Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

XUÂN HÔM NAY - Thơ Chúc Mừng Năm Mới của Minh Sơn

Đầu năm mới 2012, 
xin khai bút mấy vần thơ:











XUÂN HÔM NAY

Một mùa xuân mới nữa lại về
Tưng bừng rộn rã khắp làng quê.
Cây cỏ đâm chồi non lá mới,
Đời thêm tươi nở những say mê.

ĐÔI LỜI TÂM TÌNH CUỐI NĂM - kontumquehuongtoi_krongblah

Quí vị và các bạn thân mến,

Chỉ vài tiếng đồng hồ nữa là thế giới bước sang năm mới 2012. Trong những giờ phút giao thời này, tâm hồn mỗi người hẳn rộn lên nhiều cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Nhất là thời khắc Năm Mới dương lịch 2012 năm nay rất gần với Tết Âm Lịch Nhâm Thìn của dân tộc Việt Nam.
Một năm trôi qua ta đã làm được gì?

Kontumquehuongtoi cũng thử nhìn lại khoảng thời gian qua kể từ ngày khai blog từ tháng 04/2011 đến nay 12/2011, vừa tròn 8 tháng tuổi. Chân thành cám ơn các bạn xa gần đã đồng hành cùng krongblah.blogspot.com, số lượt khách ghé thăm đến thời điểm sắp bước sang năm mới này cũng tròm trèm con số 10.000 lượt khách. Quí khách ghé thăm blog mang nhiều quốc tịch: nhiều nhất Việt Nam (7659 lượt), Hoa Kỳ (426 lượt), Nga (153 lượt), Malaisia (114 lượt), Đức (106 lượt), Úc (61), Pháp (43), Canada (35), Hàn Quốc (19), Vương Quốc Anh (13).v.v. Trong 8 tháng qua, kể từ bài post đầu tiên “NHÀ THỜ XỨ TÔI” vào ngày 21/04/2011, đến nay đã post được tổng cộng 305 bài; trong số đó chỉ có vỏn vẹn 50 bài là của chính tác giả krongblah (bao gồm lịch sử, thơ văn nhạc, phóng sự hình ảnh.v.v.), còn lại đều là sưu tập, “khuân, bê, cõng, vác” mượn của các trang khác. Thế mới biết tấm lòng thông cảm, sẻ chia của quí vị và các bạn – những người cho phép “cuỗm” bài và cả những người ghé vai cùng “gánh vác”…sọt rác (ý nói bài cũ, không có ý gì xấu!), nhất là đã  “chịu khó” thể tất cho biết bao nhiêu là sơ sót trong trang nhà.

Nhân dịp năm mới 2012, kính chúc tất cả Quí Vị một Mùa Xuân Vui Tươi - An Khang – Tràn Đầy Ân Lộc của CHÚA XUÂN.


Đầu năm, xin được khai bút một bài thơ “lấy hên” : XUÂN HÔM NAY
Kính tặng quí chư độc giả.

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

130 THĂNG TRẦM CHỮ VIỆT- Kỳ 4: BƯỚC RA KHỎI GIÁO HỘI

TT - Chính quyền Pháp đã chuẩn bị đến 20 năm (1862-1882) trước khi thực hiện nghị định cưỡng bách dùng quốc ngữ. Ngoài việc cho phổ biến chữ Việt bằng báo chí, họ đã cho mở các trường học dạy tiếng Việt và tiếng Pháp, từ đó hình thành một nền giáo dục Việt - Pháp ở nước ta.


Học sinh nam ở một trường trung học thời Pháp - Ảnh tư liệu

130 NĂM THĂNG TRẦM CHỮ VIỆT- Kỳ 3: CƯỠNG BÁCH VÀ PHẢN KHÁNG

TT - Khi thực dân Pháp đánh vào Sài Gòn và chiếm ba tỉnh miền Đông thì chữ Việt bước ra khỏi cánh cửa nhà thờ.

>> Kỳ 1: Hai thế kỷ và một quyết định
>> Kỳ 2: Ai học chữ Việt đầu tiên?


Một tờ khai sinh năm 1938 ở miền Bắc có đến bốn dạng chữ: chữ Nôm, chữ quốc ngữ, dấu triện bằng tiếng Pháp và vài chữ Hán - Ảnh: Wikipedia 

130 THĂNG TRẦM CHỮ VIỆT - Kỳ 2: AI HỌC CHỮ VIỆT ĐẦU TIÊN?

KỲ 2: AI HỌC CHỮ VIỆT ĐẦU TIÊN?

TT - Hiện có rất ít tài liệu chứng minh ai là người đầu tiên theo học chữ Việt sau Đắc Lộ.


Giáo sĩ Bá Đa Lộc

130 NĂM THĂNG TRẦM CHỮ VIỆT - Kỳ 1




TRẦN NHẬT VY
Báo Tuổi Trẻ

TT - Ngày 1-1-1882, cách nay gần 130 năm, là ngày chính quyền thực dân Pháp đã buộc người Việt ở Nam kỳ “phải dùng chữ quốc ngữ”. Nội dung quan trọng này nằm trong nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do thống đốc Nam kỳ Lafont ký.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

AI GIÀU HƠN AI?


Hà Thúc Sinh
Văn Nghệ Sông Cửu Long

Sống ở Mỹ chẳng ai đi làm mà lại không thuộc châm ngôn “Có hai thứ không ai tránh khỏi: thuế và thần chết.” Tháng Giêng đến tháng Tư là mùa thuế ở Mỹ. Ra thư viện, ngân hàng, hay bưu điện xin mẫu thuế về khai lấy, hoặc thuê chuyên viên thuế khai hộ, biết ngay năm nay mình sẽ lấy về được bao nhiêu hay phải đóng bù bao nhiêu. Lấy về thì tất nhiên là vui, là có tí tiền đi nghỉ hè xa gần tùy vào số tiền lớn nhỏ; ngược lại sẽ buồn năm phút, và nếu có việc buộc phải đi đây đi đó, hoặc mua này sắm nọ, thì cứ thẻ nhựa móc ra mà quẹt. Nói thì giản dị, nhưng với tất cả những ai sống và lao động ở các nước kỹ nghệ phương Tây kinh nghiệm đều gần giống nhau về vụ thuế. Câu “thuyền to sóng lớn” của mình rất đúng với trường hợp của giới trung lưu, mà ở Mỹ có nghĩa là giới làm ra đồng lương một năm mang tới sáu con số (từ 100 ngàn trở lên), hoặc lương hai vợ chồng gộp lại làm ra số tiền tương tự. Nhà to hơn thì trả tiền to hơn, xe chiến hơn thì trả tiền chiến hơn. Nhưng muốn được hay phải “chiến” nó còn tuỳ thuộc vào cái nghề.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

DÂN BẮC HÀN KHÓC CÓ THẬT KHÔNG?


Tom Geoghegan
Cảnh vật vã khóc than tại Bắc Hàn sau khi ông Kim Jong-il qua đời thật như một cơn sốt lan rộng.
Nhưng người dân thực sự cảm nhận mất mát hay chỉ là vì họ nghĩ mình phải ra vẻ như thế?

HỘI CHỨNG KHÓC LÓC Ở BẮC HÀN


Nhà văn Đào Hiếu
Mấy năm trước tôi có nuôi một con chó. Nó rất dễ thương nhưng hay phóng uế bừa bãi.
Nó thường ị ngay trước cửa nhà, tôi tức lắm, dắt nó đến chỗ bãi phân, chỉ cho nó thấy rồi đánh nó. Nó la khóc thảm thiết nhưng rồi vẫn cứ tiếp tục thói quen cũ. Có lần tôi nổi giận đánh nó què chân nhưng vẫn không thay đổi được gì.

Có điều rất lạ là tuy bị tôi đánh què chân nhưng nó vẫn rất thương tôi. Tôi đi đâu xa về nó đón tôi đầu hẻm, chạy ra mừng, ngoắc đuôi, kêu ăng ẳng, nhào vô người tôi liếm mặt, mừng đến té đái.
Sự trung thành của loài vật
Tôi vẫn tự hỏi: tại sao mình đã từng trừng phạt nó tàn nhẫn như vậy, từng đánh nó què chân mà chẳng những nó không oán mình lại còn giữ vẹn tấm lòng trung thành, thương yêu không hề suy suyển?
Nghĩ hoài cũng tìm ra được đáp án: chó là con vật đã được thuần hóa lâu đời, từ nhiều thế hệ, nhiều ngàn năm. Trong đầu nó không còn ý thức về sự phản kháng, sự thù hận, căm ghét chủ nhà. Trong đầu nó chỉ có một ý thức là: VÂNG PHỤC, TRUNG THÀNH, trong đầu nó không hề có ý niệm TỰ DO vì suốt từ đời ông đời cha nó đều làm tôi tớ cho con người, cam chịu đánh đập, xỉ vả, bỏ đói, cam chịu ăn chút cơm thừa canh cặn vì nó nghĩ: trời sinh kiếp chó là phải chịu như thế, không thể khác được. Dù bị hành hạ, bị ngược đãi thậm chí bị giết chóc vẫn cứ trung thành, thương yêu, tôn thờ người chủ của mình như thần thánh…
"Con vật có thể bị thuần hóa. Nhưng con người mà bị thuần hóa đến mức phải khóc thương kẻ đã nô dịch, đã bỏ đói cả dân tộc mình như thế thì tội nghiệp quá. Còn gì là phẩm giá con người nữa hỡi trời!"
Khi con người còn ăn lông ở lỗ thì loài chó sống trong rừng, chúng là những con sói hung dữ. Con người thử đánh nó xem, nó sẽ chồm tới, phủ đầu, cắn cổ chết tươi liền. Nhưng từ khi con người văn minh dần dần, đem con sói về nhà nuôi nấng, dạy dỗ, thuần hóa… thì sói đã biến thành chó nhà và dần dà mất đi ý thức phản kháng, ý thức tự do, cùng lúc sự vâng phục, sự trung thành, sự cam chịu hình thành trong “nhân cách” của chúng như một tập tính, một thuộc tính, một bản tính.
Chủ bỏ đói tôi, đánh tôi, giết tôi… đó là quyền của chủ. Còn tôi thương yêu, trung thành với chủ đó là bổn phận của tôi.
Sự ngu trung của con người
Thời phong kiến xa xưa bọn vua chúa vẫn dạy dân kiểu đó: “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” (vua bảo dân chết, dân mà không chết là không trung thành). Cái ý thức ấy đã trở thành tập tính, thành chân lý, thành đạo đức.
Cho nên xem các phim lịch sử Trung Quốc ta vẫn thấy nhiều cảnh vua “ban” cho một cận thần hay thê thiếp gì đó một chén độc dược hay một dải lụa để tự tử thì nạn nhân phải quỳ xuống khấu đầu lạy: “thần tạ ơn bệ hạ” là cũng nằm trong cái đạo lý ấy. Đó là thứ đạo lý của những loài vật được thuần hóa.
Truyện Đông Chu Liệt Quốc kể rằng Tề Hoàn Công nói với đầu bếp Dịch Nha: “Món gì trẫm cũng từng ăn qua, chỉ có thịt người là chưa ăn”. Hôm sau Dịch Nha dâng lên vua một món thịt, vua ăn, thấy rất ngon, vừa mềm vừa có hương vị lạ, bèn hỏi đó là thịt gì, Dịch Nha thưa: “Hôm qua bệ hạ nói rằng chỉ có thịt người là chưa được ăn vì thế thần đã làm thịt đứa con trai của mình để dâng lên bệ hạ.”
Sự quy phục mà đạt đến mức đó thì người đã biến thành súc sinh rồi. Xã hội phong kiến xưa không những đã tạo ra một lớp người được thuần hóa mà còn biến họ thành súc sinh.
Tình yêu lãnh tụ

Truyền thông Bắc Triều Tiên nói hàng triệu người dân nước này "chìm trong nỗi đau khôn tả" trước tin ông Kim Jong-il qua đời.
Ngày 17/12/2011 Chủ tịch Kim Jong-il chết trên một chuyến xe lửa. Ông là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Bắc Hàn mặc dù trên thế giới ai cũng biết đây là một trong những nước nghèo nàn lạc hậu nhất thế giới.
Hàn Quốc đã từng viện trợ cho Bắc Hàn thuốc men, mì gói, đồ ăn cho trẻ em và các vật phẩm khác với tổng trị giá hơn bốn triệu đôla, đồng thời bác bỏ lời đề nghị của Bắc Hàn muốn được viện trợ xi măng, vật tư xây dựng vì sợ chính quyền Bình Nhưỡng có thể chuyển chúng cho quân đội sử dụng.
Hàn Quốc cũng đã đóng góp tổng cộng 13,12 triệu đôla cho WHO để viện trợ nhân đạo cho Bắc Hàn trong năm 2009.

VÌ SAO BẮC HÀN TÔN SÙNG LÃNH TỤ?



Người dân Bắc Hàn khóc thương lãnh tụ Kim Jong-il
Người dân Triều Tiên cảm thấy tội lỗi khi lãnh tụ của họ được mô tả là làm việc quá sức vì họ
Phóng viên BBC ở Seoul Lucy Williamson nhìn vào hệ thống tuyên truyền để giải thích lý do người dân Bắc Hàn tôn sùng lãnh tụ của họ. BBC Việt ngữ trân trọng giới thiệu bài viết này.
Vào mỗi buổi tối, chương trình thời sự trên đài truyền hình quốc gia Bắc Hàn bắt đầu bằng một bài hát về những phẩm chất huyền bí của lãnh tụ Kim Jong-il và ngọn núi thiêng nơi ông được cho là đã chào đời.
Người dân Bắc Hàn đã quá quen thuộc với những lời lẽ khoa trương của truyền thông nước họ với một chuỗi các câu chuyện không dứt về tài lãnh đạo kinh tế và tình thương bao la của lãnh tụ Kim Jong-il.

GIA ĐÌNH CHỦ TỊCH KIM JONG-IL



Một bức màn bí mật luôn bao phủ gia đình Chủ tịch Kim Jong-il cũng như các thành viên khác trong gia tộc nắm quyền lực tối cao tại Triều Tiên kể từ năm 1948. Những thông tin và hình ảnh về các thành viên nhà họ Kim luôn khá hiếm hoi.
a
Một sơ đồ cho thấy Chủ tịch Kim là con trai của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và bà Kim Jong-suk. Chủ tịch Kim có 4 người vợ là Kim Young-sook, Song Hye-rim, Ko Young-hee, Kim Ok và 4 người con chính thức được xác nhận lần lượt là con gái Kim Sul-song, các con trai Kim Jong-nam, Kim Jong-chul, Kim Jong-un. Đồ họa: Ifeng

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

SẮC MÀU TÌNH BẠN - Youtube




SẮC MÀU TÌNH BẠN - Youtube

VÔ THẦN LÀ PHẢN KHOA HỌC


Ngô Nhân Dụng
(Theo Diễn đàn thế kỷ)

 Nếu các đảng chính trị ở Mỹ cũng có một Ban Tuyên Huấn chắc họ sẽ phải đưa ra một chỉ thị, yêu cầu các đảng viên từ nay mỗi lần muốn chỉ trích ông tổng thống thuộc đảng đối lập với mình thì phải tính toán kỹ, rất thận trọng khi nhắm vào đích của người ta. Chớ có ai chọn lầm mục tiêu như một vị đại biểu tiểu bang Wisconsin. Dân biểu Jim Sensenbrenner đang bị cả nước chế nhạo sau khi phải viết thư xin lỗi bà Michelle Obama về những lời chỉ trích nhắm vào chỗ đằng sau của bà.


THÊM VÀI HÌNH ẢNH LỄ GIÁNG SINH Ở T.P KON TUM


Nhà thờ Tân Hương - Kon Tum








"Ba nhà Đạo Sĩ đến triều bái Chúa Hài Đồng"
Nhà thờ Tân Hương, Kontum

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

LỄ HIỂN LINH: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA

Jean  Luc Muller
Église en fêtes, Tequi, 1990, tr. 51-59
chuyển ngữ
Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính

 

          Lễ Hiển Linh được cử hành vào ngày Chúa Nhật thứ hai sau lễ Giáng Sinh, là một trong những lễ trọng lâu đời nhất trong niên lịch Kitô giáo. Được nhiều người biết đến với tên gọi là lễ Ba Vua, và do các truyền thống đi kèm, lễ này chủ yếu cử hành việc Đức Kitô Cứu Thế xuất hiện, tỏ mình cho thế gian, với tư cách là Thiên Chúa, Con Người và là Vua. Thật vậy, trong thế giới cổ đại, từ Hy Lạp Epiphanie cũng có nghĩa là sự can thiệp lạ lùng của thần thánh vì con người, sự xuất hiện đầy hân hoan của một lãnh chúa như khi lên ngôi hay lúc khải hoàn tiến vào thành. Trong Tân Ước, từ này được dùng để chỉ sự tỏ mình của Đức Kitô như là Con Thiên Chúa: “Ngài bày tỏ vinh quang của mình và các môn đệ tin vào Ngài” (Ga 2, 11)

KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CƠN MƠ


Nguyên tác: No, I Was Not Dreaming
Tác giả: Pari Mansouri 
Hà Quang Xương chuyển ngữ


Có một chuyện thật là lạ xảy ra cho tôi trong đêm qua. Nó kỳ lạ đến độ vào buổi sáng hôm sau tôi không có đủ can đảm để kể lại cho chồng và hai con tôi nghe. Tôi biết là khi nghe xong chuyện tôi kể, với tính tình thực tế và nhậy cảm, chồng tôi sẽ lo lắng và có thể khuyên tôi nên đến một nhà tâm lý học để được chữa trị. Mặt khác, cô con gái và cậu con trai của tôi, với tính tình vô tư lự, sẽ có thể nói: “Chắc là mẹ lại nằm mơ phải không?”



Dù sao thì tôi cũng chắc chắn một trăm phần trăm là chuyện xảy ra không phải là một cơn mơ và tôi thấy cần kể lại cho mọi người nghe.

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

VÀI HÌNH ẢNH LỄ GIÁNG SINH 2011 TP KON TUM


 
Nhà thờ Chính Toà Kon Tum




Nhà thờ gỗ chuẩn bị đón giáng sinh

ÂM THANH VÀ TINH THẦN GIÁNG SINH QUA TAI NGƯỜI PHỤ NỮ BỊ ĐIẾC


Truyện ngắn
 John E. Schlimm II,
 Nguyễn Thị Hải Hà dịch.
 www.vanchuongviet.org

  John E. Schlimm II là tác giả của các tác phẩm như: Corresponding with History, Straub Brewery, The Straub Beer Cookbook, và The Pennsylvania CelebritiesCookbook. Ông có bằng Cao học Giáo dục ở đại học Harvard. Ông sinh ra và lớn lên ở St. Mary, Pensylvania.

 "Âm Thanh và Tinh Thần Giáng Sinh qua tai người phụ nữ bị điếc" của John E. Schlimm II được trích từ "A Chicken Soup for the Soul – Christmas" (Cháo Gà Cho Tâm Hồn – Giáng Sinh).

Giáng sinh không chỉ là một ngày, một
buổi lễ để chào đón rồi nhanh chóng lãng quên.
Giáng sinh là một tinh thần nên được thẩm thấu
vào tất cả khía cạnh trong cuộc đời của chúng ta.
William Parks


Hằng năm vào tháng Sáu, thành phố Nashville tổ chức tiếp đón hằng chục ngàn người yêu âm nhạc đổ xô về Thành Phố Âm Nhạc (Music City) để gặp gỡ những ngôi sao âm nhạc sáng chói nhất mà họ ngưỡng mộ, tham dự Đại Nhạc Hội Nhạc Đồng Quê[1] (Country Music Association’s Fan Fair). Là người phụ trách việc ngoại giao cho John Berry lúc bấy giờ, tôi cùng đi với ngôi sao này đến tham dự đại nhạc hội năm 1997. Tôi hoàn toàn không ngờ âm thanh và tinh thần Giáng sinh đã đến với tôi hơi sớm hơn thường lệ.

Ở một gian rạp nhỏ trang trí giống như một hiên trước của nông trại ở tiểu bang Georgia, John ngồi trên ghế (loại ghế xích đu có thể nhích tới nhích lui), và mời khán giả ngồi lên những cái ghế xích đu chung quanh ông. Trong khi tôi đứng yên lặng một góc, lặng lẽ quan sát hiện trường, khán giả ùa vào đầy trong hiên.

Trong đám người yêu nhạc, một phụ nữ đã thu hút toàn vẹn tâm hồn chúng tôi khi nàng nhắc nhở chúng tôi rằng tinh thần Giáng sinh không chỉ giới hạn ở trong một thời điểm, một nơi chốn, hay một loại âm thanh. Chúng tôi, khán giả, được chứng kiến một phép lạ của Giáng sinh trong khi hằng ngàn người khác đang lượn lờ chung quanh.

Tên của nàng là Mary.[2]  Mary bị điếc, chỉ có một vài loại sóng siêu âm thanh có thể thâm nhập vào thế giới hoàn toàn im lặng của nàng. John là ca sĩ nàng yêu thích nhất, và nàng đến để yêu cầu John một điều từ trước đến nay hoàn toàn chưa có người nào yêu cầu. Dù không thể nghe được, các giác quan khác của Mary rất nhạy bén cho phép nàng được hưởng ân huệ của đời sống, bằng những phương pháp nằm ngoài sự hiểu biết của người thường. Nàng cảm nhận âm nhạc, không qua thế giới âm thanh với những bộ phận phức tạp của búa, đe, hay mấy cái vòng ngáng chân khi cưỡi ngựa, mà qua những đầu ngón tay.

Trong khi chúng tôi xem, Mary ngồi ghế bên cạnh John, giải thích với ông là nàng sẽ nhẹ nhàng đặt bàn tay lên trên bộ máy phát âm thanh nổi để thưởng thức nhạc của ông bằng cách cảm nhận sự rung chuyển.

Trong môi trường dường như huyền ảo siêu thực, giữa những cơn xoáy của hàng triệu ánh đèn chói lòa, những cuộc hòa nhạc, những buổi tặng chữ ký, Mary đã yêu cầu món quà to lớn nhất mà một người có thể tặng một người – món quà thương yêu.

“Xin ông hát bài ‘O Holy Night’ (Đêm Thiêng Liêng) cho tôi nhé?” Mary yêu cầu bằng giọng rất khiêm tốn, nghe hơi khó hiểu vì đã nhiều năm đôi tai của nàng trở nên yên lặng. “Đây là bài hát tôi yêu nhất.”

Bài hát Giáng sinh bất hủ này là bài hát đã tạo nên tên tuổi của John.

Khi nhận ra tầm quan trọng của lời yêu cầu có một không hai này, ông giản dị nhìn vào đôi mắt của Mary và trả lời, “Tôi rất vinh dự.”

Nhắm mắt lại, Mary nhẹ nhàng đặt đôi tay lên cổ của John. John nhìn đăm đăm vào vị khán giả đặc biệt này, bằng giọng capella[3] tuyệt vời nhất, và ông hát bài hát theo phong tục chỉ dành cho lễ nửa đêm.

“Đêm thánh vô cùng, những vì sao chiếu sáng rực rỡ. Đêm nay là đêm Chúa giáng trần. . .”
Đối với chúng tôi, những người đứng xem, Mary là thiên thần của dương thế, được gửi đến để dạy chúng tôi bài học về tinh thần của Giáng sinh và cuộc sống. Ít có tiếng chuyện trò, lúc ấy chỉ có tiếng của John với những câu hát không thể nào quên được.
“Bây giờ thế giới đang ngủ say, trong tội lỗi và lầm lỡ quay cuồng, cho đến khi ngày xuất hiện và tâm hồn nhận ra giá trị của nó. . .”

Tôi chỉ là người xem, người được ân sủng, có thể nói là ơn trên chọn lựa, cho tôi đứng trong nhóm khán giả, chung quanh cái gian rạp ngày hôm ấy. Tất cả chúng tôi đứng yên lặng chung quanh mái hiên để thưởng thức buổi trình diễn đầy hứng thú này, chúng tôi thoát khỏi thế giới ồn ào chỉ cách chúng tôi vài mét.

Nước mắt rơi từ đôi mắt nhắm nghiền của Mary, dịu dàng chảy dài trên má nàng. Mắt John cũng dâng đầy nước mắt mặc dù giọng tenor của ông vẫn vững chắc mạnh mẽ.
“Hân hoan vì hy vọng, thế giới mệt mỏi trở nên vui, ở ngoài xa ngày bắt đầu lên và buổi sáng rạng ngời. . .”

Trong khi chúng tôi xem, sức mạnh và lòng thành của Mary làm rung động cả những góc sâu thẳm nhất trong tâm hồn của mỗi chúng tôi. Nàng cho chúng tôi cái hân hạnh được là thành viên trong thế giới của nàng trong khoảnh khắc đặc biệt ấy. Trong vài phút giây ngắn ngủi, Mary cho phép chúng tôi được viễn du với nàng trong chuyến du hành tuyệt vời đến một nơi rất thánh thiện rồi quay trở lại, đạt đến đỉnh cao xúc động nhất với câu kết thúc rất sống động của John:

“Quì xuống để nghe giọng hát của thiên thần, hay là sự thánh thiện trong đêm, trong đêm khi Chúa xuống trần, ôi đêm, ôi đêm thánh thiện.”

Tấm lòng trần tục trong tôi thầm mong giây phút này đừng bao giờ chấm dứt. Tuy nhiên, những giây phút đặc biệt này theo lẽ tự nhiên, không thể kéo dài mãi mãi. Về sau tôi hiểu ra những giây phút vô thường này chỉ để nhìn thoáng qua và cảm nhận khi chúng bay vượt lên bên cạnh chúng tôi và xuyên qua chúng tôi như một ngôi sao băng chiếu sáng rạng rỡ rồi mờ dần vào bóng tối để lại cho khán giả một ấn tượng và cảm hứng không thể nào tan biến.

Trong im lặng tiếp nối, Mary mở mắt và nhìn vào mắt John một đỗi. Sau đó nàng chỉ nói vỏn vẹn, “Cám ơn ông,” rồi lặng lẽ đứng lên đi ra khỏi hàng hiên, không yêu cầu gì nữa cả.
John ngồi yên lặng một lúc, nhìn theo bóng Mary khi nàng bước đi.

Cũng yên lặng và bất ngờ như khi nàng bước vào cuộc đời của mỗi chúng tôi, Mary một lần nữa bị chìm vào trong đám đông to lớn đang ồn ào tới lui tìm kiếm những vì sao băng của họ.

Tôi, lúc sau, cũng hòa lẫn vào đám đông, nhưng cùng với tất cả mọi người đã bị Mary và John cuốn đi, tôi mang trong tôi món quà Giáng sinh bất ngờ, buổi chiều hôm ấy. Tôi học được một điều là chúng ta không hưởng thụ tinh thần Giáng sinh chỉ trong ngày Giáng sinh. Tốt nhất là hãy để nó ở với chúng ta hằng ngày và chúng ta cần mở rộng tâm hồn để cảm nhận và hiểu biết những giây phút quí giá của cảm hứng sáng tạo.

Chỉ có định mệnh biết Mary, John, và tất cả chúng tôi sẽ có bao giờ gặp lại nhau. Cái định mệnh thiêng liêng tạm thời kết hợp chúng tôi cũng ngầm bảo rằng chúng tôi sẽ không gặp lại nhau, nhưng sự gặp gỡ của chúng tôi là sự ràng buộc vượt qua cuộc đời này; nó là một phần của cuộc đời vĩnh cửu. Tất cả mọi người đứng vòng quanh cái hiên ấy trong cái nóng hừng hực một buổi chiều tháng 6 ngày hôm ấy ở Nashville sẽ mãi mãi có chung một tình thân quí giá mà trong đó mỗi chúng tôi, đặc biệt nhất là Mary, đã cho một chút gì của nhau trước khi quay lại với thế giới của riêng mình.



Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

ĐỒNG XANH THƠ 65: MỪNG CHÚA GIÁNG SINH (TOÀN TẬP)


ĐỒNG XANH THƠ 65
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH

Kính thưa quí vị, thưa các bạn,

Có người đã ngộ ra mùa vọng là một mùa trống vắng. Ôi, sự trống vắng cần thiết là dường nào để người ta có nỗi khát khao đầy ắp. Mùa vọng ấy lại là một kiếp người, với cuộc hành hương đi tìm cái gọi là đủ. Mà bao nhiêu cũng không vừa, không đủ, bởi người ta không chừa một khoảng trống cho cái “đủ” chính đáng định cư.

Vâng, cây mùa đông trơ trụi lá, mà người mùa đông vẫn diêm dúa lả lơi! lòng nhân gian ngổn ngang thú vui đời! mùa xuân nào sẽ đâm chồi nẩy lộc!?

Một đêm đông Thiên Thần ca hát. Chúa Giáng Sinh nơi đồng vắng hoang vu!

Đồng Xanh Thơ 65 kính gửi đến quí vị và các bạn những niệm khúc trống vắng, đơn côi, khát khao, và những niềm vui đón chào Hài Nhi Con Thiên Chúa, quà tặng cho kiếp hành hương của nhân gian, qua những vần thơ của những tác giả:





























Xin chân thành cảm ơn quí tác giả Đồng Xanh Thơ, đặc biệt tác giả BỤI ĐÁ, và đặc biệt hơn, xin tri ân Nhà Thơ, Nhà Biên Khảo LÊ ĐÌNH BẢNG đã tham gia với BÀI TRƯỜNG CA NĂM THÁNH Kính dâng Hội Thánh Công giáo Việt Nam trong Mùa Giáng Sinh đang gặp nhiều thách đố này.



Đồng Xanh Thơ kính chúc Cha Giám Đốc Mạng Lưới Dũng lạc, quí Ban Biên Tập, quí Tác Giả, quí Độc Giả một

MÙA GIÁNG SINH AN BÌNH, THÁNH THIỆN.

dongxanhtho@gmail.com



Trân Trọng


PM. Cao Huy Hoàng

Đồng Xanh Thơ Dunglac.org

...Xin mở file kèm Attach file 


----------0O0----------