Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

Buổi Họp Mặt Thỉnh Ý Hiệp Hành Giáo Xứ Tân Hương

 

Sáng Thứ Ba ngày 26/04/2022, Giáo xứ Tân Hương (hạt Kon Tum) đã tổ chức buổi thỉnh ý hiệp hành từ 8 giờ – 11 giờ 30 tại Nhà Sinh Hoạt Giáo Xứ.

Các thành phần trong giáo xứ tham gia gồm: Ban chức việc, đại diện giới Gia Trưởng, giới Hiền Mẫu, các Ca đoàn trong giáo xứ, Ban giáo lý, Ban lễ sinh, Nhóm Lòng Chúa Thương Xót và Legio Mariae.

Cha Tổng đại diện chánh xứ Tân Hương Giuse Đỗ Hiệu điều hành buổi họp. Giáo xứ hân hạnh được 2 Linh mục trong Ban điều phối hiệp hành của Giáo phận: Cha Phêrô Nguyễn Đình Lộc và Cha Stêphanô Nguyễn Hoàng Minh đến tham dự, hướng dẫn và lắng nghe ý kiến của giáo dân.

Sau phần khai mạc: Hát xin ơn Chúa Thánh Thần và đọc Kinh cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng cũng như lời nguyện mở đầu, Cha chánh xứ  giới thiệu nội dung và mục đích của cuộc gặp gỡ.

Trong phần đầu, Cha Stêphanô Nguyễn Hoàng Minh (hiện phó xứ Klâu Rơngol) trình bày sơ lược về lịch sử Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới, ý nghĩa Logo của THĐ về con đường hiệp hành. Tiếp đến Cha Phêrô Nguyễn Đình Lộc đề cập tóm tắt nội dung Hướng tới một Hội Thánh hiệp hành: Hiệp thông – Tham gia – Sứ vụ và những hướng dẫn cần thiết: tài liệu, các câu hỏi gợi ý…để các thành phần giáo xứ tham gia phát biểu ý kiến, đưa ra những đề xuất, góp ý.



Buổi họp dành nhiều thời gian trong phần thứ hai để thỉnh ý giáo dân. Nhiều ý kiến phát biểu của các tham dự viên giáo dân chung quanh các vấn đề: Mối liên hệ giữa Cha sở – Ban chức việc – các ban ngành và hội đoàn trong điều hành hoạt động giáo xứ; các vấn đề về phụng vụ, giáo lý thiếu nhi, giáo lý hôn nhân, truyền giáo trong và ngoài giáo xứ…Tất cả mọi ý kiến đều được lắng nghe và đón nhận, được ban thư ký ghi lại làm cơ sở tổng kết báo cáo lên Giáo phận.

Đúc kết buổi họp mặt thỉnh nguyện, Cha Phêrô Nguyễn Đình Lộc nhận xét tuy thời giờ không đủ cho hết tất cả mọi người nói lên tâm tư suy nghĩ của mình, và các thành phần tham dự cũng chỉ mới là đại diện, nhưng cũng đã có khá nhiều đóng góp ý kiến từ giáo dân, và các ý kiến này đều cởi mở, chân thành, có tính cách xây dựng. Cha gợi ý đây cũng mới chỉ là “ý kiến” và “lắng nghe”, giáo xứ cần tiếp tục con đường hiệp hành bằng những bàn thảo kỹ hơn, tìm phương cách để hiện thực hóa những điều tốt đẹp nhằm xây dựng giáo xứ trong tương lai.

Sau cuộc họp bên Nhà Sinh Hoạt, tất cả các tham dự viên cùng vào Nhà thờ cầu nguyện trước Thánh Thể. Mọi người lắng đọng lắng nghe thánh ý Chúa. Cha Phêrô Nguyễn Đình Lộc dâng lời nguyện chung tạ ơn Chúa qua buổi thỉnh ý hiệp hành này, và cầu xin cho tiến trình THĐ thế giới, cách riêng cho giáo xứ Tân Hương được đón nhận nhiều ơn ích từ hoa trái của Thượng Hội Đồng mang lại.

Kết thúc buổi họp mặt, mọi người gặp nhau trong bữa cơm trưa thân tình tại nhà ăn của giáo xứ.

Bài và ảnh: Minh Sơn
WGPKT(27/04/2022) KONTUM

NguồnGiáo Phận Kon Tum

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

Chúa Nhật II Phục Sinh Kính Lòng Chúa Thương Xót Tại Giáo Phận Kon Tum


Hòa chung niềm vui với Hội Thánh đang sống thời điểm sau biến cố Phục sinh của Chúa Giêsu, đại lễ kính Lòng Chúa Thương Xót Giáo phận Kon Tum được cử hành tại 2 Giáo Miền Gia Lai và Kon Tum vào Chúa Nhật II Phục Sinh 24/04/2022.

MIỀN GIA LAI

Các thành viên trong cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) tại các giáo xứ trong Miền Gia Lai đã qui tụ về Giáo xứ La Sơn long trọng mừng lễ.

Sau khi hiệp thông cùng nhau trong kinh nguyện LCTX, vào lúc 9 giờ 30, Thánh lễ bắt đầu do Cha Tổng đại diện Giuse Đỗ Hiệu chủ tế.

Lời ca nhập lễ vang lên thể hiện niềm vui tạ ơn không chỉ cho các thành viên nhóm LCTX mà còn cho cả cộng đoàn giáo xứ La Sơn:“Hôm nay đáng ghi muôn đời, hôm nay Chúa thương dân Người, hôm nay Chúa đem dân Người lên núi Sion”.

Cùng đồng tế với Cha Tổng đại diện có Cha Quản hạt Kon Tum Phêrô Trần Quốc Hải, hai Cha đặc trách Cộng đoàn LCTX Miền Gia Lai: Cha Vinh Sơn Phêriê Nguyễn Văn Dương (chánh xứ La Sơn) và Cha Micae Trần Phúc Ca, SVD (chánh xứ An Mỹ), cùng với sự hiện diện của Cha Phêrô Ramah Bleng, Naza (phó xứ Thánh Tâm đặc trách làng Nhao).

Nhân dịp này Cha Tổng đại diện thay mặt Đức Cha Aloisiô Giám Mục Giáo phận giới thiệu với cộng đoàn 2 Cha đặc trách LCTX Miền Gia Lai đang hiện diện đồng tế.

Chia sẻ trong Thánh lễ, Cha Tổng tỏ ý vui mừng khi cộng đoàn LCTX Miền Gia Lai tổ chức cuộc qui tụ đầy sốt mến và ý nghĩa này tại giáo xứ La Sơn, mong ước việc tôn kính LCTX ngày càng phát triển tại các giáo xứ, nhất là trẻ hóa thành viên cho tất cả mọi người trong giáo xứ để như Chúa Giêsu nói: Đây là niềm hy vọng duy nhất cho toàn thế giới trong thế kỷ 21.

Thánh lễ diễn ra sốt sắng và tràn đầy tình hiệp thông.

Cuối thánh lễ, một vị đại diện cộng đoàn LCTX Miền Gia Lai đã nói lên tâm tình cám ơn Cha Tổng đại diện, và qua Cha Tổng cám ơn Đức Cha Giáo phận đã luôn quan tâm chăm sóc để phát triển việc tôn kính LCTX trong Giáo phận nói chung, tại Miền Gia Lai nói riêng; cám ơn quý Cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ, Cha sở và HĐMV giáo xứ La Sơn; tất cả quý vị thành viên cộng đoàn LCTX Miền Gia Lai – mà hôm nay cũng là lễ bổn mạng.







Ảnh: CĐ LCTX  Miền Gia Lai

MIỀN KON TUM

Theo dự kiến Thánh lễ kính LCTX sẽ diễn ra vào lúc 16 giờ 30 tại Đài LCTX trong khuôn viên Tòa giám mục Kon Tum, nhưng cơn mưa bất chợt của miền Tây Nguyên trong tháng 04 này đã làm thay đổi kế hoạch: Thánh lễ được chuyển vào Nhà Nguyện của Trung tâm Mục vụ, cũng trong khuôn viên Tòa giám mục.

Đông đảo giáo dân Kinh-Thượng từ các giáo xứ đã qui tụ về trước Tượng đài Chúa Thương Xót từ lúc 15 giờ để gặp gỡ, đọc kinh lần chuỗi LCTX, tập hát…Khi trời bắt đầu chuyển mưa vài hạt lác đác rơi, toàn thể cộng đoàn đã nhanh chóng di chuyển vào Nhà Nguyện TTMV và Thánh lễ được cử hành đúng giờ qui định.

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

[Hình ảnh] Thánh lễ kính Lòng Chúa Thương Xót - Giáo phận Kon Tum 24/04/2022


Một vài hình ảnh
Thánh Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót (CN II Phục Sinh) 24/04/2022
Lúc 16h30 tại Trung Tâm Mục Vụ GP Kon Tum.
Đức Cha Aloisiô GM Giáo phận Kon Tum chủ tế.
"Hồng ân Chúa như mưa như mưa,
rơi xuống đời con miên man, miên man,
nâng đỡ tình con trong tay, trong tay, vòng tay thương mến".

Ảnh: Quang Mỹ Phạm. 





Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022

Việc tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu có khác với việc tôn kính Lòng Chúa Thương Xót không?

 

Tháng Sáu, được dành để kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Từ ngày 23 tháng 5 năm 2000, được sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thánh Bộ Phụng Tự đã ra quyết định chọn Chúa Nhật II Phục Sinh là “Chúa Nhật kính Lòng Chúa Xót Thương”. Vậy hai việc tôn kính này có gì giống nhau và có gì khác nhau?



Tôi không biết nên bắt đầu bằng cách nêu bật những điểm giống nhau hay là những điểm khác nhau trước. Thật ra thì nhiều điểm khác nhau không có nghĩa là đối nghịch nhau, nhưng bổ túc cho nhau mà thôi. Chúng ta có thể bắt đầu bằng những điều tổng quát giống nhau, rồi sẽ dần dần bước sang những điểm khác nhau.

Nói một cách tổng quát, chúng ta cần phải nhấn mạnh đó là: “Không có gì khác nhau hết”, bởi vì cả hai đều quy về Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã mạc khải tình thương Thiên Chúa đối với loài người chúng ta, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng chính việc hiến mạng sống vì chúng ta; cả hai đều đề cao tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Thật vậy, việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu và việc tôn sùng lòng Thương xót Chúa đều dành cho cũng một Chúa Giêsu (chứ không phải là hai Chúa khác nhau), và cả hai đều nói đến tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thánh Tâm (tức là trái tim) là biểu hiệu của tình yêu; và lòng thương xót hẳn nhiên là nói đến tình yêu rồi.

Chúng ta đừng bao giờ quên rằng, tất cả các việc tôn kính đều nhắm đến một Ngôi Vị, một Chủ Thể, chứ không bao giờ dừng lại ở hình thức hoặc tước hiệu bên ngoài. Chẳng hạn như khi tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, Đức Mẹ Carmel, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Lavang, Trái Tim Đức Mẹ,.v.v… thì tất cả đều nhắm đến bản thân của Đức Maria, thân mẫu của Chúa Cứu Thế và của Hội Thánh. Chúng ta đừng nên dừng lại ở tước hiệu, nhưng hãy nhìn đến Đức Mẹ, để bày tỏ lòng kính mến cũng như bắt chước gương các nhân đức.


Trở lại với đề tài mà chúng ta đang bàn, việc tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và việc tôn kính lòng thương xót của Chúa đều hướng đến Chúa Giêsu. Thế nhưng, chính trong sự đồng nhất này mà ta thấy có đôi nét khác biệt. Những khác biệt đó là gì?

Sự khác biệt thứ nhất đó là về thời gian. Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu đã bắt nguồn từ thời các Giáo phụ, nghĩa là từ ngàn năm thứ nhất của Kitô giáo. Nổi bật là các Giáo phụ như: Origène, Augustino,…

Sang thế kỷ XII, lòng sùng kính Trái Tim Chúa Giêsu được các thần học gia bàn đến trong những tác phẩm thần học, chẳng hạn như: Thánh Alberto Cả, chân phúc Henri Suso Dòng Đaminh,... Trong số những nhà thần bí nói đến Thánh Tâm vào thời kỳ ấy, nổi tiếng nhất là thánh nữ Gertrude, sinh năm 1256 và qua đời năm 1301, là đan sĩ Dòng Xitô thuộc đan viện Hefta bên Đức, với tác phẩm “Sứ giả của lòng thương xót Chúa”.

Đôi nét về Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót

 

divinemercy


Kể từ năm 2000, Giáo Hội hoàn vũ kết thúc Tuần Bát nhật Phục sinh bằng việc cử hành Chúa nhật Lòng Chúa Thương Xót. Ngày
 lễ trọng này mời gọi các tín hữu hân hoan vui mừng trong tình yêu thương xót của Thiên Chúa vì tình yêu ấy được biểu lộ một cách sâu xa nhất trong Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu Kitô.

Nhưng chính xác thì Lòng Chúa Thương Xót là gì? Sự sùng kính Lòng Chúa Thương Xót này bắt đầu từ đâu? Đây có phải là một ngày lễ mới trong Giáo Hội không?

Lịch sử của Lòng Thương Xót

Trong thông điệp Thiên Chúa giàu Lòng Thương Xót (Dives in Misericordia) năm 1980, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II viết, “Tin vào tình yêu của Thiên Chúa có nghĩa là tin vào lòng thương xót. Lòng thương xót này là chiều kích cần thiết của tình thương; lòng thương xót là như tên gọi thứ hai của tình thương và đồng thời là cách độc đáo mà tình thương được mạc khải” (số 7).

Lịch sử cứu độ rất dồi dào những bằng chứng về chân lý này. Ngay từ đầu, Giao ước mà Thiên Chúa thiết lập với dân Israel phản ánh bản chất tình yêu của Ngài. Khi ban Mười Điều Răn cho Môsê, Thiên Chúa hứa sẽ bày tỏ “trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời đối với những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của Ta” (Xh 20, 6).

Sau đó, một lần nữa với Môsê, Thiên Chúa đã mô tả về chính mình như thế này: “Ðức Chúa! Ðức Chúa! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín, giữ lòng nhân nghĩa với muôn ngàn thế hệ” (Xh 34, 6-7).

Như trong các bài tường thuật Cựu ước sau đó, chúng ta thấy dân Israel có thói quen quay về với Thiên Chúa trong tội lỗi và đau khổ của họ giống như một đứa trẻ hướng về cha mình, tin cậy vào sự tha thứ nhân từ của Ngài.

Vua Đavít ngợi khen Thiên Chúa là Đấng “từ bi và nhân hậu”, “chậm giận và giàu tình thương” và là Đấng không xử với chúng ta dựa trên tội lỗi của chúng ta (xTv 103; 145). Ngay cả các ngôn sứ, vốn là những người thường rao giảng sứ điệp hủy diệt Israel vì sự bất trung của họ, cũng nói về lòng thương xót mà Thiên Chúa muốn ban tặng nếu dân chúng quay trở lại với Ngài (x. Gr 3,12; Hs 14, 3).

Mặc dù tính xác thực về lòng từ bi vô biên của Thiên Chúa được thiết lập và xác nhận một cách chắc chắn trong lịch sử Cựu Ước, nhưng chính sự xuất hiện của Con Một Ngài đã mang đến cho thế giới sự nhập thể đích thực của tình yêu và lòng thương xót này. Thông điệp của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhìn nhận:

Đức Kitô trao ý nghĩa chung cuộc cho toàn thể truyền thống Cựu Ước về lòng thương xót của Thiên Chúa. Chẳng những Người nói và giảng giải về lòng thương xót  mà còn làm cho lòng thương xót này nhập thể và nhân cách hoá nó. Theo một nghĩa nào đó, Người chính là lòng thương xót” (số 2).

Toàn bộ cuộc đời của Đức Kitô có thể được xem như là bằng chứng rõ nét nhất của lòng thương xót của Thiên Chúa.

Sau khi thụ thai Chúa Giêsu, Đức Mẹ đã cất lời tạ ơn với bài thánh ca tuyệt vời: “Ðời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người” (Lc 1, 50).

Khi bắt đầu sứ vụ công khai, Đức Kitô đã tuyên bố, “cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha” (Lc 418), và sau đó, “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5, 7).

Trong những lời cuối cùng của cơn hấp hốiChúa Giêsu đã cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ” (Lc 23, 34). Thật vậy, sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong thế giới cho chúng ta thấy dung mạo của Thiên Chúa, Đấng là “Cha của lòng thương xót” (2Cr 1, 3).

Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa

 thể nói một cách đơn giản, “Lòng Chúa Thương Xót” là một tên gọi khác của sự mặc khải về tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa, mà đỉnh cao là sự sống, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô. Các Kitô hữu từ lâu đã biết đến và ca ngợi lòng thương xót bao la này. Do đó, lòng sùng kính đối với Lòng Chúa Thương Xót không phải là điềmới lạ.

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

Thánh Lễ Bổ Nhiệm Cha Tân Chánh Xứ Giáo Xứ Mân Côi

 

Sáng ngày 20/04/2022, tại thánh đường giáo xứ Mân Côi, giáo phận Kontum, Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kontum, đã chủ sự thánh lễ nhận xứ của linh mục Antôn Nguyễn Thanh Hà, SVD. Cùng đồng tế với Đức Cha Aloisio có cha Giuse Trần Minh Hùng (Giám Tỉnh, Tỉnh Dòng Ngôi Lời Việt Nam), đại diện các linh mục Dòng Ngôi Lời và các linh mục của Giáo phận Kontum. Trong không khí vui mừng của Tuần Bát Nhật Phục Sinh, với hoa đèn và các nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên, đông đảo giáo dân vui mừng, tạ ơn Chúa vì trong ngôi nguyện đường khang trang lại có một vị chủ chăn mới là cha Antôn Hà đến kế vị người tiền nhiệm là linh mục Giuse Đặng Xuân Hải, SVD (quản xứ từ 2016). Cha Giuse Nguyễn Văn Linh, SVD vẫn tiếp tục phục vụ tại giáo xứ với vai trò phụ tá.

Giáo xứ Mân Côi thuộc xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Được biết, từ ban đầu (năm 1999) chỉ có khoảng 80 giáo dân đến đây lập nghiệp, nhưng đến năm 2022, tổng số giáo dân của giáo xứ Mân Côi đã là 1.199 người (đa số 2/3 là anh chị em người Thượng (Jrai) và 1/3 là người Kinh). Lược sử giáo xứ, xem tại đường link này https://giaophankontum.com/…/giao-hat…/giao-xu-man-coi

Xin Chúa và Mẹ Maria chúc lành cho linh mục tân quản xứ là cha Antôn, cha phụ tá Giuse, và toàn thể anh chị em giáo dân giáo xứ Mân Côi, luôn dồi dào sức sống mới từ Chúa Phục Sinh và thăng tiến đời sống đức tin mỗi ngày một hơn.

WGPKT(21/04/2022) KONTUM

Nguồn: Giáo Phận Kon Tum

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Cầu Cho Linh Hồn Cha Cố Tôma Nguyễn Văn Thượng

 

Hôm nay, Thứ Hai, ngày 18/4/2022, ngày thứ hai trong tuần Bát nhật Phục sinh, Đức cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, giám mục Giáo phận Kon Tum đã đến thăm Giáo xứ Hoàng yên và dâng lễ cầu nguyện cho Cha cố Tôma Nguyễn Văn Thượng. Thánh lễ diễn ra lúc 9g30 với sự hiện diện đồng tế của Đức Cha Phêrô, Đức Cha Micae, quý Cha nhà hưu dưỡng, và khoảng 40 Cha trong Giáo phận.

Xin Chúa thương đón nhận linh hồn Cha cố Tôma, cho được hưởng tôn nhan Chúa.

Ban MVTT GpKt đưa tin
WGPKT(18/04/2022) KONTUM

Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh Mừng 75 Năm Thành Lập Dòng Ảnh Phép Lạ

 

“Chúa đã sống lại thật rồi, Allêluia! Nào ta hãy mừng vui, Chúa chiến thắng tử thần rồi, Allêluia! Hôm nay chúng ta hân hoan vui mừng vì Chúa đã sống lại. Ngài không còn ở trong mồ nữa, Ngài đã chiến thắng tử thần. Sự phục sinh của Chúa là niềm vui, niềm hy vọng cho tất cả chúng ta, là những kẻ tin”.

Hòa trong niềm vui đại lễ Phục Sinh, hôm nay ngày 17/04/2022 vào lúc 9 giờ 30, tại Nhà Nguyện của Hội Dòng Ảnh Phép Lạ đã cử hành Thánh lễ tạ ơn và khai mạc Năm Thánh mừng 75 năm thành lập Hội Dòng (1947-2022).

Dòng Ảnh Phép Lạ chính thức được khai sinh vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh 06/04/1947, qua Nghị định thư công bố thành lập của Đức Cha Gioan Sion Khâm, Giám mục Giáo phận Tông Tòa Kon Tum, sau khi được Tòa Thánh chuẩn y trước đó vào ngày 03/02/1947. Đến Chúa Nhật Phục Sinh 17/04/2022, tròn 75 năm Hội Dòng hiện diện và đồng hành với Giáo phận Kon Tum.

Thánh lễ do Đức Cha Aloisiô Giám mục Giáo phận chủ tế. Đồng tế với Đức Cha có Cha Tổng đại diện, Cha đại diện Giám mục về Tu sĩ, quý Cha hạt trưởng, quý Cha giám đốc và linh hướng Hội Dòng, một số quý Cha trong Giáo phận; cùng với sự hiện diện của quý Bề trên các dòng tu, nam nữ tu sĩ và cộng đoàn dân Chúa.

Đoàn rước Đức Giám mục và các Cha đồng tế tiến vào Nhà Nguyện trong tiếng cồng chiêng, tiếng hát nhập lễ cùng với vũ điệu xoang (múa) của các em thiếu nữ sắc tộc.

Cộng đoàn được mời an tọa. Cha Tổng đại diện Giuse Đỗ Hiệu công bố Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao cho phép mở Năm Thánh và nhận Phép Lành Tòa Thánh. Tiếp đến Cha Quản hạt Kon Tum Phêrô Trần Quốc Hải tiến lên đọc Văn thư công bố mở Năm Thánh Hội Dòng Ảnh Phép Lạ của Đức Giám mục Giáo phận Kon Tum.

Đức Giám mục Giáo phận đã trao Sắc lệnh và Văn thư cho Đại diện Hội Dòng: Yă Tổng phụ trách, Yă Phó và Yă Tổng thư ký tiến lên đón nhận và đặt vào vị trí trang trọng.

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Alosiô mời gọi cộng đoàn hãy cảm tạ Chúa cùng với Hội Dòng nhân dịp khai mạc Năm Thánh 75 năm thành lập, đúng vào ngày đại lễ Phục Sinh, ngày lễ trọng nhất trong năm phụng vụ, và cùng nhau cầu nguyện cho Hội Dòng tiếp tục phát triển theo như ý Chúa muốn.

Trong phần chia sẻ Tin Mừng Phục Sinh, Đức Cha đề cập đến mầu nhiệm trọng đại nhất của Giáo Hội, đó là Mầu Nhiệm Chúa Cứu Chuộc: Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại để cứu chuộc loài người chúng ta. Niềm vui phục sinh là niềm vui to lớn nhất và kéo dài, nhưng muốn đến được phục sinh, phải đi qua cái chết. Chính Chúa Giêsu đã tự nguyện hiến tế làm của lễ dâng lên Chúa Cha để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa. Và Mầu Nhiệm Chúa Cứu Chuộc không chỉ dừng lại ở cái chết, sự đau khổ, nỗi nhục hình…, vì nếu chỉ có vậy thì sẽ không mang lại ơn cứu độ. Nhưng Chúa Giêsu đã chết và Ngài đã sống lại. Ngài đã Vượt Qua sự chết để sống lại hiển vinh. Chính sự phục sinh của Ngài mới đem lại ơn cứu độ.

Nhìn lại chặng đường ba phần tư thế kỷ của Hội Dòng Ảnh Phép Lạ, Hội Dòng cũng đã từng trãi qua biết bao khó khăn, nhận lấy thập giá về đủ mọi phương diện. Nhưng Chúa Quan Phòng, qua chuyển cầu của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, đã yêu thương dìu dắt Hội Dòng vượt qua tất cả, để hôm nay có thể nói được đang có những điều kiện thuận lợi hơn để phát triển về ơn gọi, đời sống tâm linh cũng như xây dựng các cơ sở vật chất cần thiết. Ngày khai sinh Hội Dòng trùng hợp vào đúng dịp lễ Phục Sinh quả thật rất ý nghĩa, phải chăng Hội Dòng cũng  đang sống Mầu Nhiệm Vượt Qua của mình.

Thánh lễ diễn ra trang nghiêm, sốt sắng với phần phụng ca do các Yă cất lời tràn đầy sốt mến, nâng cao tâm hồn cộng đoàn. Trong lời nguyện chung, các Yă cầu nguyện xin Chúa ban thưởng Nước Trời cho Đấng sáng lập Dòng, quý vị tiền bối, các Bề trên và ân nhân đã qua đời; cũng như ban muôn phúc lành xuống trên các ân thân nhân còn sống.

Sau hiệp lễ, tất cả các Yă đã cùng tuyên lại lời hứa, theo như được ghi trong Hiến Pháp của Hội Dòng.

Cuối lễ, Yă Tổng phụ trách Miryam Y Ái đã thay mặt Hội Dòng nói lên tâm tình tri ân Đức Cha Aloisiô Giám mục Giáo phận, quý Đức Cha tiền nhiệm, Cha Tổng đại diện, Cha đại diện Giám mục về Tu sĩ, quý Cha giám đốc và linh hướng Hội Dòng, quý Cha đồng tế, quý đại diện các Dòng tu và mọi thành phần Dân Chúa.

Đáp từ, Đức Cha đại diện cho hai Đức Cha Phêrô và Đức Cha Micae vì sức khỏe không thể có mặt, đại diện cho quý Cha đồng tế và toàn thể Giáo phận chúc mừng Hội Dòng. Đức Cha nhắc cộng đoàn chuẩn bị tâm tình lãnh nhận Phép lành toàn xá cuối thánh lễ, và từ ngày khai mạc hôm nay cho đến ngày kết thúc Năm Thánh vào tháng 11/2022, mỗi tháng tại Nhà Dòng đều có một thánh lễ, qua đó tín hữu được lãnh ơn toàn xá với những điều kiện thông thường.

Sau khi chụp hình lưu niệm trước cung thánh Nhà Nguyện, Đức Cha, quý Cha và quý khách cùng chung vui trong bữa cơm gia đình tại phòng ăn của Hội Dòng.

Hội Dòng Ảnh Phép Lạ chính thức tiến vào Năm Thánh mừng 75 năm thành lập. Mỗi thành viên của Hội Dòng được mời gọi trở nên dấu chỉ tình thương và sự Phục sinh của Chúa Kitô trong đời sống đức tin hằng ngày, và do tính cách đặc biệt của Hội Dòng Ảnh Phép Lạ, các Yă được ước mơng trở nên “phép lạ” giữa đời thường, trong lòng Giáo phận truyền giáo Kon Tum thân yêu.

Bài viết: Minh Sơn
Hình ảnh: BMVTT
WGPKT(18/04/2022) KONTUM

Video Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh Mừng 75 Năm Thành Lập Dòng Ảnh Phép Lạ


Nguồn: Giáo Phận Kon Tum 

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022

NGÀI YÊU ÐẾN CÙNG - Thế Thông _ Ca Đoàn Ave Maria, Gx Tân Hương, Kon Tum

 "Chúa yêu con Ngài yêu cho đến cùng. Mãi yêu con, tình yêu quá lạ lùng...".

NGÀI YÊU ÐẾN CÙNG - Thế Thông
Ca Đoàn Ave Maria, Gx Tân Hương, Kon Tum
Hiệp lễ: Thánh Lễ Tiệc Ly 18h 14-04-2022.

Kontumquehuongtoi
15/04/2022


Sơ lược Lịch sử Hội Dòng Ảnh Phép Lạ - Giáo phận Kon Tum

 



Thiệp Mời Khai Mạc Năm Thánh 75 Năm Dòng Ảnh Phép Lạ



Lễ Truyền Dầu Giáo Phận Kon Tum Năm 2022

 

Thánh Lễ truyền dầu Giáo phận Kon Tum đã được cử hành lúc 5 giờ 30 sáng Thứ Tư Tuần Thánh 13.04.2022, tại nhà thờ Chính tòa. Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị Giám mục Giáo phận chủ tế, cùng với sự hiện diện đồng tế của Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung, Cha Tổng Đại Diện, quý Cha Hạt trưởng, quý Cha Bề trên, quý Cha trong Linh mục đoàn Giáo phận Kon Tum; quý Thầy, quý nam nữ Tu sĩ và đông đảo giáo dân trong Giáo phận.

Hôm nay là dịp đặc biệt mọi tín hữu cùng chung lời cảm tạ Thiên Chúa, vì Chúa đã thương ban các vị mục tử, để đoàn dân Chúa được nhận lãnh biết bao ơn lành qua các Bí tích, trong đó có việc xức dầu thánh mang nhiều biểu tượng: thanh tẩy, chữa lành và tăng thêm sức mạnh.

Với truyền thống tốt đẹp của Giáo phận truyền giáo trên Tây Nguyên, đây cũng là dịp qui tụ mọi thành phần giáo dân Kinh – Thượng, cùng với các linh mục Triều – Dòng đang phục vụ khắp nơi xa gần trong Giáo phận, thể hiện sự hiệp thông chặt chẽ giữa Giám mục và Linh mục đoàn cùng toàn thể Dân Chúa.

Trong phần giảng giải Lời Chúa, Đức Cha Aloisiô chia sẻ với cộng đoàn về tầm quan trọng của các loại dầu thánh trong phụng vụ. Dựa theo các bài đọc Sách Thánh, nhất là bài Tin Mừng cho thấy dầu thánh nói lên ý nghĩa của tên gọi Kitô hữu bắt nguồn từ Chúa Kitô – Đấng được xức dầu: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi” (Lc 4,14). Chúa Giêsu là Đấng được xức dầu của Thiên Chúa. Ngài được xức dầu Thánh Linh. Chúa Thánh Thần luôn ở với Ngài, và mọi công việc Ngài làm được thực hiện trong Chúa Thánh Thần. Phần các tín hữu được nhận lãnh Chúa Thánh Thần qua các Bí tích, nghĩa là qua các dấu chỉ bên ngoài, trong đó có các loại dầu thánh sẽ được thánh hiến hay làm phép trong thánh lễ hôm nay, gồm: dầu Thánh hiến, dầu Dự tòng và dầu Bệnh nhân.

Hôm nay cũng kính nhớ ngày Chúa Giêsu thiết lập chức linh mục cao cả. Đức Cha đề cập đến vai trò rất quan trọng và cần thiết của Linh mục trong đời sống Giáo Hội: cử hành Thánh lễ, trao ban các Bí tích, xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô…và mời gọi anh chị em giáo dân hãy cầu nguyện cho các Linh mục, cầu nguyện cho có thêm các Linh mục như lòng Chúa mong ước. Các Linh mục và hàng giáo sĩ nói chung cũng chỉ là những con người bằng xương bằng thịt với những yếu đuối, bất toàn, đam mê cần phải thắng vượt mỗi ngày, do đó rất cần ơn Chúa qua lời cầu nguyện của anh chị em tín hữu.

Với các Linh mục trong Giáo phận đang hiện diện, Đức Cha gợi nhắc lại và quảng diễn thêm ý tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô về “Bốn sự gần gũi” cần phải có đối với các Linh mục: Gần gũi với Chúa – Gần gũi với Giám mục – Gần gũi với anh em trong hàng giáo sĩ – Gần gũi với giáo dân.

Thánh Lễ đã diễn ra rất trang trọng, sốt sắng từ cuộc rước đoàn lễ nghi đến các phần trong thánh lễ, đặc biệt trong thánh lễ có nghi thức tất cả các Linh mục lặp lại lời hứa trước mặt Đức Giám mục, và nghi thức làm phép thánh hiến ba loại dầu: dầu Dự Tòng, dầu Bệnh Nhân, dầu Thánh Hiến.

Thánh lễ Truyền Dầu kết thúc. Các tín hữu trở về với giáo xứ, buôn làng được mời gọi bước vào Tam Nhật Thánh và trong suốt cuộc sống luôn theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, để trở nên những Kitô hữu đích thực loan truyền Tin Mừng tình thương, chân lý và bình an của Chúa cho mọi người.

Bài viết: Minh Sơn
Hỉnh ảnh: BMVTT Giáo Phận
WGPKT(13/04/2022) KONTUM

Nguồn: Giáo Phận Kon Tum

Thánh Lễ Truyền Dầu, lúc 5 giờ 30. Thứ Tư, ngày 13/04/2022, tại nhà thờ Chính tòa Kon Tum

Nguồn: Giáo Phận Kon Tum