Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA KONTUM



Thánh lễ Làm phép Dầu tại giáo phận Kontum cử hành lúc 5 giờ 30 sáng thứ tư ngày 28-3-2018 tại nhà thờ Chính tòa Kontum, Đức Cha Alôsiô Nguyễn Hùng Vị chủ tế, Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh và 144 linh mục đồng tế, 4 thầy phó tế, 9 thầy giúp năm, đông đảo tu sĩ  và khoảng 4.000 giáo dân tham dự.
XIN CLICK VÀO
GPKONTUM (29/03/2018) KONTUM
Nguồn: giaophankontum.com

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Video Nghi thức Tẩn liệm Đức Cố Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc

13/03/2018


Nguồn: http: Website HĐGM Việt Nam

Nghi Thức Tẩn Liệm Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc



Nghi Thức Tẩn Liệm Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc


Nghi thức tẩn liệm Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã được cử hành tại nhà xác bệnh viện Camillô, Roma vào hôm nay thứ Hai 12-3-2018 lúc 8g giờ Roma – tức 14g giờ Việt Nam.
Hiện diện trong nghi thức tẩn liệm có Đức Giám mục (ĐGM) giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng, ĐGM Luy Nguyễn Anh Tuấn, Đức ông Gioan Baotixita Phạm Mạnh Cương (đại diện liên tu sĩ Việt Nam tại Roma), Cha Quốc (đại diện huyết tộc của Đức Tổng), Cha Tâm (đại diện linh tông của Đức Tổng), cùng một số linh mục, chủng sinh và giáo dân thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn.
Theo giờ Roma thì đúng 8g, cha Quân (thuộc TGP Sài Gòn) và cha Quốc (cháu Đức Tổng) cùng nhân viên nhà xác bắt đầu mặc y phục tẩn liệm cho Đức Tổng Phaolô.
Lúc 8g30, ĐGM Luy chủ sự nghi thức làm phép xác và áo quan.
Sau đó, Đức cha giám quản Giuse – thay mặt gia đình Tổng Giáo phận Sài Gòn – nói lời từ biệt vị cha chung kính yêu. Đức ông Gioan Baotixita cũng thay lời liên tu sĩ Việt Nam tại Roma từ giã vị mục tử thân thương. Đại diện linh tông huyết tộc là Cha Antôn Quốc cũng đã ngậm ngùi nói lời thương tiếc và chia tay Đức Tổng.
Lúc 9g30 (15g30 giờ Việt Nam) nhân viên mai táng đã đậy nắp và niêm phong quan tài.
Linh cữu Đức cố Tổng Phaolô Bùi Văn Đọc được lưu lại nhà xác cho đến khi có giấy tờ thông quan sẽ được chuyển ra sân bay Fiumicino về Việt Nam.
Theo tin nhắn mới nhận được từ Lm Ignatio Hồ Văn Xuân – Tổng Đại diện TGP TPHCM – thi hài Đức Tổng Phaolô sẽ được đưa về Việt Nam trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, quá cảnh Dubai, và về tới sân bay Tân Sơn Nhất lúc 19g30 thứ Năm 15-3-2018.

Nguồn: Website Hội Đồng Giám Mục Việt Nam


Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

Lm Tổng Đại diện TGP TPHCM và Lm Chánh Văn phòng HĐGM chia sẻ về sự ra đi của ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc



Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự ra đi đột ngột ngột của Đức cố Tổng Giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc, Linh mục Ignatio Hồ Văn Xuân - Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn, và linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ - Tân Chánh văn phòng HĐGMVN - đã có những chia sẻ thật cảm động... 


Nguồn tin: http://tgpsaigon.net/

Những thông tin mới nhất về chương trình tang lễ Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc


Những thông tin mới nhất về chương trình tang lễ Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc. Ngài sẽ về đến Sài Gòn vào thứ năm, 15.3.2018.
(Bài trả lời phỏng vấn của cha Inhaxio Hồ Văn Xuân, Tổng Đại diện TGP.TPHCM dành riêng cho Báo CGvDT)
Nguồn bài viết: Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn



Thư Mục vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa sau Hội nghị thường niên kỳ I/2018







HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
THƯ MỤC VỤ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA
 
  

Anh Chị Em thân mến,
Từ ngày 3 đến ngày 10 tháng 3 năm 2018, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã thực hiện chuyến viếng thăm mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô (Ad Limina Apostolorum) theo quy định của Giáo luật. Từ Rôma, chúng tôi, các Giám mục của 26 giáo phận tại Việt Nam, kính gửi đến Anh Chị Em lời chào thân ái trong tình hiệp thông. Nguyện xin ân sủng và bình an của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ở cùng tất cả Anh Chị Em.
1. Trong chuyến hành hương về cội nguồn này, trước hết chúng tôi đến viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, nền tảng và cột trụ của Hội Thánh. Đây là dịp để chúng tôi được mời gọi ý thức hơn về sứ vụ tông đồ mà chúng tôi được hồng phúc đón nhận như những người kế vị. Đồng thời, hơn bao giờ hết, chúng tôi khắc ghi lời tuyên xưng đức tin của các ngài vào Chúa Giêsu là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Đức tin ấy, các Thánh Tông đồ đã tuyên xưng không những qua đời sống hy sinh phục vụ, mà còn bằng cả cái chết vì Danh Chúa. Xin Anh Chị Em thêm lời cầu nguyện cho chúng tôi biết noi gương các ngài trong trách nhiệm giáo dục đức tin và sứ vụ tông đồ đã được trao phó.
2. Một điểm nhấn quan trọng chuyến hành hương này là buổi yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô, Mục tử tối cao của Hội Thánh hữu hình. Đây là cơ hội tuyệt hảo cho chúng tôi cảm nghiệm và phát huy mối hiệp thông giữa các Giám mục với Đấng kế vị Thánh Phêrô, cũng như giữa Hội Thánh địa phương và Hội Thánh hoàn vũ. Trong dịp này, Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã trân trọng dâng lên Đức Thánh Cha tấm lòng hiếu thảo, yêu mến và vâng phục của mọi tín hữu Công giáo tại Việt Nam, và bày tỏ ước mong được đón tiếp Đức Thánh Cha đến thăm đất nước chúng ta. Đức Thánh Cha vui mừng đón nhận những tâm tình quý mến này và vui lòng ban phép lành Toà Thánh cho tất cả Anh Chị Em.
Trong cuộc yết kiến, Đức Thánh Cha đã bày tỏ tình ưu ái đặc biệt đối với cộng đồng tín hữu Công giáo Việt Nam. Ngài vui mừng và thán phục khi nghe nói đến số đông ơn gọi linh mục, tu sĩ và đời sống thánh hiến. Đức Thánh Cha cũng lưu ý việc đào tạo chủng sinh và tu sĩ, đặc biệt là chất lượng và đời sống nội tâm. Đây là những điều kiện cần thiết để thực hiện sứ mạng tông đồ trong một thế giới đang ảnh hưởng nghiêm trọng bởi trào lưu tục hoá và hưởng thụ. Một cách đặc biệt, vị Mục tử tối cao của Giáo Hội mời gọi cộng đoàn Dân Chúa tại Việt Nam hãy nhiệt thành hơn nữa trong sứ vụ truyền giáo. Ngài nhấn mạnh đến việc loan báo Tin Mừng với niềm vui, qua đó lời loan báo của chúng ta mang tính thuyết phục đối với đồng bào không cùng tôn giáo. Để lời loan báo mang lại hiệu quả, cũng cần phải có những chứng từ mạnh mẽ và cụ thể trong đời sống, trong mối tương quan với tha nhân. Đức Thánh Cha cũng bày tỏ mối quan tâm đối với các gia đình công giáo, ước mong họ sẽ là những chứng tá sống động về đời sống đức tin và niềm vui của tình yêu.
3. Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Ad Limina, các Giám mục chúng tôi cũng đến thăm và làm việc với các Bộ và các Văn phòng của Toà Thánh, là những cơ quan được thiết lập để giúp Đức Thánh Cha trong sứ vụ điều hành Hội Thánh toàn cầu. Đây cũng là dịp để chúng tôi chia sẻ tình hình Hội Thánh địa phương, với những thuận lợi và thách đố, đồng thời đón nhận chỉ dẫn trong những lãnh vực chuyên biệt, nhằm phục vụ Hội Thánh địa phương cách hữu hiệu hơn.
4. Sau khi đã hoàn thành chuyến viếng thăm Ad Limina, chúng tôi dành thời gian để tổ chức Hội nghị kỳ I năm 2018 tại Foyer Phát Diệm, Rôma. Như thường lệ, chúng tôi chia sẻ những thành quả và những lo toan của các giáo phận. Đồng thời, được soi sáng bởi huấn từ của Đức Thánh Cha và các cơ quan trung ương Hội Thánh, chúng tôi đã thảo luận và đề ra những định hướng mục vụ, hầu cổ võ đời sống đức tin và chứng tá nơi mọi thành phần Dân Chúa. Một cách đặc biệt, chúng tôi nhắc lại định hướng mục vụ năm 2018 là “Đồng hành với các gia đình trẻ” và việc kỷ niệm 30 năm các vị Tử Đạo tại Việt Nam được nâng lên hàng hiển thánh (1988-2018).
5. Trong thời gian ở Rôma, một thành viên của Hội đồng Giám mục, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã an nghỉ trong Chúa đêm 6-3-2018, 22g45, giờ Rôma (tức 4g15 ngày 7-3-2018, giờ Việt Nam). Là một mục tử cần mẫn, luôn nhiệt thành và hy sinh phục vụ đoàn chiên Chúa trao phó tại Giáo phận Mỹ Tho và Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, sinh thời, Đức Tổng Giám mục Phaolô là một thành viên nhiệt thành và đáng kính của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngài đã có những đóng góp tích cực và kiêm nhiệm những chức vụ quan trọng trong Hội đồng Giám mục. Đây là một mất mát lớn đối với Hội Thánh Công giáo Việt Nam, cách riêng đối với Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tâm tình hiệp thông và trong niềm hy vọng nơi Đức Kitô phục sinh, chúng ta nguyện xin Chúa đón nhận người tôi tớ trung thành vào hưởng hạnh phúc vinh quang với Ngài.
Thưa Anh Chị Em,
Chuyến hành hương về Rôma của chúng tôi đã kết thúc tốt đẹp. Cám ơn Anh Chị Em đã cầu nguyện và hiệp thông với chúng tôi. Chúng ta hãy đón nhận và thực hành giáo huấn của Đức Thánh Cha để xây dựng tình hiệp nhất thân thương giữa những người đồng đạo và mối hài hoà thân thiện với những người đồng bào. Noi gương các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, mỗi tín hữu chúng ta hãy nhiệt thành và can đảm làm chứng cho đức tin trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang đổi thay từng ngày. Chứng tá ấy phải được khởi đi từ gia đình, nhờ đó lan toả và trở nên men, muối và ánh sáng cho mọi môi trường xã hội.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, xin Chúa chúc lành cho Anh Chị Em.
Làm tại Rôma, ngày 10 tháng 3 năm 2018
+ Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục Mỹ Tho
Tổng thư ký
+ Giuse Nguyễn Chí Linh
Tổng Giám mục Huế
Giám quản Tông Toà Thanh Hoá
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam

Hội đồng Giám mục Việt Nam

Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I-2018 Hội đồng Giám mục Việt Nam






HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Hội Nghị Thường Niên Kỳ I/2018 (910/3/2018)

B I Ê N  B Ả N


Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã họp Hội nghị thường niên kỳ I/2018 tại Foyer Phát Diệm - Rôma, từ ngày 9/3/2018 đến 10/3/2018, với sự tham dự đông đủ tất cả các thành viên của Hội Đồng Giám mục.
Hội Đồng Giám Mục dành những phút đầu tiên để tưởng nhớ tới Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc vừa về với Chúa đêm 6/3/2018, giờ Rôma (tức 4 giờ 15, ngày 7/3/2018, giờ Việt Nam).
Trong Hội nghị lần này, Hội Đồng Giám Mục:
1. Bầu Đức cha Gioan Đỗ Văn Ngân làm Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức tin thay Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc.
2. Bổ nhiệm cha Giuse Đào Nguyên Vũ làm Chánh văn phòng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, kiêm quản lý Văn phòng của Hội Đồng Giám Mục; đồng thời đặt cha Gioan Kim Khẩu Phan Văn Định làm linh mục thư ký giáo tỉnh Sài Gòn.
3. Soạn thảo Thư Mục Vụ gửi cộng đồng Dân Chúa.
4. Đúc kết chuyến Ad Limina: Những hoa trái thiêng liêng và những kinh nghiệm quý báu.
5. Bàn thảo về tiến trình xin phong thánh cho Đức cha Lambert de la Motte và Đức cha François Pallu, cùng với các đấng tử đạo Việt Nam trong hồ sơ của Toà thánh.
6. Nghe phúc trình của các Uỷ ban:
 Uỷ ban Giáo dục Công giáo trình bày về cơ sở và hoạt động của Học viện Công giáo.
 Uỷ ban Phụng tự trình bày về bản dịch Sách Lễ Rôma và Sách Các Bài Đọc.
 Uỷ ban Văn hoá trình bày về việc chuyển cơ sở tới Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang và việc soạn thảo Bản văn về việc tôn kính ông bà tổ tiên.
 Uỷ ban Loan báo Tin Mừng trình bày hoạt động của Uỷ ban, việc chuẩn bị Đại hội và việc hoàn thành Cẩm nang Loan báo Tin Mừng .
 Uỷ ban Tu sĩ chia sẻ về hoạt động của các dòng tu, tiến trình thành lập các dòng tu mới theo Giáo luật.
Hội Đồng Giám Mục ấn định Hội nghị thường niên kỳ II/2018 sẽ được tổ chức tại Toà Giám mục Mỹ Tho, từ ngày 8/10/2018 đến 12/10/2018.

Foyer Phát Diệm - Rôma, ngày 10/3/2018
Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
+ Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục giáo phận Mỹ Tho
(đã ký)


Hội đồng Giám mục Việt Nam

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ gặp Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un vào tháng 5 năm 2018


Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump

San Jose, 8/3/2018.- Các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ vào lúc 15 giờ chiều ngày 8 tháng Ba đều đưa tin Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ gặp nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vào tháng 5 năm 2018. 

Bản tin không cho biết ngày giờ đích xác cũng như địa điểm hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau.

Diễn biến này tiếp theo sau việc phái đoàn Nam Hàn gặp Chủ Tịch Kim Jong Un sau Thế Vận Hội Mùa Đông và sau đó phái đoàn Nam Hàn sang Hoa Kỳ gặp TT Donald Trump.

Hy vọng tình hình thế giới sẽ được ổn định hơn sau khi hai nhà lãnh đạo này gặp nhau.

Nguyễn Long Thao

Nguồn tin: http://vietcatholic.net/

_____________________________________________________
Tin cập nhật:

Ông Trump nhận lời gặp ông Kim Jong Un

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng gặp lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un trước tháng 5 năm nay, đáp lời mời của ông Kim về việc tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên từ trước tới nay, theo loan báo của đặc sứ Hàn Quốc.
Ông Kim cam kết ‘phi hạt nhân hóa’ và đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, người đứng đầu Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc, Chung Eui-yong cho báo giới biết tại Tòa Bạch Ốc lúc 7 giờ tối (giờ miền Đông Hoa Kỳ) ngày 8/3/18 sau khi trình bày với Tổng thống Trump về cuộc họp của phái đoàn Hàn Quốc với lãnh tụ Triều Tiên đầu tuần này.
Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders cho biết Tổng thống Trump sẽ nhận lời mời họp với ông Kim Jong Un tại một địa điểm và thời điểm quyết định sau.
Bà Sanders cho biết: “Chúng tôi trông chờ phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Trong khi chờ đợi, tất cả mọi chế tài và áp lực tối đa vẫn duy trì.”
*************
Một phái đoàn cao cấp của Hàn Quốc ngày 8/3 trao tay Tòa Bạch Ốc lá thư của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump, Reuters thuật lại tin của CNN trích dẫn một nguồn tin ngoại giao nước ngoài không nêu danh.
Tin này chưa thể kiểm chứng độc lập.
Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc, Chung Eui-yong, sẽ loan báo về vấn đề Triều Tiên tại phòng họp báo của Tòa Bạch Ốc vào lúc 7 giờ tối (giờ miền Đông Hoa Kỳ), theo thông báo của phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders.

Nguồn tin: www.voatiengviet.com

Phản ứng của Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma trước cái chết đột ngột của ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc


Đức Thánh Cha Phanxicô đã tỏ ra bàng hoàng khi nhận được tin về cái chết của Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc. Sáng thứ Năm 8 tháng Ba, cùng với 32 Hồng Y và Giám Mục Việt Nam đang trong chuyến hành hương ad limina, ngài đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn Đức Tổng Giám Mục Phaolô. Thánh lễ này có thể là “ngoại lịch”, được cử hành đặc biệt cho biến cố này vì chủ yếu chỉ có 32 Hồng Y và Giám Mục Việt Nam, và không có trong lịch được thông báo trước.



Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói vài lời chia buồn với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trước biến cố này. Ngài đã không chia sẻ lời Chúa nên thánh lễ không được tường thuật rộng rãi trên Vatican News. Cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha và các vị đã hướng về Đức Mẹ cùng hát trong tâm tình cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Phaolô.

Theo dự kiến, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, các vị khác trong giáo triều Rôma, cùng với 32 Hồng Y và Giám Mục Việt Nam, và các linh mục Việt Nam đang có mặt tại Rôma sẽ cử hành thánh lễ cầu hồn cho Đức Tổng Giám Mục Phaolô. Thánh lễ sẽ được diễn ra tại nhà nguyện Ngai Tòa Thánh Phêrô vào lúc 5 giờ chiều ngày 10 tháng Ba. Đây chính là nơi các Hồng Y và Giám Mục Việt Nam cử hành thánh lễ đầu tiên trong chuyến hành hương ad-limina kéo dài từ 2 đến 11 tháng Ba. 

Tưởng cũng nên biết thêm, lúc 5h chiều ngày thứ Sáu 9 tháng Ba, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Phụng Vụ Sám Hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô trong khuôn khổ sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa’. Cho nên, thời gian sớm nhất có thể cử hành thánh lễ cầu hồn cho Đức Tổng Giám Mục Phaolô tại Đền Thờ này là lúc 5h chiều thứ Bẩy.

Trong một diễn biến khác, Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc trong thông báo đưa ra hôm 7 tháng 3, 2018 đã đưa ra lời phân ưu với gia đình của Đức Tổng Giám Mục, Tổng Giáo phận Sàigòn và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Thông báo có đoạn viết:

“Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Đức Tổng Giám Mục Protase Rugambwa, Tổng Thư Ký, Đức Tổng Giám Mục Giovanni Pietro Dal Toso Đồng Tổng Thư Ký và Chủ Tịch Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo và Cha Ryszard Szmydki Phụ Tá Thư ký, bàng hoàng trước cái chết đột ngột của Đức Tổng Giám Mục Sàigòn Phaolô Bùi Văn Đọc tại Rôma đêm qua, đã bày tỏ lời chia buồn chân thành đến gia đình của Đức Tổng Giám Mục, Tổng Giáo phận Sàigòn và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Toàn thể Bộ Truyền giáo và Ban Thư ký Quốc tế của Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo hiệp lời cầu nguyện cho sự an nghỉ đời đời của linh hồn người Mục tử khôn ngoan và nhiệt thành này và cầu nguyện cho những ai giờ đây đang phải đau khổ.”

Đặng Tự Do
Nguồn: Vietcatholic.net

Các Giám Mục Việt Nam đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha

VATICAN. Lúc 7 giờ sáng 8-3-2018, ĐTC đã chủ sự thánh lễ đồng tế với 32 GM Việt Nam tại nguyện đường Nhà Trọ Thánh Marta ở nội thành Vatican.
 Trong thánh lễ ĐTC không giảng, nhưng mọi người đặc biệt cầu nguyện cho linh hồn Đức Cố TGM Phaolô Bùi Văn Đọc.
 Theo dự kiến, Lễ cầu hồn cho Đức Cố TGM có thể sẽ được ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, chủ sự tại nhà nguyện Ngai Tòa (Cattedra) cùng với các GM và LM Việt Nam trong Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 5 giờ chiều thứ bẩy, 10-3-2018, nơi các GM Việt Nam đã cử hành thánh lễ đầu tiên sáng ngày 3-3-2018 trong tuần lễ hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.
 Cho đến lúc này, người ta chưa rõ linh cữu của Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc có hiện diện trong thánh lễ như các GM Việt Nam mong muốn hay không. Trong khi đó, thủ tục đang được tiến hành để đưa linh cữu của ngài về Việt Nam an táng.
 Mặt khác, sáng 8-3-2018, HĐGM Việt Nam đã chia thành 3 nhóm để thăm một số cơ quan Tòa Thánh:
 - Nhóm thứ I do ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn làm trưởng đoàn thăm Bộ Truyền Thông và Hội đồng đối thoại liên tôn.
 - Nhóm thứ II (lẽ ra do Đức TGM Sàigòn hướng dẫn) thăm Bộ giáo sĩ, Bộ giáo lý đức tin và Bộ giáo dục Công Giáo.
 - Nhóm thứ III do Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Huế, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, hướng dẫn thăm Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích, Bộ các dòng tu, và Bộ Giáo dân và Gia đình.
 G. Trần Đức Anh OP
Nguồn: Đài Vatican

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

V Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 8/3/2018



Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn, đột ngột qua đời tại Roma.

2- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 7 tháng 3.

3- Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho Tháng Ba năm 2018 là Ơn nhận định thiêng liêng.

4- Tại buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha nói về nghi thức sám hối chuẩn bị cho Thánh Lễ.

5- Đức Thánh Cha nói: Đức tin không phải là màn trình diễn nhưng là suy nghĩ như Chúa Kitô.

6- Đức Thánh Cha thiết lập lễ nhớ Đức Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội.

7- Đức Thánh Cha gặp gỡ 33 Giám Mục Việt Nam.

8- Các Giám Mục Việt Nam viếng mộ thánh Phaolô Tông Đồ.

9- Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp Thủ Tướng Áo Quốc Sebastian Kurz.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Đường Thập Giá.

Xin mời qúi vị theo dõi phần tin chi tiết.

Nguồn: http://vietcatholic.net/

Cái chết của Đức cố TGM Phaolô là một bức tâm thư Chúa gửi cho tôi


1. Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc đã qua đời tại Rôma. Tôi rất ngỡ ngàng. Chỉ biết cầu nguyện cho ngài.
Khi cầu nguyện cho Đức Tổng, tôi xót xa nghẹn ngào. Tôi nhớ lại những tâm sự giữa hai chúng tôi, ngay trước khi ngài đi Rôma.
2. Giờ đây, ngài vẫn tâm sự với tôi. Ngài khuyên tôi hãy coi cái chết của ngài như một bức tâm thư Chúa gửi cho Hội Thánh Việt Nam nói chung, và cho tôi nói riêng.
Ý chung của bức tâm thư đó là: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện”.
3. Đức cố TGM Phaolô khẩn khoản nhắc cho tôi nhớ lại Lời Chúa Giêsu đã báo trước: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21, 36).
4. Có nghĩa là những điều sắp xảy đến sẽ tang tóc. Để thoát khỏi, tôi cần cầu nguyện nhiều, và cần lắng nghe ý Chúa, để mà biết chọn lựa những gì nên làm, những gì nên thôi làm.
5. Và có nghĩa là Chúa Giêsu Kitô sẽ bất ngờ đến. Ngài sẽ hỏi tôi có luôn tìm gặp Ngài là Đấng cứu độ không, có luôn coi Ngài là nền tảng cho cộng đoàn đức tin của tôi không(x.1Cr 3, 11).
6. Và có nghĩa là: Chúa Giêsu Kitô sẽ bất ngờ đến. Ngài sẽ hỏi tôi có thực sự đang thuộc về Chúa không (x Gl 2, 20).
7. Và có nghĩa là: Chúa Giêsu Kitô sẽ bất ngờ đến. Ngài sẽ hỏi tôi có thực sự “Hiến dâng mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa không? (Rm 12, 1).
8. Mấy ngày trước khi Đức Tổng đi Rôma, tôi gọi điện thăm ngài. Tôi nói với ngài một lời thân mật: “Đức Tổng Bùi nên nhớ mình đứng đầu Giáo Tỉnh. Vì thế nên đi thăm anh em, trong đó có tôi là kẻ già yếu sắp chết rồi”. Ngài trả lời: “Chưa chết đâu, chúng ta còn gặp nhau”. Ai ngờ bây giờ tôi còn sống, mà chính ngài đã chết. Tuy sao, chúng tôi vẫn còn gặp nhau một cách thiêng liêng.
9. Bằng cách thiêng liêng, mà rất thân tình, Đức Cố TGM Phaolô mới nhắn nhủ tôi là: Tình hình đang chuyển biến mau lẹ, như cái chết mau lẹ của ngài. Hãy tỉnh thức và cầu nguyện thực nhiều, kẻo sẽ quá muộn.
Tôi hiểu phần nào điều ngài nhắn nhủ. Tôi băn khoan và cầu nguyện thêm, thì tôi được hiểu thêm nhờ đoạn thơ sau đây của Thánh Phaolô gởi cho tín hữu Êphêsô:
10. Bẩm sinh chúng ta là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, như những người khác. Nhưng Thiên Chúa giầu lòng thương xót và rất mực yêu thương chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ẩn sủng mà anh em được cứu độ” (Ep 2, 4-5).
Kẻo sẽ quá muộn, tôi lập tức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Nhờ ân sủng của Ngài, tôi yêu thương mọi người khác, như Chúa đã thương tôi. (x.Ga 13, 34).
Từ đó, Đức cố TGM Phaolô nhắn nhủ tôi là. Dù tình hình sẽ chuyển biến xấu đi và mau lẹ, trở thành nguy hiểm, thì tinh thần tỉnh thức và cầu nguyện luôn phải vững vàng bám chặt vào Chúa Giêsu Kitô, vâng lời Ngài, mà sống yêu thương như Ngài đã yêu thương.
11. Đức Cố TGM Phaolô đã sống và đã chết trong ân sủng và lòng thương xót Chúa. Ngài không tự hào vì những gì khác.
Đó chính là chứng nhân của tỉnh thức và cầu nguyện.
12. Tôi có cảm tưởng là sẽ có một lúc, tình hình trở nên tang tóc, đến nỗi tôi cũng sẽ thốt lên như Chúa Giêsu xưa: “Cha ơi, sao Cha nỡ bỏ rơi con” (Mc 15, 34). Nhưng chính lúc đó, tôi rất cần có một đức tin khiêm nhường phó thác, để nói như Chúa Giêsu: “Cha ơi, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23, 46).
Nghĩa là tôi chỉ trông cậy vào ân sủng và lòng thương xót Chúa mà thôi.
13. Tâm thư mà Chúa gửi cho tôi qua cái chết của Đức Cố TGM Phaolô Bùi Văn Đọc là như thế. Ít là lúc này, tôi đọc qua, thì thấy vậy. Có thể khi đọc kỹ, sẽ thấy thêm.
14. Những năm tháng gần đây, tôi hay gọi điện thoại cho Đức Cố TGM. Khi trả lời, bao giờ Đức Cố TGM cũng bắt đầu bằng câu: “Thưa Đức cha, con đây”. Giờ đây, tôi cũng đang gọi ngài. Ngài cũng đang trả lời, nhưng bằng cách khác. Rồi đây tôi còn sẽ gọi ngài. Mong ngài cũng sẽ trả lời, bằng cách nào mà Chúa cho phép.
Tôi coi tất cả đều là do ân sủng và lòng thương xót Chúa.
15. Đức Cố TGM Phaolô Bùi Văn Đọc đã chết như một người yếu đuối, tại nhà thờ Thánh Phaolô. Tự nhiên, tôi nhớ lại lời Thánh Phaolô xưa: “Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối…Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh (2Cr 12, 9- 10).
               Long Xuyên, ngày 7.3.2018
Nguồn: http://tgpsaigon.net/

Lá lành đùm lá rách - Kêu gọi hỗ trợ bà con nghèo sau cơn lốc chiều ngày 05.03.2018.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản và ngoài trời
Nguồn: Lm Giacôbê Trần Tấn Việt
Caritas Kontum
(fb: Tan Viet)



Mưa lớn và gió mạnh làm đổ sập Nhà thờ PLEI JƠDRÂP - Giáo Phận Kon Tum


Thứ ba - 06/03/2018 18:00
Chiều ngày 05-03-2018, Trận mưa kinh hoàng cộng với gió lớn đã kéo theo bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của bà con giáo dân giáo xứ Plei Jơdrap đang mong ước có một ngôi nhà thờ mới khang trang. Giờ đây chỉ là cảnh hoang tàn, ngổn ngang.
Mưa lớn và gió mạnh làm đổ sập Nhà thờ PLEI JƠDRÂP   Giáo Phận Kon Tum
Mưa lớn và gió mạnh làm đổ sập Nhà thờ PLEI JƠDRÂP Giáo Phận Kon Tum
Xin Quý vị ân nhân giúp sức cho chúng con, để giúp cho giáo xứ chúng con sớm hoàn thành ngôi thánh đường này

Nhà thờ PLEI JƠDRÂP ở thôn Pơlei Jơrâp, Xã Đăk Năng, Giáo phận Kon Tum, Tp Kon Tum

Lm Vinh Sơn Nguyễn Ngọc Quyền
Số Đt: 0971311910
Sô Tk: 0761002327753
Vietcombank Kon Tum
Mưa lớn và gió mạnh làm đổ sập Nhà thờ PLEI JƠDRÂP - Giáo Phận Kon Tum

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc qua đời


Thông báo của Toà Tổng giám mục Sài Gòn - TP.HCM về Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc.


Nguồn: Toà Tổng Giám mục Sài Gòn - TP.HCM

Hội đồng Giám mục Việt Nam: Nhật ký Ad Limina 2018 (Ngày 05.03.2018)


Hội đồng Giám mục Việt Nam: Nhật ký Ad Limina 2018
(Ngày 05.03.2018)
Yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Hãy sống niềm vui loan báo Tin Mừng”
Thánh lễ sáng
Trong Thánh lễ sáng thứ Hai 05/03 tại nhà nguyện Foyer Phát Diệm, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm gợi ý: Nếu xét về chiều kích thiêng liêng, việc viếng mộ hai Thánh Tông đồ là đỉnh cao của cuộc hành hương Ad limina, thì việc yết kiến Đức Giáo hoàng là đỉnh cao của chuyến hành hương xét về chiều kích mục vụ. Ngài cũng xin quý Đức cha cùng cầu nguyện cho sự hiệp thông trong Giáo hội Việt Nam và sự hiệp thông giữa Giáo hội Việt Nam với Giáo hội toàn cầu, cụ thể là Giáo hội Rôma trong buổi yết kiến hôm nay.
Trong bài giảng, Đức cha nói đến sự tức giận của ông Naaman khi được tiên tri Êlisa bảo đi tắm 7 lần tại dòng sông Giođan. Ông chưa hiểu vấn đề không nằm ở vẻ đẹp hay sự trong sạch của con sông nhưng là sức mạnh chữa lành từ việc đón nhận Lời. Nơi bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói một cách cay đắng rằng: “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình” (Lc 4,24). Người ta đòi thấy nơi Chúa sức mạnh quân sự, những điều phi thường, nhưng Lời Chúa lại chứa đựng trong những thứ hết sức bình thường và dung dị. Xin cho con cái Chúa biết lắng nghe Lời Chúa trong những điều đơn sơ và bình thường của cuộc sống hằng ngày.



Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh dâng lễ Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen, Chúa Nhật III Mùa Chay, 4/3/2018.




Nguồn Yuotube: MRM Truyenthong


Phỏng vấn Cha Tổng Đại Diện về hiện tình Xây Dựng Công Trình TTHH Đức Mẹ Măng Đen 04.03.2018


Phỏng vấn Cha Phê-rô Nguyễn Vân Đông, Tổng Đại Diện Giáo phận Kon Tum, về hiện tình Xây Dựng Công Trình Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen, thực hiện Chúa Nhật, mồng 4 tháng 3 năm 2018.


Nguồn Youtube: MRM Truyenthong

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Hội đồng Giám mục Việt Nam: Nhật ký Ad Limina 2018 (Ngày 28.02.2018)





Hội đồng Giám mục Việt Nam: Nhật ký Ad Limina 2018
(Ngày 28.02.2018)
Trong hai ngày 26 và 27/2/2018, quý Hồng y, Tổng Giám mục và Giám mục của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã lên đường đi Ad Limina. Trọng tâm của chuyến Ad Limina là cuộc yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô, người cha chung của Giáo hội hoàn vũ vào sáng thứ Hai, ngày 05/3/2018. Cũng trong chuyến đi này, nhận lời mời của Hội Thừa sai Paris (MEP), Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ có cuộc gặp gỡ Hội đồng Hội Thừa sai Paris tại cơ cở của Hội ở thủ đô Paris của Pháp; đồng thời tham dự nghi thức công bố Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, làm hội viên danh dự của Hội. Nhân dịp này, Hội đồng Giám mục Việt Nam gặp Đại học Công giáo Paris, các linh mục, tu sĩ sinh viên Việt Nam đang học tại Paris.
Hồi 10g00 (giờ Paris) thứ Tư 28/2/2018, Hội đồng Giám mục Việt Nam có cuộc gặp gỡ với cha Bề trên tổng quyền và các thành viên của Hội đồng Hội Thừa sai Paris. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Hội Thừa sai Paris với Hội đồng Giám mục Việt Nam. Trong cuộc gặp gỡ này, Hội Thừa sai Paris trình bày sơ lược cho quý Đức cha hoạt động của Hội với 4 chiều kích: phục vụ suốt đời (ad vitam), ra bên ngoài (ad extra), truyền giáo (ad gentes) và cùng với giáo hội địa phương (cum Ecclesia). Ơn gọi của Hội Thừa sai Paris là truyền giáo và ngay từ đầu đã có một sự gắn bó đặc biệt với Giáo hội tại Việt Nam. Hai Đức giám mục Tông tòa đầu tiên tại Việt Nam là Đức cha François Pallu và Lambert de la Motte đều là thành viên của Hội. Hiện nay Hội Thừa sai Paris có 180 linh mục, 14 đại chủng sinh đang theo học tại 7 đại chủng viện khác nhau và 5 thầy dự bị.
Tiếp tục sứ vụ truyền giáo, Hội Thừa sai Paris hỗ trợ nâng cao trình độ cho các linh mục tại châu Á. Hiện có 70 linh mục đến từ châu Á được Hội giúp đỡ theo học tại Đại học Công giáo Paris. Riêng đối với Giáo hội tại Việt Nam, từ mấy thập niên qua, Hội đã giúp hàng trăm linh mục của các giáo phận sang du học tại Pháp. Trong hoàn cảnh hiện nay, để giúp các linh mục có điều kiện chuẩn bị tốt ngôn ngữ trước khi du học, Hội ngỏ ý các Đức cha có thể gửi các linh mục sang Thái Lan theo học các lớp Pháp ngữ do Hội đang phụ trách. Ngoài việc hỗ trợ cho các linh mục đi du học, mấy năm gần đây, Hội còn giúp Uỷ ban Giáo sĩ và Chủng sinh của Hội đồng Giám mục Việt Nam thực hiện những khóa đào tạo các nhà đào tạo.
Song song với việc hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn cho các linh mục, từ 15 năm trở lại đây, Hội còn tổ chức nhóm các thiện nguyện viên đi phục vụ các giáo hội tại châu Á. Đến nay đã có khoảng 2.000 thiện nguyện viên hoàn thành việc phục vụ tại các nơi mà các thành viên của Hội đã từng phục vụ. Hiện nay có 150 thiện nguyện viên đang phục vụ và có 30 thiện nguyên viên đang chuẩn bị lên đường.
Sau khi lắng nghe các thành viên của Hội đồng Hội thừa sai Paris trình bày, quý Đức cha trao đổi với Hội về Hội Thừa sai Việt Nam. Tiếp đó, Hội Thừa sai Paris mời quý Đức cha dùng bữa trưa thân mật tại trụ sở của Hội.
Hồi 15g00 cùng ngày, Hội đồng Giám mục Việt Nam có cuộc gặp gỡ ông Alexandre Scaggion, Phó viện trưởng và cha Jean Louis Souletie, khoa trưởng phân khoa thần học của Đại học Công giáo Paris.
Sau lời chào thăm, ông Phó viện trưởng trình bày khái quát về hoạt động của Đại học. Hiện Đại học có hơn 10.000 sinh viên đang theo học. Có 4 phân khoa liên quan tới Giáo hội là: thần học, triết học, giáo luật và khoa học xã hội.
Tiếp đó, cha khoa trưởng trình bày về phân khoa thần học. Khoa thần học giúp các sinh viên tiếp cận và phân định các nguồn thần học, kinh thánh, luân lý và tâm lý. Sau đó là cuộc trao đổi giữa quý Đức cha với ông Phó viện trưởng và cha khoa trưởng về việc đào tạo thường huấn từ xa, thư viện điện tử qua internet.