Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

NHÀ THỜ XỨ TÔI




 HỘI NGỘ KON TUM LẦN IV ngày 05.06.2018, bà con thân tộc sẽ gặp nhau tại Ngôi Nhà Thờ Tân Hương, Kon Tum, số 92 Nguyễn Huệ, Tp. Kon Tum. Đây là một ngôi thánh đường cổ kính, là nơi chôn nhau cắt rốn của nhiều thế hệ dân Kon Tum và nhiều người xa xứ, trong nước Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Nhân dịp đặc biệt này, Kontumquehuongtoi xin gửi đến bà con đôi nét lịch sử nhà thờ và đôi dòng tâm tình sâu nặng với quê hương Kon Tum nói chung, với giáo xứ Tân Hương nói riêng. Mong gặp bà con thân tộc, anh em chú bác trong NGÀY HỘI NGỘ, cùng nhau tạ ơn Chúa và thắt chặt tình bà con, tình quê hương xóm làng.
Xin kính mời...


NHÀ THỜ XỨ TÔI


“Nếu ta khắc vào cẩm thạch, nó sẽ biến tan.
Nếu ta khắc vào bảng đồng, thời gian sẽ xóa nhòa.
Nếu ta cất nhà thờ, nó sẽ thành tro bụi.
Nhưng nếu chạm vào hồn con người, ghi khắc vào đó những
nguyên tắc căn bản: Kính Chúa Yêu người, tức là ta
đã chạm vào tấm bảng sẽ muôn đời rạng rỡ”.
(Daniel Webster)

Nhà thờ Tân Hương, Kon Tum năm 1933

Khi tôi sinh ra, ngôi Nhà thờ đã có từ rất lâu rồi. Ba má, chú bác, cô dì tôi chào đời, đều được ông bà nội–ngoại đưa đến Nhà thờ lãnh nhận Phép Rửa tội. Ông nội tôi từ đồng bằng lên Kon Tum hồi còn niên thiếu, có lẽ ông Cụ đã hoà vào dòng người gồng gánh thượng sơn vào cái thời Đạo bị cấm cách dưới miền xuôi, theo con đường Thầy Sáu Do khai mở.

Sau này chúng tôi có hỏi ông về họ hàng thân thích dưới quê, ông chỉ mỉm cười, không còn nhớ một ai! Chỉ biết quê quán ở Đồng Hâu, huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định, một mình theo lên giúp các Cha từ nhỏ.

Rồi ông nội tôi sánh duyên với một thiếu nữ cùng làng, nết na thuỳ mị, con gái của ông Trùm Họ Gò Mít (Trùm Tài), cũng là Chánh tổng Tổng Tân Hương thời đó (tiền thân thành phố Kon Tum ngày nay). Hai người chịu thương chịu khó, khai khẩn lập điền, tạo dựng nhà cửa. Đứa con đầu lòng ra đời (mang tên thánh Martial) được ĐGM tiên khởi giáo phận Kon Tum (lúc đó còn là linh mục) rửa tội và đỡ đầu, hai người liền hiến dâng cho Chúa để trở thành Linh mục. Ông nội tôi qua đời năm 1975 ở tuổi 97.

Tôi kể đôi điều về ông bà tôi, để hiểu vì sao cuộc đời tôi đã gắn bó với làng quê Tân Hương và với ngôi Nhà thờ giáo xứ tôi.
       
  Nhà thờ Tân Hương năm 1939

Năm lên 12 tuổi, tôi xin vào Hội giúp lễ. Ngày ngày gần bên cung thánh mới có dịp khám phá về ngôi Nhà thờ. Trong trí óc trẻ thơ, ngôi Nhà thờ là một công trình thật vĩ đại và tôn nghiêm. Dần dần tìm hiểu tôi mới biết đây là ngôi Thánh đường thứ tư của giáo xứ còn đến ngày nay, được đại trùng tu vào năm 1906, do Cố Ngự (Demeure) Cha xứ lúc đó đốc công. Giáo dân Kinh-Thượng phải dùng voi, trâu bò, ngựa...kéo gỗ tận cánh rừng bên kia sông Dakbla, xuôi dòng cập bờ, rồi vượt dốc, chuyển về từng cây gỗ, thuê thợ giỏi tận dưới Bình Định, Quãng Ngãi lên đục đẽo, xây dựng.

Thư Mời Hội Ngộ Kon Tum lần IV - Năm 2018



Kính chuyển Thư Mời đến Bà Con Thân Tộc trong nước và hải ngoại. 
Ước mong bà con anh em các cháu sum vầy càng đông càng vui, để cùng tạ ơn Chúa và thăm hỏi chúc mừng nhau biết bao điều tốt đẹp, góp phần xây dựng cho thế hệ tương lai. Mong thay!




Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Giáo xứ Tân Hương: Lễ Chúa Ba Ngôi - Tạ ơn kết thúc Năm Giáo Lý 2017-2018


Thánh lễ Chúa Nhật 9g30 ngày 27/05/2018 (dành cho thiếu nhi), Lễ Chúa Ba Ngôi, Gx. Tân Hương tạ ơn kết thúc Năm Giáo Lý thiếu nhi 2017-2018.

"Hôm nay, giáo xứ chúng ta kết thúc năm học giáo lý 2017-2018. Chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa vì biết bao ơn lành Chúa đã ban cho cộng đoàn giáo xứ trong suốt năm qua, đặc biệt cho giáo lý viên, huynh trưởng và các em thiếu nhi. 
Theo số liệu từ đầu năm học, Ban GL đã ghi danh 493 con em trong giáo xứ, cộng với 112 em dân tộc của 2 nhà nội trú Phaolô và Vinh Sơn, tổng cộng tất cả là 605 em, được sắp xếp vào 20 lớp giáo lý từ lớp Đồng Cỏ Non 2 đến lớp Vào Đời 3. 
Nhìn chung, các em đã nỗ lực, cố gắng nhiều, mặc dầu chịu áp lực rất lớn từ nhiều phía: xã hội, học đường, gia đình.v.v.. Phần lớn các em ngoan ngoãn, qua việc đến với lớp học giáo lý và tham dự thánh lễ Chúa nhật sốt sắng. Ngoài ra, các em tham gia sinh hoạt TNTT, các hoạt động vui tươi và ý nghĩa nhân dịp Lễ bổn mạng Ki-tô Vua, nhân dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán...; tham gia diễn nguyện Noel, múa, vũ dâng hoa kính Đức Mẹ.v.v. góp phần phong phú và sốt sắng cho phụng vụ chung của giáo xứ. Các em còn được kêu gọi tham gia bác ái Mùa Chay, Ngày thế giới truyền giáo... tuy đóng góp phần bé nhỏ nhưng cũng nói lên tấm lòng của các em vói Chúa và với tha nhân.
Đến cuối năm rà soát lại, số các em bỏ học hẳn không nhiều, chỉ lác đác một hai em trong một số lớp, vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều em đi học GL không đều, một số em trốn học giáo lý nhiều lần, bỏ thánh lễ CN.v.v.
Các Giáo lý viên gồm 33 anh chị em, trong đó có 3 nữ tu đã nỗ lực cố gắng nhiều để đồng hành cùng các em. Vì điều kiện và những tồn tại còn chưa khắc phục được, các GLV sinh hoạt chưa thật đồng đều và gắn kết, tuy vậy cũng đã cố gắng nhiều để đồng hành với các em. Cuối năm nay có 40 em hoàn thành 12 năm GL và đã TXĐT sáng CN Lễ Chúa Ba Ngôi, 58 em sẽ được Xưng tội Rước Lễ lần đầu vào CN Lễ Mình Máu Thánh Chúa ngày  3/5/2018, và 51 em sẽ lãnh nhận BT Thêm sức vào đầu tháng 07 sắp tới... Các em này đều được GLV chuẩn bị thật chu đáo, qua việc ôn tập,  tĩnh tâm, cầu nguyện… 
Trong tâm tình tạ ơn Chúa và cám ơn Đức Mẹ Mân Côi nhân kết thúc Năm huấn giáo 2017-2018, Ban Giáo lý chúng con xin chân thành cảm ơn Cha chính xứ vì những quan tâm, lo lắng cha đã dành cho GLV và các em. Chúng con xin cám ơn Ban chức việc, quí Sơ, quý Hội đoàn trong giáo xứ…, quí phụ huynh và tất cả những người đã góp công góp sức trong công việc cao quý này.

Xin Chúa ban phúc lành cho tất cả mọi người."

                                                                              Trích "Bản Tổng kết Năm Giáo Lý  2017-2018"
 Gx. Tân Hương 27/05/2018 của Ban Giáo Lý    
                                                                                        
 VÀI HÌNH ẢNH TỔNG KẾT GIÁO LÝ
VÀ THÁNH LỄ CHÚA BA NGÔI

 


Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

Thánh Lễ Chúa Ba Ngôi và Các Em Lớp Vào Đời 3 Tuyên Xưng Đức Tin tại Gx. Tân Hương 27/5/2018



Thời gian năm tháng đã dẫn đưa các bạn trẻ này vào đời. Càng khôn lớn các bạn càng có trách nhiệm lớn hơn. Những ngày tháng tới, có thể các em ít còn những dịp gặp gỡ nhau trong những giờ bồi dưỡng đức tin, nhưng các em sẽ có dịp sống đức tin của mình cách đặc biệt hơn, với hành trang Lời Chúa và Giáo huấn của Hội Thánh các em đã thu thập được ở các lớp giáo lý trong 12 năm qua, cũng như những kinh nghiệm gặp Chúa trong chính bản thân.

Hôm nay, 40 bạn trẻ này đến để dâng mình cho Chúa và nhận lấy sứ mệnh truyền giáo. Các em Vào Đời để làm chứng nhân cho tình yêu Chúa với tất cả nhiệt tâm của mình, giã từ mái trường Giáo lý thân yêu và họ sẽ lãnh nhận sứ mệnh truyền giáo trong môi trường mà các em sắp đến.


Nguồn video: Mai Tự Cường

"Lay Chúa, hôm nay là ngày cuối cùng chúng con phải chia tay trường lớp Giáo lý, sau bao năm tháng được học hỏi Lời Chúa, được lãnh nhận các Bí tích, được trưởng thành trong đời sống đức tin, ngày hôm nay chúng con phải Lên Đường. Xin Chúa giúp chúng con biết làm chứng nhân trong môi trường chúng con sẽ đến, với bạn bè chúng chúng con sẽ gặp gỡ.

Giữa bao cám dỗ của cuộc sống hiện đại, xin Chúa giúp chúng con luôn trung thành với những điều chúng con đã được học và luôn sống đẹp lòng Chúa. Xin Chúa chúc lành cho chúng con. Amen".

MỜI XEM THÊM MỘT SỐ HÌNH ẢNH





Tháng Hoa: Tôn vinh Đức Mẹ do Giáo lý viên Gx. Tân Hương phụ trách


Thứ Bảy ngày 26/5/2018, Tháng Hoa, vào lúc 19g15, Gx. Tân Hương (Kon Tum) tôn vinh Đức Mẹ trong nhà thờ, chương trình do Giáo lý viên phụ trách.


Nguồn video: Mai Tự Cường

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

Tại Sao Giáo Hội Việt Nam Không Dịch Lại Kinh Lạy Cha Như Giáo Hội Pháp?


SỰ KIỆN SỬA ĐỔI VÀI CHỮ TRONG KINH LẠY CHA
kinh-lay-cha.jpg

Gần đây, chúng ta thấy nổi lên hai sự kiện đáng chú ý liên quan đến việc sửa đổi vài chữ trong kinh Lạy Cha:

Thứ nhất, trong Đại hội đồng thường niên của Hội đồng Giám mục Pháp nhóm họp tại Lộ Đức từ 03/11-08/11/2017, các vị giám mục Pháp đã quyết định sửa lại một chữ trong kinh Lạy Cha theo đúng bản gốc tiếng Hy-lạp và sẽ được áp dụng kể từ Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng năm nay (03/12/2017). Cụ thể là câu ‘‘Ne nous soumets pas à la tentation’’ (= “xin đừng để chúng con chịu cơn cám dỗ”) theo lối dịch đại kết và của Bible de Jérusalem hoặc là câu “Ne nous conduis pas en tentation” (= “xin đừng dẫn / đem/ đưa chúng con vào/ đến cơn cám dỗ”) sẽ được đổi lại là ‘‘Ne nous laisse pas entrer en tentation’’(= “xin đừng để chúng con đi vào trong cơn cám dỗ” = ‘‘Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ’’).[1] Ngoài việc dịch cho sát bản gốc Hy-lạp, mục đích của sự thay đổi này là nhằm có một bản dịch đại kết chung cho các Hội thánh Kitô giáo trên nước Pháp (CÉCEF), theo tinh thần hiệp nhất (Ga 17,21).[2]

Thứ hai, chính Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng vừa đưa ra lời kêu gọi thay đổi bản dịch kinh Lạy Cha trong tiếng Ý (“non ci indurre in tentazione”) theo hướng của Giáo Hội Pháp đã làm, nghĩa là đổi câu “xin đừng dẫn / đem/ đưa chúng con vào/ đến cơn cám dỗ”[3] thành “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.[4] Theo ý của Đức Thánh cha, bản dịch cũ “không phải là một bản dịch tốt” bởi vì có thể gây hiểu lầm rằng Chúa đẩy người ta sa vào cám dỗ. Thiên Chúa là người Cha tràn đầy yêu thương, Ngài không bao giờ làm điều gì khác hơn là nâng đỡ và chở che con cái mình. Sa vào cám dỗ là do sự xúi bẩy của Satan và khi chúng ta đồng thuận để bước vào đó.[5]

Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, chúng ta nhìn lại toàn bộ kinh Lạy Cha với ngọn nguồn và việc sử dụng trong phụng vụ qua giòng lịch sử cũng như tìm biết ý nghĩa thần học của từng lời trong lời kinh quan trọng này:

1. LỊCH SỬKinh Lạy Cha bắt nguồn từ hai bản văn trong Tân Ước là:

Lc 11,2-4: Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến, xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.”(Bản dịch của Nhóm Phụng vụ Các Giờ kinh) /  Ngài nói với họ: “Khi cầu nguyện, các ngươi hãy nói: Lạy Cha, ước gì Danh Cha hiển thánh, Nước Cha trị đến. Xin cho chúng tôi mỗi ngày có bánh ngày này; Xin tha tội cho chúng tôi, vì chúng tôi cũng tha cho mọi khách nợ; và chớ để chúng tôi sa cơn thử thách.”(Bản dịch của linh mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR)

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Kinh cầu phổ biến nhất trong Giáo Hội Công Giáo là kinh nào?


Ngày 03 Tháng Ba năm 2018, ĐTC Phanxicô đã ra sắc lệnh: một ngày lễ để thể hiện lòng sùng kính Đức Maria dưới tước hiệu Mẹ Giáo hội sẽ được thêm vào lịch Phụng vụ Rôma. Bắt đầu từ năm nay, hàng năm tất cả các giáo phận và giáo xứ sẽ mừng lễ nhớ Đức Maria Trinh nữ Diễm phúc, Mẹ Giáo hội vào ngày thứ hai sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ngày lễ chính thức này nhấn mạnh một đặc tính của Đức Maria, Mẹ vừa là Mẹ của Đức Kitô vừa là Mẹ của Giáo hội.

Sách Kinh (quen gọi Sách Kinh Mục Lục) của Gp. Qui Nhơn đã thêm tước hiệu Đức Mẹ Hội Thánh vào trong Kinh cầu Đức Bà này. Cụ thể tước hiệu này được đọc sau câu: Đức Mẹ Chúa Ki-tô, ở phần đầu của Kinh cầu (x. Sách Kinh Gp. Qui Nhơn, NXB Tôn Giáo 2008, trang 59).

Vậy từ nay khi đọc Kinh cầu Đức Bà thì thêm câu cầu Đức Mẹ Hội Thánh.

_____________________________________________________________

Kinh cầu phổ biến nhất trong Giáo Hội Công Giáo là kinh nào?

Giáo Hội Công Giáo sở hữu hàng ngàn lời cầu nguyện trong kho tàng tác phẩm thiêng liêng phong phú của mình. Trong đó, kinh cầu Lôrêtô, người Việt quen gọi là kinh cầu Đức Bà, là một trong những kinh nguyện nổi tiếng và được đọc nhiều nhất trong lịch sử. Đó là một kinh nguyện đẹp và có lịch sử lâu đời.
Nhiều người tin rằng kinh cầu này bắt nguồn từ Thánh Grêgôriô Cả hay thậm chí từ thời các Thánh Tông Đồ, tuy vậy các nhà sử học cho rằng kinh cầu Lôrêtô có từ thế kỷ 15 hay 16.
Theo Bách khoa Toàn thư Công Giáo, “Bản sao in cổ nhất của kinh nguyện này đã được khám phá là của Dilingen, Đức, vào khoảng năm 1558; có phần chắc chắn nó là bản sao của một bản kinh cổ hơn nữa thuộc nước Ý, dù tuy nhiên, sau khi nghiên cứu cẩn thận, bản cổ nhất ở Ý khám phá được chỉ là vào năm 1576.”
Truyền thống tin rằng kinh cầu đã được đọc lần đầu ở Đền thánh mầu nhiệm Lôrêtô, Ý, là ngôi nhà gốc của Đức Mẹ Maria ở Nadarét được các thiên thần mang sang Ý. Ngôi Đền thánh vốn cực kỳ nổi tiếng trong thế kỷ 15 và 16, đã thu hút vô số khách hành hương từ khắp châu Âu. Vì thế, nhiều người đến đây, nghe kinh cầu và mang về quê hương mình, biến nó thành một kinh nguyện quen thuộc trong khắp các nhà thờ làng.

Trường Cao Đẳng Công Giáo đầu tiên tuyển sinh năm học 2018 – 2019



Kính thưa quý Cha Giám Đốc, Mùa tuyển sinh năm học mới 2018 – 2019 đã khởi đầu. Caritas giáo phận Xuân Lộc chúng con được Chúa thương ban ngôi trường CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC để phục vụ các học sinh – sinh viên Công Giáo, nhất là các em học sinh – sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong các giáo phận.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC
Địa chỉ: Giáo xứ Lai Ổn, Ấp Lộ Đức, Hố Nai 3, Trảng Bom, Đồng Nai
Điện thoại: 0251 3980 789
E-mail: caodanghoabinhxuanloc@gmail.com
Con xin kính trình đến các đấng thông tin tuyển sinh năm đầu tiên của trường CAO ĐẲNG gồm hai hệ Trung Cấp và Cao Đẳng. Kính xin các đấng thương phổ biến những thông tin này đến các em học sinh – sinh viên trong quý giáo phận để các em chọn lựa TRƯỜNG CÔNG GIÁO ĐẦU TIÊN. Nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn.
Trường chúng con có diện tích 5ha, ký túc xá rộng rãi, thoáng mát, có hai khu vực nam – nữ riêng, chúng con có thể đón nhận được 1500 sinh viên – học sinh. Ký túc xá hoàn toàn miễn phí. Các bữa ăn hàng ngày phục vụ chu đáo, đủ chất lượng với giá: Sáng 10.000vnđ, Trưa + Tối: 12.000 vnđ. Các dịch vụ: Điện nước, Thư viện điện tử, phòng internet để làm bài, Thể thao (võ thuật, bóng đá sân cỏ nhân tạo)… xin các em góp 200.000 vnđ/ tháng.
Học sinh – sinh viên mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn được quý Cha chứng nhận; được cấp học bổng 50% học phí và 100% các dịch vụ. Các em tự nguyện góp công sức trong công tác dọn dẹp căn tin, nhà bếp…được miễn các phần ăn hàng ngày.
Học phí: hệ Trung Cấp: 4.500.000 vnđ/ năm
Hệ Cao Đẳng: 5.500.000 vnđ/ năm
Văn hóa lớp 10, 11, 12: 2.500.000 vnđ/ năm (cả   03 lớp như nhau)
Ngoài ra, nhà trường có những công việc làm hàng ngày vào các giờ nhàn rỗi như: móc len, lắp ráp đồ chơi xuất khẩu, mộc…Các em làm thu nhập trung bình 1.500.000 đến 2.000.000 một tháng.
Con xin gửi kèm sau đây tờ prochure đến quý Cha, kính xin quý Cha phổ biến rộng rãi để các em có thể chọn lựa trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc làm nơi học tập. Nếu được phép, kính xin quý Cha cho đăng trên mạng của giáo phận để thông tin được rộng rãi hơn.
Việc chăm sóc các em nội trú, Đức Giám Mục Giáo phận chúng con đã bổ nhiệm 03 Linh Mục, 03 Nữ Tu, 02 Thầy Đại Chủng Sinh và đội ngũ ban quản sinh gồm 05 thầy cô giáo, chăm sóc các em hàng ngày: Thánh Lễ sáng mỗi ngày. Lần Hạt Mân Côi và Chầu Thánh Thể mỗi buổi tối. Học Giáo Lý các ngày thứ 7 và Chúa Nhật. Các em có thể về thăm gia đình hai tuần một lần (nếu muốn) từ sáng thứ 7 đến chiều Chúa Nhật hôm sau.
Trong tháng 06 và tháng 07 tới, trường chúng con có các thầy cô đến tuyển sinh tại một số giáo xứ trong các giáo phận gần gũi như: Phú Cường, Sài Gòn, Đà Lạt, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Thiết, Buôn Ma Thuột, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ. Kính xin quý Cha thương giúp đỡ chúng con trong tinh thần ĐẠI GIA ĐÌNH CARITAS VIỆT NAM.
Chúng con hy vọng những năm tới sẽ có giáo phận mở những trường mới để Caritas đẩy mạnh công cuộc giáo dục Công Giáo khắp cả nước; Đặc biệt, lo cho các học sinh – sinh viên kém may mắn.
Con xin trân trọng cảm ơn quý Cha Giám Đốc và văn phòng Caritas quý giáo phận. Nếu con có làm phiền các đấng và văn phòng, xin tha thứ cho con.
HỒ SƠ GỒM CÓ:
–  Đơn xin nhập học (tải tại đây)
–  Bản sao giấy khai sinh
–  Chứng minh nhân dân (05 bản photo công chứng)
–  Ảnh thẻ 3×4 (10 tấm)
–  Sơ yếu lý lịch (tải tại đây). (Lưu ý, Sơ yếu lý lịch có dấu thị thực của UBND phường/xã)
–  Bằng THCS và Học bạ (đối với hệ Trung Cấp) (Bản gốc và 01 bản photo công chứng)
–  Bằng THPT và Học bạ (đối với hệ Cao Đẳng) (Bản gốc và 01 bản photo công chứng)
–  Bằng Trung cấp nghề và Bảng điểm (đối với hệ Liên Thông Cao Đẳng) (Bản gốc và 01 bản photo công chứng)
–  Đơn xin ở Ký túc xá (gồm 3 tờ, tải tại đây tờ 1tải tại đây tờ 2tải tại đây tờ 3). &   Xin giấy tạm vắng tại địa phương
Kính thư
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Uy
Caritas Giáo Phận Xuân Lộc
Nguồn bài viết: https://conggiaovn.com

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm


1/ CÁC DÒNG MẾN THÁNH GIÁ



2/ DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM


Nguồn: Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam

Rồi chúng ta quên lối về quá khứ...


 - Phát triển, với tư duy phá bỏ hết cái cũ, e rằng rồi một ngày chúng ta ngẩn ngẩn ngơ ngơ giữa thời hiện đại, quên cả lối về quá khứ.
Đầu những năm 60 của thế kỷ trước quê tôi rùng rùng phong trào xoá bỏ mê tín dị đoan, mà thực chất là phá bỏ nơi thờ tự thần linh hình thành từ thời trước cuộc cách mạng tháng 8-1945, nó cũng đồng nghĩa với việc xoá bỏ cơ sở văn hoá tâm linh tàn dư thời phong kiến.
Làng tôi ngày ấy không có chùa, chỉ có đình và nghè, nơi thờ thành hoàng. Đình được dỡ xuống, cột lim mái ngói đưa về làm trường học, trạm y tế. Đồ thờ bằng gỗ vàng tâm được xẻ ra làm phao lưới. Rừng cây nguyên sinh rộng cả héc ta bao quanh ngôi nghè, phút chốc bị chặt phá trắng... Gia đình nào có sách chữ Nho đều đem ra đốt hoặc phất diều thả chơi. Ngay cả cái miếu nhỏ đầu làng cũng bị phá. Làng cơ bản thành làng vô thần vô thánh.
Sau này lớn lên, được đi đây đi đó, tôi biết, chuyện phá đình phá chùa thời đó là phong trào chung của cả miền Bắc, do ảnh hưởng từ cuộc “cách mạng văn hóa” bên Trung Quốc. “Xuất khẩu” cuộc cách mạng sang bên ta họ một công đôi ba việc, trong đó có cái việc, tôi nghĩ, rất thâm độc và nguy hiểm, là dưới cái mũ xoá bỏ tàn dư phong kiến, họ mượn tay chúng ta hòng xóa hết mọi dấu vết quá khứ của chính dân tộc chúng ta.
Cũng may, hồi đó không phải làng nào, xã nào trên miền Bắc cũng quá tả, quyết liệt, triệt để như ở làng tôi.
Cách đây mấy năm, có đôi lần sang Trung Quốc, qua mấy nơi, từ Quảng Tây, Vân Nam đến Tây An, Bắc Kinh, tôi nhận thấy các công trình kiến trúc văn hoá tâm linh, lâu đài, thành quách của họ vẫn đồ sộ, lung linh. Hoá ra họ chỉ xúi, ép ta phá, còn họ, hầu như không sứt mẻ.
Giữa năm ngoái, tôi được sang đất nước Cuba. Người dân Cuba có một tư duy rất thực tế mà đầy chất lãng mạn: Biến cái cũ thành cái cổ; biến cái cổ thành di sản. Không chỉ là tư duy, đó là hiện thực, hiển hiện trên khắp xứ sở “hòn đảo tự do”. Thử tưởng tượng, một loạt những xe hơi cũ, từ Lada, Volga, Moskvitch hay Ford, Dodge... có tuổi thọ 50, 60 năm, nếu ở Việt Nam, đã biến thành đồng nát, sắt vụn từ thuở nào. Nhưng ở Cuba, chính quyền khuyến khích người dân giữ lại, tân trang, thành phương tiện phục vụ khách du lịch rất bắt mắt và ăn khách.  
Dinh Thượng thơ,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bảo tồn và phát triển,Nhà thờ Thủ Thiêm,TP.HCM,Hòn ngọc Viễn Đông
Người dân Cuba có một tư duy rất thực tế mà đầy chất lãng mạn: Biến cái cũ thành cái cổ; biến cái cổ thành di sản. Ảnh: Uông Ngọc Dậu.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Thư công bố Năm Thánh kỷ niệm 30 năm ngày tuyên phong hiển thánh của 117 vị Thánh Tử Đạo tại Việt Nam (1988 - 2018)


Thư công bố Năm Thánh kỷ niệm 30 năm ngày tuyên phong hiển thánh của 117 vị Thánh Tử Đạo tại Việt Nam (1988 - 2018)
Hội đồng giám mục đã xin Tòa Ân Giải Tối Cao cho phép mở Năm Thánh và đã được chấp thuận. Với thư này,  chúng tôi chính thức công bố Năm Thánh kỷ niệm 30 năm ngày tuyên phong hiển thánh của 117 vị Thánh tử Đạo tại Viêt Nam (1988 - 2018). Năm Thánh bắt đầu từ ngày 19-6-2018 đến ngày 24-11-2018 . 
HĐGMVN


Nguồn: HĐGM VN

RƯỚC KIỆU TÔN VINH ĐỨC MẸ ĐẦU THÁNG HOA 5.5.2018 TẠI GX TÂN HƯƠNG, KON TUM



Nguồn video: Mai Tự Cường

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Một Số Hình Ảnh Và Đôi Nét Lịch Sử Giáo Xứ Ninh Đức, Giáo Hạt Chư Păh, Giáo Phận Kontum.


Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum xin giới thiệu với gia đình giáo phận:
Ngày Mừng Bổn Mạng Thánh Giu-se Lao Động (01/05/2018)
& Giới Thiệu Cha Giu-se Nguyễn Minh Đức Tân Chánh Xứ Giáo xứ Ninh Đức.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH & ĐÔI NÉT LỊCH SỬ GIÁO XỨ NINH ĐỨC
GIÁO HẠT CHƯ PAH, GIÁO PHẬN KONTUM

 XIN CLICK VÀO
Nguồn: giaophankontum.com

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Cha Joseph Larroque, thừa sai phục vụ tại Việt Nam qua đời



Cha Joseph LARROQUE, gốc giáo phận Rouen (Pháp) và là một thừa sai phuc vụ tại Việt Nam, sau đó tại Đảo Reunion, đã qua đời vào tối ngày 01 tháng 05 năm 2018 tại Bệnh viện Cavaillon. Hưởng thọ 86 tuổi. Lễ an táng sẽ được tổ chức tại Lauris vào lúc 10g30' (giờ Pháp), thứ Bảy ngày 05 tháng 05 năm 2018. 
Xin hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn cha cố Joseph Larroque.

(Nguồn tin từ Lm Philippe Nguyễn Hữu Tiến, MEP, Đài Loan)


ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ

Cha Joseph Larroque sinh ngày 24 tháng 07 năm 1932  tại Rouen (S.-M.), nước Pháp; thụ phong linh mục ngày 30 tháng 06 năm 1958, lên đường sang Giáo phận Nha Trang   ngày 19 tháng 06 năm 1963. 
Ngài bắt đầu học tiếng Việt  tại Sài Gòn sau đó được cử làm giáo sư Tiểu chủng viện Nha Trang năm 1965; 
Giáo sư Trung học Thiên Hựu, Huế năm 1966; 
Trung học Adran, Đà Lạt năm 1968; 
Tiểu chủng viện Kontum tại Đà Lạt  năm 1970.  
Bị trục xuất khỏi Việt Nam năm 1975, ngài về làm giáo sư Trung học Thánh Charles ở Saint Pièrre đảo Reunion, rồi năm 1976 làm giáo sư Trung học tư thục Levavasseur ở Saint Denis đảo Reunion. 
Ngài cũng có coi xứ một thời gian, sau đó, năm 1999 ngài về nhà của Hội ở Rose Hill, đảo Maurice. Năm 2003 ngài về hưu tại nhà hưu dưỡng Lauris, Pháp.
Cha Joseph Larroque an nghỉ trong Chúa ngày 01 tháng 05 năm 2018 tại Bệnh viện Cavaillon. Hưởng thọ 86 tuổi. 60 năm linh mục.
Thánh lễ an táng sẽ được tổ chức tại Lauris vào lúc 10g30' (giờ Pháp), thứ Bảy ngày 05 tháng 05 năm 2018. 
HÌNH ẢNH KỶ NIỆM

Cha Larroque (người đứng hàng sau thứ 3 từ trái, cao nhất) chụp hình
lưu niệm với cha giám đốc CV (Phêrô Trần Thanh Chung) và một số cha giáo
chi nhánh TCV Kontum tại Đà Lạt (Nhà Sohier)


Kontumquehuongtoi
04/05/2018