Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

KHÁM PHÁ DÒNG SÔNG CHẢY NGƯỢC

                                                                                                Nguyễn Văn Thanh                                                                                             Báo Quân đội Nhân Dân
Đứng trước dòng Đăk Bla, tôi như bị mê đắm bởi sự hùng vĩ, thơ mộng và những điều “kỳ lạ” ở con sông có dòng chảy ngược này. Đăk Bla còn gắn với huyền thoại “Bát Tiên quá hải” xuống đánh cờ trong những đêm trăng sáng huyền ảo và có loài cá quý Anh Vũ dùng để tiến vua…

Khám phá dòng sông chảy ngược
Một đoạn sông Đăk Bla thơ mộng lúc bình minh

Nếu như mọi dòng sông ở Việt Nam bắt nguồn từ Đông Trường Sơn chảy về biển Đông thì sông Đăk Bla lại theo hướng Tây Trường Sơn, lẻ loi một mình, kéo dài 100km, từ địa phận huyện Kon Plong ở phía Tây tỉnh Kon Tum về thị xã, rồi lượn lờ sang hướng Tây-Tây Nam hợp với con sông Krông Pô Kô từ hướng Bắc đổ xuống thành con sông lớn Sê Sang hùng vĩ tạo nên thuỷ điện Ya Ly. Xưa kia, người dân Kon Tum quen gọi là Đăk Bla Ya Ly và giờ đây mới gọi là sông Sê San. Đăk Bla chưa ngưng lại cuộc hành trình của mình ở đó, mà nó còn chảy sang xứ sở Ăng-co với danh phận “làm dâu” rồi mới hoà mình với dòng Mê Kông và quay trở về với mẹ hiền biển Đông bao la.

Bờ Nam của dòng Đăk Bla là những bãi mía xanh rì và ẩn khuất sau đó là làng Đăk Rơ Wa, Plei Groi của đồng bào Ba Na và làng Phương Hoà của người Kinh. Bờ Bắc dòng sông là thị xã “phố núi” Kon Tum và đây đó thấp thoáng bóng dáng làng mạc của tộc người bản địa Ba Na, Rơ Ngao (dân tộc hợp huyết của người Ba na và Jrai). Theo tiếng địa phương, Đăk Bla có nghĩa là “Dòng sông hiền hoà”.

Theo truyền thuyết kể lại, các vị tiên đánh cờ trên thác Ya Ly, tại làng Măng La của người Ba Na, xã Ngọc Bay, thị xã Kon Tum-nơi có một đoạn sông Đăk Bla chảy ngang qua. Nơi các vị tiên đến chơi trên dòng sông Đăk Bla chính là “Bát Tiên quá hải” được lưu truyền trong dân gian từ bao đời nay. Dòng Đăk Bla trông một dải lụa mềm chảy ngang qua lòng thị xã “phố núi” Kon Tum còn gắn với huyền tích cá Anh Vũ tiến vua. Loài cá này trú ngụ trên dòng Đăk Bla đoạn từ thuỷ điện Ya Ly đến khu vực thuỷ điện Sê San 3. Cá Anh Vũ ở đây có hình dạng gần giống như cá chép nhưng có hai cái khác rất rõ là miệng cá nằm sâu về phía bụng và môi rất dày.

Một buổi sáng, một đồng nghiệp của Báo Đắc Lắc đón chúng tôi ngay bến sông trước khách sạn, trên chiếc thuyền dân tộc mà anh vừa mượn được của một người bạn Ba Na. Mái chèo lướt ra khỏi những bụi lau lách trong tiết trời lành lạnh ở “phố núi”. Có đi trên dòng Đăk Bla mới thấy rõ sự thơ mộng của dòng sông chảy ngược đại dương. Dòng sông đang mùa nắng nên nhìn nước trong xanh văn vắt. Dòng sông bên bồi bên lở, có những cồn cát nổi lên giữa dòng. Hai bên là những rẫy bắp xanh rì, cảnh vật nên thơ. Thi thoảng bên mép sông, chúng tôi lại bắt gặp những chiếc bẫy làm bằng tre nứa, xung quanh cắm cỏ và lá, trong bẫy là bả rượu cần. Về thượng nguồn, hai bên dòng sông Đăk Bla có những vách đá dựng đứng. Thế nhưng du khách thưởng ngoạn không mảy may sợ sệt sự hiểm trở của con sông, mà ngược lại, họ càng thích thú hơn được tận mắt nhìn sự hùng vĩ, lạ thường của dòng sông Đăk Bla.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét