Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

VỀ CHUYỆN ĐẤT ĐAI CHO ĐỨC MẸ Ở MĂNG ĐEN





VỀ CHUYỆN ĐẤT ĐAI CHO ĐỨC MẸ Ở MĂNG ĐEN
Tâm tình của một linh mục Giáo Phận Kontum.

.
Tôi là Linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông, Sinh năm: 1941, Trên giấy tờ sinh năm 1943, như thế là 74 tuổi! Gia đình, ông bà tổ tiên thuộc tỉnh Bình Định.
Giáo Phận Kontum có giáo dân sinh sống trong hai tỉnh: Kontum và Gialai. Tổng số giáo dân khoảng 300 ngàn: 100 ngàn là người kinh và 200  ngàn là đồng bào các sắc tộc thiểu số. Giáo dân sắc tộc thiểu số có 8 thứ tiếng khác nhau.Tôi là linh mục Tổng Đại Diện của Giáo Phận Kontum đang làm việc tại tỉnh Gialai. Mỗi khi giáo dân có thắc mắc gì, có khó khăn gì trong đời sống đức tin, đời sống xã hội cũng thường chạy đến tôi. Tôi cùng hay góp ý, hướng dẫn giải thích… để mọi việc được sáng tỏ hơn. Vấn đề đất đai cho Đức Mẹ ở Măng Đen cũng thế…

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

NGÀY TRUYỀN THỐNG GIÁO LÝ VIÊN GP KONTUM 2014




NGÀY TRUYỀN THỐNG GIÁO LÝ VIÊN 
GP KONTUM 2014

Á thánh Anrê Phú Yên
Bổn mạng GLV Gp Kontum
         
Ngày truyền thống Giáo lý viên năm nay được tổ chức vào ngày 29/7/2014 tại Tòa Giám Mục, với 216 tham dự viên (trong đó có 2 nữ tu, 7 thầy và 207 GLV) đến từ các giáo xứ trong Gp Kontum. Chủ đề được chọn năm nay là: “SUY NGHĨ VÀ THẢO LUẬN MỘT HƯỚNG ĐI CHO CÔNG TÁC GIÁO LÝ”, dựa trên tài liệu “DỰ THẢO HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT VIỆC DẠY GIÁO LÝ TẠI VIỆT NAM”, do UB Giáo lý Đức Tin, trực thuộc HĐGM VN soạn thảo, hướng tới cuộc họp mặt giáo lý toàn quốc lần thứ IV tại TGP. Huế từ 18-21/8/2014.

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Cộng đồng người Kinh đầu tiên trên đất Kon Tum





Cộng đồng người Kinh đầu tiên trên đất Kon Tum


Cùng với việc tìm đường truyền bá đạo Công giáo lên Tây Nguyên và quá trình đi tìm kế sinh nhai, vùng đất Kon Tum dần hình thành các cộng động người Kinh sống xen kẽ với người dân tộc thiểu số (DTTS). Nguồn gốc hình thành các làng người Kinh từ nhiều nguồn khác nhau.

Nguồn gốc cư dân đầu tiên trong các làng người Kinh ở Kon Tum khá đa dạng: làng hình thành từ người nhà và tín đồ của linh mục người Kinh đem theo giúp việc, sau đó định cư lâu dài ở đây; những người bị bắt làm “nô lệ” trong các làng người DTTS, trở thành “món hàng” buôn bán, được các giáo sĩ chuộc lại, biên chế vào các làng người Kinh đã có hoặc lập ra một làng mới. Một số làng hình thành do quá trình cộng cư từ nhiều nguồn cư dân như số nô lệ được chuộc lại, số di dân từ Bình Định lên Kon Tum trong phong trào Văn Thân (1885); có làng hình thành do tách cư dân của làng cũ để lập làng mới; một số làng thành lập muộn hơn là số di dân từ đồng bằng lên rồi dần dần tụ cư trở thành làng xóm v.v…
Xếp theo niên đại, chúng ta thấy một số làng người Kinh có lịch sử ra đời sớm trên đất Kon Tum sau đây:
Làng Tân Hương (phường Thống nhất, TP. Kon Tum) được hình thành năm 1874. Ban đầu, là những người Kinh quê quán từ Bình Định, theo Linh mục Nguyễn Do lên Kon Tum truyền giáo và số người Kinh được chuộc lại từ các làng người DTTS. Để tiện cho họ sinh hoạt, bằng lập ra một xóm nhỏ gọi là Trại Lý, đến năm 1909 đổi tên là Gò Mít, năm 1926 chính thức lập làng lấy tên là Tân Hương.
Làng Phương Nghĩa (phường Thắng Lợi, TP. Kon Tum), được lập năm 1882. Một số giáo dân từ vùng người Mnông (ĐăkLăk cũ) theo các nhà truyền giáo về Kon Tum lập nên làng Phương Nghĩa, sau đó tiếp nhận thêm giáo dân từ đồng bằng lên dần hình thành làng Công giáo người Kinh, sau này trở thành một giáo xứ.
Làng Ngô Trang (nay là xã Đăk La, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) được lập năm 1885. Cư dân làng này gốc vùng Hà Đông (nay thuộc thành phố Tam Kỳ và huyện Núi Thành (Quảng Nam) bị bắt bán trong các làng người DTTS Kon Tum, được  các giáo sĩ chuộc về lập một làng nhỏ (khoảng 80 người), cùng với số giáo dân từ Bình Định lên, nhập vào thành làng Ngô Trang.
Làng Phương Quý (nay là xã Vinh Quang, TP. Kon Tum) hình thành năm 1887. Cư dân ở đây là những người bị bắt có nguồn gốc từ Quảng Nam và các cố đạo cho người về Quảng Nam chiêu mộ thêm người lên lập ra làng Phương Quý. Năm 1933, dân số của làng đã là 400 người.
Làng Phương Hoà (nay là xã Đoàn Kết, TP. Kon Tum) được lập năm 1892. Cư dân của làng vốn là người của Trại Lý (Tân Hương) vượt sông Đăk Bla qua làm ruộng nước vì đất đai ở đây màu mỡ, dễ khai phá. Đến năm 1933, dân số của làng tăng lên hơn 300 người, trở thành điểm quy tụ cư dân nhiều nơi đến sinh sống.
Làng Ngô Thạnh (nay là xã Hòa Bình, TP. Kon Tum) lập năm 1925, ban đầu gọi là Tân Thạnh, sau đổi thành Ngô Thạnh. Khởi nguyên chỉ có một số người giúp việc cho Linh mục Kemlin Văn ra làm nhà ở gần một làng người Giarai. Sau đó, thêm nhiều người gia nhập, nhân khẩu tăng lên và lập ra một thôn từ năm 1925. Làng Phước Cần, từ năm 1922 đã có người Kinh từ đồng bằng lên sinh sống, lập nên ấp Tân Phước, đến đầu năm 1929 mới thành lập một làng nhỏ tên là Phước Cần. Đến năm 1934, lập thêm làng Hà Mòn (xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà).
Ngoài các làng giáo nêu trên, ở Kon Tum có 2 làng người Kinh không theo đạo Công giáo là làng Trung Lương (lập năm 1924) và làng Lương Khê (lập năm 1927).
Khi người Kinh lên vùng đất mới Kon Tum, họ sống tụ cư thành một xóm, rồi thành lập nên một làng. Họ mang theo văn hoá từ đồng bằng lên Tây Nguyên trong cách tổ chức xóm làng, sinh hoạt kinh tế và văn hoá. Đồng thời, họ cũng tiếp thu những yếu tố mới của nơi đến, tạo ra những nét văn hoá đặc trưng riêng.
Về tổ chức xóm làng, bên cạnh hệ thống hương chức như ở đồng bằng, các làng người Kinh ở Kon Tum còn có thêm những chức vị mới như Chủ mộ là người mộ dân lập làng; Chủ tạo là người coi sóc việc làm đình chùa; Chủ khẩn là người coi việc khai khẩn ruộng đất; Thủ sắc là người giữ sắc thần; Phụng tế là người Chánh tế của làng; Chủ bái là người xem việc tế tự trong một xóm.
Về tổ chức đời sống kinh tế, buổi đầu các làng người Kinh thường định cư ở những vùng có điều kiện làm lúa nước. Do ruộng đất tốt không cần bón phân nên người dân chỉ cần làm một vụ là đủ lúa ăn cả năm. Theo số liệu ghi chép của một số tài liệu đầu thế kỷ XX,  ruộng xấu nhất, một thúng giống khi gặt cũng 25 thúng lúa. Chỗ tốt, năm thứ nhất, không phân tro gì, cũng được 75-80 thúng.
Ngoài làm ruộng, người Kinh ở Kon Tum còn làm nhiều nghề khác có nguồn gốc từ quê cũ như nghề mộc, nghề đánh cá, nghề giết mổ gia súc, nghề nấu rượu… Trong các nghề, thì nghề trao đổi hàng hoá với các DTTS địa phương, quen gọi là “nghề buôn Mọi” là nghề phát đạt nhất. Cách thức trao đổi phổ biến là các nhà buôn mang hàng hóa vào từng làng để mua bán trực tiếp, mua các sản phẩm của dân các làng sản xuất hoặc khai thác trong rừng để đổi lấy hàng hóa mang từ miền xuôi lên. Về sau, các chợ phiên được hình thành làm nơi buôn bán giữa người Kinh với người DTTS bản địa. Đến năm 1935, ở TP. Kon Tum có 6 chợ phiên được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi và giao lưu giữa người bản xứ với người Kinh mới đến sau.
Do khí hậu khắc nghiệt của vùng đất mới nên nhà cửa của người Kinh ở Kon Tum trước đây chủ yếu được làm bằng tranh, tre, gỗ, tường làm bằng đất sét trộn với rơm rất chắc và điều hoà được độ chênh lớn nhiệt độ trong ngày (khoảng 8-9 độ). Vì giao thông khó khăn nên trong khẩu phần ăn của người Kinh ở Kon Tum lúc đó thịt nhiều hơn cá. Cách ăn mặc, đi lại, giao tiếp, giọng nói…vẫn giữ nguyên như nơi họ ra đi.  
Tuy nhiên, trong quá trình sinh sống đã diễn ra sự giao lưu văn hoá tự nhiên giữa cộng đồng người Kinh mới đến với các cư dân địa phương. Nhiều người địa  phương đã học cách làm ruộng nước của người Kinh, ngược lại nhiều người Kinh bỏ gánh chuyển sang mang gùi, bỏ bế con bên hông mà địu con sau lưng... Sự giao lưu văn hóa giữa những cư dân mới đến với cư dân tại chỗ trong sản xuất cũng như trong đời sống qua thời gian càng trở nên khắn khít và bền chặt. Hai ông Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, có mặt tại Kon Tum đầu những năm 30 của thế kỷ XX đã nhận xét trong tác phẩm viết về dân tộc Ba Na Kon Tum rằng: Kể từ ngày người Kinh lên rồi tập rèn cày bừa cho người DTTS thì hiện nay ở chung quanh thành phố Kon Tum, họ bỏ lối đâm lỗ ngày xưa cho tiện. Mỗi năm đến mùa làm ruộng, thấy nào người Kinh, nào người DTTS cày bừa đầy cả đồng. Những tiếng tá ví, người DTTS  cũng quen dùng hai tiếng ấy - nghe vang động thật là vui vẻ (trích trong tác phẩm "Mọi Kon Tum" của 2 tác giả trên- người viết có chuyển ngữ một số từ cho hợp với văn phong ngày nay trong đoạn trích). Các làng người Kinh là những “điểm sáng” trong tổ chức sản xuất nông nghiệp. Kỹ thuật canh tác được họ mang từ đồng bằng lên áp dụng trên vùng đất Kon Tum hoàn toàn mới so với phương thức canh tác “phát - đốt - chọt - tỉa” truyền thống của đồng bào DTTS. Lần đầu tiên, người DTTS nhận thấy việc dùng trâu bò cày kéo, dùng bón phân, trồng cây lúa nước hiệu quả hơn với canh tác lúa rẫy. Năng suất và tính ổn định của việc canh tác lúa ruộng đã thuyết phục được dân làng mạnh dạn bỏ qua những cấm kỵ trong các công đoạn trong sản xuất và bắt đầu canh tác ruộng nước ở những nơi có điều kiện về đất đai. Một phương thức mới trong sản xuất nông nghiệp được bà con các DTTS chấp nhận.
Sau này, do nhiều yếu tố tác động, quá trình di dân của người Kinh lên Tây Nguyên sinh sống ngày nhiều hơn. Do vậy, sự giao lưu, tác động qua lại giữa cộng đồng các dân tộc tại chỗ và cộng đồng người Kinh mới đến diễn ra mạnh mẽ hơn, tạo nên mối quan hệ gắn kết bền chặt và được thử thách qua vận mệnh chung của đất nước trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cũng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay ./.
Đặng Luận
(Nguồn: http://bandantoc.kontum.gov.vn/)


Tân giám mục giáo phận Mỹ Tho: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm





Tân giám mục giáo phận Mỹ Tho: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm 

Tân giám mục giáo phận Mỹ Tho: Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

CHÂN PHƯỚC ANRÊ PHÚ YÊN (1625-1644)




Ngày 26-7, chúng ta nhớ đến ngày Thầy giảng Anrê Phú Yên về cùng Chúa. Cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) kể rằng : “Chiều ngày 26-7-1644 Anrê Phú Yên được dẫn đến pháp trường. Tới nơi toàn thắng, thầy quỳ xuống cầu nguyện để chiến đấu cho can đảm hơn. Lính gác chung quanh. Họ không cho tôi ở bên trong vòng lính, nhưng viên đội trưởng cho phép tôi vào, và đứng cạnh thầy. Thầy vẫn quỳ dưới đất, mắt nhìn lên trời, miệng luôn hé mở và đọc tên Chúa Giêsu.”



CHÂN PHƯỚC ANRÊ PHÚ YÊN

(1625-1644)

I. THÂN THẾ

         1. Tên gọi và năm sinh

Tên gọi dân sự của thầy cho đến nay vẫn chưa tìm thấy bút tích nào để lại. Được nhận tên Thánh Anrê khi chịu phép rửa tội. Tên thánh rửa tội Anrê cùng với quê quán là tên gọi của Anrê Phú Yên. Tên gọi Anrê Phú Yên là tên chính thức được Tòa Thánh công nhận.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Những hình ảnh thân thương của cố Lm Giuse Nguyễn Thanh Liên, Lm Giáo phận Kontum



Những hình ảnh thân thương của
cố Lm Giuse Nguyễn Thanh Liên, Lm Giáo phận Kontum 

Theo Thông Báo của Văn Phòng TGM Kontum, Giáo phận Kontum tổ chức Lễ Giỗ 3 năm của Cha cố Giuse Nguyễn Thanh Liên, nguyên Tổng Đại Diện Gp Kontum và Rước Hài Cốt Cha Cố Phaolô Lê Quang Trinh từ Nha Trang về Giáo Phận Kontum.

CHƯƠNG TRÌNH NHƯ SAU:
* Thứ Tư, ngày 23.7.2014: 
Đi Nha Trang. Đoàn của Giáo Phận gồm có: Cha TĐD Phêrô Nguyễn Vân Đông cùng 1 số linh mục, cựu chủng sinh quen biết và học trò của Cha Cố Phaolô.
* Thứ Năm, ngày 24.7.2014:
- 04giờ45: Tại Nhà Thờ Thanh Hải, Nha Trang: Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha Cố Phaolô và giỗ 3 năm Cha TĐD Giuse, với sự hiện diện của các CVK sống tại Nha Trang.
- 16giờ30: Thánh lễ đồng tế tại Nhà Nguyện Chủng Viện Thừa Sai Kontum (146 Trần Hưng Đạo, Kontum): Giỗ 3 năm Cha TĐD Giuse, cầu nguyện cho Cha Cố Phaolô.

  Sau Thánh Lễ có nghi thức đặt hài cốt Cha Cố Phaolô Lê Quang Trinh vào nơi an nghỉ cùng với các Giám Mục và linh mục Tiền Bối.(Theo http://gpkontum.wordpress.com/).

Kontumquehuongtoi xin ghi lại vài nét Tiểu sử và cuộc đời của Cha cố Giuse Nguyễn Thanh Liên, cũng như một số hình ảnh thân thương của Ngài lúc còn trẻ, khi đang làm việc cũng như lúc mang trọng bệnh. Xin mời bấm Play:


Hình ảnh: từ Facebook Huong Nguyen
Thực hiện Slide: LMS


Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên và Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc
dịp lễ Bạc 25 năm Linh mục 1996

Rước Hài Cốt Cha Cố Phaolô Lê Quang Trinh từ Nha Trang về Giáo Phận Kontum




Rước Hài Cốt Cha Cố Phaolô Lê Quang Trinh 
từ Nha Trang về Giáo Phận Kontum

Theo Thông Báo của Văn Phòng TGM Kontum, Giáo phận Kontum sẽ rước Hài Cốt Cha Cố Phaolô Lê Quang Trinh từ Nha Trang về Giáo Phận Kontum.

CHƯƠNG TRÌNH NHƯ SAU:
* Thứ Tư, ngày 23.7.2014: 
Đi Nha Trang. Đoàn của Giáo Phận gồm có: Cha TĐD Phêrô Nguyễn Vân Đông cùng 1 số linh mục, cựu chủng sinh quen biết và học trò của Cha Cố Phaolô.
* Thứ Năm, ngày 24.7.2014:
- 04giờ45: Tại Nhà Thờ Thanh Hải, Nha Trang: Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha Cố Phaolô và giỗ 3 năm Cha TĐD Giuse, với sự hiện diện của các CVK sống tại Nha Trang.
- 16giờ30: Thánh lễ đồng tế tại Nhà Nguyện Chủng Viện Thừa Sai Kontum (146 Trần Hưng Đạo, Kontum): Giỗ 3 năm Cha TĐD Giuse, cầu nguyện cho Cha Cố Phaolô.


  Sau Thánh Lễ có nghi thức đặt hài cốt Cha Cố Phaolô Lê Quang Trinh vào nơi an nghỉ cùng với các Giám Mục và linh mục Tiền Bối. (Theo http://gpkontum.wordpress.com/).

Kontumquehuongtoi xin ghi lại vài nét Tiểu sử của Cha cố Phaolô:

Tiểu sử cố Linh mục Phaolô Lê Quang Trinh

Lm PHAOLÔ LÊ QUANG TRINH
(Sinh:1929 - Lm:1957 - Qđ:15/08/1966)

Cha Phaolô Lê Quang Trinh (tên thường gọi là Trí) sinh năm 1929, tại Huế. Ông bà cố là ông Phêrô Lê Văn Thị và bà Anna Nguyễn Thị Uyển.

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Tây Nguyên những năm 50 của thế kỷ XX qua ống kính của Jean - Marie Duchange




Tây Nguyên những năm 50 của thế kỷ XX qua ống kính của Jean - Marie Duchange

(Theo: http://vietnamnet.vn/ và thethaovanhoa.vn/)

Bộ ảnh tư liệu dân tộc học do một người Pháp chụp ở Tây Nguyên những năm 1952 - 1955 hé lộ cho người xem một chân dung đời sống phong nhiêu và sống động, mà đến nay hầu như đã không còn tồn tại.


34 bức ảnh khổ lớn, hình vuông - mà Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vừa đưa ra triển lãm vào chiều ngày 10/7 thực tế chỉ là một phần của kho ảnh lên tới 200 bức về cuộc sống Tây Nguyên, do một người Pháp tên Jean - Marie Duchange chụp vào những năm 1950 của thế kỷ trước. Bảo tàng cho biết các hình ảnh vẫn còn chất lượng rất tốt do được ông Duchange và gia đình bảo quản rất cẩn thận.

Tây Nguyên, dân tộc học, thiếu nữ, nude, nhiếp ảnh
Ông Jean - Marie Duchange (phải) trong một bức ảnh chụp tại Tây Nguyên.
Bộ ảnh được ông thực hiện bằng máy Rolleiflex và Samflex, chụp phim âm bản khổ 6 x 6, là các loại máy thuộc hàng tân tiến thời ấy. Được biết, vào lúc sinh thời, ông Jean - Marie Duchange từng bộc bạch ông "không phải là nhà dân tộc học, cũng không phải là nhiếp ảnh gia". Nhưng cảnh đẹp và con người của vùng đất Tây Nguyên đã khiến ông muốn cầm máy lên để ghi lại.

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

90% người Việt Nam không hiểu bài hát: "Bắc kim thang cà lang bí rợ"


90% người Việt Nam không hiểu bài hát: 

"Bắc kim thang cà lang bí rợ"

Chim le le

"Bắc kim thang cà lang bí rợ" có thể được coi là câu hát cửa miệng của tất cả chúng ta thời thơ ấu, thế nhưng mấy ai hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó, thậm chí tôi dám cam đoan đến hơn 90% chúng ta hát sai câu hát này.

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Chuyện một bài ca dao cổ




Chuyện một bài ca dao cổ

PHAN VĂN CHO

“Đi chợ tính tiền” là một bài ca dao lục bát. Bài đã được in làm bài Học thuộc lòng cho học sinh lớp “sơ đẳng” trong sách Quốc văn giáo khoa thư năm 1948, trang 114. Bài thơ kể chuyện một người phụ nữ đi chợ về, phải trình bày minh bạch, rõ ràng việc chi tiêu với chồng.
Chuyện một bài ca dao cổ
Bìa sách "Quốc văn giáo khoa thư" Ảnh: diendan.hocmai.vn
Ngày xưa khi học bài này thầy giáo chỉ nêu đại ý, đồng thời nêu bật tính đảm đang, khéo vén của người phụ nữ xưa..., sau đó yêu cầu học sinh học thuộc. Thầy không giảng về bài toán ẩn trong bài thơ, có lẽ vì thời thế đã khác (khoảng năm 1958, chưa được vào trường công lập, người viết học với một ông giáo ở khoảng giữa cầu An Cựu và lăng Vạn Vạn) đồng tiền cũng đã đổi thay, hoặc giải bài toán chắc chi những học trò nhỏ hiểu được.

10 cuốn sách mới gây sốt trong năm 2014




10 cuốn sách mới gây sốt trong năm 2014

Dưới đây là những cuốn sách đang bán chạy nhất, đang được độc giả bàn tán và “rỉ tai nhau” mua đọc nhiều nhất.
10 cuốn sách mới gây sốt trong năm 2014
Life Drawing (tạm dịch: Vẽ cuộc sống) - Robin Black
Nữ nhà văn người người Mỹ Robin Black là một phụ nữ đã ở tuổi trung niên, thế mạnh của cô là viết về những mất mát, những nỗi đau mà con người gây ra cho nhau trong cuộc sống. Black mới bắt đầu sáng tác trong vài năm trở lại đây, đúng vào lúc trào lưu sách do phụ nữ viết và viết về phụ nữ đang ở giai đoạn cao trào.

Âm thanh cồng chiêng Tây Nguyên ở Carnaval nhiệt đới Paris




Âm thanh cồng chiêng Tây Nguyên ở Carnaval nhiệt đới Paris

Những màn lắc tay-vai và hông khỏe khoắn, những điệu múa chim công ấn tượng, những bộ trang phục cầu kỳ, rực rỡ trên nền âm nhạc sôi động đã tạo nên một bữa tiệc về sự đa dạng văn hóa tại lễ hội Carnaval nhiệt đới Paris 2014, diễn ra chiều 5/7, tại quảng trường Léon Blum, trung tâm thủ đô Paris, Pháp.
Âm thanh cồng chiêng Tây Nguyên ở Carnaval nhiệt đới Paris
Hòa tấu cồng chiêng kết hợp với điệu nhảy duyên dáng của thiếu nữ Tây Nguyên. (Ảnh: Bích Hà/Vietnam+)
Lần thứ hai tham gia Carnaval nhiệt đới Paris, năm nay, đoàn Việt Nam mang đến lễ hội thông điệp về bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam được thể hiện qua các tiết mục hòa tấu của đội cồng chiêng dân tộc Ba Na, đến từ huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Nhà văn Tô Hoài, cha đẻ của tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký" nổi tiếng, đã qua đời





Nhà văn Tô Hoài, một trong những cây viết tên tuổi của nền văn học cận đại ở Việt Nam, vừa qua đời sáng 6/7 tại Hà Nội, thọ 94 tuổi.
Ông tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại huyện Thanh Oai, Hà Nội, và lớn lên tại làng Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Đông (nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Sáng tác nhiều ở các thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, v.v..., nhưng có lẽ 'Dế Mèn Phiêu Lưu Ký' mà ông viết hồi năm 1941 là một trong những tác phẩm của ông gắn bó với nhiều thế hệ bạn đọc thiếu niên Việt Nam nhất.
Tác phẩm này cũng từng được dịch ra hàng chục thứ tiếng.
'Vợ Chồng A Phủ', một sáng tác khác của ông, được đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa phổ thông và được dựng thành phim ở Việt Nam.

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Thư của Thủ tướng gởi cho con...




Thư của Thủ tướng gởi cho con...



Đọc bức thư của Ông thủ tướng Đài Loan ( Tôn Vận Tuyền) gửi con, 
mới hiểu vì sao Đài Loan thành công như thế.


Con trai yêu dấu!
Đời người phúc họa vô thường! Không một ai biết trước mình sẽ sống được bao lâu. Có một số việc tưởng nên sớm nói ra thì hay hơn.
Cha là cha của con, nếu cha không nói với con, có lẽ không ai nói rõ với con những điều này!
Những lời khuyên để con ghi nhớ này, là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời, mà bản thân cha đã trải nghiệm. Nó sẽ giúp con tiết kiệm nhiều những nhầm lẫn hoang phí trên bước đường trưởng thành của con sau này.
Dưới đây là những điều con nên ghi nhớ trong cuộc đời:
- Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng bận tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời này, không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với con, ngoại trừ Cha và Mẹ của con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc con phải biết ơn và trân quý, con cũng nên thận trọng suy xét, vì người đời làm việc gì thường có mục đích và nguyên nhân. Con chớ vội vàng xem đối phương là chân bằng hữu.
- Con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với con. Con đối xử người ta thế nào, không có nghĩa là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu con không hiểu rõ được điểm này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình mai sau.


- Trên đời không phải không có người nào mà không thể thay thế được, không có vật gì mà nhất định mình phải sở hữu được. Con nên hiểu rõ ở điểm này. Nếu mai sau rủi người bạn đời không còn muốn cùng con chung sống, hoặc giả con vừa mất đi những gì trân quý nhất trong đời, thì con nên hiểu rằng: Đây cũng không phải là chuyện lớn lao gì cho lắm!
- Trên đời này chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chỉ qua là một cảm xúc nhất thời. Cảm giác này tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà thay đổi. Nếu người yêu rời xa con, hãy nhẫn nại chờ đợi , để thời gian từ từ gột rửa, để tâm tư mình dần dần lắng đọng thì nỗi đau thương cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi . Không nên cứ ôm ấp hoài niệm mãi cái ảo ảnh yêu thương, cũng không nên quá bi lụy vì tình.
- Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay con đã lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi! Cho nên càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì con sẽ được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng con cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.
- Cha không yêu cầu con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại. Ngược lại, Cha cũng không thể bảo bọc nửa quãng đời sau này của con, khi mà con đã trưởng thành và tự lập. Đây là lúc Cha đã làm tròn trách nhiệm của mình. Sau này con có đi xe buýt hay đi xe hơi riêng; ăn súp vi cá hay ăn mì gói, tự con lo liệu lấy.
- Gia đình thân nhân chỉ là duyên phận một đời. Bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu và như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian sum họp, gia đình đoàn tụ. Kiếp sau, dù ta có thuơng hay không, cũng không chắc sẽ còn gặp lại nhau.
- Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng không thể thiếu sự hiểu biết. Nên nhớ kỹ điều này!
- Hơn mười mấy, hai mươi mấy năm nay, Cha tuần nào cũng mua vé số, nhưng đến nay, ngay đến giải 3 vẫn chưa từng trúng. Điều này chứng tỏ rằng: Muốn phát đạt phải siêng năng làm ăn, nỗ lực phấn đấu chứ không phải chờ đợi điều may mắn đến với con. Trên thế gian này không có buổi ăn trưa nào miễn phí cả. Nếu may mắn có đến với con, đấy là điều tốt, còn nếu không thì cũng chẳng có vấn đề gì, bởi tất cả phải dựa vào chính bản thân con.
- Con hãy BIẾT ƯỚC MƠ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải LUÔN CÓ NIỀM TIN. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì. Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải LUÔN NỖ LỰC. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê, con ạ. Hãy nhớ rằng THÀNH CÔNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT ĐÍCH ĐẾN MÀ LÀ MỘT QUÁ TRÌNH. Vì thế, con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không ngừng nỗ lực, con nhé.

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Yếu tố nhân văn trong lễ “Pơ thi” của người Ja Rai



Yếu tố nhân văn trong lễ “Pơ thi” của người Ja Rai


Tiếng trống ngân xa trong đêm khuya tĩnh mịch, lúc hối thúc dồn dập, khi khoan thai đĩnh đạc, lan tỏa đến từng cánh rừng, khe suối. Tiếng trống mang thông điệp về dưới mái nhà rông, gửi tới những người anh em gần xa…Nơi đây đang diễn ra một cuộc chia tay sâu thẳm tình người, đầy ắp chất nhân văn.

Trong hệ thống lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và người Ja Rai ở huyện Sa Thầy nói riêng, lễ “Pơ thi” hay còn gọi là lễ “Bỏ mả” luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là một lễ hội của gia đình, dòng tộc. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của thân nhân người đã khuất, lễ sẽ được tổ chức sớm hay muộn. Có khi chỉ một vài năm hoặc lâu hơn đến cả chục năm sau chôn cất. Lễ “Pơ thi” thường được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, người Ja rai quan niệm khi chưa làm lễ này thì người chết vẫn còn “sống”. Vì vậy đây là lễ hội cuối cùng cho một đời người, là lần chia tay vĩnh viễn với người đang sống, để đưa tiễn người đã khuất đi hẳn về thế giới bên kia- Thế giới của hồn ma ông bà.
Tượng nhà mồ làng Lung, xã Ia Xier (Sa Thầy)
Cũng giống như các lễ hội khác của người dân bản địa, trong lễ “Pơ thi’, ngoài các yếu tố về vật chất như vật hiến sinh (trâu, dê, heo, gà), cây nêu, rượu ghè,…thì cái làm nên sự khác biệt chính là sự xuất hiện của các pho tượng gỗ và bữa cơm cộng cảm. Tất nhiên không thể thiếu tiếng chiêng, tiếng trống, vòng xoang và bếp lửa. Trong không gian đầy ắp sự huyền bí, linh thiêng ngay tại nơi chôn cất người đã quá cố, một cuộc giao lưu “bình đẳng” được diễn ra rất chân tình. Ở đó người sống ăn chung cùng hồn ma, “tâm sự” với hồn ma về những điều trăn trở, về những việc đã cư xử với nhau không tốt trước đây xin được bỏ qua, nhất là những vấn đề sâu kín của tình cảm vợ chồng. Tiếng chiêng trầm bổng, ngân rung những lời tiễn biệt, dẫn dắt vòng xoang lưu luyến thâu đêm. Nhưng có lẽ tiếng trống mới là chủ đạo, thể hiện rõ nhất những cung bậc tình cảm của người thân. Càng về khuya tiếng trống càng vang xa. Khi dồn dập, nó biểu hiện một tình cảm dâng trào, hồ hởi. Khi khoan thai, nó là sự day dứt, nhớ thương tha thiết đến khôn nguôi. Gần nghe nhịp chiêng, xa nghe tiếng trống. Chỉ cần thông qua tiết tấu và sự thưa, nhặt giữa các đợt trống, chiêng cũng đủ biết tình cảm nhiệt thành của những người đưa tiễn.