Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2022

Tổng quan về tiến trình văn học Công giáo Việt Nam (Phần 3) - Tác giả: Bùi Công Thuấn

 

  • PHẦN III
    « THỜI KỲ HỘI NHẬP »
  • 1.Sơ lược bối cảnh lịch sử.
  • 2.Tình hình văn học Công giáo từ 1980 đến nay
  • HỘI THẢO, TỌA ĐÀM
  • CÁC CUỘC THI
  • CÁC CÂU LẠC BỘ
  • MỘT THẾ HỆ MỚI
  • THƠ CÔNG GIÁO ĐƯƠNG ĐẠI
  • VĂN XUÔI CÔNG GIÁO ĐƯƠNG ĐẠI
  • DỊCH THUẬT
  • Chặng 1: 25 năm đầu tiên (1971-1996)
  • KỊCH CÔNG GIÁO
  • KỊCH PHONG TRÀO
  • VĂN HỌC CÔNG GIÁO HẢI NGOẠI

  • NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CÔNG GIÁO
  • BÁO CHÍ CÔNG GIÁO

  • ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC CÔNG GIÁO « THỜI KỲ HỘI NHẬP »

PHẦN III
« THỜI KỲ HỘI NHẬP »

(từ 1980 đến nay)

1.Sơ lược bối cảnh lịch sử.


Từ sau 1975 đến nay bối cảnh lịch sử, xã hội đã bước sang giai đoạn khác. Đất nước hòa bình, thống nhất và chuyển sang hội nhập toàn cầu hóa. Nhà nước đã có đường lối, chính sách tôn giáo để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và yêu cầu hội nhập (Luật tôn giáo, tín ngưỡng; quan điểm về phát huy nguồn lực tôn giáo của Đại hội Đảng lần thứ XIII).

Về văn học nghệ thuật, Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra chủ trương và giải pháp: “Tiếp tục đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của văn học, nghệ thuật về đề tài, nội dung, loại hình, phương pháp sáng tác, sự tìm tòi, thể nghiệm, nâng cao chất lượng toàn diện nền văn học, nghệ thuật nước nhà”. Hội Nhà văn Việt Nam có kế hoạch quảng bá tác phẩm văn chương Việt Nam ra nước ngoài; và đến nay (2021) còn được mời tham gia giải Nobel văn học. Hội Nhà Văn đã tổ chức cuộc gặp mặt lần thứ nhất “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” ngày 20/10/ 2017 tại Hà Nội. Có 100 nhà văn trong nước và hải ngoại tham dự.

Về phía Giáo hội, Công đồng Vaticano II đã mở ra một thời đại mới cho giáo hội. Trân tinh thần ấy, Hội đồng Giám mục Việt Nam có thư chung 1980 đề ra đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”: “…chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa”.

Tổng quan về tiến trình văn học Công giáo Việt Nam (Phần 2) - Tác giả: Bùi Công Thuấn

 

  • PHẦN II
    “THỜI KỲ KHAI MỞ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI”
    (đầu thế kỷ XX đến 1975)
  • 1.Bối cảnh lịch sử, văn học
  • TRUYỆN
  • CA VÃN
  • THƠ
  • TUỒNG, KỊCH
  • BÁO CHÍ CÔNG GIÁO

PHẦN II
“THỜI KỲ KHAI MỞ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI”
(đầu thế kỷ XX đến 1975)

1.Bối cảnh lịch sử, văn học


Từ khi Thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược nước ta (1858), bối cảnh lịch sử, chính trị, tôn giáo đã chuyển sang một giai đọan khác: giai đọan chống ngoại xâm giành độc lập. Giai đoạn này khởi đi từ phong trào Cần Vương đến phong trào Cách mạng (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thái Học…) và Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

Giai đoạn này thực dân Pháp đánh chiếm, bình định và khai thác thuộc địa. Chúng đặt ách thống trị, đàn áp các phong trào yêu nước, khai thác sức người, sức của làm bần cùng hóa dân tộc Việt mà nạn đòi năm Ất Dậu 1945 làm hơn hai triệu người dân Việt Nam chết đói là hậu quả tất nhiên. Đồng thời chúng cũng áp dụng những chính sách văn hóa gọi là “khai hóa văn minh” thực chất là xâm lược và nô dịch.

Về phía Giáo hội Việt Nam, tinh thần dân tộc là cốt lõi cho mọi hoạt động tôn giáo. Hai Giám mục tiên khởi người Việt là Giám mục GB Nguyễn Bá Tòng (1868-1949) thụ phong Giám mục năm 1933 và Giám Mục Giuse Đaminh Hồ Ngọc Cẩn (1876-1948) thụ phong Giám mục năm1935.

Văn học dân tộc từ 1858 chuyển sang văn học yêu nước chống ngoại xâm (1858-1900) tiêu biểu là Nguyễn Ðình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích,…tiếp theo là văn học yêu nước và cách mạng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế.

Tổng quan về tiến trình văn học Công giáo Việt Nam (Phần 1) - Tác giả: Bùi Công Thuấn

 

TỔNG QUAN VỀ
TIẾN TRÌNH VĂN HỌC CÔNG GIÁO VIỆT NAM

***

Bùi Công Thuấn

Bài viết này trình bày tổng quan về tiến trình văn học Công giáo, từ đó chia sẻ với bạn đọc những vấn đề cần quan tâm.

Thừa hưởng thành quả nghiên cứu của những người đi trước, kết hợp với những gì tác giả quan sát được về đời sống văn học Công giáo, bài viết là một góc nhìn riêng về những vấn đề mà cho đến nay việc nghiên cứu Lịch sử Văn học Công giáo mới chỉ là những bước khởi đầu. “Góc nhìn riêng” có thể khám phá những giá trị độc đáo, song không tránh được những thiếu sót, nghiêng lệch chủ quan. Dù vậy, con đường phía trước vẫn mời gọi bước chân, đặc biệt, mời gọi sự dấn thân của các nhà nghiên cứu trẻ.

NỘI DUNG

Văn học nhìn theo tiến trình lịch sử:

Phần I: Thời kỳ gieo trồng đức tin

(văn học Công giáo thế kỷ 17,18,19)

Phần II: Thời kỳ khai mở văn học hiện đại

(đầu thế kỷ XX đến 1975)

Phần III: Thời kỳ hội nhập (từ 1975 đến nay)

Tổng quan


***

VĂN HỌC CÔNG GIÁO NHÌN THEO TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ

PHẦN I
“THỜI KỲ GIEO TRỒNG ĐỨC TIN”
(Văn học Công giáo thế kỷ 17, 18, 19)


Nhà nghiên cứu Lê Đình Bảng gọi văn học Công giáo thế kỷ 16-17 là “Chặng đường “Vỡ đất-gieo trồng”, và văn học Công giáo thế kỷ 18-19 là “Chặng đường đâm chồi nảy lộc”.

Ts Lm Đaminh Nguyễn Đức Thông thì phân chia thành văn học Chữ Nôm và văn học Chữ Quốc ngữ từ 1820 đến 2019[[1]].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vy Khanh không phân chia thời kỳ văn học Công giáo, song ông nhận xét: “Các thế kỷ XVII, XVIII, giới tu sĩ Công giáo đã viết chữ Nôm nhiều hơn chữ quốc ngữ thì từ nửa cuối thế kỷ XIX, các tác giả Thiên Chúa giáo đã là những người đầu tiên tiếp nhận những hình thức diễn tả văn hóa của Tây phương, họ đi những bước khởi đầu”[[2]]

Tôi gọi văn học thế kỷ 17, 18, 19 là văn học “thời kỳ gieo trồng đức tin”, bởi nội dung và mục đích của văn học thời kỳ này là truyền giáo. Văn chương chỉ là phương tiện, là công cụ loan báo Tin Mừng. Majorica nói rõ việc soạn sách: “đã soạn và viết ra nhiều tác phẩm với mục tiêu cứu rỗi linh hồn”. Còn A. Rhodes soạn “Phép Giảng Tám Ngày cho kẻ muấn chịu phép rửa tội mà beào đạo thánh đức Chúa Blời”. Hình thức, ngôn ngữ, thể loại, thi pháp (chữ Hán, chữ Nôm, Lục bát, Song thất lục bát, thơ Đường luật) vẫn nằm trong thi pháp văn học trung đại Việt Nam (văn học dân tộc chịu ảnh hưởng văn học Trung Quốc).

Chỉ khi các tác phẩm văn học chữ Quốc ngữ viết theo hình thức văn học phương tây xuất hiện (nửa cuối thế kỷ 19 với Pétrus Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của Nguyễn Trọng Quản), lúc ấy văn học Công giáo mới chuyển sang thời kỳ mới, tôi gọi là Văn học“Văn học khai mở thời kỳ hiện đại”.

Các nhà nghiên cứu văn học Công giáo hầu như đã thống nhất về các khuôn mặt tiêu biểu của Văn học Công giáo của các thế kỳ 17, 18, và 19:

1.Girolamo Majorica (1691-1656): Maiorica đã soạn 48 tác phẩm chữ Nôm thuộc 4 thể loại: sách truyện hạnh thánh, phỏng tác kinh thánh, sách giảng thuyết, và sách giáo lý. Nhìn chung đây đều là văn xuôi (Wiki). Trong bức thư hàng năm cho năm 1637 (viết vào tháng tư năm 1638), Majorca cho biết:“Tuân lệnh bề trên, tôi đã soạn và viết ra nhiều tác phẩm với mục tiêu cứu rỗi linh hồn. Tôi đã viết tiểu sử thánh Phanxicô Xaviê và cũng có viết về phép lạ mà thánh Phanxicô đã ban ở Napoli, cho thánh tử đạo Marcello. Tôi đã viết tiểu sử của Á thánh Phanxicô Borgea, của các bà thánh Engrace, Olaya và 7 vị thánh khác…”(dẫn theo Georg Schurhammer)[[3]]

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Kính Đức Mẹ Fatima Tại Giáo Xứ Phương Nghĩa

 

Theo truyền thống của Giáo Hội, tháng 5 còn gọi là tháng Hoa được dành để bày tỏ cách đặc biệt lòng kính mến Đức Mẹ Maria. Vào lúc 17giờ30’ chiều Thứ Sáu ngày 13/05/2022, lễ Đức Mẹ Fatima, Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục giáo phận Kon Tum đã đến dâng thánh lễ tại giáo xứ Phương Nghĩa, giáo hạt Kon Tum. Thánh lễ được cử hành ngoài trời tại Hang Đá Đức Mẹ của giáo xứ, tọa lạc ở góc trái phía trước nhà thờ.

Trước thánh lễ, cộng đoàn đã có giờ kinh nguyện, lần chuỗi Mân Côi và các em thiếu nhi vũ dâng hoa tôn vinh Đức Mẹ.

Ông Câu đại diện giáo xứ có lời chào mừng Đức Cha và quý cha đã về dâng thánh lễ để cầu nguyện cho giáo xứ, trong ngày lễ mừng kỷ niệm lần thứ nhất Đức Mẹ hiện ra ở Fatima 13/05. Nhân dịp này cộng đoàn giáo xứ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa sau 2 tháng thi công sửa sang, trùng tu Hang đá Lộ Đức, đến nay cơ bản hoàn thành. Hội đồng Mục vụ Giáo xứ chân thành cám ơn tất cả quý vị ân nhân trong và ngoài giáo xứ, trong cũng như ngoài nước đã góp lời cầu nguyện, góp công góp của để tạo nên một khuôn viên khang trang, sạch đẹp kính Đức Mẹ. Cộng đoàn giáo xứ nguyện sẽ gia tăng lòng yêu mến Mẹ qua tràng hạt Mân Côi, qua những giờ kinh nguyện tại Hang đá này.

Thánh lễ bắt đầu với đoàn rước Đức giám mục và các linh mục tiến ra bàn thờ. Đồng tế với Đức Cha Aloisiô, ngoài cha sở Antôn Vũ Đình Long còn có cha Simon Phan Văn Bình và cha Antôn Nguyễn Văn Binh – 2 linh mục xuất thân từ giáo xứ Phương Nghĩa,  cha Giuse Nguyễn Xuân Phong ở Tòa giám mục.

 Ngỏ lời mở đầu với cộng đoàn hiện diện, Đức Cha Aloisiô nói sự kiện Đức Mẹ hiện ra ở Fatima là một biến cố lịch sử được Giáo Hội công nhận. Đức Cha mời gọi cộng đoàn biết nghe lời Chúa, biết nghe lời Đức Mẹ. Với Đức Mẹ Fatima thì có 3 mệnh lệnh thường được nhắc tới: Ăn năn sám hối – Tôn sùng trái tim Mẹ và Lần hạt Mân Côi, và Đức Mẹ hứa nếu thực hành những điều này thì thế giới sẽ được hòa bình, loài người sẽ được sống trong bình an.

Trong phần chia sẻ Tin Mừng, qua các bài đọc sách thánh, Đức Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương, ban cho nhiều đặc ân vượt trội, trong có đặc ân làm Mẹ Thiên Chúa. Nhưng hạnh phúc của Đức Mẹ không phải vì địa vị cao sang mà thôi, Đức Mẹ đã là người có phúc vì đã luôn luôn làm theo ý của Thiên Chúa: “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,28). Đức Mẹ dạy cho chúng ta cũng biết lắng nghe lời Chúa, để có được sự bình an trong cuộc sống. “Ăn năn đền tội”, đó cũng chính là điều mà Chúa Giêsu đến rao giảng Tin Mừng đã kêu gọi mọi người hãy ăn năn sám hối, làm việc lành phúc đức trong đời sống để đền bù tội lỗi của mình và của nhân loại; “Tôn sùng Mẫu Tâm”, nghĩa là phải chiêm ngắm, học hỏi và bắt chước những nhân đức của Đức Mẹ. “Siêng năng lần hạt Mân Côi”, vì tràng hạt Mân Côi là cuốn Tin Mừng rút gọn, đọc và suy niệm kinh Mân Côi chính là suy niệm các mầu nhiệm của Chúa.

Thánh lễ diễn ra từ đầu cho đến lúc kết thúc trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng.

Hang đá Lộ Đức Phương Nghĩa đã được thiết lập từ lâu đời, từ năm 1928 của thế kỷ trước, qua dòng thời gian với nhiều lần chỉnh trang, tu sửa, nơi đây luôn có người đến đọc kinh cầu nguyện, xin ơn bất kể ban ngày hay chiều tối, người có đạo cũng như người bên lương, người Kinh cũng như người Thượng.

Chúng ta cầu xin Đức Mẹ tiếp tục chuyển cầu cho thế giới, cho giáo xứ Phương Nghĩa và cho tín hữu khắp mọi nơi, để thế giới được bình an, mọi người sẽ yêu thương nhau hơn, sống đẹp lòng Mẹ hơn, để làm chứng tình thương của Thiên Chúa giữa lòng xã hội hôm nay.

Bài viết: Hoa Núi
Hình ảnh: Văn Sơn PN
WGPKT(14/05/2022) KONTUM

Nguồn: Giáo Phận Kon Tum

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

Lịch Sử Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức Phương Nghĩa – Chứng Tích Lòng Yêu Mến Đức Mẹ

 Nhân dịp Tháng Hoa kính Đức Mẹ, Lễ Đức Mẹ Fatima (13/05) và cũng đánh dấu việc tu bổ, chỉnh trang Hang Đá Đức Mẹ Phương Nghĩa, với việc Đức Cha Giáo phận về dâng thánh lễ tạ ơn vào lúc 17g30’ ngày 13/05/2022, chúng tôi xin tìm hiểu về lịch sử Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức tại giáo xứ Phương Nghĩa, để chúng ta thêm lòng yêu mến Mẹ, thường xuyên đến cầu khẩn và bắt chước gương lành của Mẹ, để được Mẹ hướng dẫn đến gặp Chúa Giêsu Con Thiên Chúa, Đấng cứu độ trần gian.

WGPKT(13/05/2022) KONTUM

Nguồn: Giáo Phận Kon Tum

Thánh Lễ Tạ Ơn Hồng Ân Kim Khánh Linh Mục Cha Phaolô Nguyễn Đức Hữu

 

Trong niềm vui của mùa Phục Sinh, vào lúc 10g00’ sáng ngày 12/05/2022, tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ Giáo phận Kon Tum, cha cố Phaolô Nguyễn Đức Hữu đã dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa mừng 50 năm Linh mục (12/05/1972-12/05/2022), với sự hiện diện chủ tế của Đức Cha Aloisiô, Giám mục Giáo phận. Cùng đồng tế có cha Tổng đại diện, quý cha quản hạt, quý cha Nhà hưu và một số quý cha trong Giáo phận. Tham dự thánh lễ còn có quý tu sĩ nam nữ, các Yao Phu, bà con linh tông, huyết tộc của cha Phaolô, quý thân hữu và giáo dân ở các giáo xứ mà cha đã từng phục vụ đến hiệp dâng thánh lễ và chúc mừng.

Trước khi bước vào thánh lễ, cha Simon Phan Văn Bình, linh mục niên trưởng đã điểm lại đôi nét chặng đường tận hiến phục vụ của cha Phaolô trong cuộc sống 50 năm linh mục. Khởi đầu sứ vụ tại giáo xứ Măngla, mục vụ bao quát một vùng rộng lớn của huyện Sa Thầy, rồi làm quản lý Tòa giám mục, làm cha sở giáo xứ Chính tòa, giáo xứ Kontrang Mơnây, Bề trên Hội Yao Phu…dù trong cương vị nào cha Phaolô cũng tận tụy và khiêm tốn phục vụ. Cha xây dựng nhiều nhà thờ, nhà nguyện tại các xứ đạo, chăm lo vun trồng ơn gọi nữ tu trong Dòng Chúa Quan Phòng, Dòng Mến Thánh Giá, đào tạo đội ngũ Yao Phu; chu toàn công việc lo cho Giáo phận, cho quý cha, Hội dòng Ảnh Phép Lạ…

Với 50 năm trong thánh chức linh mục, cha Phaolô đã cảm nếm biết bao hồng ân của Chúa đã thương ban xuống trên cuộc đời của cha. Biết bao thăng trầm của vị mục tử đã gặp phải, nhưng tất cả đều được dẫn dắt trong sự quan phòng của Thiên Chúa.

Đức Cha Aloisiô chúc mừng cha Phaolô 50 năm trong chức vụ linh mục, đó quả là là một một hồng ân cao quý không phải linh mục nào cũng có thể đạt đến. Dưới ánh sáng các bài đọc Lời Chúa trong Thánh lễ tạ ơn chịu chức linh mục, tất cả đều là ân huệ của Chúa và những dấn thân, những công việc mà cha Phaolô đã thực hiện trong suốt 50 năm qua đều là nhờ ơn Chúa ban và sẽ trở nên lời tri ân chúc tụng không ngừng dâng lên Thiên Chúa.

Tâm tình tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Cha, cám ơn cha Phaolô và quý cha trong Giáo phận, quý tu sĩ nam nữ và mọi thành phần cộng đoàn còn được tiếp nối trong lời cảm tạ của một vị đại diện gia đình linh tông, huyết tộc của cha Phaolô vào cuối thánh lễ.

Niềm vui trọng đại không thể diễn tả hết bằng lời. Cha Phaolô đã cảm nhận tình yêu của Chúa và cám ơn tất cả mọi người đã yêu thương, nâng đỡ, cộng tác với ngài.

Kết thúc thánh lễ, Đức Cha, quý cha và toàn thể cộng đoàn gặp nhau trong bữa cơm đơn sơ thắm tình gia đình tại nhà ăn Tòa giám mục.

Cầu nguyện cho cha Phaolô mừng kim khánh linh mục hôm nay, chúng ta cũng cầu nguyện cho các linh mục trong Giáo phận: ước mong các linh mục của Chúa Kitô sẽ luôn là những mục tử nhân lành chiếu giãi tình thương của Thiên Chúa tới muôn người và muôn nơi.

Minh Sơn

WGPKT(13/05/2022) KONTUM
Nguồn: Giáo Phận Kon Tum


Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

Thánh Lễ Giỗ 100 Ngày Cố Linh Mục Giuse Trần Ngọc Thanh, O.P Tại Giáo Họ Saloong (10/05/2022)

 

Vào lúc 9g30’ sáng Thứ Ba ngày 10 tháng 05 năm 2022, thánh lễ cầu nguyện cho cố linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh, OP đã được cử hành tại Nhà Nguyện Giáo họ Saloong, thuộc Giáo xứ Đăk Mót, thôn Giang Lố 1, xã Saloong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, nhân lễ Giỗ 100 ngày cha Giuse được Chúa gọi về.

Trước khi bước vào thánh lễ, cộng đoàn được nghe lại đôi nét tiểu sử của Cha Giuse Trần Ngọc Thanh. Cha đã kết thúc cuộc đời trần thế với 41 năm làm người con ngoan hiền của Chúa, trong đó có 12 năm sống hết tình với ơn gọi đời sống thánh hiến trong Dòng Anh Em Giảng Thuyết, và 4 năm sống đời linh mục dấn thân vì công cuộc truyền giáo, phục vụ anh chị em sắc tộc Tây Nguyên tại Giáo phận Kon Tum. Lúc 23g30’ ngày 29/01/2022, cha Giuse trút hơi thở cuối cùng trong một hoàn cảnh đột ngột và quá đau xót. Nhưng cuộc đời cha Giuse Trần Ngọc Thanh đã trở nên hiến lễ tôn vinh và tạ ơn Thiên Chúa không ngừng, đồng thời mưu cầu an vui và ân phúc cứu độ cho anh chị em được cha phục vụ.

Thánh lễ do cha Tổng đại diện Giuse Đỗ Hiệu chủ tế. Đồng tế với cha Tổng đại diện có cha Phụ tá giám tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam Vinh Sơn Phạm Xuân Hưng, cha quản miền Gia Lai Đaminh Đinh Quang Vinh, quý cha quản hạt, quý cha Giáo phận Kon Tum. Tham dự thánh lễ còn có quý Bề trên, quý nam nữ tu sĩ các dòng, quý thân nhân, bằng hữu của cố linh mục Giuse và đông đảo giáo dân Kinh – Thượng thuộc giáo họ Sa Loong và nhiều nơi khác.

Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế gợi lại cảm xúc cách đây 100 ngày: một cảm xúc bàng hoàng, xót xa và bùi ngùi thương tiếc khi người thân trong gia đình, cộng đoàn Dòng Đaminh và Giáo phận Kon Tum đã mất đi môt linh mục trẻ đầy nhiệt huyết trong một hoàn cảnh thật là bi đát. Nhưng trong bầu khí tang thương này, ai sẽ an ủi chúng ta, làm cho chúng ta bình tâm lại hơn? Ai lau sạch nước mắt cha Giuse và nước mắt chúng ta, đem lại niềm hy vọng lớn lao cho chúng ta? Câu trả lời hôm nay phát xuất từ đức tin của người Công giáo. Chính Chúa Giêsu và lời của Ngài là chỗ dựa vững chắc cho mọi người: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Ta thì dầu có chết cũng sẽ được sống” (Ga 11,25).

Trong phần chia sẻ Lời Chúa ngày Thứ Ba trong tuần IV Phục Sinh, cha Phụ tá giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Xuân Hưng đã khắc họa lại hình ảnh của Chúa Giêsu – vị Mục tử nhân lành luôn yêu thương chăm sóc và sẵn sàng hiến mạng vì đoàn chiên. Ngài là Ánh sáng và là sự Khôn ngoan. Ngài đến thế gian này để đem đến cho chúng ta ánh sáng, sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Nhưng con người vì cố chấp, cứng lòng đã không nhận biết Ngài và người ta đi tìm kiếm một thứ ánh sáng khác, một sự khôn ngoan thế gian khác, và vì thế họ đã không thuộc về đoàn chiên của Chúa.

Và đoàn chiên của Chúa trong dòng lịch sử của Hội Thánh không ít lần gặp thử thách, như trong sách Công vụ hôm nay (Bài đọc 1): Têphanô bị giết và đoàn chiên của Chúa bị tan tác. Nhưng Chúa lại dùng sự khôn ngoan của Người, ánh sáng lời của Người soi sáng để cho chính những người tín hữu đang ngơ ngác, đang sợ hãi và phải lưu lạc ấy lại trở thành những người loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa, ánh sáng của Người  dẫn dắt Hội Thánh và đàn chiên của Người vượt sức tưởng tượng của con người, nó vượt tất cả những gì mà con người tính toán trong đầu óc đầy ích kỷ, hẹp hòi, gian ác.

Khi tưởng niệm và cầu nguyện cho cha Giuse Trần Ngọc Thanh, chúng ta cũng cầu xin để chúng ta được sống trong ánh sáng của Chúa, công lý của Chúa, khôn ngoan của Chúa ở giữa thế gian còn nhiều bóng tối, nhiều khi bất công và đầy những điều xấu xa này. Và như những lời đặc biệt của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Sứ điệp Ngày cầu nguyện cho ơn gọi năm nay, Đức Thánh Cha không chỉ nói đến ơn gọi của linh mục và tu sĩ mà ngài còn nói đến mọi ơn gọi trong Hội Thánh – cả mục tử lẫn đoàn chiên : tất cả chúng ta cùng chung một ơn gọi để xây dựng nhân loại này thành một nhân loại huynh đệ, một nhân loại sống dồi dào trong bình an, trong yêu thương, trong hạnh phúc.

Cuối thánh lễ, cha Vinh Sơn Phạm Xuân Hưng, OP đã thay mặt cho Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam và gia đình cha Giuse Trần Ngọc Thanh nói lên tâm tình cám ơn Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kon Tum; cám ơn cha Tổng đại diện, quý cha quản hạt, quý cha, quý bề trên các hội dòng, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn về tình cảm thương mến đã dành cho cha Giuse Thanh, gia đình và Hội Dòng qua việc cầu nguyện và hiệp thông dâng thánh lễ mỗi khi có dịp.

Đáp lời, cha Tổng đại diện Giuse Đỗ Hiệu thay mặt Đức Giám Mục Giáo phận cám ơn cha Bề trên giám tỉnh, cha phụ tá và tất cả quý cha, cũng như mọi thành phần dân Chúa hiện diện trong trong lễ hôm nay. Cha mời gọi cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho linh hồn cha Giuse Trần Ngọc Thanh sớm được hưởng tôn nhan Chúa, và cầu nguyện cho công việc và hoài bão loan báo Tin Mừng của cha Giuse Thanh và các cha đang tiếp nối tại Giáo phận Kon Tum được tiếp tục phát triển và thành toàn theo ý muốn của Chúa.

Minh Sơn
WGPKT(11/05/2022) KONTUM

Video: Thánh Lễ Giỗ 100 ngày Cha Giuse Trần Ngọc Thanh, O.P


Nguồn: Giáo Phận Kon Tum

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2022

Lm. Giuse Trần Ngọc Thanh, OP. - Đuốc sáng giữa núi rừng

 08/05/2022 -  

Thư viện video 

 
Ban Truyền thông Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam xin trân trọng giới thiệu đến quý khán thính giả của Truyền thông Đa Minh phim tư liệu về cuộc đời và sứ vụ của linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh, OP. nhân dịp lễ giỗ 100 ngày của ngài (29/01 - 08/05/2022)
Nội dung phim là tiếng nói chính thức của Dòng về một người anh em đã qua đời. 
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về những cá nhân hay tập thể sử dụng lại nội dung phim tư liệu này mà không được sự đồng ý của chúng tôi.


LỄ GIỖ 100 NGÀY CHA GIUSE TRẦN NGỌC THANH, OP.

Đa Minh Việt Nam -  05/05/2022 -  

 449


Nhân dịp lễ giỗ 100 ngày của cha Giuse Trần Ngọc Thanh, OP, tu viện và đền thánh Martinô – Hố Nai sẽ hiệp dâng thánh lễ đồng tế để cầu nguyện cho ngài và anh em đã qua đời vào lúc 16giờ 30 Chúa nhật ngày 08 tháng 5 năm 2022, tại khán đài A. Kính mời cộng đoàn đến hiệp lời cầu nguyện.

Thánh lễ sẽ được phát trực tiếp trên kênh YouTube Đa Minh Việt Nam.
Mời quý vị đón xem phim tư liệu đầy đủ về cuộc đời và sứ vụ truyền giáo của Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh, OP.



Nguồn: daminhvn.net

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2022

Ngày Người Cha Công Giáo Miền Gia Lai – Giáo Phận Kon Tum

Sau 2 năm “lỡ hẹn” vì đại dịch Covid-19, đến hôm nay tình hình dịch bệnh có phần giảm bớt, Ngày truyền thống của giới Người Cha Công Giáo Miền Gia Lai (Lễ Thánh Giuse thợ 01/05) đã được tổ chức từ 8h00 đến 12h00 Thứ Tư, ngày 04/05/2022 tại Giáo xứ Đức An, Tp. Pleiku.

Khoảng hơn 600 gia trưởng từ các giáo xứ, giáo họ thuộc 7 Giáo hạt Miền Gia Lai đã qui tụ về nhà thờ Đức An để gặp gỡ, học hỏi và trao đổi về Giáo Hội Hiệp Hành.

Đức Cha Aloisiô Giám Mục Giáo phận, do bận chủ trì Hội Thảo Thánh Nhạc toàn quốc tại TGP Sài Gòn nên không thể có mặt, nhưng ngài đã gởi lời chào mừng và chúc lành đến tất cả các người cha Công giáo Miền Gia Lai nhân dịp này.

Từ 7h45 các gia trưởng lần lượt tập trung vào Nhà Sinh Hoạt Giáo xứ để ổn định, tập hát và chuẩn bị cho buổi làm việc.

Cha Ephrem Trương Cường chánh xứ Tiên Sơn, phụ trách Hiền Phụ Miền Gia Lai đã đọc kinh khai mạc và giới thiệu chương trình.

Các gia trưởng được Cha Đaminh Đinh Quang Vinh, Quản hạt Pleiku thuyết trình về tiến trình Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới lần thứ 16 sẽ diễn ra ở Rôma vào năm 2023, hướng tới một Giáo hội Hiệp hành: Hiệp thông – Tham gia – Sứ vụ.

Sau giờ giải lao, các gia trưởng cùng nhau thảo luận theo nhóm với các câu hỏi gợi ý. Có 7 nhóm thảo luận theo Giáo hạt: hạt An Khê, hạt Ayunpa, hạt Chư Păh, hạt Chư Prông, hạt Chư Sê, hạt Mang Yang và hạt Pleiku; và đại diện mỗi nhóm (Giáo hạt) sẽ trình bày tổng hợp ý kiến của nhóm (Giáo hạt) mình trong giờ đúc kết ngay sau buổi thảo luận.

Cao điểm của Ngày gặp mặt truyền thống là Thánh lễ tạ ơn vào lúc 11h00 do Cha Tổng đại diện Giuse Đỗ Hiệu chủ tế. Hiện diện đồng tế có quý Cha Quản hạt Miền Gia Lai, Cha phụ trách gia trưởng Miền Gia Lai và một số quý Cha trong Giáo phận.

Trong phần chia sẻ Tin Mừng, Cha Tổng đại diện mời gọi anh em gia trưởng trong ngày đại hội quan trọng này hãy quyết tâm chọn Chúa Giêsu làm điểm tựa cuộc sống và nên thánh ngay trong gia đình mình. Anh em gia trưởng có gia đình, có con cái, hãy can đảm suy nghĩ và hướng dẫn con cái tận hiến cho Chúa để làm linh mục, tu sĩ nam nữ trong cánh đồng truyền giáo. Các người cha hãy hy sinh dấn thân vào ban chức việc, hăng hái tham gia các đoàn thể của Giáo xứ là Giáo hội thu nhỏ như: gia trưởng, giới trẻ, ban lâm chung, Legio Mariae, các ca đoàn, ban giáo lý, nhóm lòng Chúa thương xót và những sinh hoạt khác mà Giáo xứ và Giáo hội đang cần. Anh em không được chần chừ vì đó là con đường nên thánh của từng người trong chúng ta.

Cuối Thánh lễ, một vị đại diện gia trưởng đã nói lên tâm tình cám ơn Đức Cha Giáo phận, Cha Tổng đại diện, Cha phụ trách, Cha sở Đức An và quý Cha đã quan tâm, cộng tác để Ngày Gia Trưởng Miền Gia Lai được diễn ra tốt đẹp, mang lại nhiều ơn ích. Được kết quả này cũng nhờ sự cộng tác tích cực của Ban tổ chức, của HĐMV Giáo xứ Đức An, các cộng tác viên người cha công giáo Miền Gia Lai…trước đó đã họp bàn đề ra chương trình cụ thể, phân công phân nhiệm các phân ban tiếp tân, phụng vụ, ẩm thực, âm thanh, trật tự, y tế.v.v.

Ngày Người Cha Công Giáo Miền Gia Lai kết thúc với bữa cơm huynh đệ. Các Hiền Phụ trở về được mời gọi sống hiệp hành trong gia đình mình, trong Giáo xứ, Giáo phận và trong môi trường xã hội chung quanh để cùng nhau loan báo Tin Mừng Chúa Kitô cho hết thảy mọi người.

Bài viết: Minh Sơn
Hình ảnh: Ngọc Hải
WGPKT(05/05/2022) KONTUM

Nguồn: Giáo Phận Kon Tum