Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Vài suy nghĩ về sức hấp dẫn của công trình Người Ba- Na ở Kontum[Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi]



Ngoài một dung lượng văn hóa tộc người đủ thỏa mãn độc giả thì công trình Mọi Kontum(1937) của Nguyễn Kỉnh Chi và Nguyễn Đổng Chi còn là một văn phẩm tạo được sức lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt. Tham luận góp phần lý giải thành công của tác phẩm trên ba phương diện: Lối khảo tả chân phương mà thấu đạt, trí tuệ sắc bén mà vẫn hồn hậu và văn phong ấn tượng.
Vài suy nghĩ về sức hấp dẫn của công trình Người Ba- Na ở Kontum[Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi]
Sách Mọi Kontum xuất bản năm 1937
Đến nay, sau gần 80 năm ngày công trình dân tộc học Người Ba-na ở Kon Tum (tức Mọi Kontum, 1937) của Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi được công bố, lớp hậu sinh kế tục sự nghiệp nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên mới vinh hạnh được cầm trên tay tác phẩm tiên khởi đặc biệt này. Như chúng ta được biết, là một công trình với nhiều giá trị học thuật và ý nghĩa lịch sử, nhưng Người Ba-na ở Kon Tum vì những lý do riêng, đã không vội trở lại với công chúng. Vì thế trong nhiều thập kỷ qua rất ít người được đọc nó. Trong “Lời giới thiệu” khi công trình được tái bản lần 1 (2011), điều này được Andrew Hardy xác nhận: “Bản in Mọi Kontum năm 1937 giờ trở nên cực kỳ hiếm, khó mà tìm được ngay cả trong các thư viện lớn của Việt Nam. Việc tái bản toàn bộ tác phẩm cho phép người đọc thưởng thức hai giá trị quan trọng của cuốn sách gắn liền với lịch sử. Giá trị thứ nhất là cuốn sách chứa đựng một kho tri thức về lịch sử tỉnh Kon Tum và văn hóa người Ba-na. Thứ hai là sự đóng góp lớn của cuốn sách cho sự phát triển của khoa học xã hội Việt Nam: Mọi Kontum, xét đến cùng, là công trình đầu tiên của ngành dân tộc học được viết bằng tiếng Việt”([1]). Cũng bởi những nguyên cớ riêng, tình cờ bắt đầu việc tìm hiểu văn hóa các tộc người Tây Nguyên từ các làng Ba-na (Bahnar) ở thị xã Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum hiện đại) nơi trước đó nửa thế kỷ Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi đã từng in dấu chân điền dã, chúng tôi mới thực sự mạnh dạn bày tỏ một vài suy nghĩ về công trình Mọi Kontum (tái bản lần 1 với tên mới và bản in song ngữ Người Ba-na ở Kon Tum - Les Bahnar de Kontum).
Vào nửa đầu thế kỷ trước, trong điều kiện phôi thai của ngành dân tộc học Việt Nam, sự ra đời củaNgười Ba-na ở Kon Tum là một minh chứng cho khả năng và phong cách riêng trong khảo cứu của hai tác giả trẻ tuổi Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi. Tới nay, khi giới nghiên cứu nước ngoài và trong nước hầu như đã cống hiến đầy đủ cho công chúng những công trình khoa học về văn hóa các tộc người Tây Nguyên (từ người Xơ-đăng (Sedang), Ba-na, Gia-rai (Djarai) ở Bắc Tây Nguyên đến người Ê-đê (Rhadé), M’nông (Mnong), Cơ-ho (Kohor), Mạ (Maa)… ở Nam Tây Nguyên) mà chúng ta gọi đó là những chuyên khảo dân tộc học, nhân học văn hóa, văn hóa học đều đúng, thì nay đọc lại tác phẩm tiên phong của Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, chúng ta vẫn phải thừa nhận sức hấp dẫn kỳ lạ, hiếm có của nó. Điều này, với chúng tôi, một phần chính là xuất phát từ lối khảo tả (khảo sát, mô tả) rất mực chân phương nhưng vô cùng thấu đạt, súc tích; từ trí tuệ sắc bén nhưng vẫn hồn hậu lưu dấu trong từng trang sách; từ một văn phong gợi cảm, ấn tượng. Hai tác giả Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi đã không chỉ thực hiện công việc của những người nghiên cứu văn hóa, mà còn để lại được dấu ấn cá nhân thật sự rõ nét, riêng biệt trong văn phẩm khoa học của mình.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Mùng 10 tháng 3 là giỗ vị vua nào trong số 18 vua Hùng?



Vào ngày Giỗ tổ, người người nô nức hướng về lễ hội Đền Hùng thắp hương để tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Nhưng cụ thể là giỗ ai?

Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng là dịp lễ quốc gia nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu Đại Việt trước công lao dựng nước của các vua Hùng. Cứ vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc.
Nhưng theo truyền thuyết thì đất nước ta có 18 đời vua Hùng. Mỗi đời vua được tính là một triều đại, tương tự như nhà Lê, nhà Nguyễn... sau này và có thể có 1 hoặc... vài chục vị vua. Do đó, tuy chỉ có 18 đời vua Hùng, nhưng lịch sử ghi nhận vào thời kỳ này nước ta có đến 108 vị vua.

Vậy đến ngày này thì ta giỗ ai - bạn đã bao giờ tự hỏi như vậy chưa?
Mung 10 thang 3 la gio vi vua nao trong so 18 vua Hung?

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

THÁNH LỄ LÀM PHÉP NHÀ THỜ KON JÔT, XÃ HÀ ĐÔNG, HUYỆN ĐĂK ĐOA, TỈNH GIA LAI 13.04.2016


Ngày 13.04.2016, Đức Giám mục Gp Kon Tum Aloisiô Nguyễn Hùng Vị đã đến dâng thánh lễ làm phép nhà thờ Kon Jôt (Gx Kon Mahar), xã Hà Đông, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, thuộc Giáo hạt Mang Yang, Gp Kon Tum, cách Tp Kon Tum 80 km.
Cùng đến dâng lễ tạ ơn còn có cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, Tổng đại diện, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý tín hữu các giáo xứ bạn và đông đảo bà con giáo dân giáo xứ Kon Mahar, làng Kon Jôt và các làng lân cận.
TẠ ƠN CHÚA! ALLÊLUIA!
Xin chúc mừng và chia vui cùng cộng đoàn Kon Jôt và tất cả anh chị em trong vùng.

Xin mời xem một số hình ảnh, do Photo Quốc Nguyễn (Gia Lai) thực hiện:
XEM THÊM NHIỀU HÌNH ẢNH THEO LINK BÊN DƯỚI ĐÂY:











Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

HÌNH ẢNH THÁNH LỄ AN TÁNG CHA CỐ ĐAMINH MAI NGỌC LỢI - 9g00 NGÀY 12.04.2016.



Mời bấm link dưới đây xem hình ảnh Thánh lễ An táng:

HÌNH ẢNH THÁNH LỄ AN TÁNG CHA CỐ ĐAMINH MAI NGỌC LỢI-9g00 NGÀY 12.04.2016.

Toàn bộ hình ảnh của Photo Quốc Nguyễn, Gia Lai. 
https://www.facebook.com/quocnguyenphoto?fref=photo

Xin chân thành cám ơn Quốc Nguyễn.







Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

HÌNH ẢNH CẬP NHẬT TANG LỄ CHA CỐ ĐAMINH MAI NGỌC LỢI, LINH MỤC GP. KON TUM


Mời bấm link dưới đây xem hình ảnh Thánh lễ An táng:

HÌNH ẢNH THÁNH LỄ AN TÁNG CHA CỐ ĐAMINH MAI NGỌC LỢI-9g00 NGÀY 12.04.2016.

Toàn bộ hình ảnh của Quốc Nguyễn, Gia Lai. 
https://www.facebook.com/quocnguyenphoto?fref=photo

Xin chân thành cám ơn Quốc Nguyễn.




Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

CHA CỐ ĐAMINH MAI NGỌC LỢI (1926-2016), VỊ LINH MỤC MỘT ĐỜI SAY MÊ TRUYỀN GIÁO


Kết quả hình ảnh cho Cha đa minh Mai Ngọc Lợi
Cố Lm Đaminh Mai Ngọc Lợi
(Sinh:01.11.1926- Lm: 23.09.1957- Qua đời: 06.042016)

Giáo xứ Đức Hưng (cũng như địa sở Đức Hưng-Thanh An trước đây) là một địa sở trôi nổi và đầy biến động, nhưng được Thiên Chúa yêu thương dìu dắt vượt qua mọi thăng trầm của thời cuộc để ngày nay trở nên đoàn chiên đầu đàn của cả vùng truyền giáo rộng lớn Chư Prông-Đức Cơ, phía Tây-Nam của tỉnh Gia Lai.
Thật vậy, hạt giống Tin Mừng được gieo vào lòng đất "dinh điền" Đức Hưng, quận Lệ Thanh trước 1975 (nay thuộc Huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) khởi đầu từ năm 1957, dần dà đơm hoa kết trái, dưới sự dìu dắt của vị linh mục đạo đức, bình dị, nhưng can đảm, hy sinh hết mình cho đoàn chiên-Cha cố Đaminh Mai Ngọc Lợi. Suốt một đời linh mục say mê truyền giáo, lao tác trên cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên, với sự khôn ngoan kiên vững, với tin yêu và phó thác vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Dù khi đã bước vào tuổi "xưa nay hiếm", thuộc hàng linh mục niên trưởng, cha vẫn lạc quan hồn nhiên như trẻ thơ. Đó phải chăng là bí quyết sống phục vụ cho mọi người dù gặp nghịch cảnh của ngài?..
Cha Đaminh Mại Ngọc Lợi sinh ngày 01.11.1926 tại Ninh Cường, Bùi Chu, thụ phong linh mục vào ngày 23.09.1957 tại nhà thờ Đức Bà, Sài gòn. Ngài là anh ruột của Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương, hiện là giám mục phụ tá Giáo phận Orange County, California, Hoa Kỳ.

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Cáo Phó : Linh mục ĐAMINH MAI NGỌC LỢI (Gp. Kontum) & Video Thánh lễ đưa chân Cha cố ĐAMINH.




CÁO PHÓ của Giáo phận Kontum
________________

 “Chúa  là nguồn Ánh Sáng và ơn Cứu độ của tôi”
  CÁO PHÓ
Tòa Giám Mục Kontum và Gia Đình tang quyến
xin kính báo: