Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Người Việt 100 năm trước mưu sinh bằng nghề gì?



Người Việt 100 năm trước mưu sinh bằng nghề gì?



Những hình ảnh hiếm về con người Việt Nam những năm 1900 đã được các nhiếp ảnh gia người Pháp ghi lại và lưu giữ tới hôm nay. Dù trong thời nào, lao động vẫn là những giá trị căn bản của cuộc sống.

Muôn kế sinh nhai của người Việt cách đây hơn một thế kỷ đã được khắc họa khá rõ nét và tập hợp trong bộ ảnh "Bắc Bộ 1900". Vào thời gian đó, bộ ảnh được triển lãm tại chính Paris để người Pháp có cái nhìn đầy đủ về đời sống người Việt. Cách đây không lâu, bộ ảnh lại một lần nữa được đăng tải trên một tạp chí Pháp. Bộ ảnh là tập hợp những ảnh của các nhiếp ảnh gia người Pháp trong các chuyến tham quan Bắc Bộ đầu thế kỉ 20.
 
Hãy cùng Depplus tìm hiểu, 114 năm về trước, người Việt sinh tồn bằng những nghề nghiệp gì. 

  
Xe kéo tay là nghề phổ biến của không kể đàn ông, phụ nữ, những người nghèo thời thuộc địa.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

TỔ TIÊN VÀ DÒNG HỌ - KHUNG CỬA ĐANG RỘNG MỞ CHÀO ĐÓN TIN MỪNG




TỔ TIÊN VÀ DÒNG HỌ - KHUNG CỬA ĐANG RỘNG MỞ CHÀO ĐÓN TIN MỪNG


Mùa thu 1965, bắt đầu năm học lớp Đệ Nhị của Tiểu Chủng viện Qui Nhơn, tôi được nghe đọc và giải thích Thông cáo của các Giám mục về việc Tôn kính Ông bà Tổ tiên. Đó cũng là thời điểm tôi bắt đầu tò mò ghi chép và chắp nối những thông tin về dòng tộc của mình. Hai câu chuyện cứ đan dệt với nhau trong hồn tôi và cùng phát triển cho đến năm 1990, thì bắt đầu trào tuôn thành một dòng chảy. Chúa Quan phòng đã thương ban cho tôi một cảm nghiệm và khám phá mục vụ lý thú: Câu chuyện thờ cúng tổ tiên không chỉ có chiều kích về với cội nguồn mà còn là chuyện gặp gỡ anh em cùng dòng họ. 

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

VỀ BÊN MẸ - Chùm ảnh Lễ Đức Mẹ Măng Đen 15&16/09/2014




VỀ BÊN MẸ - Chùm ảnh Lễ Đức Mẹ Măng Đen 15&16/09/2014

Mời xem hình ảnh được cập nhật liên tục...

*Toàn Cảnh Đại Lễ Kính Đức Mẹ Sầu Bi Măng Đen Ngày 16.09.201



*NIỀM TIN

LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI MĂNG ĐEN 15-16-9-2014.
Ảnh: Dinh Dung Dakha (https://www.facebook.com/profile.php?id=100006521420212&fref=ts) 



Chút gì như gió cao nguyên...Trích Hồi ký Trần Bạch Thu



Chút gì như gió cao nguyên...*

Trích "Dakbla Mùa Lũ" của Trần Bạch Thu

Trần Bạch Thu và phu nhân - cô Trâm

... Chiếc xe jeep cũ sơn hai màu xanh trắng quẹo cua thật gắt băng ngang qua hội trường Ngọc Linh rồi bắt đầu đổ xuống dốc thoai thoải chừng non một cây số là tới cổng phi trường ở cuối dốc. Trời giữa trưa nắng chói nhưng khí trời vẫn hơi mát lạnh, cao nguyên ở nơi nào cũng vậy. Tôi xuống xe qua cổng vào bên trong nhà ga thoáng nhìn mấy chiếc phi cơ còn nằm trong ụ bị pháo kích nổ tung trông thật hoang phế điêu tàn.

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Toàn Cảnh Đại Lễ Kính Đức Mẹ Sầu Bi Măng Đen Ngày 16.09.2014




Toàn Cảnh Đại Lễ Kính Đức Mẹ Sầu Bi Măng Đen 
Ngày 16.09.2014


Giáo phận Kontum - Đại lễ kính Đức Mẹ Sầu Bi Măng Đen.
Chương trình Ngày 16 tháng 9 năm 2014:
08g00: Kính 7 Sự Thương Khó Đức Mẹ.
09g00: Thánh Lễ Trọng thể Kính Đức Mẹ Sầu Bi.
(tại Lễ Đài chính)
13g00: Lần chuỗi tôn vinh Đức Mẹ.
Cầu nguyện với Đức Mẹ.
16g00: Bế mạc.


Thánh Lễ Trọng Thể lúc 09g00, với sự hiện diện Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, GM GP KT, chủ tế; Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung, nguyên GM GP KT; Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, GM GP Vinh; Cha Tổng Đại Diện GP KT Phêrô Nguyễn Vân Đông, cùng linh mục đoàn GP Kontum và các linh mục ngoài GP; đông đảo giáo dân khắp mọi miền đất nước về cầu nguyện bên Mẹ và dâng thánh lễ sốt sắng. Năm nay vì trời mưa (do cơn bão số 3), và do chính quyền cho phép tổ chức Lễ khá trễ, nhiều người nơi xa không biết được chương trình, nên số lượng người về dự ít hơn năm ngoái.
Cuối Thánh lễ, ĐC Micae đã thông báo bắt đầu từ năm sau, Lễ Đức Mẹ Măng Đen sẽ được tổ chức vào ngày 10/12 hằng năm.   
Lạy Mẹ Măng Đen, xin ban bình an cho Giáo phận chúng con!

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

ĐỊA DANH KON PLONG VÀ MĂNG ĐEN, TỈNH KON TUM



ĐỊA DANH KON PLONG VÀ MĂNG ĐEN, TỈNH KON TUM




Thị trấn Măng Đen thuộc huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum được nhiều người biết đến, vì nơi đây có Tượng Đài Đức Mẹ Măng Đen nổi tiếng, sẽ trở thành Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ lớn trong tương lai. Măng Đen - Kon Plong vốn đã là vùng đất núi rừng hùng vĩ, con người can trường chịu thương chịu khó qua dòng thời gian, giờ đây thêm một ý nghĩa tâm linh tôn giáo, càng làm cho vùng đất này thêm sức thu hút, lôi cuốn người thập phương đến để tâm hồn được thanh lọc, được nâng cao hơn giữa cuộc sống xô bồ ồn ã nhiều bon chen cạm bẫy.

Huyện Kon Plông đánh thức đại ngàn. 
Ảnh: www.kontum.gov.vn/

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Huyền thoại giáo dục Phần Lan





Huyền thoại giáo dục Phần Lan

Hồ Anh Hải

Giáo dục Phần Lan bắt đầu được dư luận quốc tế quan tâm từ sau khi Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD tổ chức các kỳ thi PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment). Thành công xuất sắc của học sinh Phần Lan trong các kỳ thi này đã làm cả thế giới ngạc nhiên.

PISA là bài kiểm tra kiến thức của các trẻ em 15 tuổi, thực hiện 3 năm một kỳ tại hơn 40 địa điểm cho gần nửa triệu HS trên toàn cầu. PISA mới tiến hành được 4 kỳ (2000-2003-2006-2009) thì Phần Lan giành được vị trí thứ nhất trong 3 kỳ đầu. Tại PISA 2009 họ đứng thứ hai về khoa học, thứ ba về đọc hiểu và thứ sáu về toán học.

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

GIÁO XỨ TÂN HƯƠNG KHAI GIẢNG CÁC LỚP GIÁO LÝ THIẾU NHI NIÊN KHÓA 2014-2015




GIÁO XỨ TÂN HƯƠNG 
KHAI GIẢNG CÁC LỚP GIÁO LÝ THIẾU NHI
Niên khóa 2014-2015


Vào lúc 8 giờ sáng Chúa Nhật 07.09.2014, Giáo xứ Tân Hương đã khai giảng giáo lý dành cho các em thiếu nhi, niên khóa 2014-2015.
Hơn 500 em thiếu nhi đã qui tụ về trước Nhà Sinh Hoạt giáo xứ nô nức đón chào năm huấn giáo mới. Từ trước 8 giờ, các giáo lý viên đón tiếp và ghi danh các em  nhỏ mới vào Đồng cỏ non đến cùng với quý phụ huynh. Đúng giờ, tất cả các em tập trung theo lớp (20 lớp) trước Nhà Sinh Hoạt. 
Sau ít phút khởi động, tất cả nghiêm trang hát Kinh Chúa Thánh Thần và cầu nguyện khai mạc. Cha chính xứ Giuse Đỗ Hiệu trong huấn từ đã chào mừng các giáo lý viên và tất cả các em trở lại để học hỏi Lời Chúa. Cha vui mừng vì năm nay thấy số thiểu nhi có vẻ đông hơn, tập trung trật tự và nhanh hơn. Cha nhắn nhủ các em cố gắng học giáo lý đều đặn, nhất là tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Cha nhắc lại tầm quan trọng của việc cầu nguyện, yêu mến học hỏi Lời Chúa, để mỗi người có thể gặp gỡ Chúa Giêsu thật sự trong cuộc đời của mình.

CỘNG ĐOÀN NỮ TU MẾN THÁNH GIÁ QUY NHƠN TẠI GIÁO XỨ TÂN HƯƠNG (KONTUM) TỪ 1932-1939



Ngày 18-1-1932, giáo phận Kontum được khai sinh từ lòng Mẹ Quy Nhơn. Từ đó Kontum đã trở thành một giáo phận truyền giáo mới, đầy sức sống và tươi trẻ, nhưng vẫn luôn nối kết với giáo phận mẹ trong mối thân tình thắm thiết. Tu viện Mến Thánh Giá Gò Thị trực thuộc giáo phận Quy Nhơn, nhưng vẫn luôn hướng lòng về vùng đất Tây Nguyên và ước nguyện được dấn thân phục vụ tại đó, nhất là phục vụ những anh chị em người Dân Tộc. Hơn nữa, nhiều nữ tu của Hội Dòng lại là những ái nữ của Tân Giáo Phận, do đó mối thân tình lại càng thắm thiết hơn. Chính vì thế, vào mùa xuân năm 1932, bà Marie de Lorette, Mẹ Cả của tu viện đã đưa những nữ tu MTG Quy Nhơn đầu tiên vào cánh đồng truyền giáo của miền đồi núi đầy gió bụi và đầy hứa hẹn này.
-3-1982.

CHƯƠNG TRÌNH MỪNG KÍNH ĐỨC MẸ SẦU BI MĂNG ĐEN 2014




CHƯƠNG TRÌNH
MỪNG KÍNH ĐỨC MẸ SẦU BI MĂNG ĐEN
Ngày 15 và 16 tháng 9 năm 2014

Địa điểm: tại Đài Đức Mẹ Măng Đen, thôn Măng Đen, xã Đăk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Thời gian: từ 14g00 ngày 15-9-2014 đến 18g00 ngày 16-9-2014.
Chương trình như sau:
Ngày 15 tháng 9 năm 2014:
16g00 : Khai mạc.
19g00: Canh Thức Tôn kính Đức Mẹ Sầu Bi Măng Đen.
Ngày 16 tháng 9 năm 2014:
08g00: Kính 7 Sự Thương Khó Đức Mẹ.
09g00: Thánh Lễ Trọng thể Kính Đức Mẹ Sầu Bi.
(tại Lễ Đài chính)
13g00: Lần chuỗi tôn vinh Đức Mẹ.
Cầu nguyện với Đức Mẹ.
16g00: Bế mạc.



THÁNH CA LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI MĂNG ĐEN
NGÀY 15 & 16.09.2014

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

CỘI NGUỒN DÒNG NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH BANMÊTHUỘT




Bieu tuong
   
CỘI NGUỒN DÒNG NỮ VƯƠNG HÒA 
BÌNH BANMÊTHUỘT

(nhân một tài liệu trong Nguyệt San “DƯ ÂM, CƠ QUAN CHÍNH THỨC” của địa phận Kontum,  số 79, tháng 1 d.l năm 1961, về việc CẢI TỔ NHÀ PHƯỚC MẾN THÁNH GIÁ TẠI ĐỊA PHẬN KONTUM).
 .
Hội Dòng Nữ Vương Hòa Bình Banmêthuột đã Mừng NGÂN KHÁNH THÀNH LẬP HỘI DÒNG (1964 – 1994) cách đây đúng 20 năm (1994 – 2014).
Nhân dịp này (năm 2014), chúng tôi xin đọc “LỊCH SỬ HỘI DÒNG” (Bản Dự Thảo lưu hành nội bộ) và ghi lại đây một vài điểm, trong đó có Lời Ngỏ “Nhìn lại 25 năm qua, với bao công ơn gầy dựng của :

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

MỘT THOÁNG THỊ XÃ KONTUM VÀO THỜI KHẮC LỊCH SỬ NHẬT ĐẢO CHÍNH PHÁP NĂM 1945




Sau khi Đức quốc xã đánh bại Pháp chiếm Paris, Thống chế Pétain phải đầu hàng nước Đức thì chính quyền Đông Dương buộc lòng phải để cho quân Nhật Bản đóng ở Đông Dương. Quân Mỹ (hay quân Đồng minh) đưa phi cơ sang oanh tạc quân Nhật.
Tại thị xã Kontum vào thời điểm này thật là hỗn loạn! Người Pháp cũng như nhân dân Kontum, từ quan chí dân, đều lo tìm đường lánh nạn. Họ kéo lên những vùng quê yên tĩnh tạm lánh và nghe ngóng tình hình…
Trong hồi ký của viên Quản đạo Kontum thời kỳ đó (1945) - cụ Hà Ngại, có thuật lại đôi nét về sự kiện lịch sử này.  Ông là người trực tiếp chứng kiến, trực tiếp điều hành sự vụ với tư cách là Quản đạo Kontum (tương đương chức tỉnh trưởng).
Qua những lời tự thuật của ông, ta nhận ra sự chân thành có pha lẫn chút trào lộng (mời đọc đoạn các bà đầm đi xe bò…), và trên hết là tính nhân văn: Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như vậy, người Kontum đối xử với nhau và với người Pháp cách hợp lẽ, có trước có sau. Qua cách nhìn của ông, mọi việc dường như sẽ, hoặc nên hướng về chiều hướng êm thấm; không có hoặc không nên hằn thù, trả đũa, chém giết…Chúng ta hãy nghe những lời ông nói với dân chúng:
-“Người Pháp ở với chúng ta đã lâu năm, nay họ ra đi, nhờ chúng ta thuê giúp cho họ năm mươi cái xe bò. Các ông hãy giúp cho họ đàng hoàng. Còn tiền thuê cũng tính lấy cho minh bạch.”
Rồi tiếp:
-“Nay mai người Nhật sẽ đến đây. Tôi nghĩ họ không thù ghét gì chúng ta mà trái lại họ còn phải vỗ về chúng ta là khác. Các ông nên hiểu cho nhân dân cứ tiếp xúc chào hỏi họ như thường. Đừng nghi sợ, cũng đừng xa lánh họ.” 
(Trích Hồi ký KHÚC TIÊU ĐỒNG, Hà Ngại, tr.358.)
Ngay cả thực dân Pháp đối với quân Nhật:
“Khi tôi gặp Công sứ, ông cũng bảo thế và thêm:
- Nay mai quân Nhật đến, chúng tôi sẽ giao chính quyền cho họ”… (Sđd, tr.360).

Ảnh minh họa. Ảnh: Bùi Trọng Tiến 08.2013

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

NHỮNG TÀU BAY ĐẦU TIÊN BAY ĐẾN VÙNG TRỜI KONTUM NĂM 1924




Theo ký ức của người dân sinh sống tại thành phố Kontum, thì có thể chiếc máy bay đầu tiên hạ cánh trên vùng đất Kontum là vào khoảng thập niên 1940 của thế kỷ 20. Ông N.V.N, năm nay 82 tuổi, gia đình hiện cư trú tại đường Trần Hưng Đạo, Phường Quyết Thắng, Tp. Kontum nhớ lại: trong khoảng những năm 1940 (ông không nhớ chính xác năm bốn mươi mấy!), một chiếc tàu bay do người Pháp điều khiển đã đáp xuống một khoảng đất trống bên Ô (tức vùng đất thấp bằng, đất bồi dọc bờ sông Đak Bla, phía bên kia cầu Đak Bla ngày nay). Đó là một chiếc máy bay hiệu Moral, hai cánh bằng vải, đáp xuống trên cánh đồng lúa vừa gặt xong. Khi ấy, dân chúng cả tỉnh Kontum kéo nhau sang bên kia cầu - chiếc cầu gỗ sơ sài tạm bợ, vì đã bị cây lụt năm 1932 cuốn trôi - để tận mắt mục kích sự kiện có một không hai này.


Đến thập niên 1950, một sân bay được thiết lập ở phía đông bắc của thị xã  Kon Tum, sử dụng cho mục đích quân sự.  Sân bay này sau được cải tạo, nâng cấp trong thời kỳ chế độ VNCH, thành sân bay đa dụng hơn, nhưng chủ yếu vẫn là một sân bay quân sự. Từ sau năm 1975 thì sân bay này không còn hoạt động.

TRUYỆN CỔ TÂY NGUYÊN TRONG TƯƠNG QUAN TRUYỆN CỔ ĐÔNG NAM Á





TRUYỆN CỔ TÂY NGUYÊN TRONG TƯƠNG QUAN TRUYỆN CỔ ĐÔNG NAM Á
                                                                                            Lê Hồng Phong


1.Huyền thoại Tây Nguyên và những motif chung Đông Nam Á:
Trong huyền thoại Đông Nam Á rất phổ biến motif cây. Huyền thoại Mường có motif cây si sinh thành nhiều thứ, trong đó có motif cây sinh chim, chim sinh bầu. Người Việt có bọc trăm trứng trăm con; người Mường có bầu trăm trứng. Hai dân tộc đều có truyền thuyết chứa đựng chi tiết sinh ra nhiều người miền xuôi, người miền núi. Huyền thoại Mường có 3 trứng nở ra Lang Đá Cần, Lang Đá Cài, và nàng Vạ Hai Kịp. Tiếp đó là motif hôn nhân anh em ruột; Lang Đá Cái lấy Vạ Hai Kịp… Dịt Dàng tìm cây Chu, chặt cây.

TỔNG THUẬT THÓI HƯ TẬT XẤU NGƯỜI VIỆT




TỔNG THUẬT THÓI HƯ TẬT XẤU NGƯỜI VIỆT

                                               Trần Văn Chánh

Tạp chí Nghiên Cứu & Phát Triển, số 3-4 (110-111).2014



Thời gian gần đây, nhiều người được biết đến câu chuyện một nữ tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật do nghi ngờ xách lậu hàng ăn cắp về Việt Nam. Văn phòng của Vietnam Airlines tại Tokyo bị lục soát, tổ bay bị điều tra, cảnh sát Nhật nói họ nghi ngờ có khoảng 20 nhân viên của hãng hàng không này liên quan đến vụ xách lậu (xem báo Tuổi Trẻ, 27.3.2014). Chuyện tưởng nhỏ nhưng liền sau đó trở nên lùm xùm, nhưng không phải đối với người Nhật, mà lại đối với người Việt Nam. Báo chí trong nước lên tiếng. Người ta cho đây là hành động gây tiếng xấu chung cho uy tín người Việt.