dỗ, nhiều em đã được học đạo và chịu phép rửa tội.
Ngài nghĩ nhiều đến việc tìm lại niềm an-ủi cho các em, để các em không có mặc cảm bị bỏ rơi. Hè 1947, Ngài tổ chức Trại Hè cho các em ở Bãi Cháy, vịnh Hạ Long. Tổ chức một trại hè cho 400 em với 12 đơn vị gia đình, quả là không hề đơn giản chút nào. Ngoài 12 trưởng gia đình, là các thầy đại chủng sinh và còn có người nhà bếp của Bà Dubois. Cha Độ lo việc đạo đức. Cha Faugère lo việc thuốc men. Tuy nhiên, với sự cương quyết của Ngài, chuyến đi vẫn diễn ra rất tốt đẹp. Ngài đã liên hệ mượn xe nhà binh chở đoàn người từ Hà Nội ra Hải Phòng. Từ Hải Phòng xuống tàu hải quân ra Bãi Cháy. Ngài đã mượn được tòa nhà lớn hai tầng để cho các Cha, các thầy, các em và mọi người nghỉ cả tháng trời ở Vịnh Hạ Long : tắm biển, đi xem hang động, thăm đảo, có ngày còn qua cả Hòn Gai tham quan mỏ than. Tối về thường có cuộc họp chung tại sân Bãi Cháy. Ngoài việc dặn dò những điều cần thiết, mỗi gia đình tùy sáng kiến, góp một trò vui. Đọc kinh tối xong, mới trở về phòng nghỉ. Những kỳ hè này tạo cho các em cảm thấy mình là con nhà khá giả, tự tin và không còn cảm giác là trẻ bị bỏ rơi. Từ đó kỷ luật trong trường được nâng lên dần.  
Sau kỳ nghỉ đó, tiếng tăm trường Lacordaire lên cao. Những gia đình không có điều kiện nuôi dạy con, đến gặp Cha và xin Cha nuôi dưỡng. Ngoài ra Ngài còn nhận một số em do các Soeurs Saint Paul nuôi dưỡng tại Hàng Bột và ở Cô Nhi Viện Fatima, Gia Lâm, đang gặp khó khăn về lương thực, vì vậy con số học sinh lên tới 400 em. Bởi thế, lo ăn lo mặc cho ngần ấy em, rồi tiền vốn mua vật tư, lương thầy giáo, tiền chi tiêu cho các sinh hoạt khác, kết số hàng tháng lên đến hàng chục triệu đồng. Ngoài sự giúp đỡ của chính quyền và quân đội, hậu cần, Ngài còn phải viết hàng ngàn lá thư gửi đến từng gia đình người Pháp xin hỗ trợ. Nhưng cũng có nhiều lúc thiếu hụt và Bà Dubois phải tháo vát mua thiếu ngay cả ngoài chợ. Như có phép lạ, thiếu tiền ít hôm, tự nhên có ân nhân mang đến cho để trang trải nợ nần. 
Nhà Trẻ (Jardin d’enfants)
Cha Kim còn phải nhận thêm khoảng 80 em nhỏ từ 3 đến 8 tuổi. Ngài cho ở một khu riêng biệt gọi là “Nhà Trẻ”. Ngài nhờ các Soeurs Mến Thánh Giá Hà Nội trông coi. Các Dì Phước chăm sóc tận-tình, từ ăn uống, tắm rửa, ngủ nghỉ. Khi lên 9, các em gia nhập vào gia đình số một. Đời sống Lacordaire nề nếp, đẹp đẽ và lý tưởng, là nhờ vào những người có trách nhiệm trông coi các em với cả tấm lòng. Nhưng tấm lòng ấy một phần rất lớn, là vì các Vị ấy nhìn vào Cha Kim, vào gương yêu thương, tận tụy, hy sinh vô bờ bến của Ngài. Hơn nữa, Ngài đặt hết tin tưởng và tôn trọng họ.

2.- Tại Thị xá Chi Tô Vương

Lúc đầu, hầu như mỗi gia đình đều có một thầy trông coi, nhưng về sau chỉ còn lại mình tôi, một tu sĩ chức bốn, hiến thân giúp đỡ các em. Lúc này sĩ số là 430 em. Các Thầy khác vì còn phải lo cho gia đình, sau một thời gian họ kiếm việc làm khác ở ngoài và từ giã Thị Xá Chi Tô Vương. Tôi đã đủ khôn lớn để nhận ra trách nhiệm của mình đối với các em. Tôi bàn với các em cách sống trở thành con người có nghị lực, có lòng tự trọng và biết ơn, dạy cho các em niềm tin vào Đấng Tối Cao và giáo lý Công-giáo. Vì thế, tôi thường dịch “Tintin và Milou” ra tiếng Việt dán ở cửa phòng cho các em coi, nhất là các câu truyện kể gương sáng về những trẻ thơ trở thành vĩ nhân. Thường ngày, ngoài giờ lên lớp, các em còn phải luân phiên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, thu gom quần áo đi giặt. Các em còn luân phiên cùng tôi ra ven sông Hồng lấy cát về xây dựng thêm. Cộng tác chung với tôi còn có thầy Mauret, người Pháp, không rành tiếng Việt, ở cạnh phòng tôi.

Phaolo Nguyễn Đức Trần
(Thầy Trần phụ Đức Cha Kim trong việc nuôi dưỡng GĐ Teresa - Admin)
























  




















MỘT MẢNG KHÔNG GIAN LACORDAIRE KHI GĐ TÊRÊSA TRƯNG DỤNG
Trường Tiểu học - Văn phòng

Mục đích các Cha thừa sai Pháp xây dựng Tòa Nhà Lacordaire (thực ra là do các Cha Dòng Đa Minh xây.) từ năm 1930 là để làm chủng viện. Vì thế, mượn được cơ ngơi đầy đủ phòng ốc tiện nghi này là một cơ hội hiếm có của Ngài. Lầu trên cùng làm phòng ngủ, trang bị giường tầng, đủ chỗ cho 350 em. Lầu hai chia thành các lớp học. Đa số các em đều thất học. Ngài chia từ lớp 3 đến lớp 6 và thuê thầy dạy : Thầy Bình, Thầy Hùng, thầy Lợi, thầy Thập, thầy Thu. Ngoài ra, Ngài còn liên hệ với Ban giám đốc Đại-chủng-viện, xin các Thầy đi thực tập về dạy hàng năm. Nhờ vậy, trường Têrêsa có đủ thầy dạy hợp với chương trình do Bộ Giáo Dục đưa ra. Ngài còn xin Đức Giám Mục cử một cha về làm hiệu trưởng : Vị đầu tiên là cha Lê-Trung-Độ (sau là cha quản xứ tiên khởi GX Thanh Đa, Sàigòn, trước khi qua đời).
Tầng trệt của căn nhà là văn phòng làm việc và phòng ngủ của Cha giám đốc Kim. Nơi đây là văn phòng giao dịch và tiếp khách. Đây cũng là nơi các đứa con của Ngài đến giải bày tâm sự : em thì buồn vì không biết cha mẹ ở đâu; em thì buồn vì phải sống trong khuôn khổ kỷ luật, muốn ra ngoài để được tự do bay nhảy. Ngài đều lấy tình thương giúp đỡ tinh thần các em. Tất cả các em đều thanh thản khi rời khỏi phòng Ngài.
Tầng trệt còn là nơi làm việc của Thầy Trần-Hữu-Khắc, thư ký của Ngài, một con người tháo vát, đạo đức, góp nhiều sáng kiến cho tổ chức Cô Nhi Viện Têrêsa. Thầy Khắc đã phải khéo léo vận-dụng để giải-quyết từng trường-hợp rắc rối cá biệt cho các em. Sĩ số 350 em cũng là ngần ấy rối ren, vì các em đến đây từ đủ thành phần : bụi đời, thất lạc gia đình, mồ côi, nhà nghèo, tội phạm... Thời kỳ thi tiểu học đến, phải có giấy khai sanh. Các em không còn nhớ tên cha mẹ mình, chẳng biết sinh ra năm nào, ở đâu. Em nào không nhớ tuổi, thì Thầy Khắc “sinh” tuổi bằng cách “xem mặt mà bắt hình dong”. Có em thì nhớ tên cha mẹ, nhưng lại không biết họ gì, Thầy lại nghiên cứu dòng họ phổ biến nơi quê quán các em, để tìm ra cho một họ thích hợp. Có em thì đành phải để cha mẹ là vô danh. Cơ quan hộ tịch địa phương cũng cảm thông hoàn cảnh, cho nên đã tạo mọi dễ dàng trong việc cấp giấy khai sinh. Cuối cùng 350 em đều có giấy tờ hẳn hòi.

Tổ chức giáo dục

1.- Tại Lacordaire

Đây là công-việc trọng-tâm của Trường Lacordaire. Thay mặt Ngài trông coi tổng quát công việc này là Thầy Thường và tôi (Thầy Trần). Sau này Thầy Thường qua Pháp, chỉ còn lại một mình tôi.
Để tạo tình cảm thân mật, Ngài chia các em thành 12 đơn vị hộ gia đình, có một trưởng gia đình trông coi. Từ 1 đến 8 là các em nhỏ; 9 và 10 là các em nhỡ và 11, 12 là các em lớn. Mỗi gia đình có một thầy phụ-trách giáo-dục. Hàng tuần đều họp các em lại dạy dỗ đạo đức, cách sống, lòng biết ơn và đặc biệt là biết xây dựng tương lai. Ngài mời một linh mục làm linh hướng. Vị đầu tiên là Cha Phong. Nhờ Cha linh hướng và các Thầy dạy dỗ, nhiều em đã được học đạo và chịu phép rửa tội.
Ngài nghĩ nhiều đến việc tìm lại niềm an-ủi cho các em, để các em không có mặc cảm bị bỏ rơi. Hè 1947, Ngài tổ chức Trại Hè cho các em ở Bãi Cháy, vịnh Hạ Long. Tổ chức một trại hè cho 400 em với 12 đơn vị gia đình, quả là không hề đơn giản chút nào. Ngoài 12 trưởng gia đình, là các thầy đại chủng sinh và còn có người nhà bếp của Bà Dubois. Cha Độ lo việc đạo đức. Cha Faugère lo việc thuốc men. Tuy nhiên, với sự cương quyết của Ngài, chuyến đi vẫn diễn ra rất tốt đẹp. Ngài đã liên hệ mượn xe nhà binh chở đoàn người từ Hà Nội ra Hải Phòng. Từ Hải Phòng xuống tàu hải quân ra Bãi Cháy. Ngài đã mượn được tòa nhà lớn hai tầng để cho các Cha, các thầy, các em và mọi người nghỉ cả tháng trời ở Vịnh Hạ Long : tắm biển, đi xem hang động, thăm đảo, có ngày còn qua cả Hòn Gai tham quan mỏ than. Tối về thường có cuộc họp chung tại sân Bãi Cháy. Ngoài việc dặn dò những điều cần thiết, mỗi gia đình tùy sáng kiến, góp một trò vui. Đọc kinh tối xong, mới trở về phòng nghỉ. Những kỳ hè này tạo cho các em cảm thấy mình là con nhà khá giả, tự tin và không còn cảm giác là trẻ bị bỏ rơi. Từ đó kỷ luật trong trường được nâng lên dần.
Sau kỳ nghỉ đó, tiếng tăm trường Lacordaire lên cao. Những gia đình không có điều kiện nuôi dạy con, đến gặp Cha và xin Cha nuôi dưỡng. Ngoài ra Ngài còn nhận một số em do các Soeurs Saint Paul nuôi dưỡng tại Hàng Bột và ở Cô Nhi Viện Fatima, Gia Lâm, đang gặp khó khăn về lương thực, vì vậy con số học sinh lên tới 400 em. Bởi thế, lo ăn lo mặc cho ngần ấy em, rồi tiền vốn mua vật tư, lương thầy giáo, tiền chi tiêu cho các sinh hoạt khác, kết số hàng tháng lên đến hàng chục triệu đồng. Ngoài sự giúp đỡ của chính quyền và quân đội, hậu cần, Ngài còn phải viết hàng ngàn lá thư gửi đến từng gia đình người Pháp xin hỗ trợ. Nhưng cũng có nhiều lúc thiếu hụt và Bà Dubois phải tháo vát mua thiếu ngay cả ngoài chợ. Như có phép lạ, thiếu tiền ít hôm, tự nhên có ân nhân mang đến cho để trang trải nợ nần.
Nhà Trẻ (Jardin d’enfants)
Cha Kim còn phải nhận thêm khoảng 80 em nhỏ từ 3 đến 8 tuổi. Ngài cho ở một khu riêng biệt gọi là “Nhà Trẻ”. Ngài nhờ các Soeurs Mến Thánh Giá Hà Nội trông coi. Các Dì Phước chăm sóc tận-tình, từ ăn uống, tắm rửa, ngủ nghỉ. Khi lên 9, các em gia nhập vào gia đình số một. Đời sống Lacordaire nề nếp, đẹp đẽ và lý tưởng, là nhờ vào những người có trách nhiệm trông coi các em với cả tấm lòng. Nhưng tấm lòng ấy một phần rất lớn, là vì các Vị ấy nhìn vào Cha Kim, vào gương yêu thương, tận tụy, hy sinh vô bờ bến của Ngài. Hơn nữa, Ngài đặt hết tin tưởng và tôn trọng họ.

2.- Tại Thị xá Chi Tô Vương

Lúc đầu, hầu như mỗi gia đình đều có một thầy trông coi, nhưng về sau chỉ còn lại mình tôi, một tu sĩ chức bốn, hiến thân giúp đỡ các em. Lúc này sĩ số là 430 em. Các Thầy khác vì còn phải lo cho gia đình, sau một thời gian họ kiếm việc làm khác ở ngoài và từ giã Thị Xá Chi Tô Vương. Tôi đã đủ khôn lớn để nhận ra trách nhiệm của mình đối với các em. Tôi bàn với các em cách sống trở thành con người có nghị lực, có lòng tự trọng và biết ơn, dạy cho các em niềm tin vào Đấng Tối Cao và giáo lý Công-giáo. Vì thế, tôi thường dịch “Tintin và Milou” ra tiếng Việt dán ở cửa phòng cho các em coi, nhất là các câu truyện kể gương sáng về những trẻ thơ trở thành vĩ nhân. Thường ngày, ngoài giờ lên lớp, các em còn phải luân phiên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, thu gom quần áo đi giặt. Các em còn luân phiên cùng tôi ra ven sông Hồng lấy cát về xây dựng thêm. Cộng tác chung với tôi còn có thầy Mauret, người Pháp, không rành tiếng Việt, ở cạnh phòng tôi.

Phaolo Nguyễn Đức Trần
(Thầy Trần phụ Đức Cha Kim trong việc nuôi dưỡng GĐ Teresa - Admin)


(Nguồn: Facebook)