Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Tranh về Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêsa ở Lisieux



Hôm nay ngày 01/10 : Lễ kính thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, bổn mạng các xứ truyền giáo.

kontumquehuongtoi xin giới thiệu bài viết sau đây. Nguồn: nghethuatthanh.net.

Tranh về Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêsa ở Lisieux



Sau một thời gian dài thương lượng, cuối cùng, ngày 28 tháng 3 năm 2010, hai bức tranh sơn dầu khổ nhỏ của họa sĩ thuộc trường phái Tượng trưng (Symbolism) Pháp Edgard Maxence (1871-1954), từ bảo tàng Saint-Nazaire cũng đã được chuyển nhượng về bảo tàng Orsay-nổi tiếng ở Paris. Theo các nhà quản lý ở bảo tàng Orsay: “Đây là một tin vui!”
Cả hai bức tranh đều vẽ về Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

Edgard Maxence vẽ hai bức tranh này trong năm 1932. Ngay sau đó, cả hai, đã được chính phủ Pháp mua và đưa về trưng bày tại bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Paris. Một thời gian ngắn sau, cả hai, được chuyển nhượng cho bảo tàng Luxembourg, Paris, và ở đó cho đến năm 1949. Từ 1949 đến 2010, cả hai lại được chuyển nhượng cho bảo tàng Saint-Nazaire.
 
Việc các nhà quản lý ở bảo tàng Orsay thiết tha muốn có hai bức tranh này, được giải thích như sau:
Một, họa sĩ Edgard Maxence, càng ngày, càng được nhìn nhận như một đại diện tiêu biểu của nền hội họa Hàn Lâm Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX-cái vị thế mà trong nhãn quan Hiện đại chủ nghĩa, cả một thời gian dài, người ta đã muốn loại trừ…
Hai, cả hai bức tranh đều thật đẹp. Một vẻ đẹp dung dị và thánh thiện. Đó là sự dung hòa hoàn hảo giữa phong cách Tiền-Raphael yêu chuộng sự duyên dáng, tao nhã và mang tính hình thức với sự thành kính hướng đến vẻ đẹp cao cả, nghiêm nghị của nghệ thuật Công giáo đầu thời Phục hưng…
Ba, đây là hai tuyệt tác nghệ thuật hiếm hoi về Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Nghệ thuật phương Tây từ nửa sau thế kỷ XIX không còn sốt sắng với các hình tượng Thánh như xưa. Sự hiếm hoi này, đã khiến cho hai tác phẩm Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu của Edgard Maxence trở nên đặc biệt quý giá, có sức lôi cuốn lớn đối với đại chúng. Sự có mặt của chúng, được hy vọng, là sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn của bảo tàng Orsay.
Dường như, các nhà quản lý ở bảo tàng Orsay đã đúng. Chỉ trong vòng một năm kể từ khi đón tranh về bảo tàng, hàng triệu ấn phẩm in dập nổi từ bức tranh thứ hai đã được bán hết. Dưới đây là ảnh phiên bản đó:
 
 Về bức tranh thứ nhất-đặc tả chân dung Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu-với người xem bình thường, có vẻ như là một bức tranh dang dở, hay chỉ như là phác thảo cho bức tranh thứ hai. Tuy nhiên, với các nhà phê bình-người trong giới mỹ thuật nói chung-đây là một tác phẩm thực sự đặc sắc.

 Sự “buông bỏ”, để nguyên những vệt màu xao động ở phần thể hiện khăn choàng đầu và cổ, dường như được tiếp thu từ các họa sĩ Ấn tương. Nó làm cho cái vẻ đẹp sáng láng và thuần khiết  nơi chân dung vị Thánh như đang lan tỏa, và cả bức tranh trở nên lấp lánh, sinh động…
Bức tranh thứ hai, có cấu trúc hình diện của một bức “tranh thờ” điển hình-vừa dễ hiểu vừa nghiêm nghị. Nhưng thêm một lần nữa, chính phần chân dung đã làm cho tác phẩm có một trữ lượng cảm xúc hết sức khó tả…
Chân dung Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu trong bức tranh thứ hai
Một giám tuyển (Art Curator) ở bảo tàng Orsay, lần đầu tiên giới thiệu tác phẩm với công chúng đã nói: “Bức chân dung vừa rất thực vừa toát lên một vẻ đẹp siêu thoát lạ thường. Đây quả thực là hình ảnh của một vị Thánh mà bằng tình yêu và sự hy sinh của mình đã hóan cải các linh hồn!”…
*
Thêm nữa, khi nói về Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, không thể không nói đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêsa ở Lisieux (Basilique Sainte-Thérèse de Lisieux)-một công trình kiến trúc Công giáo được xem là lớn nhất ở thế kỷ 20.
Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêsa ở Lisieux, được bắt đầu xây dựng vào năm 1929 và mãi đến năm 1954 mới chính thức hoàn thành.  Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ (có sức chứa đến 4.000 người) theo phong cách La Mã, Byzantine, được cho là lấy cảm hứng từ Vương Cung Thánh Đường Sacré-Coeur nổi tiếng được xây dựng trước đó mấy mươi năm (1875-1814), ở Paris.
Dự án xây dựng Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêsa này, được đưa ra bởi các Giám Mục Bayeux, Lisieux, Lemonnier, và được sự hỗ trợ của Đức Giáo Hoàng Piô XI. Gần như cả thế giới Công giáo đã đóng góp tiền bạc và công sức để thực hiện công trình.
Tác giả của Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêsa ở Lisieux là các kiến trúc sư: Louis Marie Cordonnier (1854-1940),  Louis-Stanislas Cordonnier  (1884-1960), điêu khắc gia Robert Coin (1901 – 2007) và họa sĩPierre Gaudin (1908-1973) -những tên tuổi nổi tiếng ở Pháp đương thời.
Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêsa ở Lisieux có hình dáng như một cây thánh giá Latin  đặt nằm với mái vòm cong ở giữa. Kiến trúc này cho phép loại bỏ các cột chống phụ giúp thông thoáng ở mọi góc nhìn, và giảm nhẹ trọng lượng trần khiến cho việc trổ những khung cửa kính từ trên cao đón ánh sáng tự nhiên trở nên dễ dàng hơn… Gần như hầu hết phần nội thất của Vương Cung Thánh Đường được phủ kín bởi những bức tranh và những họa tiết trang trí bằng đá mài có màu sắc rực rỡ…
Qua những hình ảnh minh họa dưới đây, có lẽ, tôi không cần phải mô tả thêm về vẻ đẹp kỳ vĩ và linh thiêng của Vương Cung Thánh Đường này nữa.
 
Điểm đặt biệt nơi Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêsa ở Lisieux là sự có mặt của những gian thờ đại diện cho 18 quốc gia sùng kính Thánh Têrêsa đặt ở hai bên cánh ngang. 18 quốc gia này gồm có: Mexico – Tây Ban Nha – Ý - Ukraine – Chile -  Brazil – Argentina – Bồ Đào Nha - Mỹ – Colombia – Anh –  Scotland – Đức – Cuba – Ireland – Canada – Bỉ – Ba Lan. Đây chính là những quốc gia đã đóng góp nhiều nhất trong việc xây dựng Vương Cung Thánh Đường…
Tầng hầm có chiều cao đến 37m bên dưới Vương Cung Thánh Đường được xem là không gian đặc biệt nhất. Đây là nơi dành riêng cho việc thờ kính Thánh Têrêsa.
Tầng hầm này, được trang trí bằng đá cẩm thạch với những bức tranh đá mài kể lại cuộc đời và công nghiệp của vị Thánh.
Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II, tầng hầm  Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêsa là nơi “trú ẩn an toàn nhất” đối với cư dân ở Lisieux.
Trong khuôn khổ một bài giới thiệu ngắn, tôi xin tạm dừng ở đây. Chỉ xin nói thêm: Cùng với sự nổi tiếng ngày càng gia tăng của vị Thánh trẻ, Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêsa ở Lisieux, ngay sau khi hoàn thành, đã trở thành điểm hành hương lớn thứ hai ở Pháp, chỉ sau Lourdes (một trung tâm hành hương nổi tiếng “thiêng liêng” nằm trong vùng hành chính Midi-Pyrénées, thuộc tỉnh Hautes-Pyrénées, miền tây nam nước Pháp-tham khảo thêm: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lourdes). Ngày nay, mỗi năm, trung bình có hơn hai triệu du khách đến thăm Vương Cung Thánh Đường…

Nguyên Hưng

Suy nghĩ nhân đọc bài “Văn hóa "xuống cấp" - vì đâu”?


 Hà Văn                                       
(Nguồn: Văn hóa Nghệ An)

TUẦN Việt Nam (VNN) ngày 21.8.2012 có đăng bài của tác giả Nguyễn Trọng Bình, nhan đề Văn hóa "xuống cấp" - vì đâu? Bài viết này không nhằm hướng tới bàn chuyện đúng - sai của tác giả bài viết kể trên mà chỉ coi đó như một gợi ý để trình bày vài suy nghĩ của mình;
Từ bài học của Phật hoàng Trần Nhân Tông...
Trong lịch sử Việt Nam, những năm kháng chiến chống Nguyên Mông (1258-1288) là một giai đoạn đặc biệt. Nó đặc biệt bởi nhiều lẽ như: Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới 3 lần đánh thắng một kẻ thù hung hãn, bạo ngược; lần đầu tiên ở nước ta nhà nước (Triều Trần) tổ chức Hội nghị Diên Hồng - tập hợp mọi lực lượng, xin ý kiến từ mọi tinh hoa của dân tộc về cái lẽ nên hàng hay nên đánh; lần đầu tiên một vị vua (Trần Nhân Tông - TNT) mới 35 tuổi tự nguyện rời bỏ ngai vàng, dấn thân vào Cõi Phật, lập nên Thiền phái đầu tiên (và duy nhất) của Đại Việt - Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; lần đầu tiên những người nhỏ tuổi như Trần Quốc Toản hay những nô lệ (bán nô lệ, gia nô) như Yết Kiêu, Dã Tượng trở thành những anh hùng dân tộc; lần đầu tiên đất nước diễn ra 3 cuộc chiến tranh chống ngoại xâm chỉ trong vòng 30 năm...
Trong rất nhiều lần đầu tiên ấy, sự giống với thời đại chúng ta, sau 700 năm, quả là đáng kinh ngạc: Cũng trong 30 năm (1945-1975), dân tộc ta lần đầu tiên thành lập Mặt Trận (không khác lắm so với Diên Hồng), cũng chiến đấu và chiến thắng 3 đế quốc Nhật - Pháp - Mỹ trong 3 cuộc chiến tranh (chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh để lập lại hòa bình ở miền Bắc và chiến tranh thống nhất nước nhà)...
Chiến tranh - dù ở thời nào và với bất kỳ lý do nào đi nữa cũng dẫn đến sự thay đổi về nhân cách, sự đảo lộn các giá trị, sự phục hồi chậm chạp các căn nguyên văn hóa truyền thống, sự xâm hại từ nhiều phía đối với việc tái lập, phát triển lành mạnh các tri thức văn hóa, giáo dục... Nói “sự thay đổi nhân cách” chắc chắn sẽ gây sốc bởi chúng ta ít quen, ít muốn nghe thuật ngữ này nhưng đó là một thực tế của xã hội sau mọi cuộc chiến tranh.Thử hình dung người nông dân xưa quen với “việc cấy, việc cày tay vốn quen làm” nay lại phải quen với những công việc, hành động trong chiến tranh thì sự thay đổi quan niệm về giá trị là không thể không có. Câu hỏi nhẹ nhưng nhiều trăn trở khôn nguôi: Làm thế nào để đưa xã hội trở về với sự ổn định với các giá trị tốt đẹp đã có từ "ngày xưa" có từ trong lịch sử của dân tộc.
Con người có nhân cách và bản lĩnh phi thường TNT hiểu rõ, hiểu đúng đòi hỏi đó của lịch sử, của giống nòi: Việc rời bỏ ngai vàng để tìm đến với chân tu của ông không chỉ là tâm nguyện cá nhân mà là một tuyên ngôn, một sự định hướng, một phương cách thật hiệu quả để tái lập “ngày xưa”.
Sự hưng thịnh của Phật giáo thời Lý Trần đã được nhiều người nói đến nhưng tâm thức Phật tính thì hình như sự luận bàn vẫn là chưa đủ. Những chuyện xảy ra sau 30 năm lần một thật giống với sau 30 năm lần hai. TNT đốt tất cả thư hàng giặc bởi ông biết có những người bại trận là đồng bào của mình, TNT đau đớn than rằng đất nước bé bằng bàn tay, quan nhiều như thế dân làm sao sống nổi, TNT đứng từ đèo Hải Vân để nhìn thấy Mũi Cà Mau xanh vời vợi vì ông biết, để chống lại sự hung tàn của ngoại xâm, Việt điểu sào nam chi, tìm kiếm liên minh, mở rộng cõi bờ bằng con đường duy tình, thuận lý là điều cần và tốt...
Làm thế nào đưa người dân thoát ra khỏi mọi hệ lụy của 30 năm chiến tranh?; câu hỏi ấy đã được TNT cụ thể hóa bằng việc tiên phong mở đường cho Thiền phái mới - chấn hưng Phật giáo. Không quá lời khi nói rằng Cõi Phật là con đường duy nhất đúng, cần - cho đất nước sau 30 năm tàn khốc với cái chết và nỗi đau của hàng triệu con người...
Đến bài học của trả giá ngày nay...
Sự xuống cấp văn hóa sau 30 năm chiến tranh, nguyên do đầu tiên - cơ bản nhất là: Chúng ta đã duy trì quá lâu trong xã hội mới trạng thái cực đoan của thời chiến, vô hình dung tiếp nối tâm thức chiến tranh trong thời bình. Những sai lầm ấy đã được công cuộc đổi mới năm 1986 sửa sai nhưng thật ra, nhận chân về lịch sử cho thấy chỉ sửa sai nửa vời.
Bệnh thành tích có từ thời chiến tranh khi “vì động viên”, một chiếc máy bay rơi được 3 địa phương kể công nên tính thành 3 chiếc; trận đánh nào cũng thắng, sự tài giỏi không thể sai lầm là định hướng bất diệt... Và, thế là, một khi cái dối gian (bệnh thành tích) lên ngôi thì cái xấu, cái dối trá mặc nhiên hoành hành. Ít ai để ý rằng chỉ từ năm 1991, lần đầu tiên sản xuất vượt chỉ tiêu của kế hoạch còn 16 năm trước đó, thành công chỉ tồn tại trên giấy(!)?
Kinh tế thị trường ồ ạt “xông vào” mảnh đất mà các giá trị cũ mới còn lẫn lộn sáng tối đã phá nhanh, phá nát cái nền móng vốn chẳng lành lặn và chắc chắn gì từ thời chiến tranh để lại. Nguy hiểm hơn, người ta coi thường văn hóa, giáo dục bằng cách có rất nhiều mỹ từ nói và dạy về các giá trị ảo, trong khi đời thường không phải thế. Hàng chục năm nghề giáo phải sống trong nghèo túng thì làm sao giáo dục cất đầu? Người viết bài này nhiều tháng liền mỗi tuần đến chủ nhật lại phải đạp xe đạp hàng chục cây số để đi trồng sắn ở núi cao, khôi hài đến mức người ta đặt chệch tên cho ông lãnh đạo cao nhất của địa phương là “Bụi Sắn”. Bóng ma của “cách mạng văn hóa” thấp thoáng thì thần chết của đạo đức hiện về. Nhà thơ đứng ra quản giá lương tiền thì chẳng khác chi chuyện nhà văn đi làm toán. Cơ chế tiếp tục nương nhẹ cái sai, cái dở có nghĩa là cứ việc dở thêm đi. Sự chụp giựt các “giá trị” sống (quyền, tiền) đau đớn đến mức mới đây, Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng phải bày tỏ rằng thời nay người ta không còn e ngại cán bộ Đảng mà chỉ sợ người có tiền, có quyền...
Việt Nam không thể tụt hậu mãi hoài là mệnh lệnh của 90 triệu trái tim. Không thể xây dựng một nền văn hóa lành mạnh dựa trên nền tảng của sự dối trá. Trên VTV1, 18:10, 21.8.2012, GS Văn Như Cương đã nói rất hay rằng nếu cuộc thi (tuyển sinh đại học 2012) của hàng triệu người, vài điểm không môn sử, môn toán giống như vài hạt lúa sau khi xay xát là chuyện bình thường, nhưng trong mẻ gạo đó có đến 5.000 hạt điểm không thì không thể bình thường. Mọi sự tái lập, ước mong định hình văn hóa, giáo dục hiện nay chỉ nằm trong hai chữnói thật. TNT coi Phật giáo là rường cột thực ra chỉ là trở về với cái thật, cái thiện“Giới vọng ngữ” là một trong 5 điều cấm cốt lõi của Phật tính - không nói DỐI trong bất kỳ cảnh huống nào, điều kiện nào, thành công nào, sẽ đem đến giá trị THẬT của văn hóa và đạo đức; tức là hướng thiện từ bản chất. Tiếc thay, nói thật là hai chữ khó nhất, thời nay!

Thư mục vụ của Giám Mục Kon Tum số 78/2012


Kontumquehuongtoi xin giới thiệu Thư mục vụ của Giám mục Kon Tum gửi giáo dân giáo phận Kontum ngày 22.9.2012 vừa qua. Nguồn: http://giaophankontum.com/Tin-Tuc-508_Thu-muc-vu-cua-Giam-Muc-Kon-Tum-so-782012.aspx, ngày 26.9.2012: 

Dân dã vị ngon rau rừng


Lên Kon Tum, rất nhiều nhà hàng sang trọng lẫn nhà hàng bình dân, bạn đều có thể bắt gặp món rau rừng trong thực đơn, đây được xem là đặc sản ẩm thực của núi rừng. Rau rừng có vị rất đặc trưng: thơm hắc, giòn ngọt, thanh mát, thật hiếm có loại rau xanh nào sánh kịp.

Rau rừng xào tỏi
Mùa mưa trên Kon Tum kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, đó cũng là mùa của rau rừng. Những cơn mưa rả rích ngày này qua tháng khác đã thấm đẫm đất đai, đánh thức mầm rau vươn lên, trồi cái thân màu tím bóng, ngọn mập mạp, lá non xanh mơm mởn. Sinh trưởng nơi núi rừng nên rau rừng rát sạch, bạn không lo phải thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu,... Thành phần trong rau rừng gồm: axit béo (AB+)10%, Vitamin C 12%, amoniacid 12, cho nên rau rừng còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mạnh, tốt cho mắt, tốt cho những người bị bệnh cao huyết áp, giúp giảm hàm lượng mỡ trong máu và có thể ăn thoải mái mà không lo tạo ra chất dư xấu trong cơ thể. Loại rau này thường mọc trên rừng, lan tràn trên bờ suối, hốc cây, thành đám rộng dưới những tán cây rừng râm mát. Đồng bào miền núi sau khi đi nương rẫy về thường tranh thủ hái nắm rau rừng, ít quả cà đắng, vài con cá suối cho vào gùi mang về để chế biến món ăn cho gia đình.Đến thời kỳ chiến tranh, bộ đội thiếu thốn cái ăn, cũng học theo đồng bào dân tộc, ăn loại rau này, lạ miệng mà rất ngon lành. Thế rồi, rau rừng cứ thế lan tràn xa rộng, trở thành món ăn đặc sản của núi rừng. 

Canh cua rau rừng
 
Trót mê mệt vị ngon của loài rau núi rừng, tôi lân la hỏi thăm người đầu bếp của nhà hàng Thủy Tạ (Thi Sách, TP. Kon Tum), được ông tiết lộ những món ăn chế biến từ rau rừng: rau rừng luộc, rau rừng xào tỏi, rau rừng xào thịt bò, canh cua rau rừng, cầu kì thì có rau rừng muối chua, rau rừng bóp gỏi gà,…Món luộc hoặc hấp đơn giản nhất nhưng xem ra lại là món có thể cảm nhận vị ngon của rau rừng một cách trọn vẹn nhất. Rau rừng khi còn tươi không có mùi vị gì đặc biệt, chỉ khi chế biến xong mới có vị thanh mát, giòn sần sật, rất dễ ăn. Đóng “cặp bài trùng” của rau rừng phải kể đến mắm cua muối (làm từ cua đồng giã nát, lọc xác, lấy nước rồi đem muối vài ngày). Gắp một cọng rau xanh mượt, chấm đẫm mắm cua màu vàng óng, thơm lừng, thật khó có món rau cao cấp nào vượt qua được vị ngon này. Nếu không có mắm cua, bạn có thể thay thế bằng mắm sặc (một loại mắm được từ thịt ba chỉ xắt nhỏ chưng với mắm cá, hương vị rất đạm đà). Chỉ một dĩa rau rừng và chút mắm cá sặc cũng làm nên bữa ăn ngon lành. Món canh cua rau rừng cũng ngon không kém, phải tìm đúng loại cua đồng, mà những người đồng bào dân tộc thiểu số hay bán dạo ở các tuyến đường Trường Chinh, Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ,… Loại cua này nhỏ nhưng nhiều gạch, và vị ngọt đậm đà, còn loại cua mang từ Bình Định lên tuy lớn nhưng xác chứ không ngọt, bát canh không thơm. Giã cua xong bạn lọc bỏ bã, đun sôi nước cốt cua lên, cho gạch vào để lửa nhỏ liu riu cho gạch cua đông lại thành tảng. Sau đó nhẹ nhàng thả nắm rau rừng vào, khoảng 3 phút sau tắt bếp, bạn có ngay bát canh cua rau rừng ngon lành, mát ruột.
 
Trước đây, rau rừng chỉ có thể tìm thấy ở những cánh rừng hoặc bờ suối trên huyện Đăk Glei, Kon Rẫy, Kon Plông. Nhưng trước nhu cầu lớn của thị trường, rau rừng đã được đem về thành phố, trồng đại trà ở trong vườn. Lên thành phố Kon Tum, bạn sẽ thưởng thức đặc sản rau rừng ở nhà hàng Cơm niêu (đường Lý Thường Kiệt), Thủy Tạ (đường Thi Sách), Hiệp Thành (đường Nguyễn Huệ),.. Bạn cũng có thể mua rau rừng chưa chế biến tại chợ Duy Tân (đường Duy Tân), hoặc những sạp rau củ ở chợ Lớn (đường Trần Hưng Đạo),…Tuy nhiên, hình như thiếu “khí trời” nên rau được trồng cũng không được xanh mướt, và kém đi vị đậm đà, ngon ngọt như rau ở trong rừng.
 
Hà Oanh
(Nguồn: CTTĐTTKT)

Trên thượng nguồn Đăk Bla


Hơn nửa ngày đường hòa mình trong khoảng trời xanh bao la của đồi ngô, lúa, sắn hay những lúc khom mình lách qua vạt rừng le, rừng thưa…Rồi thật sung sướng khi thấy mình đang đứng trước cây cầu treo tre nứa hay trên đỉnh một ngọn núi cao để cảm nhận những cơn gió mơn man ve vuốt đang thổi từ cánh rừng già xanh thẫm xa xa và ngay bên dưới là dòng Đăk Bla như một chiếc khung tranh màu trắng khổng lồ uốn lượn làm tôn thêm bức tranh thiên nhiên đủ gam màu sống động ấy... Đường lên thượng nguồn Đăk Bla thật thi vị vô cùng…

Cầu treo Kon Bãh dài hơn 50m bắt qua sông Đăk B’Từng
như một chiếc võng lớn treo lơ lửng giữa rừng xanh.

Để lên được thượng nguồn sông Đăk Bla thì có nhiều cung đoạn và đường mòn nhỏ khác nhau... Quý khách có thể bắt đầu từ cầu treo Kon Klor; từ phía sau làng KonJơRi hay từ làng Kon K’tu. Nhưng có lẽ điểm lí tưởng nhất là xuất phát từ làng Kon K’tu đi ngược lên vì đây là cung đoạn phù hợp nhất cho một ngày dã ngoại vui vẻ mà vẫn còn sức khỏe để cảm nhận hết những điều lí thú đang chờ đợi phía trước...
Men theo con đường nhỏ phía cuối làng đi ngược lên dòng sông đang cuồn cuộn trôi và một bên là vách núi đá thẳng đứng. Quý khách có thể cảm nhận được hơi lạnh vẫn còn lẩn khuất trong lùm lá chưa tan hay bụi nước được phả lên từ khúc sông đang luồn dưới những tảng đá ngầm làm nước sôi lên tung tóe ngay bên cạnh con đường. Đi khoảng 2km nữa, quý khách sẽ vượt qua một con suối nhỏ vắt ngang qua đường đang đổ ra sông, trước khi leo lên một con dốc nhỏ. Nhìn sang bên kia đồi là rẫy sắn rộng đến vài héc ta và ngay dưới chân là những thửa ruộng bậc thang mà nguồn nước duy nhất cung cấp cho những thửa ruộng là từ quả đồi ấy. Nhưng có lẽ thú vị nhất là một là một căn chòi nhỏ đơn sơ như một nét chấm phá trong khoảng xanh bao la mênh mông đó, có lẽ là nơi nghỉ ngơi của chủ nhân sau những lúc lao động mệt nhọc và cũng là nơi vô tư đón những khách bộ hành qua đường muốn dừng lại để hít thở không khí trong lành hay muốn trò chuyện đôi câu với chủ nhân của nó… 
 
Căn chòi nhỏ như một nét chấm phá giữa không gian xanh.
 
Tiếp tục lên đường, quý khách sẽ gặp một ngôi làng nhỏ, đó là làng Kon K’Tu Mới vừa được thành lập theo chính sách giãn dân. Từ đây du khách sẽ leo lên đỉnh núi HPling, với độ cao khoảng 1.100m so với mặt nước biển, có lẽ là nơi thử thách lớn nhất trong suốt cuộc dã ngoại, độ dốc hơi đứng khiến cho những ai không quen sẽ toát mồ hôi, thở dốc rất nhiều. Nhưng điều đó sẽ qua nhanh khi thấy mình đã ở trên đỉnh núi, cảm giác vừa chinh phục độ cao, được đứng lên đỉnh núi cao phóng tầm mắt về bốn phía chỉ thấy màu xanh mênh mông, ngút ngàn tầm mắt …. Những cơn gió nhẹ như đang mơn man ve vuốt mát lành làm khô nhanh những giọt mô hôi trên áo và dường như cũng giúp ta nạp thêm một nguồn năng lượng mới…
 
Trên đỉnh là một con đường mòn quanh co nhưng khá bằng phẳng, chạy xuyên qua một vạt rừng thưa. Người hướng dẫn vừa đi vừa giới thiệu rất tỉ mỉ về từng loại cây khác nhau, nhất là những cây của người bản địa ưa thích dùng để làm nhà, làm nông cụ sản xuất, săn bắn…và nhóm cây có thể  ăn được như rau rừng, đọt mây…hay cách đặt và tránh những bẫy sóc, bẫy heo rừng…Rồi cả sự bí hiểm của những dấu nguệch ngoạt, cũ có, mới có được khắc vội trên những cây rừng, thì ra đó là sự đánh dấu sở hữu của những chủ nhân, khi thấy dấu hiệu như vậy thì biết là cây đã có chủ và người đến sau sẽ không giờ chặt cây đó, cho dù sau bao nhiêu năm “người chủ cây” đã qua đời nhưng cây ấy sẽ vẫn được cộng đồng tôn trọng và nhắc nhở cho con, cháu người đó biết để chặt nếu có nhu cầu…
 
Hai du khách nước ngoài vui vẻ tươi cười trên con đường nhỏ
bắt đầu vào rừng Lồ ô đẹp như tranh vẽ.
 
Điều thú vị nữa là vừa qua khỏi vạt rừng thưa, du khách sẽ gặp con đường nhỏ băng qua khu rừng Lồ ô bạt ngàn, dày đặt, ngút ngàn. Đi dưới rừng lồ ô rợp bóng mát rượi, có chỗ tán lá đan xen che khuất không thấy ánh nắng xuyên qua, thỉnh thoảng người dẫn đường ra hiệu dừng lại để chặt bớt những cây đâm ra cản lối…
 
Qua khỏi rừng, quý khách chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi thấy trước mắt mình là một rẫy lúa khá lớn, nằm giữa khu rừng già bao la và vài ngôi nhà sàn xinh xắn nép mình bên bìa rừng làm chúng ta liên tưởng ngay đến một đôi uyên ương nào đó đang tận hưởng cuộc sống hạnh phúc, ngày đêm tự tại, vui vẻ với gió núi, trăng rừng…chẳng khác gì những chuyện tình đẹp được các nhà văn mô tả trong sách báo…
 
Một căn nhà sàn nhỏ bên bìa rừng là nơi nghỉ ngơi của
cả gia đình trong suốt mùa rẫy.
 
Đi tiếp một đoạn đường chỉ vài trăm mét nữa là đến điểm dừng chân nghỉ ngơi nhưng cũng khá vất vả, nếu không có người dẫn đường thì khó có thể đến đích một cách nhanh chóng vì phải băng qua những thảm cỏ tranh cao quá đầu người, lối đi thì rất nhỏ, nhiều chỗ không còn nhận ra dấu vết con đường mòn, có lẽ lâu lắm không có người qua lại nơi này.
 
Cảm giác bị rừng cỏ tranh bao vây sẽ bay biến khi trước mắt du khách là cây cầu treo bằng tre, nứa truyền thống như “chiếc võng khổng lồ” được tạo hóa mắc qua dòng sông chứ không phải do bàn tay con người tạo nên. Cầu treo khá dài và xinh là nơi đi lại thường xuyên của làng người Ba Na tên là Kon Bãh nằm trên đỉnh ngọn núi phía bên kia sông, thuộc tỉnh Gia Lai và là con đường đi tắt của các buôn làng ở xa mãi tận huyện Kbang muốn đến Kon Tum bằng con đường rừng ngắn nhất.
 
Điều đặt biệt nữa là dòng sông, tên gọi Đăk B’Từng là ranh giới giữa hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, luôn sẫm màu dù mưa hay nắng. Sông được bắt nguồn từ một vùng nào đó của tỉnh Gia Lai rồi đổ về dòng Đăk Bla huyền thoại. Chỗ ngã ba sông, nơi tiếp giáp với dòng Đăk Bla lúc nào cũng thấy rõ màu đỏ thẫm của Đăk B’Từng trước khi hòa mình vào dòng sông lớn…Có phải vì sự gặp nhau kì lạ này không mà người Ba Na quanh vùng đã nghĩ là hai dòng sông như đang đánh nhau và từ Đăk Bla được bắt nguồn từ đây…?!.
 
Du khách xuôi thuyền độc mộc từ trên thượng nguồn Đăk Bla.
 
Và bên ngã ba sông ấy là một không gian hùng vĩ vô bờ, dòng Đăk Bla luôn tươi xinh bên cạnh những ngọn núi cao được bao bọc bởi rừng cây xanh biên biếc. Ngồi trên một cái sạp giữa rừng hay trải khăn ngồi ăn trưa ngay trên bãi cát mịn màng sạch sẽ, cảm giác được nghe tiếng nước chảy, tiếng chim kêu, những cơn gió trời mát lạnh, nhắm mắt một chút để có thể cảm thấy cuộc sống thật là tuyệt …mọi muộn phiền, ồn ào như biến mất… và sau hoặc trước bữa trưa du khách có thể đầm mình trong làn nước trong vắt hay có thể theo những thanh niên Ba Na chèo xuồng đánh bắt cá tôm, sùng cát, dế, chuột…Đặc biệt là xem cách họ chế biến. Thông thường là họ sẽ nướng hay bỏ vào ống lồ ô vài lá chua, chát hái được ven sông, suối hay trong rừng cộng với ít muối, trái ớt rồi lấy lá nhét lại đem nướng trên lửa khi thấy sôi một lát là có thể mang ra ăn kèm với cơm gạo lức mang sẵn…Cùng với cách nấu ấy là những món ăn sẽ làm du khách nhớ mãi như tôm sông nấu với tổ kiến vàng hay sùng đất nấu với lá chua… hương vị khiến người khác phải chú ý và ấn tượng khó phai khi được mời nếm thử…
 
Tạm biệt bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp trở về làng trên những xuồng độc mộc được khoét bằng một thân gỗ lớn, tiếp tục khám phá không gian xanh dọc hai bên bờ sông. Những bẫy tôm, cá thật đặc biệt với lá mì hay bã rượu cần được bỏ vào bẫy để dụ tôm cá đến. Hay lúc chiếc xuồng nhỏ vượt qua thác Mốp, thác Hlai trong dòng nước chảy xiết khiến trái tim như chùng lại rồi sau đó lại lập tức vỡ òa khi xuồng được người chèo là chàng trai Ba Na khỏe mạnh với đôi tay rắn chắc, đầy kinh nghiệm lách qua những khe đá đang nhô lên, chọn dòng nước nhỏ đủ đưa xuồng vượt qua cơn nước dữ…
 
Xuồng sẽ đưa du khách trở lại điểm xuất phát là làng cổ Kon K’Tu hoặc KonJơRi trong khoảng khắc hoàng hôn đẹp nhất. Du khách có thể thả bộ một chút trên bãi cát rộng ven sông, trò chuyện cùng các em nhỏ, ngắm cảnh sinh hoạt đời thường độc đáo chỉ có ở nơi này … 
 
Quả là một không gian tươi đẹp và những trải nghiệm thú vị trong một ngày trekking dã ngoại…không có ngôn từ nào diễn tả được hết những cảm xúc của một người khi chính mình trải qua những điều tuyệt vời ấy..Nhưng có một điều chắc chắn là khi Du khách đã lên xe trở về phố thị, còn hồn  mình vẫn ở lại trên thượng nguồn Đăk Bla.
 
Bài, ảnhTường Lam
(Nguồn: CTTĐTTKT)

Vị ngọt núi rừng từ Thịt khô gác bếp


“Ghè rượu cần được bưng ra giữa sàn nhà, bên cạnh là đĩa Thịt khô gác bếp thơm lựng, hương vị quá sức hấp dẫn. Đưa miếng thịt vào miệng, cảm giác hơi cứng nhưng vị ngọt thơm đậm đà, nhai kỹ lại có cảm giác bùi bùi, ngon lành. Chạm môi vào chén rượu cần làm từ kê, cảm giác ấm sực lan tỏa cả người… Thịt khô gác bếp có vị thơm rất đặc trưng, vị ngọt ngon như thịt tươi hòa quyện cùng mùi khói đặc trưng và cay cay, nồng nồng của gia vị”.

Hãy một lần ghé thăm núi rừng Kon Tum, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức nét ẩm thực độc đáo tuyệt vời đó của đồng bào dân tộc nơi đây. Thịt khô gác bếp có thể được chế biến từ các loại thú rừng: nai, lợn rừng, bò, chuột,… Nhưng theo nhiều người “sành ăn” cho biết loại thơm ngon nhất, “ăn một miếng nhớ hoài” chính là thịt nai và thịt bò, 2 loại thịt này ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm ngọt hơn cả thịt gà, khi được “gác bếp” rồi thì ngọt lịm.

Thịt bò gác bếp sau 2 tháng được đem ra đãi khách

Tôi nhớ mãi lần đi công tác trên huyện Đăk Glei trong cơn bão số 9 vào đầu tháng 10 năm 2009. Những cơn mưa lớn ồ ạt, khiến nước sông dâng cao, gió rít ầm ầm trên những tán cây rừng già, trời đất mờ mịt trắng xóa một màn mưa. Không thể trở về thành phố, tôi đành ở lại nhà một người bạn người bạn ở xã Đăk Man (Đăk Glei). Co ro trong cái rét của cơn bão, cha người bạn vội vàng đốt lửa cho chúng tôi sưởi ấm, thoáng chốc căn nhà bằng gỗ bập bùng trong ánh lửa hồng ấm áp. Đợi chúng tôi nghỉ mệt xong xuôi, ông tháo từ trên gác bếp xuống một gói nhỏ màu nâu đen, giới thiệu với tôi: “Đây là thịt nai gác bếp, nhà chúng tao thích mày lắm nên mới mang xuống ăn đấy”. Nói rồi ông vùi nhanh vào tro bếp đang nóng độ 10 phút mới rút ra, lấy chày gỗ đập nhỏ, lúc này một mùi thơm nhẹ tỏa ra xung quanh, khiến cái bụng cả ngày chưa ăn gì của tôi “gào réo biểu tình”. Ghè rượu cần được bưng ra giữa sàn nhà, bên cạnh là đĩa Thịt khô gác bếp thơm lựng, hương vị quá hấp dẫn. Đưa miếng thịt vào miệng, cảm giác hơi cứng nhưng vị ngọt thơm đậm đà, nhai kỹ lại có cảm giác bùi bùi, ngon lành. Nhâm nhi thêm chén rượu cần làm từ kê, cảm giác ấm sực lan tỏa cả người. Thịt khô gác bếp có vị thơm rất đặc trưng, vị ngọt ngon như thịt tươi hòa quyện cùng mùi khói đặc trưng và cay cay, nồng nồng của gia vị.
 
Đằng sau vẻ khô cứng nâu đen là vị ngọt đậm đà của Thịt nai gác bếp
 
Bên bếp lửa bập bùng, giữa một đêm mưa bão, người cha già kể rằng Thịt gác bếp là món ăn có từ lâu lắm rồi, từ khi họ sinh ra đã thấy gác bếp có những xâu thịt ám màu bồ hóng. Tuy nhiên, vì nguyên liệu của món này không sẵn (thường là khi đi săn thú rừng được con lớn mới xẻ thịt để dành được), và thời gian chế biến khá lâu (ít nhất là 2 tháng) nên Thịt gác bếp được để giành cho những dịp lễ hội, tết hoặc khi có khách quý đến nhà, người đồng bào mới đem ra đãi khách.
 
Về cách chế biến Thịt gác bếp cũng lắm công phu, có 2 công đoạn chính là tẩm ướp gia vị và đem gác bếp. Nguồn nguyên liệu là thịt lợn rừng, thịt chuột, thịt nai, thịt mang (một loài thú nhỏ gần giống con nai, thịt rất ngon),… Sau khi giết thịt thú rừng và làm sạch, đồng bào sẽ lọc các thớ thịt ra thành từng miếng có chiều rộng khoảng 7-8 cm, chiều dài khoảng 15 cm và dày khoảng 2-3 cm, lấy chày gỗ dần cho thật mềm. Băm nhỏ các gia vị sả, gừng, tỏi, ớt, trộn đều với muối cho vừa đậm. Đặc biệt, trong các loại gia vị không thể thiếu hạt tiêu rừng (còn gọi là hạt mắc khén) có vị thơm nồng, cay xé lưỡi. Ướp thịt trong vòng 3 tiếng cho thấm đẫm gia vị, sau đó buộc lạt treo lên gác bếp để hong khói. Dưới sức nóng của lửa và bồ hóng bám, miếng thịt sẽ dần teo khô lại, phủ một lớp bề ngoài màu nâu đen. Cứ để như vậy khoảng 2 tháng là ăn được, trên miếng thịt còn lấm tấm những hạt gia vị. Thịt gác bếp được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được trong thời gian lâu dài. Khi tháo xuống ăn, đồng bào đem nướng sơ qua trên than củi hoặc vùi trong tro bếp một lúc cho thịt nóng lên, xé tơi ra thành từng miếng nhỏ. Đã có miếng Thị khô gác bếp ngon lành đến dường này thì gia vị để chấm cũng không thể “cẩu thả” mà làm đơn giản được, sẽ làm giảm đi cái ngon tuyệt vời trước mặt. Lý tưởng nhất là muối tiêu rừng lá é (một loại lá gia vị đặc trưng thường mọc ven bờ suối, quanh con nước). Lá é vị hơi hăng hắc, hòa cùng với vị mặn của muối, tăng thêm vị ngon trọn vẹn cho miếng thịt khô gác bếp. Nếu khó tìm được lá é thì dùng tạm lá rau càng cua giã nát cũng được, tuy nhiên mùi vị càng cua nhạt chứ không đậm đà như lá é.
 
Những mùa mưa trên cao nguyên dài đằng đẵng, trong những căn nhà sàn gỗ nâu, dưới ánh lửa khuya bập bùng, nhai chầm chậm miếng Thịt khô gác bếp, thỉng thoảng rít một hơi rượu cần, còn niềm vui nào hơn?!
 
Thưởng thức Thịt gác bếp là một trải nghiệm thú vị về văn hóa ẩm thực độc đáo, đem lại những dư vị sâu đậm về núi rừng Kon Tum. Bên ghè rượu cần, miếng Thịt khô gác bếp như được gia thêm vị ngọt đậm đà, ấm nóng, những câu chuyện mộc mạc trở nên lung linh, huyền bí như chính sức mạnh trong mảnh đất cực bắc Tây Nguyên xinh đẹp này.
 
Hà Oanh
(Nguồn: CTTĐTTKT)

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Bao giờ 'Trên cành khô hoa nở'



Đỗ Trung Quân
Viết từ Sài Gòn

Ca sĩ Khánh Ly
Ca sĩ Khánh Ly đã hai lần về thăm nhưng chưa diễn ở Việt Nam từ sau 1975

Ca khúc lừng lẫy ngay khi ra đời “Diễm xưa” của Trịnh Công Sơn tiếc thay lại không phải ấn tượng dữ dội nhất với một thiếu niên 15 tuổi.
Tiếng hát của Khánh Ly trong ký ức tôi khi đang lớn lại luôn gắn liền hình ảnh một thành phố Sài Gòn vắng lặng của giới nghiêm, ầm ì tiếng đại bác vọng về và ánh hỏa châu trôi lững lờ, thắp sáng chỉ trong khoảnh khắc cái khoảng sân đầy bóng tối của nhà mình những năm Mậu Thân 1968.
Đêm đêm áp tai vào hầm cát nghe tiếng hát Khánh Ly vẳng từ đâu đó bên hàng xóm “Đại bác đêm đêm dội về thành phố người phu quét đường dừng chổi đứng nghe…” buồn , đẹp và u uất khó giải thích với một người chưa đủ trưởng thành.
Nhưng cứ thích áp tai nhiều đêm như thế vào thành vách ẩm ướt của hầm cát nồng mùi chiến tranh. Có lẽ chúng tôi là thế hệ không có tuổi trẻ hay đúng hơn là một tuổi trẻ vội vàng đi qua trong nhiều thảng thốt. Cái chết, bom đạn không còn nơi ruộng đồng xa thẳm. Nó vào thẳng thành phố ngổn ngang xác chết từng ngày.
Vài chục năm sau hòa bình. 1997, tôi và một vài bạn bè đồng nghiệp khác lại thu xếp giấy tờ, vật dụng rời khỏi tờ báo đang rất lừng lẫy của Sài Gòn: Báo Tuổi Trẻ.
Cuộc ra đi chỉ vì ba nhân vật. Hai còn ở nước ngoài, một đã về để trình diễn nghệ thuật: Nhạc sĩ Phạm Duy, Khánh Ly và Thủy - Ea Sola tác giả của “Hạn hán & cơn mưa” vở múa mà các nhân vật hầu như bất động hoàn toàn lại gây thành những cơn chấn động gây tranh cãi về “vấn đề tư tưởng”. Lên án vở múa đương đại ấy tạo thành cơn sóng lớn trên truyền thông và báo chí ngày ấy.
Chúng tôi ở phía ủng hộ sự hòa giải và sáng tạo trong nghệ thuật. Cầm đèn chạy trước ô tô rồi. Phải ra đi thôi. Nhưng đấy chỉ là giọt nước tràn ly. Trước đó là những bài viết của Tuấn Khanh, người sẽ thành nhạc sĩ tên tuổi sau này.
Anh và tôi cùng quan điểm ủng hộ sự trở về của nhạc sĩ Phạm Duy và nhắc đến giọng hát Khánh Ly trong những bài viết có liên quan đến nhạc Trịnh thời đểm ấy. Khi đó, trong bài báo hai cái tên ấy luôn phải viết tắt: PD – KL.
Nhưng viết tắt những nhân vật được xem nằm trong phạm trù “ tabu – cấm kỵ ” những năm 1995 – 1996 cũng đã là hé lộ quan điểm riêng của mình.
Sự phản ứng có ngay trong Tuổi Trẻ và cũng đến từ Hội âm nhạc thành phố. Không thể chọn thái độ “nói ngược lại” những điều mình đã viết. Chúng tôi khoác vai nhau ra khỏi cổng tờ báo mình yêu quý và cũng đã góp phần cho manchette vững mạnh của nó.
Khánh Ly trong một hình tư liệu
Chuyện cũ, nhắc lại trong tinh thần không hờn giận ai. Hàng chục năm đã qua. Những nhân vật không đồng quan điểm ngày xưa với chúng tôi, nay có nhiều người đã gặp gỡ, ca ngợi tác phẩm và sự đóng góp lớn lao của Phạm Duy với nền âm nhạc Việt Nam. Đấy cũng là điều công bằng và dù muộn màng cũng vẫn là điều đáng quý trong cái tinh thần hòa giải mà không ít người phải chịu trả giá.
Cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài 30 năm đã để lại cho thành phố Sài Gòn, đồng thời cũng là thủ đô của Nam Việt Nam những hệ lụy thuộc về lịch sử. Đấy là thành phố “được" giải phóng và trước khi “được giải phóng” ngay trong lòng của nó đã có những cuộc tương tàn. Những cuộc chống cộng bên cạnh những phong trào phản chiến chống Mỹ.
Âm nhạc không ra khỏi cuộc chiến tranh ấy. Nếu có phong trào “Hát cho đồng bào tôi” mà ý thức hệ chính trị nghiêng rõ về cánh tả, thì phong trào Du ca mà Phạm Duy như một trong những thủ lĩnh uy tín cũng như một đối trọng nặng ký. Sau 1975, những nhạc sĩ phong trào sinh viên học sinh chính thức lộ diện là những đảng viên cộng sản thì những nhạc sĩ phía bên kia chiến tuyến nhiều người cũng vác balo vào trại cải tạo hay âm thầm “Gánh dầu ra biển”.
Nhiều chục năm sau. Khi chính sách trong nước đã phần nào thay đổi, những ân oán cũ tưởng đã phai nhạt với thời gian. Nhưng không hẳn thế. Chính sách là ở nơi cao vời. Phép vua vẫn thua lệ làng, những ân oán vẫn nằm ngay trong lòng người. Kêu gọi hòa giải không dễ dàng và đơn giản và dù cả hai phía trong nước lẫn hải ngoại theo thời gian đều đã có những cuộc đi lại, ca hát tưởng rất đương nhiên và bình thường. Nhưng sóng ngầm ân oán vẫn còn cuộn chảy đâu đó ở nơi này nơi kia.
Cuộc chiến vẫn để lại những vết thương trong lòng người
Những Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập v.v. nay đang là chức sắc của Hội âm nhạc Việt Nam chắc chắn không bao giờ có mặt trong những đêm ca khúc của Phạm Duy hôm nay tại Sài Gòn. Không khó hiểu và cũng không thể trách họ. Nhưng nó lý giải phần nào câu hỏi tại sao người này thì được, người nọ thì không?
Dù đã về Sài Gòn hai lần nhưng đều trong im lặng, Khánh Ly rồi cũng sẽ có ngày sau những đêm ca hát lại thong dong đi dạo trên đường phố Sài Gòn thăm lại phố phường và cái phòng trà mang tên chị ngày xưa trên đường Tự Do nay là Đồng Khởi. Hay lặng lẽ thắp một nén hương trước mộ phần của người nhạc sĩ đã song hành cùng chị trên con đường nghệ thuật chưa từng đứt quãng.
Đông đảo người yêu mến giọng hát chị hẳn cũng mong điều ấy sớm thành. Nhưng để sớm thành thì trong lòng những con người nào đó đang cầm nắm tư tưởng, chính trị, nghệ thuật của thành phố Hồ Chí Minh bỗng một hôm nhận ra để kêu lên thảng thốt “ A! Trên cành khô hoa nở [Phạm Duy]”.
Mà điều ấy vẫn còn xa vời lắm.


Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

TRUNG THU XƯA - NAY...



Lồng đèn vỏ lon nhôm

Sắp đến Tết Trung Thu. Trăng tháng tám ÂL nhô lên quá nửa. Trong xóm đã lác đác nghe tiếng trống của bọn trẻ, và ngoài phố thì đèn trung thu được bày bán muôn màu muôn vẻ...
Hai đứa con nhỏ của tôi bắt đầu giục:
-Ba mua lồng đèn cho con đi!
-Chưa tới Tết Trung Thu mà con.
Con em nhỏ nhanh nhảu:
-Chớ khi nào tới hả ba?
-Khi nào con thấy trăng trên trời kia tròn thật tròn. Bây giờ trăng mới hơn một nửa mà con.
Thằng anh có vẻ "lém" hơn:
-Thì ba mua trước đi cũng được.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

LỄ GIỖ GIÁP 4 NĂM CHA CỐ TÔMA LÊ THÀNH ÁNH - KỂ CHUYỆN TRUYỀN GIÁO NGÀY XƯA



NGÀY 27.09.2012 - TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN CHO LINH HỒN 
CỐ LINH MỤC TÔMA LÊ THÀNH ÁNH
LỄ GIỖ GIÁP 4 NĂM (27.09.2008-27.09.2012).
XIN CHÚA THƯƠNG CHO LINH HỒN CHA CỐ TÔMA ĐƯỢC SỚM HƯỞNG NHAN THÁNH CHÚA.




_____________________________________


KỂ CHUYỆN TRUYỀN GIÁO NGÀY XƯA


(Trích tự thuật của Cha cố Tôma)

Lm. Thomas LÊ THÀNH ÁNH

Sinh ngày 5 tháng 5 năm 1919, tại Họ đạo Tân Hương, làng Tân Hương, Tỉnh Kon Tum.
Cha: Philipphê Lê Bảo
Mẹ: Anna Nguyễn Thị Quế
Học Chủng viện Làng Sông Qui Nhơn (Bình Định) từ năm 1932 đến năm 1940.
Học Đại Chủng viện Qui Nhơn tại Qui Nhơn: Triết học từ năm 1940 đến 1942, Thần học từ năm 1944 đến 1948.
Dạy học Tiểu Chủng viện KonTum từ năm 1942 đến năm 1944.
Chịu chức Cắt tóc:  - 20/4/1949 do tay ĐGM Gioang Sion (Khâm) 
Giữ cửa và Đọc sách:     27/4/1949   -    -         -          -         -                       
Trừ quỉ và Giúp lễ:         27/4/1949   -    -         -          -         -     
Trợ Phó tế:                    28/5/1949    -    -         -          -         -     
Phó tế:                          28/5/1949   -     -         -          -         -     
Tp Linh mục:                 26/6/1949  -    -         -          -         -         
tại nhà thờ Chính tòa Kon Tum.

Tết Trung thu và những phong tục của ngày trung thu





Nguồn gốc:
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh lúa nước có khởi nguồn từ đồng bằng sông Hồng. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Sau này người Hoa tiếp nhận từ văn hóa Việt và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Sau này khi chiếm Trung Nguyên và Nam Dương Tử nhà Hán cũng du nhập luôn những nét văn minh gốc nông nghiệp của người Việt bởi vốn dĩ văn minh Hán là văn minh du mục và trồng khô. Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Hoạt động chính
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".


Ngắm trăng
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Làm đồ chơi Trung Thu
Mặt nạ và đèn ông sao là hai loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu. Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp (1976 - 1986), các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như : đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước.
Rước đèn
Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu.

Múa lân

Ảnh hiếm về tết Trung thu thời xưa



Đây là những hình ảnh ghi lại cảnh vui trung thu thời xưa... 
trong số những bộ sưu tập của Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp 
(École Francaise d’ Extrême - Orient)
Đám con trẻ hào hức với Tết trung thu thủa xưa
Đèn lồng, đèn cá chép, đèn kéo quân luôn làm những đứa trẻ thèm thuồng
Đèn hình con cua là ước ao của bọn trẻ cả tháng trời trước Tết trung thu
Đủ các món đồ chơi được bày bán ở những khu chợ xưa
Múa lân trung thu xưa
Một cửa hàng thực phẩm thời xưa, nay chỉ còn là dĩ vãng
Mâm cỗ trung thu xưa có đầy đủ các loại trái cây
Theo Giáo dục Việt Nam