Phần VII
Nền tảng tôn giáo của các kĩ nghệ truyền thống [1]
Từ cái đơn giản nhất đến cái phức tạp nhất, tất cả đều do các Thần dạy cho con người. Con người học được của các Yang các kỹ nghệ và công cụ của mình.
Nghề đan đát - "Ban đầu, lúc khởi nguyên, những cái gùi là quả của tre; chúng cứ thế mọc ra; ta chỉ có việc hái lấy mà thôi. Những chiếc nhỏ mọc trên các cây tre thẳng, những chiếc lớn mọc trên cây tre cao. Cũng như chiếu là quả của cây lát; người ta chỉ việc hái lấy.
Nhưng từ trận Ðại hồng thủy, mọi sự đã thay đổi; gùi, thúng mủng, chiếu không mọc ra như trái trên cây nữa; chúng ta phải làm lấy tất cả. Tuy nhiên Sörden và các thần trong thiên nhiên thương hại con người. Các thần cây đã giao cho các loài thực vật dạy cho con người; Sörden giao nhiệm vụ đó cho các vì sao. Vậy là tre dạy cho con người biết chẻ, vót bằng dao, điều khiển các nan để đan thành gùi, thúng. Lát dạy cách làm chiếu; nó nói với con người: "Ði gọi vợ anh lại đây, làm chiếu không phải là việc của đàn ông; đấy là việc của đàn bà, người biết chu đáo hơn, dậy sớm khi chồng còn ngủ. Ðàn bà phải đan chiếu bằng các ngón tay của họ; con dao là công cụ của đàn ông." Con chim ác là bé nhỏ còn dạy các cách đan sợi lát khác nhau, bao nhiêu sợi lên trên, bao nhiêu sợi xuống dưới. Cây mây, dùng để buộc, để cạp, dạy con người : "Hãy chẻ tôi từ đầu mỏng nhất chứ đừng chẻ từ gốc".
"Con ác là nhỏ bé dạy cách luồn các sợi đan; con vịt trời dạy cách bơi; con báo dạy cách đi ban đêm..."
"Sao Könhiang [2] , do Sörden xếp đặt, dạy cách làm chiếc nia; nó chỉ cho con người hình chiếc nia, và dạy: "Ðưa hai sợi lên trên, siết năm sợi xuống dưới".
(truyền thuyết Srê)
Cho đến ngày nay, đồ đan đát của người Tây Nguyên vẫn không thay đổi cách cấu tạo. Chiếu bao giờ cũng đan một sợi lên một sợi xuống; gùi: hai sợi lên hai sợi xuống, v.v. Ðan rất cẩn thận và chặt; các chiếc chiếu ở đây vào loại chắc nhất Ðông Dương.Kiểu đan đơn giản nhất là kiểu bàn cờ: một sợi ngang một sợi dọc. Người Tây Nguyên tuyệt giỏi trong việc đa dạng hóa "lối đi" (gung) của sợi mây đan vào nhau tạo nên một sản phẩm khéo léo, hoa văn đều đặn. Trẻ con mười hai tuổi đã có những ngón tay quen với công việc tinh tế này. Ðôi khi sợi nền được nhuộm màu (màu đen bằng thuốc lá, màu đỏ bằng một loại đất đặc biệt) để cho hoa văn càng nổi lên. Có "lối đi thẳng", có "lối đi chữ chi", "lối đi hình trái tim", "lối đi chéo", "lối đi vòng quanh", "lối đi thẳng mút đường" (Hy Lạp), v.v.
Phần lớn các đồ đan dùng để đựng (gùi, thúng, túi) đều có hình tròn và đáy vuông. Mỗi tộc người có mặt hàng riêng của mình trong lĩnh vực này; thông thường mỗi người tự đan lấy chiếc gùi của mình và mỗi tộc người phú cho anh ta có một dấu ấn riêng; nhưng những cái kiat, loại thúng có hai phần úp vào nhau là đặc sản của người Cil. Người Raglai phơi thuốc lá của họ trên những tấm đan bằng lát. Người Rölöm thường đan sịa. Người Mạ ăn bằng những chiếc bát đan kín đến nỗi không chảy nước; họ đổ món cháo cho lợn ăn trong những chiếc sịa lớn.
Chiếc chiếu, là toàn bộ cái giường của người Tây Nguyên, chiếc gùi, phương tiện vận chuyển duy nhất và là đơn vị đo lường của họ, chiếc thúng trong đó họ xếp đôi thứ của cải nghèo nàn, là những vật dụng cần thiết hàng đầu. Khi, vào buổi tối, người đàn bà sàn gạo, bà hát, theo nhịp của đôi tay, truyền thuyết về cây lát và ký ức về các Thần "từ muôn thuở" đã phân chia các công việc cho đàn ông và đàn bà.
Nghề gốm - "Lúc đầu chúng tôi không có bát, lớn hay nhỏ, chúng tôi không có ché, lớn hay nhỏ. Chỉ từ khi có Me Boh Me Bla chúng tôi mới có bát và ché. Trước đây chúng tôi cũng không có muối. Một hôm những người đang làm rẫy thấy một người đàn bà có muối; họ xin bà ấy muối vì cơm ăn với tro chẳng ra sao cả. Bà ấy không muốn cho; những người đàn ông đuổi theo bà. Họ bắt kịp bà ở một đồng ruộng, họ làm cho bà bị thương; một ít máu chảy ra trên mặt đất, đất trở nên mặn; vì vậy cho đến ngày nay người ta vẫn gọi nơi ấy là: Srê Boh (Ruộng Muối). Me Boh Me Bla nói với họ: "Ðừng giết tôi; hãy đi với tôi đến tận biển, ở đó các anh sẽ có muối". Họ theo bà và tiếp tục đi đến biển. Ðến nơi, Me Boh Me Blah hy sinh; máu của bà chảy ra trên cát làm thành những cánh đồng muối. người ta lấy vú bà làm bát; đùi bà làm những chiếc ché to; đầu gối bà làm những chiếc ché nhỏ".
Trước khi biết đến bát, người Tây Nguyên ăn cơm đựng trong lá chuối. Về sau họ làm chén bát bằng cách đan; ngày nay ta vẫn còn thấy điều đó ở người Mạ. Rồi họ biết có thể tìm được chén bát và ché ở xứ sở của muối, ở ven biển, nghĩa là ở vùng người Việt [3] . Không phải họ làm ra chén bát, ché và tất cả những đồ sứ họ có: tất cả các thứ đó họ đều mua ở chợ ven biển, "từ khi Me Boh Me Bla chạy trốn xuống biển".
Trong các truyền thuyết về sự sáng thế, thường có nói đến các loại đất sét và cao lanh khác nhau; nhưng các vị anh hùng sáng thế, các vị anh hùng khai sáng dùng chúng để làm ra các loài vật: "... Bung dùng đất sét đỏ để làm ra chim sẻ; đất sét vàng làm ra diều hâu; đất sét xanh làm ra con báo..." Không bao giờ thấy nói đến chuyện đồ gốm; chỉ có cơ thể của Me Boh Me Bla là nguồn gốc của gốm.
Cần phải giành riêng một vị trí cho chiếc nồi đất dùng để nấu cơm. Dụng cụ nhà bếp này là quan trọng hàng đầu, người Tây Nguyên phải tự họ làm lấy và, cho đến tận ngày nay họ vẫn còn làm các nồi đất này. Người ta có thể không cần có bát để ăn cơm, nhưng không thể thiếu một cái vại chịu được lửa để nấu cơm. Cho nên, từ nguyên thủy, người Tây Nguyên đã biết đến cái nồi đất, không phải phụ thuộc vào người nước ngoài và các cơ may của việc mua bán. Theo Truyền thuyết, ngay từ khi sáng thế ra thế giới con người, từ khi "chui ra từ Ðất", Bung đã nghĩ đến việc mang theo một chiếc nồi từ trong lòng đất sâu, để cho con người bắt chước cách cấu tạo.
Cho đến tận ngày nay, người Tây Nguyên vẫn tự làm lấy nồi đất cho mình. Nhưng, ngược với các nghề khác, phổ biến hơn, là tác phẩm của mọi người như việc đan chiếc gùi, hay ít ra của một người trong từng làng như nghề rèn sắt, làm gốm là một nghề chuyên môn hóa: gần như cả một vùng mới có một làng làm nồi; và đấy là do các điều kiện địa chất. Quả vậy, không phải loại đất nào cũng làm được nồi, và hiếm có loại đất thích hợp. Người Srê có tục đi tìm nồi cho mình ở làng Liang (một cái nồi được đổi bằng dung tích gạo hoặc muối của nó. Ðất sinh ra người thợ thủ công; truyền thống làm nốt phần còn lại. Ðất nhào được các ngón tay nắn thành hình; tất cả được đem đốt trong lò, rồi nhuộm bằng một chất màu thực vật đen xỉn. "Từ khi Bung đưa chiếc nồi đầu tiên từ dưới Ðất lên, chúng tôi vẫn làm như vậy".
Nơi cư trú - "Lúc đầu chúng tôi không có nhà; người ta ở trong các cây trong rừng, nơi nào họ trú được. Ndu, vị Thần thượng đẳng, một ngày kia thấy anh chàng Doê khốn khổ nấp trong một cây mhi [4] , là loại cây Ndu thường ngự ở đó. Ðể che chở cho con người đó, Ndu làm cho vòm lá cây mhi không thấm nước; mưa không lọt qua được nữa. Từ ngày đó, con người thường tìm cây mhi làm nơi trú ngụ.
"Về sau, Bung mang từ Âm phủ lên trước hết là tre và tranh. Ông dạy cho con người làm những chiếc nhà sàn toàn bằng tre và lợp tranh. Từ ngày cây đa cho con người sắt, con người làm ra dao, xà gạc và rìu; bấy giờ họ cần có gỗ chắc hơn để làm việc. Bung cho họ tất cả các cây lớn trong rừng. Bung vốn thương con người cho họ gỗ cần để xây nhà; ông dạy cho họ dùng rìu đẽo những cây cột nhà. Mối dạy cho con người dùng đục khoét gỗ để ghép mộng. Từ ngay đó chúng tôi bắt chước con mối ăn gỗ khi chúng tôi làm các lỗ mộng, khi chúng tôi đục một khúc gỗ để ghép khúc khác vào".
(truyền thuyết Srê)
Từ khi người Tây Nguyên biết sử dụng chiếc rìu và chiếc xà gạc, họ đã làm nhà theo cùng một kiểu và cho đến tận ngày nay. Họ chẳng thấy việc gì phải thay đổi. Các Thần đã dạy họ làm như vậy; còn có thể có cách nào hay hơn? Việc khớp bằng dây, việc ghép bằng đục, việc lợp bằng tranh đã được cố định bằng các lệnh bất di bất dịch của Truyền thống. Nhà ở của của người Tây Nguyên, thuôn dài, cao, là một công trình xây dựng nhẹ, không nhằm để tồn tại nhiều thế hệ. Khi di chuyển, người ta khiêng cả ngôi nhà đi trên vai, thành từng bộ phận tách rời, vác như vác các thứ của cải động sản còn lại. Khi gỗ mục, ngôi nhà có nguy cơ đổ nát, người ta làm lại, bên cạnh.
Mỗi người làm lấy nhà của mình, nhưng không phải bất kỳ ở đâu. Dựng một ngôi nhà ở một nơi không thích hợp có thể mang lại những hậu quả xấu: bệnh tật đổ xuống đầu những người cư trú trong đó (bệnh phong nếu làm nhà trên một ổ mối), nghèo khổ bởi vì lúa không thích ở trong nhà đó. Cho nên cần cẩn thận hỏi đất trước khi bắt tay làm nhà. Buổi tối, người đàn ông, một mình, đến chỗ đất định chọn, đặt một lá chuối xuống đất; trên tấm lá chuối đó anh ta đặt bảy hạt gạo, phủ một tấm lá khác lên trên và dùng một miếng gỗ chặn tất cả lại; rồi anh ta trở về nhà. Sáng hôm sau, anh ta trở lại đó để xem dấu hiệu. Nếu bảy hạt gạo vẫn còn giữa hai lớp lá, nơi ấy là tốt, có thể dựng nhà, và sẽ không thiếu thóc gạo. Nếu các hạt gạo không còn, thì là nơi ấy có mối, hoặc hạt gạo đã bỏ ra đi, không thích ở đó; phải bỏ chỗ đất không tốt ấy thôi.
Người Xơđăng, ngoài cách bói bằng hạt gạo đó, còn dùng phương pháp thử bằng con sên: họ đặt trên chỗ đất định chọn năm con sên thường và năm con sên-kia [5]. Nếu sáng hôm sau các con sên-kia thắng các con thường, thì phải đi tìm chỗ đất khác.
Còn có những thời kỳ không thích hợp cho việc làm nhà hay cất lại nhà, và những thời khác không đúng với phong tục. Người ta thường sửa nhà và làm nhà vào mùa khô, giữa kỳ thu hoạch và lúc đốt rẫy mới. "Từ thuở nào đến nay, đấy là cách dựng nhà..."
Các món ăn - Lúc đầu, con người không biết ăn cơm. Khi có thóc, họ ăn cám và vứt cái hạt cứng mà họ gọi là "xương" của thóc đi.
"Một bà già nghèo sống một mình với đứa cháu. Nhà bà chẳng có ai làm việc được; bà rất nghèo và thiếu cái ăn. Bà bảo cháu đi xin những cái "xương"; bà sẽ tìm cách bòn ra chút gì bằng cách nấu cháo. Do người ta vứt hết "xương"nên đứa cháu tìm được chẳng khó khăn gì. Vậy là nó mang gạo về cho bà già nấu. Nó thấy ăn ngon hơn cám! Bà già giấu biệt khám phá của mình và đi xin"xương" khắp cả làng: các gia đình đều sẵn sàng cho, đến nỗi bà chất đầy cả nhà.
"Ðến kỳ gieo giống. Người làng gần như chẳng còn cám để ăn với rau; phải giữ lấy giống và thế là đói. Thằng bé giữ trâu cùng với trẻ con trong làng. Ðến giờ ăn trên bãi cỏ, nó lấy gói cơm nấu chín của nó ra "Mày ăn gì đấy? - Ăn xương!"Nó cho bọn chúng nếm thử; chúng thấy ngon thật. Lợi dụng lúc thằng bé trông trâu lơ đễnh, chúng ăn sạch chỗ cơm.
"Bọn trẻ trong làng vội kể lại cho cha mẹ chuyện chúng đã ăn món gì. Một buổi tối, một người phụ nữ quyết định đến thăm bà già, xem bà ta nấu "xương" như thế nào. Bà già thấy bị theo dõi, bà chỉ đổ nước vào chiếc nồi đã bắc lên bếp. Ðến lúc đêm đã khuya và người phụ nữ tò mò kia đã ngủ, bà già đong hai bát gạo và đổ vào nồi... Nhưng người phụ nữ làm ra vẻ ngủ say đã nhìn thấy tất cả: nước sôi, gạo nở ra, bọt sủi lên trên mà bà già gạt ra, một phần nước bốc hơi, một phần thấm vào gạo.
"Người phụ nữ ấy bèn trở về nhà và công việc đầu tiên là bắt chước bà già ; chị ta thành công. Tiếng đồn nhanh chóng lan ra trong làng, mọi người đều muốn nấu cơm, nấu "xương". Nhưng tất cả gạo đã ở nhà bà già đã đi xin. Mọi người phải đến nhà bà mua lại chỗ gạo ấy, người thì đựng trong ché, người thì túm trong chăn... Bà già trở nên giàu có. Mọi người mang gạo về nhà và tập nấu. Chính từ lúc đó chúng tôi biết ăn cơm."
(truyền thuyết Srê)
Trước khi khám phá ra gạo, người Tây Nguyên chỉ ăn cám và lá cây, và họ không hề ngại nói ra điều đó. Ðã biết ăn cơm, họ chỉ còn dùng cám để nuôi lợn và làm rượu cần.
Một truyền thuyết kể chuyện những người anh hùng thời cổ đã học được của các thần cách nấu cơm, tính chất của củi đun và độ lửa cần thiết để có được cơm ngon:
Nghề đan đát - "Ban đầu, lúc khởi nguyên, những cái gùi là quả của tre; chúng cứ thế mọc ra; ta chỉ có việc hái lấy mà thôi. Những chiếc nhỏ mọc trên các cây tre thẳng, những chiếc lớn mọc trên cây tre cao. Cũng như chiếu là quả của cây lát; người ta chỉ việc hái lấy.
Nhưng từ trận Ðại hồng thủy, mọi sự đã thay đổi; gùi, thúng mủng, chiếu không mọc ra như trái trên cây nữa; chúng ta phải làm lấy tất cả. Tuy nhiên Sörden và các thần trong thiên nhiên thương hại con người. Các thần cây đã giao cho các loài thực vật dạy cho con người; Sörden giao nhiệm vụ đó cho các vì sao. Vậy là tre dạy cho con người biết chẻ, vót bằng dao, điều khiển các nan để đan thành gùi, thúng. Lát dạy cách làm chiếu; nó nói với con người: "Ði gọi vợ anh lại đây, làm chiếu không phải là việc của đàn ông; đấy là việc của đàn bà, người biết chu đáo hơn, dậy sớm khi chồng còn ngủ. Ðàn bà phải đan chiếu bằng các ngón tay của họ; con dao là công cụ của đàn ông." Con chim ác là bé nhỏ còn dạy các cách đan sợi lát khác nhau, bao nhiêu sợi lên trên, bao nhiêu sợi xuống dưới. Cây mây, dùng để buộc, để cạp, dạy con người : "Hãy chẻ tôi từ đầu mỏng nhất chứ đừng chẻ từ gốc".
"Con ác là nhỏ bé dạy cách luồn các sợi đan; con vịt trời dạy cách bơi; con báo dạy cách đi ban đêm..."
"Sao Könhiang [2] , do Sörden xếp đặt, dạy cách làm chiếc nia; nó chỉ cho con người hình chiếc nia, và dạy: "Ðưa hai sợi lên trên, siết năm sợi xuống dưới".
(truyền thuyết Srê)
Cho đến ngày nay, đồ đan đát của người Tây Nguyên vẫn không thay đổi cách cấu tạo. Chiếu bao giờ cũng đan một sợi lên một sợi xuống; gùi: hai sợi lên hai sợi xuống, v.v. Ðan rất cẩn thận và chặt; các chiếc chiếu ở đây vào loại chắc nhất Ðông Dương.Kiểu đan đơn giản nhất là kiểu bàn cờ: một sợi ngang một sợi dọc. Người Tây Nguyên tuyệt giỏi trong việc đa dạng hóa "lối đi" (gung) của sợi mây đan vào nhau tạo nên một sản phẩm khéo léo, hoa văn đều đặn. Trẻ con mười hai tuổi đã có những ngón tay quen với công việc tinh tế này. Ðôi khi sợi nền được nhuộm màu (màu đen bằng thuốc lá, màu đỏ bằng một loại đất đặc biệt) để cho hoa văn càng nổi lên. Có "lối đi thẳng", có "lối đi chữ chi", "lối đi hình trái tim", "lối đi chéo", "lối đi vòng quanh", "lối đi thẳng mút đường" (Hy Lạp), v.v.
Phần lớn các đồ đan dùng để đựng (gùi, thúng, túi) đều có hình tròn và đáy vuông. Mỗi tộc người có mặt hàng riêng của mình trong lĩnh vực này; thông thường mỗi người tự đan lấy chiếc gùi của mình và mỗi tộc người phú cho anh ta có một dấu ấn riêng; nhưng những cái kiat, loại thúng có hai phần úp vào nhau là đặc sản của người Cil. Người Raglai phơi thuốc lá của họ trên những tấm đan bằng lát. Người Rölöm thường đan sịa. Người Mạ ăn bằng những chiếc bát đan kín đến nỗi không chảy nước; họ đổ món cháo cho lợn ăn trong những chiếc sịa lớn.
Chiếc chiếu, là toàn bộ cái giường của người Tây Nguyên, chiếc gùi, phương tiện vận chuyển duy nhất và là đơn vị đo lường của họ, chiếc thúng trong đó họ xếp đôi thứ của cải nghèo nàn, là những vật dụng cần thiết hàng đầu. Khi, vào buổi tối, người đàn bà sàn gạo, bà hát, theo nhịp của đôi tay, truyền thuyết về cây lát và ký ức về các Thần "từ muôn thuở" đã phân chia các công việc cho đàn ông và đàn bà.
Nghề gốm - "Lúc đầu chúng tôi không có bát, lớn hay nhỏ, chúng tôi không có ché, lớn hay nhỏ. Chỉ từ khi có Me Boh Me Bla chúng tôi mới có bát và ché. Trước đây chúng tôi cũng không có muối. Một hôm những người đang làm rẫy thấy một người đàn bà có muối; họ xin bà ấy muối vì cơm ăn với tro chẳng ra sao cả. Bà ấy không muốn cho; những người đàn ông đuổi theo bà. Họ bắt kịp bà ở một đồng ruộng, họ làm cho bà bị thương; một ít máu chảy ra trên mặt đất, đất trở nên mặn; vì vậy cho đến ngày nay người ta vẫn gọi nơi ấy là: Srê Boh (Ruộng Muối). Me Boh Me Bla nói với họ: "Ðừng giết tôi; hãy đi với tôi đến tận biển, ở đó các anh sẽ có muối". Họ theo bà và tiếp tục đi đến biển. Ðến nơi, Me Boh Me Blah hy sinh; máu của bà chảy ra trên cát làm thành những cánh đồng muối. người ta lấy vú bà làm bát; đùi bà làm những chiếc ché to; đầu gối bà làm những chiếc ché nhỏ".
Trước khi biết đến bát, người Tây Nguyên ăn cơm đựng trong lá chuối. Về sau họ làm chén bát bằng cách đan; ngày nay ta vẫn còn thấy điều đó ở người Mạ. Rồi họ biết có thể tìm được chén bát và ché ở xứ sở của muối, ở ven biển, nghĩa là ở vùng người Việt [3] . Không phải họ làm ra chén bát, ché và tất cả những đồ sứ họ có: tất cả các thứ đó họ đều mua ở chợ ven biển, "từ khi Me Boh Me Bla chạy trốn xuống biển".
Trong các truyền thuyết về sự sáng thế, thường có nói đến các loại đất sét và cao lanh khác nhau; nhưng các vị anh hùng sáng thế, các vị anh hùng khai sáng dùng chúng để làm ra các loài vật: "... Bung dùng đất sét đỏ để làm ra chim sẻ; đất sét vàng làm ra diều hâu; đất sét xanh làm ra con báo..." Không bao giờ thấy nói đến chuyện đồ gốm; chỉ có cơ thể của Me Boh Me Bla là nguồn gốc của gốm.
Cần phải giành riêng một vị trí cho chiếc nồi đất dùng để nấu cơm. Dụng cụ nhà bếp này là quan trọng hàng đầu, người Tây Nguyên phải tự họ làm lấy và, cho đến tận ngày nay họ vẫn còn làm các nồi đất này. Người ta có thể không cần có bát để ăn cơm, nhưng không thể thiếu một cái vại chịu được lửa để nấu cơm. Cho nên, từ nguyên thủy, người Tây Nguyên đã biết đến cái nồi đất, không phải phụ thuộc vào người nước ngoài và các cơ may của việc mua bán. Theo Truyền thuyết, ngay từ khi sáng thế ra thế giới con người, từ khi "chui ra từ Ðất", Bung đã nghĩ đến việc mang theo một chiếc nồi từ trong lòng đất sâu, để cho con người bắt chước cách cấu tạo.
Cho đến tận ngày nay, người Tây Nguyên vẫn tự làm lấy nồi đất cho mình. Nhưng, ngược với các nghề khác, phổ biến hơn, là tác phẩm của mọi người như việc đan chiếc gùi, hay ít ra của một người trong từng làng như nghề rèn sắt, làm gốm là một nghề chuyên môn hóa: gần như cả một vùng mới có một làng làm nồi; và đấy là do các điều kiện địa chất. Quả vậy, không phải loại đất nào cũng làm được nồi, và hiếm có loại đất thích hợp. Người Srê có tục đi tìm nồi cho mình ở làng Liang (một cái nồi được đổi bằng dung tích gạo hoặc muối của nó. Ðất sinh ra người thợ thủ công; truyền thống làm nốt phần còn lại. Ðất nhào được các ngón tay nắn thành hình; tất cả được đem đốt trong lò, rồi nhuộm bằng một chất màu thực vật đen xỉn. "Từ khi Bung đưa chiếc nồi đầu tiên từ dưới Ðất lên, chúng tôi vẫn làm như vậy".
Nơi cư trú - "Lúc đầu chúng tôi không có nhà; người ta ở trong các cây trong rừng, nơi nào họ trú được. Ndu, vị Thần thượng đẳng, một ngày kia thấy anh chàng Doê khốn khổ nấp trong một cây mhi [4] , là loại cây Ndu thường ngự ở đó. Ðể che chở cho con người đó, Ndu làm cho vòm lá cây mhi không thấm nước; mưa không lọt qua được nữa. Từ ngày đó, con người thường tìm cây mhi làm nơi trú ngụ.
"Về sau, Bung mang từ Âm phủ lên trước hết là tre và tranh. Ông dạy cho con người làm những chiếc nhà sàn toàn bằng tre và lợp tranh. Từ ngày cây đa cho con người sắt, con người làm ra dao, xà gạc và rìu; bấy giờ họ cần có gỗ chắc hơn để làm việc. Bung cho họ tất cả các cây lớn trong rừng. Bung vốn thương con người cho họ gỗ cần để xây nhà; ông dạy cho họ dùng rìu đẽo những cây cột nhà. Mối dạy cho con người dùng đục khoét gỗ để ghép mộng. Từ ngay đó chúng tôi bắt chước con mối ăn gỗ khi chúng tôi làm các lỗ mộng, khi chúng tôi đục một khúc gỗ để ghép khúc khác vào".
(truyền thuyết Srê)
Từ khi người Tây Nguyên biết sử dụng chiếc rìu và chiếc xà gạc, họ đã làm nhà theo cùng một kiểu và cho đến tận ngày nay. Họ chẳng thấy việc gì phải thay đổi. Các Thần đã dạy họ làm như vậy; còn có thể có cách nào hay hơn? Việc khớp bằng dây, việc ghép bằng đục, việc lợp bằng tranh đã được cố định bằng các lệnh bất di bất dịch của Truyền thống. Nhà ở của của người Tây Nguyên, thuôn dài, cao, là một công trình xây dựng nhẹ, không nhằm để tồn tại nhiều thế hệ. Khi di chuyển, người ta khiêng cả ngôi nhà đi trên vai, thành từng bộ phận tách rời, vác như vác các thứ của cải động sản còn lại. Khi gỗ mục, ngôi nhà có nguy cơ đổ nát, người ta làm lại, bên cạnh.
Mỗi người làm lấy nhà của mình, nhưng không phải bất kỳ ở đâu. Dựng một ngôi nhà ở một nơi không thích hợp có thể mang lại những hậu quả xấu: bệnh tật đổ xuống đầu những người cư trú trong đó (bệnh phong nếu làm nhà trên một ổ mối), nghèo khổ bởi vì lúa không thích ở trong nhà đó. Cho nên cần cẩn thận hỏi đất trước khi bắt tay làm nhà. Buổi tối, người đàn ông, một mình, đến chỗ đất định chọn, đặt một lá chuối xuống đất; trên tấm lá chuối đó anh ta đặt bảy hạt gạo, phủ một tấm lá khác lên trên và dùng một miếng gỗ chặn tất cả lại; rồi anh ta trở về nhà. Sáng hôm sau, anh ta trở lại đó để xem dấu hiệu. Nếu bảy hạt gạo vẫn còn giữa hai lớp lá, nơi ấy là tốt, có thể dựng nhà, và sẽ không thiếu thóc gạo. Nếu các hạt gạo không còn, thì là nơi ấy có mối, hoặc hạt gạo đã bỏ ra đi, không thích ở đó; phải bỏ chỗ đất không tốt ấy thôi.
Người Xơđăng, ngoài cách bói bằng hạt gạo đó, còn dùng phương pháp thử bằng con sên: họ đặt trên chỗ đất định chọn năm con sên thường và năm con sên-kia [5]. Nếu sáng hôm sau các con sên-kia thắng các con thường, thì phải đi tìm chỗ đất khác.
Còn có những thời kỳ không thích hợp cho việc làm nhà hay cất lại nhà, và những thời khác không đúng với phong tục. Người ta thường sửa nhà và làm nhà vào mùa khô, giữa kỳ thu hoạch và lúc đốt rẫy mới. "Từ thuở nào đến nay, đấy là cách dựng nhà..."
Các món ăn - Lúc đầu, con người không biết ăn cơm. Khi có thóc, họ ăn cám và vứt cái hạt cứng mà họ gọi là "xương" của thóc đi.
"Một bà già nghèo sống một mình với đứa cháu. Nhà bà chẳng có ai làm việc được; bà rất nghèo và thiếu cái ăn. Bà bảo cháu đi xin những cái "xương"; bà sẽ tìm cách bòn ra chút gì bằng cách nấu cháo. Do người ta vứt hết "xương"nên đứa cháu tìm được chẳng khó khăn gì. Vậy là nó mang gạo về cho bà già nấu. Nó thấy ăn ngon hơn cám! Bà già giấu biệt khám phá của mình và đi xin"xương" khắp cả làng: các gia đình đều sẵn sàng cho, đến nỗi bà chất đầy cả nhà.
"Ðến kỳ gieo giống. Người làng gần như chẳng còn cám để ăn với rau; phải giữ lấy giống và thế là đói. Thằng bé giữ trâu cùng với trẻ con trong làng. Ðến giờ ăn trên bãi cỏ, nó lấy gói cơm nấu chín của nó ra "Mày ăn gì đấy? - Ăn xương!"Nó cho bọn chúng nếm thử; chúng thấy ngon thật. Lợi dụng lúc thằng bé trông trâu lơ đễnh, chúng ăn sạch chỗ cơm.
"Bọn trẻ trong làng vội kể lại cho cha mẹ chuyện chúng đã ăn món gì. Một buổi tối, một người phụ nữ quyết định đến thăm bà già, xem bà ta nấu "xương" như thế nào. Bà già thấy bị theo dõi, bà chỉ đổ nước vào chiếc nồi đã bắc lên bếp. Ðến lúc đêm đã khuya và người phụ nữ tò mò kia đã ngủ, bà già đong hai bát gạo và đổ vào nồi... Nhưng người phụ nữ làm ra vẻ ngủ say đã nhìn thấy tất cả: nước sôi, gạo nở ra, bọt sủi lên trên mà bà già gạt ra, một phần nước bốc hơi, một phần thấm vào gạo.
"Người phụ nữ ấy bèn trở về nhà và công việc đầu tiên là bắt chước bà già ; chị ta thành công. Tiếng đồn nhanh chóng lan ra trong làng, mọi người đều muốn nấu cơm, nấu "xương". Nhưng tất cả gạo đã ở nhà bà già đã đi xin. Mọi người phải đến nhà bà mua lại chỗ gạo ấy, người thì đựng trong ché, người thì túm trong chăn... Bà già trở nên giàu có. Mọi người mang gạo về nhà và tập nấu. Chính từ lúc đó chúng tôi biết ăn cơm."
(truyền thuyết Srê)
Trước khi khám phá ra gạo, người Tây Nguyên chỉ ăn cám và lá cây, và họ không hề ngại nói ra điều đó. Ðã biết ăn cơm, họ chỉ còn dùng cám để nuôi lợn và làm rượu cần.
Một truyền thuyết kể chuyện những người anh hùng thời cổ đã học được của các thần cách nấu cơm, tính chất của củi đun và độ lửa cần thiết để có được cơm ngon:
Ous törlut long chat ous rönga sin piang duong könhiang khiang koe.
"Lửa to (lúc đầu) với củi chah (hopea) - rồi lửa than, vậy là cơm chín - một cái sịa tốt để dần cám". Các Thần Wao và Dang đã dạy Den như vậy, ủy thác cho anh ta giao việc đó lại cho vợ. Từ đó, bao giờ cũng là đàn bà nấu cơm, công việc của đàn ông là làm ruộng.
Việc dùng các loại rau, lá cây và mọi thứ thực vật ăn được không phải là do các thần dạy. Con người đã tìm theo kinh nghiệm. Người Tây Nguyên cần có những thức ăn ấy, vì họ biết không thể chỉ ăn cơm. Lúc đầu họ hái bất kỳ thứ lá cây nào, bất kỳ thứ măng nào trong rừng; nhiều người bị ngộ độc; do vậy họ biết phân biệt thứ gì tốt thứ gì độc. Thức ăn của người Tây Nguyên, phần lớn là thực vật, khối lượng khá nhiều nhưng ít chất bổ, khiến trẻ con đặc biệt ỏng bụng.
Người Tây Nguyên từ xưa vẫn thích ăn thịt. Nhưng lúc khởi nguyên họ chẳng có trâu, cũng chẳng có lợn, gà. Mọi thứ đó đều còn ở dưới Âm Phủ; trên mặt đất con người còn chưa biết dùng. Thay vì trâu, họ ăn những con bọ hung có sừng, những quả cà tím mà họ cắm vào đấy những cái que giống như sừng; những con cá có sừng, những con chạch mà họ treo trên cây nêu để có dịp tiến hành một lễ hội lớn.
Tuy nhiên như thế vừa không ấn tượng cũng chẳng bổ dưỡng gì. Bung, vị Thần tổ chức, bèn dạy con người: "chỉ ăn có sâu bọ và chim, thì là nhỏ quá đối với các ngươi; ăn con cá hình cái sịa, thì sẽ bị các Thần phạt; treo con cá chạch lên cây cột lễ sẽ bị Trời đánh. Bắt các loại họ thằn lằn để mà ăn là không hợp với các Thần."
Ndu, vị Thần lớn, Cha bảo trợ của loài người, Thượng đế của những người nghèo, dạy cách nấu thịt để ăn: "Thịt gà, thịt lợn, thịt trâu, thịt nai, đấy là phần của con người. Các ngươi phải ăn tất cả những thứ đó cùng với gạo để cho no..." Sau chuyện đó, con người mới làm lễ hiến sinh và mở tiệc ăn con trâu đầu tiên.
Bếp núc của người Tây Nguyên rất đa dạng; có nhiều kiểu nấu cơm, làm rau, nấu canh, ăn thịt, làm thức ăn dự trữ khác nhau. Từ xưa, tập quán đã dạy cho người ta cách nấu và ăn. Như cách nấu rau bi-na truyền thống: "Ngay từ đầu lửa phải to; phải khuấy đều; cấm không được nói trong khi nấu; người đàn bà nấu bếp không được thay đổi tư thế; nếu không món ăn sẽ đắng..."
Một nghi thức tôn giáo còn quy định các cấm kỵ về chỗ ngồi ăn và tính chất của thức ăn. Như cấm không được ăn thịt nai hay mang ở chòi rẫy: Thần Lúa ở gần ngay đó sẽ không bằng lòng khi nhận ra là con người không chỉ chịu thỏa mãn với thóc lúa. Cấm không được ăn xoài cùng với cá trắng; ngày xưa, sét phạt cái món hổ lốn này vốn không được Thần Sấm ưa thích.
Cách pha chế rượu cần có nguồn gốc truyền thuyết và mục đích tôn giáo. Chính con nhím, vốn có cái "dạ dày cao nhã" đã dạy kỹ thuật cao cấp này: "Làm rượu bằng quả mọng và các thứ quả giả nát thì chẳng ngon. Làm bằng củ, thì sẽ thành thuốc độc. Phải làm rượu cần bằng những viên bột gạo, sẽ có được một món rượu ngon..." Con nhím còn dạy phải làm bao nhiêu viên bột như vậy cho một ché rượu; nó bày liều lượng cám, cơm nấu chín và thảo mộc (dùng để làm chất mùi và chất lên men) cần phải trộn với những bánh bột nhỏ; nó dạy cách đặt than hồng ở đáy ghè và một lớp cám lên trên cùng, trước khi bịt thật kín. Rồi nhím tự rút dạ dày của mình ra, giã nhỏ và trộn với bột, vừa nói: "Bao giờ cũng phải làm như thế này; rượu cần chỉ thật ngon khi có dạ dày nhím." [6]
Hai người đàn bà Sörik và Sörac đã làm ra ché rượu cần đầu tiên, dưới sự hướng dẫn của Thần nhím. Từ đó, công việc này luôn là của đàn bà. Khi mở ché rượu cần, chén đầu tiên bao giờ cũng là dâng các Thần để tỏ lòng biết ơn họ đã cho con người món ngon tuyệt hảo này. [7]
Trong đời sống có tổ chức của người Tây Nguyên, chẳng có gì phó cho sự tình cờ, cả thời gian của các hành động lẫn tiến trình của nó. Ðặc biệt mọi lao động đều là truyền thống, được quy định bởi tập quán cổ xưa không hề biến đổi cũng như các quy luật của Tự nhiên, từ thuở khởi nguyên. Từ muôn đời nay, người ta tỉa lúa vào mùa mưa, và không có vấn đề thay đổi. Từ muôn đời nay người ta cất nhà và làm rượu cần theo đúng một cách như vậy; một sự đổi mới sẽ là một sự rối loạn phi lý. Nếu có một cá nhân muốn hành động ra ngoài những nguyên lý vĩnh cửu ấy, đi ra ngoài khuôn khổ của tổ tiên, anh ta sẽ bị coi là một kẻ dã man vô giáo dục vì đã không được khai tâm, là một kẻ ngu dốt không biết "cung cách" và chắc chắn sẽ thất bại. Người Tây Nguyên là một người bảo thủ đầy tự tin và đấy không phải là điều cản trở nhỏ hơn cả đối với sự phát triển của họ, bởi vì họ khá thông minh để mà sáng tạo.
IV.
Đại cương về thuật chữa bệnh truyền thống
Thuật chữa bệnh của người Tây Nguyên, loại kỹ thuật cao cấp mà chúng ta nghiên cứu riêng, cũng phụ thuộc vào Truyền thống; cái này chỉ huy và cắt nghĩa cái kia. Nó không phải là một khoa học nghiên cứu để phát triển, mà là sự nhắc nhớ lại một tổng thể những hiểu biết cổ xưa. Nó thoái hóa hơn là tiến bộ, nhiều khái niệm bị quên lãng dần đã bị mất đi đối với các thế hệ sau. Gần các trung tâm có người châu Âu, các loại thuốc và các cách chữa chạy của người Pháp góp phần giết chết khoa chữa bệnh truyền thống mà thường ít hiệu quả này. Tuy nhiên, cũng như tất cả những gì là truyền thống ở người Tây Nguyên, nó còn giữ được một sức mạnh tinh thần lớn, không dễ nhanh chóng mất đi theo tốc độ truyền bá của các loại xuyn-pha-mít. Có những loại thuốc không còn được dùng (đặc biệt là một số rễ) hoặc bị quên lãng, nhưng lòng tin ở khả năng của các loại cây thuốc vẫn ăn rất sâu. Nếu có những kỹ thuật sử dụng đã bị mất đi, thì các nguyên lý vẫn còn, bất biến, nhất là trong chừng mực chúng có liên quan đến tôn giáo.
Ở đây chúng tôi không tiến hành một cuộc nghiên cứu thực vật học về các loài thảo mộc được người Tây Nguyên dùng để chữa bệnh; đúng hơn là chúng tôi cố gắng làm toát ra cái tinh thần của kỹ thuật sử dụng thuốc. Chúng tôi sẽ kể ra một số lớn các loài cây; ở đây chúng tôi chú ý đến quan niệm của những người bản địa về những "khả năng" của chúng nhiều hơn là về mặt hình thái học của chúng. Ðể chỉ các loài thảo mộc đó, chúng tôi sẽ dùng các tên bằng tiếng Srê của chúng, vì chúng tôi đã nghiên cứu phần lớn chúng ở tộc người này.
Nguồn gốc truyền thuyết và cách sử dụng theo nguyên tắc
"Ngày xưa khi các dorpaê [8] sống như những con người, bịt khăn và mặc áo thêu, và nói chuyện với người, một con thỏ con bị ngã và gãy chân sau. Mẹ thỏ chạy đến và thấy không thể chữa được cái xương gãy. Nó đi tìm thứ gì có thể chữa được cho con; nó đi săn và tìm. Nhờ đánh hơi, nó tìm được một loại cây nhỏ mà bằng linh tính cho nó biết là có hiệu lực; đấy là cây sönöm törbo nting[9] . Nó đào lấy củ và vội mang về. Nó rịt thử vào chân con, chân lành. Mẹ Thỏ đã tìm ra được cây thuốc đầu tiên. Trong khi vội chữa cho con và vui sướng thấy con lành, nó quên mất cái củ mà nó đặt trên một hòn đá. Một người đi qua; anh ta tò mò nhìn hòn đá và mang cái cây nọ về. Một hôm anh ta có dịp thử tác dụng của nó. Nó không làm anh thất vọng; anh ta bèn đi tìm trong rừng tất cả các loài cây lá rộng và có củ, để dùng làm thuốc: cứ thử mãi, rồi anh ta tìm ra được tính chất của từng loài. Anh đã có được bộ sưu tập cây thuốc đầu tiên."
Thỏ, quen sống trong rừng thưa, ở đấy có nhiều cây sönöm, đã dạy cho con người biết dùng các loại thảo dược. Có một nguyên lý phổ quát là Thiên nhiên đã đặt sẵn thuốc ở nơi nào có bệnh. Trải qua kinh nghiệm, con người đã sưu tầm được các loại cây ấy. Từ ngày họ gọi tên chúng, thì cũng là lúc họ biết chúng và biết cách khai thác công dụng của chúng.
Các loại thuốc động vật là do các con vật dạy cho người, "vào thời tất cả các loài đều nói được với nhau".
Một truyện kể gần đây hơn giải thích, theo cách của nó, người da trắng đã tận dụng các loại thuốc hòa tan rất mạnh mà người Tây Nguyên là những người tìm ra đầu tiên như thế nào:
"Tung và Tang đuổi theo một con nai. Muốn trốn thoát, nai nhảy xuống một con suối kỳ lạ nước cháy như lửa: daa ous sönöm [10] . Tung và Tang bị trầy da trong khi rượt đuổi; họ rửa bằng nước đó và lành ngay tức thì. Họ nhận ra nước đó là sönöm, nó chảy như lửa; họ lấy về. Về đến nhà, họ lại làm thử nữa; nước ấy đổ lên các chỗ lở và các vết thương sẽ chữa lành hết ngay. Rồi người Tây Nguyên phục vụ người Việt, những kẻ thống trị họ. Ðến lượt người da trắng tới xứ này. Họ bị thương ở chân, và gặp Tung và Tang, Tung và Tang chữa lành cho họ. Người da trắng muốn có thứ thuốc công hiệu này. Hai anh chàng Tây Nguyên bảo rằng người Việt đã chiếm chỗ dự trữ của họ rồi. Người da trắng lấy lại của người Việt và mang về nhà họ. Cho nên ngày nay chính người da trắng giữ lấy các loại sönöm hiệu lực hơn cả."
Các loại thuốc người Tây Nguyên có và biết dùng hầu hết là thảo mộc, họ thường khai thác công dụng của lá, ngọn, nhựa, củ, quả, v.v. Các loại dược thảo đó là những loại cây mọc hoang mà người ta đi hái trong rừng. Cũng có thể trồng, nhưng phải xa nhà để tránh tác dụng từ xa của chúng, vì nếu một mặt chúng chữa bệnh, thì mặt khác chúng lại gây bệnh cho người chưa mắc.
Ðôi khi người ta cũng dùng một thịt hay xương một số loài vật hiếm và khó bắt làm thuốc.
Tùy theo loại cây được sử dụng hay loại bệnh phải chữa, mà cách dùng có khác nhau: dán, xoa, xông, uống, hay chỉ đơn giản mang trong người. Ðể đạt hiệu quả toàn vẹn, phải tuân thủ các quy tắc truyền thống quy định các điều kiện, các trường hợp sử dụng: phải trần truồng, không được để ai nhìn thấy, làm vào ban đêm, v.v., tùy theo loại cây. Một số loại thuốc gắn với các điều kiêng kỵ: trong suốt thời gian dùng thuốc, ngôi nhà đó sẽ wer (cữ), hoặc kiêng ăn một số thức ăn nào đó. Ðể một người lạ không phải người trong gia đình bước vào nhà khi một người ốm đang chữa bằng sönöm wer, sẽ làm cho thuốc mất tác dụng. Nếu người bệnh ăn các loại quả hay cá bị kiêng thì cũng sẽ như vậy.
Ở những nơi người Tây Nguyên tiếp xúc với văn minh châu Âu, người ta được khuyên không nên dùng cùng một lúc cả thuốc Tây và thuốc truyền thống của Tây Nguyên: các loại thuốc truyền thống sẽ mất hết tác dụng và, do ganh ghét, thậm chí còn làm cho thuốc Tây chẳng hiệu quả gì.
Ở Tây Nguyên, hầu như mọi người đều biết nhận ra các loài cây thuốc; người ta đi hái thuốc giống như người châu Âu đi đến quầy dược phẩm. Nói cho đúng, không có những người thầy thuốc định loại thuốc này hay thuốc nọ theo trường hợp của từng khách hàng. Các nam thầy cúng và nữ thầy cúng không phải là những lang băm: sau khi đã bắt mạch người bệnh đến khám, họ phán anh ta có chữa lành bệnh được hay không, giống như các vị bồi thẩm tòa đại hình tuyên bố bị can phạm tội hay không, giành cho quan tòa theo luật mà định hình phạt. Các vị thầy cúng chỉ khuyên nên cúng như thế nào cho các Thần, đôi khi bảo một nhà phải kiêng cữ, nhưng không bao giờ chỉ loại thuốc phải dùng. Việc ấy thuộc vai trò của người Già làng vốn biết rất nhiều loại dược thảo và chỉ vẽ cách dùng theo những nguyên tắc truyền thống, được áp dụng "từ tổ tiên, từ muôn thuở". Trường hợp bệnh nhẹ (sốt nhẹ, vết thương nhẹ) và không cần mời thầy cúng tốn kém, mỗi người tự chữa lấy bằng món sönöm có được đầu tiên.
Nguyên nhân và thuốc truyền thống đối với các trạng thái bệnh lí
Các loại tai nạn (bị thương, bị cắn, v.v.) thường được coi là do các ác thần trả thù. Nếu nạn nhân chết, anh ta sẽ được trả thù ở thế giới bên kia: nếu anh ta bị hổ vồ, trong thế giới bên kia anh ta sẽ là thủ lĩnh của loài hổ, bọn hổ sẽ phải phục vụ anh ta [11] . Không bao giờ người Tây Nguyên mút máu của chính mình, dù chỉ là một giọt ứa ra từ một vết đứt; anh ta sẽ để cho một con quỷ ám lấy anh ngay. "Người nào tự liếm lấy máu mình, sẽ quen thèm; rồi ra anh ta sẽ làm chết cả làng, để ăn thịt họ".
Các bệnh thông thường nhất trong dân cư miền núi là sốt rét, kiết lỵ, giun sán, các bệnh hoa liễu, các bệnh nhiễm trùng da (nhọt, ghẻ), các tổn thương về phổi (ho kinh niên, hen suyễn), phong, viêm mắt, thấp khớp, chưa kể đến các nạn dịch hoành hành đều đặn và tàn sát rất nhanh cả làng nếu không được chữa trị kịp thời. Nói chung, người Tây Nguyên có thể một chất vững chắc, một khí chất lành mạnh, một dòng máu khỏe: một vết thương được rửa sạch hầu như không bao giờ nhiễm trùng. Ðàn bà sinh trung bình đến mười đứa con; chúng chỉ sống sót được nhiều lắm là hai hay ba đứa; điều đó là do các điều kiện sinh tồn của đứa trẻ sơ sinh, có một sự chọn lọc tự nhiên. Chỉ cần chăm lo một số điều kiện vệ sinh tối thiểu là các đứa bé sống được. Người Tây Nguyên, chưa quen với thuốc Tây, rất nhạy cảm với các loại thuốc này: những vụ nhiễm trùng chết người đã được dập tắt trong bốn mươi tám tiếng đồng hồ bằng một liều xuyn-pha-mít nhẹ.
Các tình trạng bệnh lý khác nhau là những sự hỗn độn mà người Tây Nguyên, theo lôgích của riêng mình, coi là hệ quả của những nhiễu loạn trong các quy luật phổ biến do các Thần ban bố. Một sự rối loạn trong nhịp điệu bình thường của Tự nhiên nhất định sẽ đưa đến một sự rối loạn trong cuộc sống của con người, nhất là khi con người lại chính là nguyên nhân của sự mất trật tự trong Tự nhiên.
Dựng nhà trên một mảnh đất cử (wer) sẽ khiến một người nào đó trong nhà ốm nặng, bởi như thế là đi ngược lại trật tự tổ chức vũ trụ của các thế lực thần thánh; là làm rối loạn trật tự truyền thống của các sự vật. Cũng chính vì lý do ấy, một tội lỗi về đạo đức sẽ dễ dàng được coi là nguyên nhân của một căn bệnh: "các Thần nổi giận, Mặt Trời phạt..." Một vụ dan díu bất chính, loạn luân, sẽ đưa đến một sự rối loạn tương đương cho sức khỏe của người mắc lỗi. Nói chung, khi có nhiều người ốm trong một thời kỳ nhất định, người ta sẽ cho đó là do những nhiễu loạn trong các điều kiện thời tiết, chẳng hạn một mùa khô kéo dài quá lâu. Một sự mất trật tự này kéo theo một sự mất trật tự khác, nhịp điệu truyền thống bị phá vỡ: bệnh tật là một sự "lỗi nhịp", phong tục không được tôn trọng.
Do đó, để chữa các trạng thái bệnh lý, đi đôi với các phương thuốc truyền thống để khôi phục chuẩn mực, còn phải hiến tế để làm cho vị Thần đang bất bình nguôi giận, đền bù sự vi phạm các quy tắc của tổ tiên, nối lại với Phong tục được coi như là một thế lực phải hòa giải. Không thể chữa khỏi một bệnh nặng nếu không có hiến tế (dê, trâu) tương đương với mức độ của bệnh. Người Tây Nguyên thà không dùng thuốc còn hơn là không làm các nghi lễ tôn giáo. Khi đã hiến tế, gia đình người bệnh yên trí bệnh sẽ lành. Nếu một người bệnh nặng được tiêm một mũi thuốc và cùng lúc có cúng Thần một con dê, thì đương nhiên việc lành bệnh không phải là do mũi thuốc. Một cụ già làng nói với một giáo sĩ: "Ông có thể tiêu tốn tất cả thuốc ông muốn; nhưng nếu Thần không cho người bệnh của ông lành thì..."
Nhiều loại củ được liệt vào danh sách các dược phẩm của người Tây Nguyên; chúng tôi xếp ra ở đây theo cách sử dụng:
Xoa hay dán, người ta dùng:
tön, để trị ho. Người ta xát trên ngực một lát củ này;
sir (solanacée), chungbang, dùng chữa tất cả các vết thương. Loại củ này có "khả năng" làm liền lại thịt và gân;
rut, dùng trị các loại ung nhọt, sẽ tan đi dưới tác dụng củ thuốc;
sönöm ji sii, chữa đau răng, người ta xoa một lát loại củ này lên lợi;
sönö ji but, chống nhức mỏi và đau lưng. Người ta xát một khúc củ này lên chỗ đau;
bösir (orchidacée), chữa các vết thương có nguồn gốc hữu cơ, nhiễm trùng. Củ được tán thành bột; đấy là "xuyn-pha-mít" của Tây Nguyên. Là một trong nhữngsönöm quý nhất;
Củ đập nát thành bột nhão trộn với nước rồi đắp lên:
römit, prin, chữa da bị viêm lên do tiếp xúc với nhựa cây bangchal (Buchanania sp.). Thứ thuốc này tỏ ra hiệu nghiệm sau nhiều lần đắp, nếu chỗ viêm nhiễm không loang rộng ra;
törbo nting;
um luny, chữa đau răng và lợi.
Sắc nước uống:
böngê (oléacée), thuốc chữa sốt rét. Người ta xắt loại củ to này ra thành từng lát mỏng, rồi dội nước nóng lên. Thứ nước có mùi gừng này có tác dụng hạ sốt thật sự;
sönöm ji nus, chữa đau dạ dày;
bupis, chữa đau gian sườn và nhuận trường;
chörangdao, an thần, chữa khí thủng, thấp khớp;
dacho, gây sẩy thai. Người đàn bà, hay cả người đàn ông có quan hệ với chị ta, uống thứ này để gây tác dụng ấy. Ðấy là thuốc pögang pörung của người Bana; thuốc pögang lar (Bana) triệt sản; thuốc pögang prae làm cho người ta có thai.
Nấu chín và ăn:
putbong, vị đắng, khiến người béo lên;
böngê (nt), cũng có thể ăn.
Xát hay dán lên:
mbu (Eugenia sp. - Myrtacée) một loại lá hình giáo nhọn dùng chữa bệnh sủi da;
sönöm kop rang, loại lá dày của một thứ cây béo chữa các vết bỏng của bệnh đậu mùa;
bangsrah, làm dịu các cơn thấp khớp và các cơn đau; loại lá này có thể gây bệnh cho da. Ðây là một loại thuốc nguy hiễm;
böla (globa Schomburgkii - Zingibéracée) dán lên các vết thương, có tác dụng cầm máu và lên sẹo;
sönöm lik mham, lá có cùng tác dụng;
Lá tán ra thành nước:
kop mang (Clerodendron sp.) bôi lên, chữa các mụn nhọt;
törgöm, lá rộng, có lông, mùi gắt, trừ sâu bọ. Thật sự có tác dụng trừ bọ chó;
köryol (Melodorum Schaeferi P.) chữa rắn cắn. Một truyền thuyết kể rằng con rắn do chính từ cây này mà ra. Cây còn có tên: me bös, "mẹ của rắn".
Lá nấu thành nước:
dörpa, trị đau dây thần kinh, bằng cách xoa;
rtuön, thuốc dán, chữa các bệnh về da, thật hiệu nghiệm;
sömoan (Spondias mangifera - Anacardiacée), lá nấu chín dán lên, chữa hiệu nghiệm chứng ngứa giữa các ngón chân, dầu có câu nói: "Ðến lúc mẹ chết thìsömoan mới chưa được lành cho ta".
Ăn:
bang-a, ăn sống hay nấu chín, ngừa sốt rét;
jiras, là loại rạ màu hơi đỏ và đắng, và pöjir, diệt sán.
Nhai và chỉ nuốt nước:
löhyao, chống co thắt, chữa cơn đau bụng;
ti (Careya sphareica), chữa nẻ môi. Vỏ cây này dùng làm chất nhuộm.
Hãm nước sôi:
konlân, thực sự làm hết đau răng.
Xông:
opkam, chữa ghẻ, nhọt, nhiễm trùng có nguồn gốc hoa liễu. Người ta nấu lá trong một cái nồi, để cho hơi xông lên người, phải chú ý lấy chăn trùm đầu lại, vì hơi này sẽ độc nếu hít phải;
bölong, ja, là loại tranh thông thường, chữa đau mắt.
Dùng vỏ, nhai:
kwi, trị ho.
Dùng quả:
trái ớt, dùng chữa các vết trầy do vẩy cá, sâu bọ cắn;
tong, quả của một loại cây ký sinh vào thân các cây to. Loại quả này chứa một thứ bột màu vàng, dùng để chữa ung nhọt, sưng tấy, vết thương nhiễm trùng;
yamê, quả của một loại cây cỡ cây ớt, chữa đau họng. Lá cũng ăn được và người ta ăn với cơm. Cà tím mọc hoang, nấu chín, dùng chữa chứng trụi tóc, tỏ ra có hiệu quả.
Dùng nhựa:
klong (cây dâu của người Việt), chữa đau bụng;
mö, tranh mọc ven các bờ ruộng. Nhựa, tựa sữa, chữa các vết thương do liềm (mö)cắt phải khi đi gặt.
Cuối cùng cần phải kể đến tro thuốc lá đắp lên bụng, chữa cơn đau bụng, tro gỗ để làm cho mọc lại tóc và lông.
Thuốc khoáng chất
Ðồng - dùng để chữa vết lở do con sâu róm gọi là tu, phải lấy miếng đồng, có khía càng tốt, xát vào đó.
Vôi - Người ta chữa đau răng bằng cách bôi vôi lên má, chữa đau họng bằng cách bôi lên cổ. Nói chung đấy là một loại thuốc giảm đau.
Nước - Người Tây Nguyên có một hiểu biết mơ hồ và ít tự giác về các tính chất của nước, về những phát xạ do nó tỏa ra. Xin kể đôi công dụng kỳ lạ của nước trong việc chữa bệnh:
- người ta chữa ớt dây vào mắt bằng cách đổ nước vào cùi tay và ngón chân cái;
- người ta chữa một kiểu ảo giác do nước gây ra bằng cách tắm ngay trong nước đó. Chúng tôi sẽ trở lại điều này trong đề tài về vi lượng đồng cân;
- người ta chữa chứng đau người và dâu dây thần kinh bằng cách mút hạt mưa đá.
Thuốc động vật
Dùng thịt - ăn thịt hổ là một món thuốc chữa đau tim. Ăn thịt hổ mà không có lý do thì sẽ bị đúng bệnh mà loại thuốc này nhằm chữa;
thịt voi là một thứ thuốc gây ngủ.
Dùng nội tạng - ruột rắn, trộn với rơm, dùng để chống muỗi đốt.
Dùng xương - ntiing r na là một cái xương nhỏ chỉ có loài báo có ở nách. Xương này, đốt cháy, tán thành bột và uống với nước, là một vị thuốc trị đau tim và dạ dày.
Dùng máu - người ta uống máu dê tươi, như một thứ thuốc bổ.
Dùng phân - ăn phân của con bọ da chữa được bệnh đau ngực.
Thuốc phòng ngừa -
- jirngaê, một loại cây dài và lá rộng, là một loại thuốc ngừa, thường được dùng trong trường hợp có dịch, Chỉ cần mang nó trong người, trong một cái túi con buộc dây đeo ở cổ. Ta thấy rất nhiều đứa trẻ Tây Nguyên đeo những cái túi như thế quanh cổ. jirngaê cũng là thuốc ngừa khi có dịch động vật; tốt nhất là nên trồng một cây ấy gần bãi thả trâu. Người ta bảo mùi của cây này có khả năng làm cho hổ phải chạy trốn;
- sönöm dek rang là một viên đá nhỏ thần diệu (dek) người ta mang trong người khi có dịch đậu mùa;
- xỉa rằng bằng lông phía bên trong đùi voi sẽ phòng được bệnh đau răng;
- chúng ta nhớ bang-a là thuốc phòng sốt rét.
____________________________
[1] Không nên đi tìm ở đây những nghiên cứu toàn bộ về các kỹ nghệ (nghề dệt, nghề đi săn và những nghề khác đã nói đến ở chỗ khác), đây là nói đến các truyền thuyết về nguồn gốc của một số trong các kỹ nghệ ấy.
[2]Chòm sao Thiên Mã.
[3]Trước khi người Việt đến, người Tây Nguyên mua toàn bộ đồ gốm của người Chàm, người Trung Hoa và người Cămpuchia.
[4]Một loại cây sồi.
[5]Ðã bị bỏ bùa mê, là nơi trú ngụ của các ác thần.
[6]Người Tây Nguyên cho rằng con nhím là một con vật huyền diệu bởi vì nó vô tính. Họ cho rằng nó có nhiều tính năng; dạ dày của nó có tính chất kỳ lạ là khiến cho rượu trở nên tuyệt hảo. Cho đến tận ngày nay, mỗi khi bắt được một con nhím, họ lấy cái dạ dày nó đem giã với bột gạo, dùng để làm chất lên men.
[7]Người Tây Nguyên thường có tục nhân cách hóa hạt thóc; họ gọi rượu cần là "lá gan" của thóc, cũng như cơm là "thân thể" và "thịt" của thóc..
[8]dorpaê: thỏ hoang.
[9]Dich sát nghĩa: "thuốc gắn xương"
[10]Dịch đúng từng chữ: "nước - lửa - thuốc"
[11]Ở vùng Xơđăng, ghẻ là do kiến trắng "gây ra", đau răng là do kiến đen, đau đầu là do các ác thần ném đất vào đầu, động kinh là do quỷ ám.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần VIII
Thuốc độc và thuốc giải độc
Tùy theo bộ phận được sử dụng, hay tùy theo cách sử dụng, nhiều loại cây thuốc là những thứ thuốc độc. Thứ thuốc độc được biết đến ở vùng người Srê là böng kit. Nói như thế không phải là nó thường được sử dụng: quả thật rất ít khi có chuyện đầu độc; nói chung, các loại thuốc độc được sử dụng trong các trường hợp tự sát nhiều hơn là gây tội ác.
Cây böngê kin (Jasminum longisetum - Oléacée) khác với loại böngê ăn được, chống sốt rét, có một chất độc trong lá; ăn lá đó tức là tự sát. Ðể có tác dụng tức thì, phải "mua" của lá chất độc ấy; để làm việc đó, người ta cho cây một ít than và buộc vào thân nó một chiếc nhẫn. Sau đó chỉ cần hái vài lá và ăn: sẽ tức khắc buồn ngủ, đầu óc quay cuồng và chết. Ôpkam là một chất độc chết người; lá này đem nấu sẽ xông lên một thứ hơi làm ngạt thở; jar là quả của một loại dây leo. Ðây là một chất độc mạnh; nó đặc biệt được dùng để tẩm các mũi tên của người Mạ; vỏ câyköda, cây söntur (một loại cây dương xỉ), quả gọi là blön kliu (một loại cà tím) là những chất độc nhẹ hơn. Chất giải độc duy nhất được biết hình như là da trâu. Da trâu, nhất là trâu già, được làm cứng lại, nấu chín và tưới rượu cần, ăn vào sẽ có khả năng giải độc.
Thuốc cho súc vật - Người Tây Nguyên coi con trâu của mình như một người thân. Ðây là tôi nói về người Srê, là những người làm ruộng nước và cày; những người Tây Nguyên làm rẫy chỉ dùng trâu để giết (cúng thần) không gắn bó với con vật này bằng.
Một con trâu bị ốm, việc cày bừa bị đình trệ, là mùa màng cũng bị hại. Hơn nữa, đáng sợ là bệnh dịch, chỉ trong vài ngày có thể sẽ làm tan tành tất cả. Ðể chữa bệnh cho con vật bị ốm, nếu cần người Srê không hề ngần ngại đi xa tìm cho ra cây thuốc thích hợp và cúng hiến tốn kém, chẳng khác gì chữa bệnh cho một con người.
Cây töbung chữa trị cho con trâu gầy đến sắp chết. Lá töbung chữa được bệnh. Người ta trộn cơm với vài lá này rồi viên thành những viên nhỏ. Muốn thuốc có tác dụng, thì phải cho trâu ăn vào nửa đêm và không được để cho ai thấy.
Cây köda, vỏ là một thứ thuốc độc đối với con người, lại là một thứ thuốc chung các thứ bệnh của trâu; mùi hăng nồng của nó xua bệnh đi.
Rit, tức con dơi, là một trong các loại thuốc quý nhất. Phải tìm được một con dơi chết - chứ không được giết nó. Người ta nhúng nó trong nước, rồi xát thứ nước chữa bệnh ấy lên mình trâu. Ðấy là một món quà của Thần, một ân huệ.
Người Tây Nguyên đánh thuốc con chó của mình, nhưng vì những mục đích khác. Họ trộn vào thức ăn của nó một thứ sönöm có thể làm cho nó nhanh nhẹn khi đi săn, đuổi bắt được thỏ, sóc và nai, và để cho nó đánh hơi thính hơn.
Sönöm jak so là những loại cây có củ, rất giống với các loại cây dùng làm dược phẩm cho người. Cho chó ăn phân hổ sẽ khiến nó phát triển sức mạnh trong khi săn đuổi.
Chữa bệnh mà không dùng thuốc - Các kỹ thuật chữa bệnh của người Tây Nguyên rất đa dạng. Ngoài các sản phẩm hóa chất đó, người ta còn dùng các phương pháp vật lý: xoa bóp, xát, ấn, đấm...
Cách thức đơn giản nhất để chữa đau ở vùng rốn là tự đánh hay nhờ người khác đánh vào phía dưới thận liên tục. Ðể trị đau đầu, người ta rứt tóc khiến da đầu phát tiếng kêu tanh tách. Trị đau dạ dày, người ta ấn hoặc kéo da bụng.
Do tin rằng căn bệnh được cụ thể hóa bằng một vật nhỏ (viên sỏi, hạt gạo, v.v. mà người Tây Nguyên coi như những con vi trùng), người ta cho là phải trục những vật ấy ra thì mới lành được bệnh. Như để trị chứng đau nửa đầu, người ta phải lấy ra được cái hạt gạo bé tí là nguyên nhân của bệnh ấy ở trán, ngực hay lưng. Thông thường một người thân của người bệnh làm việc đó: anh ta dùng một con dao, khứa một vết nhỏ trên da người bệnh để trục cái mầm bệnh ấy ra: có khi họ chẳng tìm được gì cả; nhưng họ nặn ra một ít máu và bảo rằng con vi trùng đã hòa tan trong máu ấy cần phải trục ra. Ðôi khi công việc này là của người thầy cúng; nhưng ông ta thực hiện bằng cách hút.
Ở vùng Bana, người thầy cúng lấy cái đau ra, làm lành một vết thương bằng cách cho nó vào trong một cái ống và vứt ra xa. Bệnh kiết lỵ được bà thầy cúng chữa bằng cách nhổ con vi trùng ra khỏi người bệnh. Con vi trùng ấy gọi là bödruh. Ở vùng Xơđăng, người thầy cúng thậm chí chữa bệnh từ xa bằng cách chỉ dùng đến một chiếc áo của người bệnh coi như người làm chứng.
Ðôi khi người Tây Nguyên chữa bệnh bằng cách trừng phạt. Như để chữa viêm da do lá cây bangchai gây ra, họ có thể không cần dùng đến thuốc römit, mà đi phạt cái cây đã gây ra bệnh. Họ tìm đến chỗ cái cây có tội ấy, hoàn toàn trần truồng, và ném đất vào thân cây. Ðể không phải nhìn thấy con người ấy, và để khỏi bị đất làm bẩn, mầm bệnh phải thoát ra khỏi cây và chạy trốn; như vậy cùng lúc đó con người ấy sẽ khỏi bệnh.
Cũng còn có những hình thức khấn vái để chữa bệnh. Người Êđê biết những "lời cầu khấn chữa khỏi bệnh xuất huyết".
Trong tất cả các phương thuốc vừa kể trên đây, dường như chúng tôi đã đánh đồng những loại thuốc thực sự với những mê tín hão huyền. Có thể như vậy. Rất tế nhị trong việc phân định ở một lĩnh vực quá rộng và quá xa lạ như vậy. Làm sao có thể khẳng định rằng những điều kiện nào đó, gắn liền với Phong tục trong việc sử dụng một phương thuốc nào đó, không có ý nghĩa gì đối với tác dụng của nó? Phải chăng chúng ta có quyền nghĩ rằng những nguyên nhân và những kết quả vượt ra ngoài tầm hiểu biết của chúng ta có thể được những người Tây Nguyên, vốn gần gũi với thiên nhiên hơn, cảm nhận một cách bản năng? Có điều chính họ, họ không hề có sự phân định đó; họ nhìn mọi sự một cách nghiêm túc. Một sự cả tin vô bằng chứng chăng? Hay là lòng tin cơ sở trên kinh nghiệm? Dù thế nào đi nữa, có một hệ số công hiệu nhất định.
Công hiệu của những thuốc bùa truyền thuyếtNgoài những phương thuốc chính thức, người Tây Nguyên còn biết và sử dụng nhiều thứ sönöm, bùa bả và thuốc bôi có tác dụng kỳ diệu. Người ngoại đạo chỉ cười nhạo; những ai đã quen với người Tây Nguyên và sống cùng họ, thì nghiên cứu chuyện này một cách không định kiến.
Sönöm khiến việc đi săn thành công (đặc biệt trong vùng người Mạ):
thuốc Göling khiến người ta khéo tìm ra được con mồi; loại củ này đặc biệt công hiệu khi nó được ăn với máu voi;
thuốc Banglut khiến người ta ngắm ná trúng;
thuốc Gup khiến người đi săn có thể đến gần con mồi mà nó không trông thấy được mình;
thuốc Pharpro làm cho tầm vũ khí đi được xa;
thuốc Pharpi, dùng trong khi di săn voi, khiến nó ngủ say hay mụ đi;
thuốc R nong khiến nhát lao đâm mạnh hơn. Người ta bảo một người có loạisönöm này đâm chết bảy con hổ chỉ với một cây dáo và bảy mũi sắt khác nhau. Người ta kể rằng có một người thợ săn khác, đâm một con voi đang ngủ, chỉ một phát đã xuyên qua cả đầu nó từ trên xuống dưới, rồi lại đâm xuyên từ nách bên này qua nách bên kia của nó; anh ta đuổi theo con voi đã bị tử thương đến tận sông và lặn suốt nửa ngày dưới đáy sông để rút cặp ngà của nó ra.
Theo phong tục Rơngao, lấy được da con rắn đang lột xác sẽ khiến ta trở thành vô hình khi đi săn.
Sönöm khiến việc đánh cá thành công:
Thuốc Ndar, mắc vào mồi, sẽ câu được nhiều cá;
thuốc Jirlê, thuốc Bung làm cho cá say. Người ta xát các thứ quả này vào lưỡi câu, khiến nước bị nhiễm độc. Ðấy là thuốc Deng của người Bana;
thuốc Könja-tul dắt ta đến chỗ có nhiều cá.
Sönöm gây cười: Thuốc Nyonye làm cho mọi người cười, chỉ trừ người mang nó.
Sönöm khiến người ta không phải bị phạt vì các tội của mình: thuốc Banling khiến người ta hung hăng và bất bại. Cho trâu ăn loại củ này sẽ khiến nó húc các con trâu khác;
thuốc Mhoal làm cho người ta trở thành hùng biện và thắng trong các cuộc tranh luận;
Sönöm Pörlum khiến ta đánh lừa người khác mà họ không hề hay. Ngày xưa chính con thỏ có được loại thuốc này;
thuốc De làm cho các tên ăn trộm trở nên vô hình. Tuy nhiên, nếu người bị mất trộm có được thuốc sönöm Klang-kô (lông cánh con cò bạch) thì anh ta sẽ tóm được kẻ trộm.
Sönöm làm tăng trí nhớ và ăn nói trôi chảy:
thuốc Gölal cho ta khả năng nhớ lại các truyền thuyết và truyền thống xa xưa, thông thạo phong tục tập quán;
thuốc Salao làm cho người ta thông minh và biết suy nghĩ;
thuốc Kracha khiến lời nói trôi chảy.
Sönöm Jak: làm cho người ta trở nên khôn khéo trong mọi việc. Ðối với những người thường, Sönöm Jak gồm có römit, bột tre và rượu cần. Thầy cúng thì dùng loại chế bằng da rắn.
Sönöm đem lại may mắn:
thuốc Tönho. Ai có thứ thuốc này sẽ được người khác cho ăn mà chẳng phải tốn một xu;
thuốc R nhoê. Loại củ này, trộn với vỏ cây có con nai đến cọ mình vào đó, được đem đặt dưới ngưỡng cửa nhà sàn. Mọi người sẽ thích đến chơi nhà này;
ai có được thuốc Gun-jirko sẽ khiến mọi người yêu mến;
thuốc Pögang deng (Giarai) làm cho tránh được các tai họa; người ta mang loại củ này trong một nếp khố;
thuốc Pögang kla xua được hổ;
thuốc Hla ndei (Xơđăng) là một thứ nhánh cây được làm phép để xua đuổi ma quỷ ra khỏi nhà;
thuốc Baboh làm cho ta đạt được những gì mình muốn;
thuốc törleh-njang khiến ta không thể còn hận thù với kẻ đang thù ta; thậm chí ta không thể đòi anh ta phải trả nợ.
Nanh con chuột bạch và mỏ con chim vẹt là những thứ sönöm-mang-lại may mắn đối người Rơngao.
Phần lớn các sönöm kỳ diệu này đều là thảo mộc; theo tư duy Tây Nguyên, chúng đóng một vai trò to lớn trong việc tạo nên thế giới. Chúng ta sẽ có dịp trở lại vấn đề này khi nghiên cứu về Tôn giáo, siêu hình học của Tây Nguyên.
Phép vi lượng đồng cân và bức xạ
Trong các loại sönöm nói trên của Tây Nguyên, nhiều thứ vừa là thuốc chữa bệnh vừa là thuốc độc, đặc biệt như böngê, bangchal, bangsrah. Vả chăng đấy cũng là trường hợp của hầu hết các loại dược thảo. Cây thuốc tự nó đã "có khuynh hướng" gây ra bệnh; chịu một sự chế biến nào đó, nó có thể chữa được bệnh ấy hay một bệnh khác. Như là cây bangsrah gây ra viêm da; khi đem nấu chín nó lại chữa được bệnh thấp khớp. Sönöm ji nus chỉ cần bốc hơi gây ra đau tim, sắc uống nó lại chữa đau tim.
Người Tây Nguyên thường nói các loại sönöm (tất cả các sönöm -củ) "cắn, bắt người" ngay từ xa; cũng tức là nói rằng chúng phát ra những bức xạ có hại. Chính vì tác dụng kép của chúng, mà không bao giờ được trồng các loại sönöm gần nhà: nó sẽ làm cho người khỏe nhiễm bệnh, và nhiễm ngay thứ bệnh mà nó có công dụng chữa cho người có bệnh.
Một người nào đó chữa bằng sönöm ji nus chẳng hạn, thứ sönöm này có thể làm cho những người khỏe mạnh chỉ cần ở chung nhà phải bị nôn. Ðể chữa các tác dụng gián tiếp có hại đó, thông thường phải làm như sau: người chữa bệnh bằng sönömji nus nhúng một mẩu tóc và cùi tay của mình vào nước; anh ta bôi nước ấy vào người bị nhiễm sönöm; ảnh hưởng huyền bí sẽ bị thủ tiêu. Hiện tượng kỳ lạ nhưng được ghi nhận đó, thường gặp trong các trò ảo thuật, dường như là một trường hợp thể hiện quy luật chung về sự đối xứng trong tổ chức vũ trụ và được biểu hiện bằng nhiều cách.
Trong số các sönöm có tác dụng kép, người Tây Nguyên phân biệt những loại ác liệt hơn cả mà họ gọi là sönö yöh (thuốc nguy hiểm). Ðặc biệt là các thuốc: Kôp-mang, Bu-pis, Pu, Changlir. Chúng tác động từ xa đến cả một người qua đường bình thường không chú ý. Những người biết các thứ thuốc ấy cất chúng ở nhà mình; như vậy chúng gây hại cho họ. Nếu một trong các thứ sönöm đó gây hại cho một người lạ, người có thuốc sẽ chữa cho anh ta bằng chính thứ sönöm đó. Chỉ cần xoa hay bôi bằng thứ thuốc nguy hiểm đó là người bị nhiễm bức xạ sẽ khỏi ngay.
Có những trường hợp bố mẹ cho con uống một trong những thứ thuốc bức xạ đó, trong lúc nó đang ngủ. Như vậy đứa bé sẽ có được sönö yöh này trong người và sẽ không còn bị nhiễm thứ sönöm này nữa, nó lại có thể chữa cho những người bị nhiễm sönöm này.
Nước cũng phát ra bức xạ, các nguyên nhân gây bệnh và các thứ thuốc chữa bệnh.Kôp tönoâ là một tình trạng gần như bị ảo giác: người bệnh, trong tình trạng ngủ, có những nỗi sợ hãi, kinh hoàng, đôi khi thấy những ảo ảnh; tình trạng này không hiếm ở trẻ con; đôi khi đó là bệnh mộng du. Người ta bảo chính nước "gây ra" điều đó, và nước sẽ chữa được bệnh đó. Sau một lần tắm bình thường ở sông, đứa bé có thể bị mắc bệnh đó. Ðể chữa cho nó, người ta tìm lấy nước của chính con sông đó, đổ lên đầu đứa bé đang mắc bệnh. Trong khi đổ ngập nước lên đầu đứa bé như vậy, người ta mô phỏng tình trạng của nó khi nó đâm ngập đầu xuống nước: nó vẫn còn có ý thức, nhưng lại nhìn thấy mọi vật một cách khác, nó có thể hoảng sợ. Ảo giác của đứa bé, do nước gây ra là như vậy. Người ta chữa bằng cách đổ những lên đầu nó, là tượng trưng tình trạng bất bình thường của nó. Nước là nguyên nhân căn bệnh trở thành thuốc chữa chính căn bệnh ấy do phép chơi một biểu tượng có chủ định.
Một đứa bé chơi dầm nước quá lâu trong một đầm lầy, trong bùn, có thể nhiễm bệnh, và trở thành gần như cuồng loạn. Ðể chữa cho nó, chỉ cần lấy ngay nước hay bùn độc ấy và xát vào người đứa bé.
Cũng giống như các loài cây và nước, đất cũng phóng xạ. Có những chỗ đất có dòng điện có hại khiến những người làm nhà trên chỗ ấy bị bệnh. Trường hợp này ít khi xảy ra đối với những người dân ở chung thành làng, đất đã được chọn chung và được thử thách rồi. Tuy nhiên có trường hợp sau một trận dịch, tất cả dân làng cùng quyết định thay đổi chỗ ở vì chính chỗ đất đó đã gây ra bệnh; cả làng dời đi đến một khoảng cách nào đó.
Trường hợp đất gây bệnh thường xảy ra đối với các chòi rẫy nơi người ta ở theo mùa. Ðất trên các rẫy ấy không được dân làng hiểu rõ bằng đất cư trú của làng; chúng thường bị "kết tội" là nguyên nhân của một căn bệnh nào đó, đặc biệt là bệnh thấp khớp và bệnh phong. Nhưng sau khi đã phát bệnh thì mới biết được chỗ ấy thật sự là đất xấu. Cho nên, nếu một người mắc bệnh (thấp khớp, phong,...) nhớ mình ta đã mắc bệnh từ lúc sống ở một chòi rẫy nào đó, anh ta sẽ cố nhớ lại địa điểm chính xác nơi anh ta đã nhiễm bệnh. Nếu tìm và đến lại được đúng chỗ đó, anh ta sẽ cố nhận ra dấu vết căn chòi bẩn thỉu nọ, cuốc hết đất chỗ đó, và đổ đi thật xa; nếu ngày trước anh đã nhiễm bệnh phong tại đó, anh sẽ nói như vậy là anh đã "vứt bệnh phong đi", đồng nhất chỗ đất đó với căn bệnh do nó gây ra. Ở vùng Êđê, đất một nấm mồ mà người chết không thích có thể làm cho một người thân của người chết đổ bệnh. Chỗ đất ấy cũng sẽ là phương thuốc: một thành viên trong gia đình đến lấy một ít đất ở đầu nấm mộ; chỗ đất đó đem hòa với nước nóng trong một cái nồi; người ta hướng hơi bốc ra vào chỗ đau, và trùm một tấm chăn lên cả người. Người Êđê gọi kiểu xông đó là môhul.
Gắn với các hiện tượng đó, là phương pháp chữa bệnh sau đây: người ta chữa bệnh viêm mắt bằng cách làm cho chảy máu ở một điểm nào đó trên cơ thể (thông thường là trên lưng), điểm đó là một cái nhọt tấy lên cùng lúc với bệnh đau mắt và tương ứng với mắt. Ðiểm ấy gọi là klun mat, "dạ dày của mắt". Ðấy là trường hợp châm cứu duy nhất mà chúng tôi quan sát được.
Trước cái khoa học có vẻ kỳ lạ và huyền bí đó, mà chúng tôi đã nhận thấy có một số hiệu lực thật sự, hình như chúng ta không được phép nghĩ rằng đó chỉ đơn giản là chuyện mê tín, một kiểu kết luận hoài nghi và không khoa học. Không có gì chứng minh rằng người Tây Nguyên không biết tận dụng một sự hiểu biết nào đó về các bức xạ do các vật thể phát ra. Từ những thời rất cổ xưa, nhân loại đã có một số khái niệm trong lĩnh vực này, mà từ đó thời hiện đại tìm cách xây dựng một nền khoa học. Chúng tôi không muốn kết luận.
Y học và sự tái sinh
Hệ thống phức tạp các tác dụng và cách sử dụng các loài dược thảo là một biểu hiện của một quan niệm tổng quát hơn mà chúng tôi sẽ nghiên cứu trong chương nói về Tôn giáo: vai trò tái sinh của các loài thảo mộc trong quan niệm tôn giáo về vũ trụ.
Con người gắn bó chặt chẽ với Tự nhiên; đất đã cung cấp chất liệu để làm nên cơ thể con người, cây đa thì cung cấp chất liệu để làm xương, các dây leo làm các mạch máu. Cơ thể con người là một sản phẩm của Tự nhiên; Tự nhiên sẽ phục hồi các tổ chức của cơ thể bị xáo trộn một cách đột xuất, theo những chuẩn mực nguyên lai.
Các linh hồn là đối tượng của các giác quan dưới những hình thức ngẫu nhiên khác nhau: cơ thể con người, cây đa, cái sönöm böla, là những hình thức của linh hồn ở cùng một cấp độ. Các hình thức này có thể tác động lẫn nhau cùng lúc và qua lại với nhau.
Linh hồn tồn tại mãi dưới một dạng này hay một dạng khác; các hình thức của nó tuân theo các quy luật của chu kỳ đổi mới vĩ đại. Bản chất của con người phụ thuộc vào sự đổi mới đó, cũng giống như tự nhiên mà phương Tây coi là vô tri; cái này đã "sinh ra" cái kia; cái kia cần có các lực tái sinh của cái này, từ đó mà có việc sử dụng các loài thảo mộc để chữa bệnh.
V. Từ những phương thức biểu hiện đơn giản đến việc đi tìm cái thẩm mĩ
Bản năng của con vật khiến nó đi tìm cái cần thiết để tự nuôi sống; bản năng của con người, dù là nguyên thủy nhất, khiến nó đi tìm cái đẹp, ưa cái phù phiếm. Ðối với tất cả các phương thức biểu hiện, con người hướng tới chỗ đem đến cho nó một hình thức thẩm mỹ, đôi khi đơn sơ và tự nhiên, như vẻ duyên dáng của một cử chỉ quen thuộc, đôi khi thật cao cả, đến tận đỉnh cao của nghệ thuật thuần túy, như âm nhạc.
Công trình nghiên cứu này sẽ cho thấy những mức độ ấy trong các phương thức biểu hiện quen thuộc của người Tây Nguyên.
Cử chỉ - Điệu bộ -Trò chơi -Nhảy múa
Một người tiếp xúc với một dân tộc khác với dân tộc mình cảm thấy hoang mang vì cái ngôn ngữ mà anh ta không hiểu; từ đó nảy sinh cảm giác "xa lạ". Nhưng chỉ cần anh nhận ra được một cử chỉ quen thuộc đối với anh là anh sẽ thấy đỡ lạc lõng ngay; anh sẽ bắt gặp lại được ở những con người, trước đó đối với anh là mới lạ, một vẻ thân thuộc khiến anh có thể họ qua một dấu hiệu đơn giản, một cử chỉ sơ đẳng nhất gợi lên ngay tức thì một sự thông tiếp về ý tưởng. Con người trên khắp trái đất này đều giống nhau; các phương tiện biểu hiện đơn giản nhất của họ đều giống nhau, dù đó là một người trí thức ở thành thị hay một người nguyên thủy ở trong rừng rú. Như các cử động của đầu để nói đồng ý hay không. Như cái mã phổ biến các cử chỉ để biểu lộ cơn buồn ngủ, cái đói, cái đau.
Cũng là phổ biến toàn nhân loại, những cử chỉ của người mẹ ru con, âu yếm con, đánh đuổi cái đối tượng "ác" làm cho con đau - cũng như những động tác biểu cảm đầu tiên của đứa trẻ sơ sinh chưa biết nói nên lời. Các cử chỉ minh họa cho lời nói cũng vậy, những cử chỉ biểu lộ sự khinh bỉ (dậm chân, khạc nhổ, xỉa ngón tay), hay bộc lộ niềm vui (vỗ tay). Nhưng đến vỗ tay thì đã là bắt đầu có thẩm mỹ, vì nó tuân theo một nhịp điệu (vỗ một cái, im lặng, lại vỗ một cái,...), và đã nhằm một thích thú vô tư.
Phong tục Tây Nguyên còn quy định một số cử chỉ và thái độ có ý nghĩa biểu tượng và nhất quán hơn: như việc cam kết, đánh cuộc giữa hai người ngón tay cong lại nghéo vào nhau, một kiểu "đồng ý!"; giao ước liên minh hay cưới xin bằng việc trao vào tay nhau chiếc vòng; kết quả một thỏa thuận, một lời hứa, giữa hai phía, người này đổ cơm của mình vào bát của người kia: giữa chồng và vợ, cử chỉ đó là nghi thức quyết định của việc ly hôn; giữa người tổ chức một buổi lễ và người khách của mình, đó là lời mời đến uống rượu: "thời kỳ chuẩn bị đã xong, lễ hội hoàn tất". Có những cử chỉ đi kèm theo lời thề hay mang ý nghĩa là lời thề (đặc biệt ở người Bana); như cắn vào một sợi dây biểu lộ sức mạnh của mình: "Nếu tôi nói không thật tôi sẽ bị treo cổ!". Các điệu bộ đó, đủ sức biểu cảm dù không cần có lời nói kèm theo, đã thuộc về nghệ thuật kịch; các tư thế được sắp xếp và mang tính truyền thống; đấy đã là những hiện tượng thuộc phạm trù thẩm mỹ.
Trong lĩnh vực tôn giáo, các cử chỉ đi kèm theo các lời khấn, dâng cúng và hiến sinh, và tượng trưng cho những việc ấy, thật sự là những thành phần của một vở kịch. Toàn bộ cơ thể con người diễn xuất: lạy, quỳ, rước, hôn; và nhất là các ngón tay: chạm các ngón tay vào nhau để ban thánh thể trong lễ cúng dâng với những người tham dự, bàn tay chắp lại của người cầu khấn, nâng cần rượu lên khi uống rượu cần, v.v. Những người thực hiện các nghi thức ấy là những diễn viên diễn lại vở kịch cổ, vở kịch đã được diễn như thế từ thuở khai thiên lập địa, và họ đắm mình vào cuộc chơi.
Trò chơi - Trò chơi là một hoạt động, hiểu theo nghĩa không vụ lợi, mà con người sáng tạo ra trong khi đi tìm niềm khoái cảm. Nhiều trạng thái tinh thần khác nhau được biểu hiện bằng phương tiện này: niềm vui, sức mạnh, sự thống trị, sự nỗ lực. Trong phương ngữ Srê, nhöl nói chung có nghĩa là: vui đùa, trò chơi, thú vui. Ði theo sau một động từ hành động, nó có nghĩa là người ta thực hiện hành động đó "chẳng để làm gì cả", "chỉ vì thích thú"; như "đi nhöl", tức là đi chơi, chẳng có mục đích lợi ích gì.
Người Tây Nguyên vốn rất trẻ về mặt tinh thần, biết đùa chơi ở mọi lứa tuổi và, giống như trẻ con, họ thích chơi với những thứ chẳng ra gì cả hay với những đồ vật tượng trưng do họ làm ra, hơn là với những đồ chơi được làm sẵn hoặc tham gia những trò chơi có tổ chức. Yếu tố vô tư là cốt yếu đối với trò chơi của họ.
Những đứa trẻ có xu hướng thích thú với những trò chơi cá nhân hơn; chỉ cần một vật chẳng đáng kể gì cả, đứa bé đã có thể chơi suốt ngày. Nó biểu lộ những suy nghĩ, những ham thích của nó bằng cách chế ra những thứ nho nhỏ mà nó làm "chẳng vì cái gì cả": nặn một con trâu bằng đất sét, hình mẫu một đám ruộng, một căn nhà sàn, cột cúng thần cỡ nhỏ; nó thắng một con bọ hung vào một chiếc xe bò bé tí; nó chơi trò đi săn trong đó nó hết đóng vai người thợ săn lại đóng vai con nai, tùy theo lúc nó cầm cây ná hay lúc nó cắm hai cái sừng lên đầu. Con gái chơi trò nấu ăn. Ðứa trẻ dùng nhựa pöga và một cái ống trúc nhỏ hay một thân cây rỗng để thổi những cái bong bóng xanh lơ và nhìn theo.
Lớn lên hơn, chúng thích các thú chơi có tính chất xã hội. Bọn trẻ chăn trâu để mặc cho trâu ăn lúa của người hàng xóm, trong khi tập họp nhau lại chơi trò ú tim hay trò bịt mắt bắt dê, một trò chơi được ưa thích ở Tây Nguyên cũng như ở phương Tây. Cũng đã đến lúc chúng thích đọ sức trong các cuộc đua. Trong khi trò chơi mang tính chất đấu tranh, nó cũng trở thành một biểu hiện mang tính thẩm mỹ.
Trí tưởng tượng càng phong phú thì đối tượng của các cuộc ganh đua đó càng đa dạng; chúng thường thuộc loại điền kinh: xem ai vật ngã được đối thủ bằng cách nắm ở thắt lưng, ai lặn được dưới nước lâu hơn, ai ném được xa hơn một cây lao bằng tre, ai tung được một hòn đá lên trời cao hơn. Người ta thi nhau xem ai làm được con quay gỗ kêu to hơn; ai ăn được nhiều ớt hơn. Trẻ con cũng tổ chức thi thả diều; đứa thua phải trả tiền bằng... lá cây; chúng mắc nợ nhau một nải chuối... mà chúng sẽ bẻ trộm ở vườn của người hàng xóm, hay một quả trứng mà chúng sẽ lấy trộm của bố mẹ. Ðứa thắng sẽ trở thành thủ lĩnh của cả đám.
Các cuộc thi đấu điền kinh, nhất là các cuộc vật nắm thắt lưng rất gây ấn tượng. Ðấy là những cuộc đấu về tài uyển chuyển; không bao giờ có chuyện hung bạo. Trẻ con chen lấn, xô đẩy nhau, nhảy lên, kêu lên "hu! hu!" mỗi lúc đấu sĩ cố vượt lên, cho đến khi một trong hai người bị vật ra đất. Những cơ thể ở trần thu mình lại, uốn cong, bung ra thật đẹp. Chung quanh họ, một đám khán giả trẻ cổ vũ, kích thích, vỗ tay, cùng rung động theo trận đấu, không phải thèm khát sự hung bạo và các cú đánh, mà vì một sự thích thú lành mạnh và vui vẻ.
Cũng như đám trẻ này, trong các trò chơi của mình, đàn ông chỉ nhằm tìm niềm thích thú vô tư. Họ không hề nghĩ đến những môn thể thao có thể kiếm lợi; họ chỉ chờ đợi ở đây một trò tiêu khiển về cơ thể và tinh thần. Các cuộc thi là vì danh dự: chạy đua, nhảy, ném lao, bắn ná. Ðôi khi môn điền kinh nhường chỗ cho trò hài: thách nhau ăn liền hai chục quả ngô, trọn một nải chuối, nuốt một quả trứng mà không nhai. Ðối tượng thi đấu cũng có thể là súc vật: các cuộc chọi gà rất được ưa thích. Cái được thua bao giờ cũng thật đơn giản: chẳng hạn người thua mời người thắng uống rượu cần của mình.
Một số người khéo tay chơi trò ảo thuật, vì sự thích thú của khán giả, làm những chiếc bẫy, những chiếc nút thắt bằng dây leo tự nó bung ra. Ðôi người làm trò ảo thuật hiếm hoi và khéo léo rất nổi danh; một trò nổi tiếng là làm sống lại một con gà đã bị đập chết, chẳng hề có chuyện thầy cúng gì trong trò này.
Người Tây Nguyên không biết đến các trò chơi may rủi. Nếu người ta cho họ biết những trò đó, họ chẳng thèm quan tâm; đối với họ đó không phải là trò chơi, vì họ không tìm thấy ở đó niềm thích thú mà họ mong muốn.
Nghệ thuật trò chơi nảy nở trọn vẹn trong nghệ thuật kịch. Người Tây Nguyên không đóng kịch theo nghĩa như quan niệm của phương Tây. Họ không biết đến sân khấu [1] , rạp hát; tuy nhiên họ biết dàn cảnh và vai diễn. Một phiên xử án (theo luật tục) chẳng hạn, là một vở diễn gồm có bi kịch và hài kịch, cũng giống như cả cuộc đời người. Các nhân vật đóng các vai diễn thật sự: vị quan tòa, không phải lúc nào cũng làm nghiêm; khán giả - những người đóng vai phụ - coi đây là một dịp khoái trá để tiêu khiển. Ở nơi nào cũng vậy, một phiên tòa thời bình là một vở kịch phong tục tuyệt vời, thường được diễn một cách hết sức tự nhiên. Ý tưởng ganh đua không phải là xa lạ trong loại trò chơi diễn kịch này: những người biện hộ thi nhau nói thật to và nhất là thật dài để khiến cho vị quan tòa phải mụ người đi, lại còn thêm có rượu nữa.
Ðỉnh cao của nghệ thuật kịch Tây Nguyên là ở các lễ hội tôn giáo, trong đó mỗi người được phân một vai nghi thức theo một truyền thống cổ xưa và không thay đổi. Lễ hội lớn hiến tế trâu của làng là một trò chơi kéo dài ba đêm và mang tính chất trang trọng, song không vì thế mà mất đi khía cạnh vui chơi vô tư, dư thừa mà chúng ta đã nhận thấy trong các trò tiêu khiển thông thường.
Chính những người bản địa phân biệt ra ba hồi trong vở kịch nghi thức này, tương ứng với ba ngày:
Hồi 1: Lễ đón tiếp. Cảnh thứ nhất là động tác mời của người chủ nhà có trâu hiến tế đối với các bạn bè và người quen của ông ta. Ông ta xác định ngày hẹn làm lễ, trình bày lý do của lễ, mô tả con trâu sẽ hiến tế. Ðấy là tiết mục giới thiệu chủ đề của vở kịch, trong đó con trâu là nhân vật chính. Cảnh hai là cuộc gặp gỡ ở ven làng giữa chủ và khách; người ta nói với nhau những lời thường lệ, chúc tụng nhau, mừng đón nhau. Tiếng chiêng đưa khách vào đến làng, kết thúc Hồi I bằng một cảnh nhạc.
Hồi 2: Chè chén say sưa, kéo dài từ đêm thứ nhất đến rạng sáng ngày hôm sau. Trước hết là cảnh truyền thống các ghè rượu được mở ra, mời và uống theo nghi thức thích hợp. Nửa đêm, phần đông những người đóng vai phụ đều đã thiu thiu ngủ, là đến cảnh các cụ Già làng hát những bài ca truyền thuyết mà các cụ đã thuộc lòng. Mờ sáng diễn ra cảnh chủ chốt của lễ hiến tế: một đám rước vây quanh con trâu, nhân vật câm, trung tâm của vở diễn; người ta an ủi nó, cho nó uống rượu, rồi giết.
Hồi 3: Những con ruồi (dịch đúng từng chữ: "đêm giành cho các con ruồi", tiếp theo "đêm người ta uống rượu"). Hứng thú của vở diễn giảm đi rõ rệt. Ba cảnh chính trên sàn diễn: phần lớn các diễn viên nằm ngủ và tiêu hóa những gì họ đã uống hôm trước, trong khi các cụ Già làng, tỏ ra kiên cường, uống tiếp những ghè rượu mới nhân lễ dỡ bàn thờ. Các bà thì cất giữ thịt trâu đã xẻ trong những chiếc ghè lớn. Cuối cùng, khi ngày đã muộn, các vai diễn đã xong, mọi người đã mệt,bọn ruồi vào cuộc; giống như những con người ăn mặc những bộ quần áo đẹp bóng lộn, chưng diện bộ cánh phơn phớt xanh, óng ánh, chúng đổ xô vào những chỗ thừa thãi và bộ xương của con vật đã hiến sinh, phần giành cho chúng theo truyền thống.
Một nghi thức như vậy là một hiện tượng thuộc phạm trù thẩm mỹ. Ở đây người ta không chỉ đi tìm cái phù phiếm, cái thú vui, mà cả cái đẹp, biểu hiện trong trang trí: trang phục của những người tham dự (khách mặc quần áo trắng, chủ nhà-người tổ chức mặc quần áo đỏ, các cây ô chỉ được đem ra diện trong dịp này...), trang trí trong làng, trong nhà, âm nhạc.
Ý tưởng ganh đua cũng biểu hiện trong trò chơi hoàn chỉnh này: xem làng nào, năm này qua năm khác, tỏ ra là người tổ chức hào phóng hơn. Con trâu nào to hơn, nhà nào trang hoàng đẹp hơn, rượu nào ngon hơn, đấy là niềm tự hào của người chủ nhà.
Múa - Hình như múa không phải là một nghệ thuật bản địa của người Tây Nguyên. Không phải tất cả các tộc người đều múa, và những tộc người có múa đã học được của những người nước ngoài: các tộc người ở phía Ðông học của người Cămpuchia, các tộc người phía Tây (Raglai, Noang, Noup, Cil) học của người Chàm. Chính người Tây Nguyên cũng nói: "Người Chàm đã dạy chúng ta múa".
Hầu như bao giờ cũng mang tính chất tôn giáo: người ta múa nhân dịp hiến sinh một con dê, một con trâu ("gà thì chẳng phải nhọc công"), nhân dịp đám cưới, đám tang (tộc người Bana). Người ta múa trong nhà, trên bãi cỏ, ở nghĩa trang. Nhìn bên ngoài, mục đích là vui chơi; nhưng bên trong đấy là một vấn đề sùng kính; người ta tìm cách làm cho các Thần vui lòng, phục vụ các Thần mọi điều có thể.
Kimlang là một điệu múa chiến đấu lớn của người Xơđăng; múa rất chậm, nó nhằm xin các Thần ban ơn và cầu được thắng lợi.
Trong phương ngữ Srê, múa là tam ya, thành tố tam có nghĩa là qua lại lẫn nhau. Qua lại lẫn nhau ở đây không phải là do múa nhiều người, trao đổi với nhau những cử chỉ có nhịp độ, bởi vì từ ngữ này cũng được dùng khi người ta múa một mình.Tam mang nghĩa qua lại lẫn nhau đây là để nói về tính đối xứng của các động tác tay chân so với trục cơ thể: tay đung đưa và chân gập xuống, lặp đi lặp lại và đáp lại nhau. Múa Tây Nguyên không phải là một sự dịch chuyển cơ thể, mà là một sự uốn éo có nhịp và mềm mại. Nếu nhiều người cùng múa, thì các thân người không chạm vào nhau; họ lặp đi lặp lại cùng những động tác ấy trên một hay hai đường thẳng, hoặc vòng tròn theo điệu: sol, la sol, fa fa, sol sol fa của tiếng kèn mboat.
Trong múa, người ta đạt đến nghệ thuật thuần túy, hướng về tôn giáo. Ý niệm vui chơi đã được vượt qua; người múa đến mệt lả, khán giả cùng căng thẳng; đôi khi họ thấy người múa ngã lăn ra và như bị thôi miên đi. Trang phục trong khi múa, tiếng nhạc gợi lên điệu múa và nâng đỡ nó, các động tác của những cơ thể đẹp với những đường nét thuần khiết, tất cả đều chỉ là để vươn tới cái đẹp. Và như vậy là để làm vừa lòng các Thần. Múa, trò chơi đầy nhịp điệu của cơ thể, là món quà dâng cúng êm dịu của con người, của toàn bộ con người họ, đi đôi với với cảnh hiến sinh đẫm máu mà con vật có nhiệm vụ tượng trưng.
Cây böngê kin (Jasminum longisetum - Oléacée) khác với loại böngê ăn được, chống sốt rét, có một chất độc trong lá; ăn lá đó tức là tự sát. Ðể có tác dụng tức thì, phải "mua" của lá chất độc ấy; để làm việc đó, người ta cho cây một ít than và buộc vào thân nó một chiếc nhẫn. Sau đó chỉ cần hái vài lá và ăn: sẽ tức khắc buồn ngủ, đầu óc quay cuồng và chết. Ôpkam là một chất độc chết người; lá này đem nấu sẽ xông lên một thứ hơi làm ngạt thở; jar là quả của một loại dây leo. Ðây là một chất độc mạnh; nó đặc biệt được dùng để tẩm các mũi tên của người Mạ; vỏ câyköda, cây söntur (một loại cây dương xỉ), quả gọi là blön kliu (một loại cà tím) là những chất độc nhẹ hơn. Chất giải độc duy nhất được biết hình như là da trâu. Da trâu, nhất là trâu già, được làm cứng lại, nấu chín và tưới rượu cần, ăn vào sẽ có khả năng giải độc.
Thuốc cho súc vật - Người Tây Nguyên coi con trâu của mình như một người thân. Ðây là tôi nói về người Srê, là những người làm ruộng nước và cày; những người Tây Nguyên làm rẫy chỉ dùng trâu để giết (cúng thần) không gắn bó với con vật này bằng.
Một con trâu bị ốm, việc cày bừa bị đình trệ, là mùa màng cũng bị hại. Hơn nữa, đáng sợ là bệnh dịch, chỉ trong vài ngày có thể sẽ làm tan tành tất cả. Ðể chữa bệnh cho con vật bị ốm, nếu cần người Srê không hề ngần ngại đi xa tìm cho ra cây thuốc thích hợp và cúng hiến tốn kém, chẳng khác gì chữa bệnh cho một con người.
Cây töbung chữa trị cho con trâu gầy đến sắp chết. Lá töbung chữa được bệnh. Người ta trộn cơm với vài lá này rồi viên thành những viên nhỏ. Muốn thuốc có tác dụng, thì phải cho trâu ăn vào nửa đêm và không được để cho ai thấy.
Cây köda, vỏ là một thứ thuốc độc đối với con người, lại là một thứ thuốc chung các thứ bệnh của trâu; mùi hăng nồng của nó xua bệnh đi.
Rit, tức con dơi, là một trong các loại thuốc quý nhất. Phải tìm được một con dơi chết - chứ không được giết nó. Người ta nhúng nó trong nước, rồi xát thứ nước chữa bệnh ấy lên mình trâu. Ðấy là một món quà của Thần, một ân huệ.
Người Tây Nguyên đánh thuốc con chó của mình, nhưng vì những mục đích khác. Họ trộn vào thức ăn của nó một thứ sönöm có thể làm cho nó nhanh nhẹn khi đi săn, đuổi bắt được thỏ, sóc và nai, và để cho nó đánh hơi thính hơn.
Sönöm jak so là những loại cây có củ, rất giống với các loại cây dùng làm dược phẩm cho người. Cho chó ăn phân hổ sẽ khiến nó phát triển sức mạnh trong khi săn đuổi.
Chữa bệnh mà không dùng thuốc - Các kỹ thuật chữa bệnh của người Tây Nguyên rất đa dạng. Ngoài các sản phẩm hóa chất đó, người ta còn dùng các phương pháp vật lý: xoa bóp, xát, ấn, đấm...
Cách thức đơn giản nhất để chữa đau ở vùng rốn là tự đánh hay nhờ người khác đánh vào phía dưới thận liên tục. Ðể trị đau đầu, người ta rứt tóc khiến da đầu phát tiếng kêu tanh tách. Trị đau dạ dày, người ta ấn hoặc kéo da bụng.
Do tin rằng căn bệnh được cụ thể hóa bằng một vật nhỏ (viên sỏi, hạt gạo, v.v. mà người Tây Nguyên coi như những con vi trùng), người ta cho là phải trục những vật ấy ra thì mới lành được bệnh. Như để trị chứng đau nửa đầu, người ta phải lấy ra được cái hạt gạo bé tí là nguyên nhân của bệnh ấy ở trán, ngực hay lưng. Thông thường một người thân của người bệnh làm việc đó: anh ta dùng một con dao, khứa một vết nhỏ trên da người bệnh để trục cái mầm bệnh ấy ra: có khi họ chẳng tìm được gì cả; nhưng họ nặn ra một ít máu và bảo rằng con vi trùng đã hòa tan trong máu ấy cần phải trục ra. Ðôi khi công việc này là của người thầy cúng; nhưng ông ta thực hiện bằng cách hút.
Ở vùng Bana, người thầy cúng lấy cái đau ra, làm lành một vết thương bằng cách cho nó vào trong một cái ống và vứt ra xa. Bệnh kiết lỵ được bà thầy cúng chữa bằng cách nhổ con vi trùng ra khỏi người bệnh. Con vi trùng ấy gọi là bödruh. Ở vùng Xơđăng, người thầy cúng thậm chí chữa bệnh từ xa bằng cách chỉ dùng đến một chiếc áo của người bệnh coi như người làm chứng.
Ðôi khi người Tây Nguyên chữa bệnh bằng cách trừng phạt. Như để chữa viêm da do lá cây bangchai gây ra, họ có thể không cần dùng đến thuốc römit, mà đi phạt cái cây đã gây ra bệnh. Họ tìm đến chỗ cái cây có tội ấy, hoàn toàn trần truồng, và ném đất vào thân cây. Ðể không phải nhìn thấy con người ấy, và để khỏi bị đất làm bẩn, mầm bệnh phải thoát ra khỏi cây và chạy trốn; như vậy cùng lúc đó con người ấy sẽ khỏi bệnh.
Cũng còn có những hình thức khấn vái để chữa bệnh. Người Êđê biết những "lời cầu khấn chữa khỏi bệnh xuất huyết".
Trong tất cả các phương thuốc vừa kể trên đây, dường như chúng tôi đã đánh đồng những loại thuốc thực sự với những mê tín hão huyền. Có thể như vậy. Rất tế nhị trong việc phân định ở một lĩnh vực quá rộng và quá xa lạ như vậy. Làm sao có thể khẳng định rằng những điều kiện nào đó, gắn liền với Phong tục trong việc sử dụng một phương thuốc nào đó, không có ý nghĩa gì đối với tác dụng của nó? Phải chăng chúng ta có quyền nghĩ rằng những nguyên nhân và những kết quả vượt ra ngoài tầm hiểu biết của chúng ta có thể được những người Tây Nguyên, vốn gần gũi với thiên nhiên hơn, cảm nhận một cách bản năng? Có điều chính họ, họ không hề có sự phân định đó; họ nhìn mọi sự một cách nghiêm túc. Một sự cả tin vô bằng chứng chăng? Hay là lòng tin cơ sở trên kinh nghiệm? Dù thế nào đi nữa, có một hệ số công hiệu nhất định.
Công hiệu của những thuốc bùa truyền thuyếtNgoài những phương thuốc chính thức, người Tây Nguyên còn biết và sử dụng nhiều thứ sönöm, bùa bả và thuốc bôi có tác dụng kỳ diệu. Người ngoại đạo chỉ cười nhạo; những ai đã quen với người Tây Nguyên và sống cùng họ, thì nghiên cứu chuyện này một cách không định kiến.
Sönöm khiến việc đi săn thành công (đặc biệt trong vùng người Mạ):
thuốc Göling khiến người ta khéo tìm ra được con mồi; loại củ này đặc biệt công hiệu khi nó được ăn với máu voi;
thuốc Banglut khiến người ta ngắm ná trúng;
thuốc Gup khiến người đi săn có thể đến gần con mồi mà nó không trông thấy được mình;
thuốc Pharpro làm cho tầm vũ khí đi được xa;
thuốc Pharpi, dùng trong khi di săn voi, khiến nó ngủ say hay mụ đi;
thuốc R nong khiến nhát lao đâm mạnh hơn. Người ta bảo một người có loạisönöm này đâm chết bảy con hổ chỉ với một cây dáo và bảy mũi sắt khác nhau. Người ta kể rằng có một người thợ săn khác, đâm một con voi đang ngủ, chỉ một phát đã xuyên qua cả đầu nó từ trên xuống dưới, rồi lại đâm xuyên từ nách bên này qua nách bên kia của nó; anh ta đuổi theo con voi đã bị tử thương đến tận sông và lặn suốt nửa ngày dưới đáy sông để rút cặp ngà của nó ra.
Theo phong tục Rơngao, lấy được da con rắn đang lột xác sẽ khiến ta trở thành vô hình khi đi săn.
Sönöm khiến việc đánh cá thành công:
Thuốc Ndar, mắc vào mồi, sẽ câu được nhiều cá;
thuốc Jirlê, thuốc Bung làm cho cá say. Người ta xát các thứ quả này vào lưỡi câu, khiến nước bị nhiễm độc. Ðấy là thuốc Deng của người Bana;
thuốc Könja-tul dắt ta đến chỗ có nhiều cá.
Sönöm gây cười: Thuốc Nyonye làm cho mọi người cười, chỉ trừ người mang nó.
Sönöm khiến người ta không phải bị phạt vì các tội của mình: thuốc Banling khiến người ta hung hăng và bất bại. Cho trâu ăn loại củ này sẽ khiến nó húc các con trâu khác;
thuốc Mhoal làm cho người ta trở thành hùng biện và thắng trong các cuộc tranh luận;
Sönöm Pörlum khiến ta đánh lừa người khác mà họ không hề hay. Ngày xưa chính con thỏ có được loại thuốc này;
thuốc De làm cho các tên ăn trộm trở nên vô hình. Tuy nhiên, nếu người bị mất trộm có được thuốc sönöm Klang-kô (lông cánh con cò bạch) thì anh ta sẽ tóm được kẻ trộm.
Sönöm làm tăng trí nhớ và ăn nói trôi chảy:
thuốc Gölal cho ta khả năng nhớ lại các truyền thuyết và truyền thống xa xưa, thông thạo phong tục tập quán;
thuốc Salao làm cho người ta thông minh và biết suy nghĩ;
thuốc Kracha khiến lời nói trôi chảy.
Sönöm Jak: làm cho người ta trở nên khôn khéo trong mọi việc. Ðối với những người thường, Sönöm Jak gồm có römit, bột tre và rượu cần. Thầy cúng thì dùng loại chế bằng da rắn.
Sönöm đem lại may mắn:
thuốc Tönho. Ai có thứ thuốc này sẽ được người khác cho ăn mà chẳng phải tốn một xu;
thuốc R nhoê. Loại củ này, trộn với vỏ cây có con nai đến cọ mình vào đó, được đem đặt dưới ngưỡng cửa nhà sàn. Mọi người sẽ thích đến chơi nhà này;
ai có được thuốc Gun-jirko sẽ khiến mọi người yêu mến;
thuốc Pögang deng (Giarai) làm cho tránh được các tai họa; người ta mang loại củ này trong một nếp khố;
thuốc Pögang kla xua được hổ;
thuốc Hla ndei (Xơđăng) là một thứ nhánh cây được làm phép để xua đuổi ma quỷ ra khỏi nhà;
thuốc Baboh làm cho ta đạt được những gì mình muốn;
thuốc törleh-njang khiến ta không thể còn hận thù với kẻ đang thù ta; thậm chí ta không thể đòi anh ta phải trả nợ.
Nanh con chuột bạch và mỏ con chim vẹt là những thứ sönöm-mang-lại may mắn đối người Rơngao.
Phần lớn các sönöm kỳ diệu này đều là thảo mộc; theo tư duy Tây Nguyên, chúng đóng một vai trò to lớn trong việc tạo nên thế giới. Chúng ta sẽ có dịp trở lại vấn đề này khi nghiên cứu về Tôn giáo, siêu hình học của Tây Nguyên.
Phép vi lượng đồng cân và bức xạ
Trong các loại sönöm nói trên của Tây Nguyên, nhiều thứ vừa là thuốc chữa bệnh vừa là thuốc độc, đặc biệt như böngê, bangchal, bangsrah. Vả chăng đấy cũng là trường hợp của hầu hết các loại dược thảo. Cây thuốc tự nó đã "có khuynh hướng" gây ra bệnh; chịu một sự chế biến nào đó, nó có thể chữa được bệnh ấy hay một bệnh khác. Như là cây bangsrah gây ra viêm da; khi đem nấu chín nó lại chữa được bệnh thấp khớp. Sönöm ji nus chỉ cần bốc hơi gây ra đau tim, sắc uống nó lại chữa đau tim.
Người Tây Nguyên thường nói các loại sönöm (tất cả các sönöm -củ) "cắn, bắt người" ngay từ xa; cũng tức là nói rằng chúng phát ra những bức xạ có hại. Chính vì tác dụng kép của chúng, mà không bao giờ được trồng các loại sönöm gần nhà: nó sẽ làm cho người khỏe nhiễm bệnh, và nhiễm ngay thứ bệnh mà nó có công dụng chữa cho người có bệnh.
Một người nào đó chữa bằng sönöm ji nus chẳng hạn, thứ sönöm này có thể làm cho những người khỏe mạnh chỉ cần ở chung nhà phải bị nôn. Ðể chữa các tác dụng gián tiếp có hại đó, thông thường phải làm như sau: người chữa bệnh bằng sönömji nus nhúng một mẩu tóc và cùi tay của mình vào nước; anh ta bôi nước ấy vào người bị nhiễm sönöm; ảnh hưởng huyền bí sẽ bị thủ tiêu. Hiện tượng kỳ lạ nhưng được ghi nhận đó, thường gặp trong các trò ảo thuật, dường như là một trường hợp thể hiện quy luật chung về sự đối xứng trong tổ chức vũ trụ và được biểu hiện bằng nhiều cách.
Trong số các sönöm có tác dụng kép, người Tây Nguyên phân biệt những loại ác liệt hơn cả mà họ gọi là sönö yöh (thuốc nguy hiểm). Ðặc biệt là các thuốc: Kôp-mang, Bu-pis, Pu, Changlir. Chúng tác động từ xa đến cả một người qua đường bình thường không chú ý. Những người biết các thứ thuốc ấy cất chúng ở nhà mình; như vậy chúng gây hại cho họ. Nếu một trong các thứ sönöm đó gây hại cho một người lạ, người có thuốc sẽ chữa cho anh ta bằng chính thứ sönöm đó. Chỉ cần xoa hay bôi bằng thứ thuốc nguy hiểm đó là người bị nhiễm bức xạ sẽ khỏi ngay.
Có những trường hợp bố mẹ cho con uống một trong những thứ thuốc bức xạ đó, trong lúc nó đang ngủ. Như vậy đứa bé sẽ có được sönö yöh này trong người và sẽ không còn bị nhiễm thứ sönöm này nữa, nó lại có thể chữa cho những người bị nhiễm sönöm này.
Nước cũng phát ra bức xạ, các nguyên nhân gây bệnh và các thứ thuốc chữa bệnh.Kôp tönoâ là một tình trạng gần như bị ảo giác: người bệnh, trong tình trạng ngủ, có những nỗi sợ hãi, kinh hoàng, đôi khi thấy những ảo ảnh; tình trạng này không hiếm ở trẻ con; đôi khi đó là bệnh mộng du. Người ta bảo chính nước "gây ra" điều đó, và nước sẽ chữa được bệnh đó. Sau một lần tắm bình thường ở sông, đứa bé có thể bị mắc bệnh đó. Ðể chữa cho nó, người ta tìm lấy nước của chính con sông đó, đổ lên đầu đứa bé đang mắc bệnh. Trong khi đổ ngập nước lên đầu đứa bé như vậy, người ta mô phỏng tình trạng của nó khi nó đâm ngập đầu xuống nước: nó vẫn còn có ý thức, nhưng lại nhìn thấy mọi vật một cách khác, nó có thể hoảng sợ. Ảo giác của đứa bé, do nước gây ra là như vậy. Người ta chữa bằng cách đổ những lên đầu nó, là tượng trưng tình trạng bất bình thường của nó. Nước là nguyên nhân căn bệnh trở thành thuốc chữa chính căn bệnh ấy do phép chơi một biểu tượng có chủ định.
Một đứa bé chơi dầm nước quá lâu trong một đầm lầy, trong bùn, có thể nhiễm bệnh, và trở thành gần như cuồng loạn. Ðể chữa cho nó, chỉ cần lấy ngay nước hay bùn độc ấy và xát vào người đứa bé.
Cũng giống như các loài cây và nước, đất cũng phóng xạ. Có những chỗ đất có dòng điện có hại khiến những người làm nhà trên chỗ ấy bị bệnh. Trường hợp này ít khi xảy ra đối với những người dân ở chung thành làng, đất đã được chọn chung và được thử thách rồi. Tuy nhiên có trường hợp sau một trận dịch, tất cả dân làng cùng quyết định thay đổi chỗ ở vì chính chỗ đất đó đã gây ra bệnh; cả làng dời đi đến một khoảng cách nào đó.
Trường hợp đất gây bệnh thường xảy ra đối với các chòi rẫy nơi người ta ở theo mùa. Ðất trên các rẫy ấy không được dân làng hiểu rõ bằng đất cư trú của làng; chúng thường bị "kết tội" là nguyên nhân của một căn bệnh nào đó, đặc biệt là bệnh thấp khớp và bệnh phong. Nhưng sau khi đã phát bệnh thì mới biết được chỗ ấy thật sự là đất xấu. Cho nên, nếu một người mắc bệnh (thấp khớp, phong,...) nhớ mình ta đã mắc bệnh từ lúc sống ở một chòi rẫy nào đó, anh ta sẽ cố nhớ lại địa điểm chính xác nơi anh ta đã nhiễm bệnh. Nếu tìm và đến lại được đúng chỗ đó, anh ta sẽ cố nhận ra dấu vết căn chòi bẩn thỉu nọ, cuốc hết đất chỗ đó, và đổ đi thật xa; nếu ngày trước anh đã nhiễm bệnh phong tại đó, anh sẽ nói như vậy là anh đã "vứt bệnh phong đi", đồng nhất chỗ đất đó với căn bệnh do nó gây ra. Ở vùng Êđê, đất một nấm mồ mà người chết không thích có thể làm cho một người thân của người chết đổ bệnh. Chỗ đất ấy cũng sẽ là phương thuốc: một thành viên trong gia đình đến lấy một ít đất ở đầu nấm mộ; chỗ đất đó đem hòa với nước nóng trong một cái nồi; người ta hướng hơi bốc ra vào chỗ đau, và trùm một tấm chăn lên cả người. Người Êđê gọi kiểu xông đó là môhul.
Gắn với các hiện tượng đó, là phương pháp chữa bệnh sau đây: người ta chữa bệnh viêm mắt bằng cách làm cho chảy máu ở một điểm nào đó trên cơ thể (thông thường là trên lưng), điểm đó là một cái nhọt tấy lên cùng lúc với bệnh đau mắt và tương ứng với mắt. Ðiểm ấy gọi là klun mat, "dạ dày của mắt". Ðấy là trường hợp châm cứu duy nhất mà chúng tôi quan sát được.
Trước cái khoa học có vẻ kỳ lạ và huyền bí đó, mà chúng tôi đã nhận thấy có một số hiệu lực thật sự, hình như chúng ta không được phép nghĩ rằng đó chỉ đơn giản là chuyện mê tín, một kiểu kết luận hoài nghi và không khoa học. Không có gì chứng minh rằng người Tây Nguyên không biết tận dụng một sự hiểu biết nào đó về các bức xạ do các vật thể phát ra. Từ những thời rất cổ xưa, nhân loại đã có một số khái niệm trong lĩnh vực này, mà từ đó thời hiện đại tìm cách xây dựng một nền khoa học. Chúng tôi không muốn kết luận.
Y học và sự tái sinh
Hệ thống phức tạp các tác dụng và cách sử dụng các loài dược thảo là một biểu hiện của một quan niệm tổng quát hơn mà chúng tôi sẽ nghiên cứu trong chương nói về Tôn giáo: vai trò tái sinh của các loài thảo mộc trong quan niệm tôn giáo về vũ trụ.
Con người gắn bó chặt chẽ với Tự nhiên; đất đã cung cấp chất liệu để làm nên cơ thể con người, cây đa thì cung cấp chất liệu để làm xương, các dây leo làm các mạch máu. Cơ thể con người là một sản phẩm của Tự nhiên; Tự nhiên sẽ phục hồi các tổ chức của cơ thể bị xáo trộn một cách đột xuất, theo những chuẩn mực nguyên lai.
Các linh hồn là đối tượng của các giác quan dưới những hình thức ngẫu nhiên khác nhau: cơ thể con người, cây đa, cái sönöm böla, là những hình thức của linh hồn ở cùng một cấp độ. Các hình thức này có thể tác động lẫn nhau cùng lúc và qua lại với nhau.
Linh hồn tồn tại mãi dưới một dạng này hay một dạng khác; các hình thức của nó tuân theo các quy luật của chu kỳ đổi mới vĩ đại. Bản chất của con người phụ thuộc vào sự đổi mới đó, cũng giống như tự nhiên mà phương Tây coi là vô tri; cái này đã "sinh ra" cái kia; cái kia cần có các lực tái sinh của cái này, từ đó mà có việc sử dụng các loài thảo mộc để chữa bệnh.
V. Từ những phương thức biểu hiện đơn giản đến việc đi tìm cái thẩm mĩ
Bản năng của con vật khiến nó đi tìm cái cần thiết để tự nuôi sống; bản năng của con người, dù là nguyên thủy nhất, khiến nó đi tìm cái đẹp, ưa cái phù phiếm. Ðối với tất cả các phương thức biểu hiện, con người hướng tới chỗ đem đến cho nó một hình thức thẩm mỹ, đôi khi đơn sơ và tự nhiên, như vẻ duyên dáng của một cử chỉ quen thuộc, đôi khi thật cao cả, đến tận đỉnh cao của nghệ thuật thuần túy, như âm nhạc.
Công trình nghiên cứu này sẽ cho thấy những mức độ ấy trong các phương thức biểu hiện quen thuộc của người Tây Nguyên.
Cử chỉ - Điệu bộ -Trò chơi -Nhảy múa
Một người tiếp xúc với một dân tộc khác với dân tộc mình cảm thấy hoang mang vì cái ngôn ngữ mà anh ta không hiểu; từ đó nảy sinh cảm giác "xa lạ". Nhưng chỉ cần anh nhận ra được một cử chỉ quen thuộc đối với anh là anh sẽ thấy đỡ lạc lõng ngay; anh sẽ bắt gặp lại được ở những con người, trước đó đối với anh là mới lạ, một vẻ thân thuộc khiến anh có thể họ qua một dấu hiệu đơn giản, một cử chỉ sơ đẳng nhất gợi lên ngay tức thì một sự thông tiếp về ý tưởng. Con người trên khắp trái đất này đều giống nhau; các phương tiện biểu hiện đơn giản nhất của họ đều giống nhau, dù đó là một người trí thức ở thành thị hay một người nguyên thủy ở trong rừng rú. Như các cử động của đầu để nói đồng ý hay không. Như cái mã phổ biến các cử chỉ để biểu lộ cơn buồn ngủ, cái đói, cái đau.
Cũng là phổ biến toàn nhân loại, những cử chỉ của người mẹ ru con, âu yếm con, đánh đuổi cái đối tượng "ác" làm cho con đau - cũng như những động tác biểu cảm đầu tiên của đứa trẻ sơ sinh chưa biết nói nên lời. Các cử chỉ minh họa cho lời nói cũng vậy, những cử chỉ biểu lộ sự khinh bỉ (dậm chân, khạc nhổ, xỉa ngón tay), hay bộc lộ niềm vui (vỗ tay). Nhưng đến vỗ tay thì đã là bắt đầu có thẩm mỹ, vì nó tuân theo một nhịp điệu (vỗ một cái, im lặng, lại vỗ một cái,...), và đã nhằm một thích thú vô tư.
Phong tục Tây Nguyên còn quy định một số cử chỉ và thái độ có ý nghĩa biểu tượng và nhất quán hơn: như việc cam kết, đánh cuộc giữa hai người ngón tay cong lại nghéo vào nhau, một kiểu "đồng ý!"; giao ước liên minh hay cưới xin bằng việc trao vào tay nhau chiếc vòng; kết quả một thỏa thuận, một lời hứa, giữa hai phía, người này đổ cơm của mình vào bát của người kia: giữa chồng và vợ, cử chỉ đó là nghi thức quyết định của việc ly hôn; giữa người tổ chức một buổi lễ và người khách của mình, đó là lời mời đến uống rượu: "thời kỳ chuẩn bị đã xong, lễ hội hoàn tất". Có những cử chỉ đi kèm theo lời thề hay mang ý nghĩa là lời thề (đặc biệt ở người Bana); như cắn vào một sợi dây biểu lộ sức mạnh của mình: "Nếu tôi nói không thật tôi sẽ bị treo cổ!". Các điệu bộ đó, đủ sức biểu cảm dù không cần có lời nói kèm theo, đã thuộc về nghệ thuật kịch; các tư thế được sắp xếp và mang tính truyền thống; đấy đã là những hiện tượng thuộc phạm trù thẩm mỹ.
Trong lĩnh vực tôn giáo, các cử chỉ đi kèm theo các lời khấn, dâng cúng và hiến sinh, và tượng trưng cho những việc ấy, thật sự là những thành phần của một vở kịch. Toàn bộ cơ thể con người diễn xuất: lạy, quỳ, rước, hôn; và nhất là các ngón tay: chạm các ngón tay vào nhau để ban thánh thể trong lễ cúng dâng với những người tham dự, bàn tay chắp lại của người cầu khấn, nâng cần rượu lên khi uống rượu cần, v.v. Những người thực hiện các nghi thức ấy là những diễn viên diễn lại vở kịch cổ, vở kịch đã được diễn như thế từ thuở khai thiên lập địa, và họ đắm mình vào cuộc chơi.
Trò chơi - Trò chơi là một hoạt động, hiểu theo nghĩa không vụ lợi, mà con người sáng tạo ra trong khi đi tìm niềm khoái cảm. Nhiều trạng thái tinh thần khác nhau được biểu hiện bằng phương tiện này: niềm vui, sức mạnh, sự thống trị, sự nỗ lực. Trong phương ngữ Srê, nhöl nói chung có nghĩa là: vui đùa, trò chơi, thú vui. Ði theo sau một động từ hành động, nó có nghĩa là người ta thực hiện hành động đó "chẳng để làm gì cả", "chỉ vì thích thú"; như "đi nhöl", tức là đi chơi, chẳng có mục đích lợi ích gì.
Người Tây Nguyên vốn rất trẻ về mặt tinh thần, biết đùa chơi ở mọi lứa tuổi và, giống như trẻ con, họ thích chơi với những thứ chẳng ra gì cả hay với những đồ vật tượng trưng do họ làm ra, hơn là với những đồ chơi được làm sẵn hoặc tham gia những trò chơi có tổ chức. Yếu tố vô tư là cốt yếu đối với trò chơi của họ.
Những đứa trẻ có xu hướng thích thú với những trò chơi cá nhân hơn; chỉ cần một vật chẳng đáng kể gì cả, đứa bé đã có thể chơi suốt ngày. Nó biểu lộ những suy nghĩ, những ham thích của nó bằng cách chế ra những thứ nho nhỏ mà nó làm "chẳng vì cái gì cả": nặn một con trâu bằng đất sét, hình mẫu một đám ruộng, một căn nhà sàn, cột cúng thần cỡ nhỏ; nó thắng một con bọ hung vào một chiếc xe bò bé tí; nó chơi trò đi săn trong đó nó hết đóng vai người thợ săn lại đóng vai con nai, tùy theo lúc nó cầm cây ná hay lúc nó cắm hai cái sừng lên đầu. Con gái chơi trò nấu ăn. Ðứa trẻ dùng nhựa pöga và một cái ống trúc nhỏ hay một thân cây rỗng để thổi những cái bong bóng xanh lơ và nhìn theo.
Lớn lên hơn, chúng thích các thú chơi có tính chất xã hội. Bọn trẻ chăn trâu để mặc cho trâu ăn lúa của người hàng xóm, trong khi tập họp nhau lại chơi trò ú tim hay trò bịt mắt bắt dê, một trò chơi được ưa thích ở Tây Nguyên cũng như ở phương Tây. Cũng đã đến lúc chúng thích đọ sức trong các cuộc đua. Trong khi trò chơi mang tính chất đấu tranh, nó cũng trở thành một biểu hiện mang tính thẩm mỹ.
Trí tưởng tượng càng phong phú thì đối tượng của các cuộc ganh đua đó càng đa dạng; chúng thường thuộc loại điền kinh: xem ai vật ngã được đối thủ bằng cách nắm ở thắt lưng, ai lặn được dưới nước lâu hơn, ai ném được xa hơn một cây lao bằng tre, ai tung được một hòn đá lên trời cao hơn. Người ta thi nhau xem ai làm được con quay gỗ kêu to hơn; ai ăn được nhiều ớt hơn. Trẻ con cũng tổ chức thi thả diều; đứa thua phải trả tiền bằng... lá cây; chúng mắc nợ nhau một nải chuối... mà chúng sẽ bẻ trộm ở vườn của người hàng xóm, hay một quả trứng mà chúng sẽ lấy trộm của bố mẹ. Ðứa thắng sẽ trở thành thủ lĩnh của cả đám.
Các cuộc thi đấu điền kinh, nhất là các cuộc vật nắm thắt lưng rất gây ấn tượng. Ðấy là những cuộc đấu về tài uyển chuyển; không bao giờ có chuyện hung bạo. Trẻ con chen lấn, xô đẩy nhau, nhảy lên, kêu lên "hu! hu!" mỗi lúc đấu sĩ cố vượt lên, cho đến khi một trong hai người bị vật ra đất. Những cơ thể ở trần thu mình lại, uốn cong, bung ra thật đẹp. Chung quanh họ, một đám khán giả trẻ cổ vũ, kích thích, vỗ tay, cùng rung động theo trận đấu, không phải thèm khát sự hung bạo và các cú đánh, mà vì một sự thích thú lành mạnh và vui vẻ.
Cũng như đám trẻ này, trong các trò chơi của mình, đàn ông chỉ nhằm tìm niềm thích thú vô tư. Họ không hề nghĩ đến những môn thể thao có thể kiếm lợi; họ chỉ chờ đợi ở đây một trò tiêu khiển về cơ thể và tinh thần. Các cuộc thi là vì danh dự: chạy đua, nhảy, ném lao, bắn ná. Ðôi khi môn điền kinh nhường chỗ cho trò hài: thách nhau ăn liền hai chục quả ngô, trọn một nải chuối, nuốt một quả trứng mà không nhai. Ðối tượng thi đấu cũng có thể là súc vật: các cuộc chọi gà rất được ưa thích. Cái được thua bao giờ cũng thật đơn giản: chẳng hạn người thua mời người thắng uống rượu cần của mình.
Một số người khéo tay chơi trò ảo thuật, vì sự thích thú của khán giả, làm những chiếc bẫy, những chiếc nút thắt bằng dây leo tự nó bung ra. Ðôi người làm trò ảo thuật hiếm hoi và khéo léo rất nổi danh; một trò nổi tiếng là làm sống lại một con gà đã bị đập chết, chẳng hề có chuyện thầy cúng gì trong trò này.
Người Tây Nguyên không biết đến các trò chơi may rủi. Nếu người ta cho họ biết những trò đó, họ chẳng thèm quan tâm; đối với họ đó không phải là trò chơi, vì họ không tìm thấy ở đó niềm thích thú mà họ mong muốn.
Nghệ thuật trò chơi nảy nở trọn vẹn trong nghệ thuật kịch. Người Tây Nguyên không đóng kịch theo nghĩa như quan niệm của phương Tây. Họ không biết đến sân khấu [1] , rạp hát; tuy nhiên họ biết dàn cảnh và vai diễn. Một phiên xử án (theo luật tục) chẳng hạn, là một vở diễn gồm có bi kịch và hài kịch, cũng giống như cả cuộc đời người. Các nhân vật đóng các vai diễn thật sự: vị quan tòa, không phải lúc nào cũng làm nghiêm; khán giả - những người đóng vai phụ - coi đây là một dịp khoái trá để tiêu khiển. Ở nơi nào cũng vậy, một phiên tòa thời bình là một vở kịch phong tục tuyệt vời, thường được diễn một cách hết sức tự nhiên. Ý tưởng ganh đua không phải là xa lạ trong loại trò chơi diễn kịch này: những người biện hộ thi nhau nói thật to và nhất là thật dài để khiến cho vị quan tòa phải mụ người đi, lại còn thêm có rượu nữa.
Ðỉnh cao của nghệ thuật kịch Tây Nguyên là ở các lễ hội tôn giáo, trong đó mỗi người được phân một vai nghi thức theo một truyền thống cổ xưa và không thay đổi. Lễ hội lớn hiến tế trâu của làng là một trò chơi kéo dài ba đêm và mang tính chất trang trọng, song không vì thế mà mất đi khía cạnh vui chơi vô tư, dư thừa mà chúng ta đã nhận thấy trong các trò tiêu khiển thông thường.
Chính những người bản địa phân biệt ra ba hồi trong vở kịch nghi thức này, tương ứng với ba ngày:
Hồi 1: Lễ đón tiếp. Cảnh thứ nhất là động tác mời của người chủ nhà có trâu hiến tế đối với các bạn bè và người quen của ông ta. Ông ta xác định ngày hẹn làm lễ, trình bày lý do của lễ, mô tả con trâu sẽ hiến tế. Ðấy là tiết mục giới thiệu chủ đề của vở kịch, trong đó con trâu là nhân vật chính. Cảnh hai là cuộc gặp gỡ ở ven làng giữa chủ và khách; người ta nói với nhau những lời thường lệ, chúc tụng nhau, mừng đón nhau. Tiếng chiêng đưa khách vào đến làng, kết thúc Hồi I bằng một cảnh nhạc.
Hồi 2: Chè chén say sưa, kéo dài từ đêm thứ nhất đến rạng sáng ngày hôm sau. Trước hết là cảnh truyền thống các ghè rượu được mở ra, mời và uống theo nghi thức thích hợp. Nửa đêm, phần đông những người đóng vai phụ đều đã thiu thiu ngủ, là đến cảnh các cụ Già làng hát những bài ca truyền thuyết mà các cụ đã thuộc lòng. Mờ sáng diễn ra cảnh chủ chốt của lễ hiến tế: một đám rước vây quanh con trâu, nhân vật câm, trung tâm của vở diễn; người ta an ủi nó, cho nó uống rượu, rồi giết.
Hồi 3: Những con ruồi (dịch đúng từng chữ: "đêm giành cho các con ruồi", tiếp theo "đêm người ta uống rượu"). Hứng thú của vở diễn giảm đi rõ rệt. Ba cảnh chính trên sàn diễn: phần lớn các diễn viên nằm ngủ và tiêu hóa những gì họ đã uống hôm trước, trong khi các cụ Già làng, tỏ ra kiên cường, uống tiếp những ghè rượu mới nhân lễ dỡ bàn thờ. Các bà thì cất giữ thịt trâu đã xẻ trong những chiếc ghè lớn. Cuối cùng, khi ngày đã muộn, các vai diễn đã xong, mọi người đã mệt,bọn ruồi vào cuộc; giống như những con người ăn mặc những bộ quần áo đẹp bóng lộn, chưng diện bộ cánh phơn phớt xanh, óng ánh, chúng đổ xô vào những chỗ thừa thãi và bộ xương của con vật đã hiến sinh, phần giành cho chúng theo truyền thống.
Một nghi thức như vậy là một hiện tượng thuộc phạm trù thẩm mỹ. Ở đây người ta không chỉ đi tìm cái phù phiếm, cái thú vui, mà cả cái đẹp, biểu hiện trong trang trí: trang phục của những người tham dự (khách mặc quần áo trắng, chủ nhà-người tổ chức mặc quần áo đỏ, các cây ô chỉ được đem ra diện trong dịp này...), trang trí trong làng, trong nhà, âm nhạc.
Ý tưởng ganh đua cũng biểu hiện trong trò chơi hoàn chỉnh này: xem làng nào, năm này qua năm khác, tỏ ra là người tổ chức hào phóng hơn. Con trâu nào to hơn, nhà nào trang hoàng đẹp hơn, rượu nào ngon hơn, đấy là niềm tự hào của người chủ nhà.
Múa - Hình như múa không phải là một nghệ thuật bản địa của người Tây Nguyên. Không phải tất cả các tộc người đều múa, và những tộc người có múa đã học được của những người nước ngoài: các tộc người ở phía Ðông học của người Cămpuchia, các tộc người phía Tây (Raglai, Noang, Noup, Cil) học của người Chàm. Chính người Tây Nguyên cũng nói: "Người Chàm đã dạy chúng ta múa".
Hầu như bao giờ cũng mang tính chất tôn giáo: người ta múa nhân dịp hiến sinh một con dê, một con trâu ("gà thì chẳng phải nhọc công"), nhân dịp đám cưới, đám tang (tộc người Bana). Người ta múa trong nhà, trên bãi cỏ, ở nghĩa trang. Nhìn bên ngoài, mục đích là vui chơi; nhưng bên trong đấy là một vấn đề sùng kính; người ta tìm cách làm cho các Thần vui lòng, phục vụ các Thần mọi điều có thể.
Kimlang là một điệu múa chiến đấu lớn của người Xơđăng; múa rất chậm, nó nhằm xin các Thần ban ơn và cầu được thắng lợi.
Trong phương ngữ Srê, múa là tam ya, thành tố tam có nghĩa là qua lại lẫn nhau. Qua lại lẫn nhau ở đây không phải là do múa nhiều người, trao đổi với nhau những cử chỉ có nhịp độ, bởi vì từ ngữ này cũng được dùng khi người ta múa một mình.Tam mang nghĩa qua lại lẫn nhau đây là để nói về tính đối xứng của các động tác tay chân so với trục cơ thể: tay đung đưa và chân gập xuống, lặp đi lặp lại và đáp lại nhau. Múa Tây Nguyên không phải là một sự dịch chuyển cơ thể, mà là một sự uốn éo có nhịp và mềm mại. Nếu nhiều người cùng múa, thì các thân người không chạm vào nhau; họ lặp đi lặp lại cùng những động tác ấy trên một hay hai đường thẳng, hoặc vòng tròn theo điệu: sol, la sol, fa fa, sol sol fa của tiếng kèn mboat.
Trong múa, người ta đạt đến nghệ thuật thuần túy, hướng về tôn giáo. Ý niệm vui chơi đã được vượt qua; người múa đến mệt lả, khán giả cùng căng thẳng; đôi khi họ thấy người múa ngã lăn ra và như bị thôi miên đi. Trang phục trong khi múa, tiếng nhạc gợi lên điệu múa và nâng đỡ nó, các động tác của những cơ thể đẹp với những đường nét thuần khiết, tất cả đều chỉ là để vươn tới cái đẹp. Và như vậy là để làm vừa lòng các Thần. Múa, trò chơi đầy nhịp điệu của cơ thể, là món quà dâng cúng êm dịu của con người, của toàn bộ con người họ, đi đôi với với cảnh hiến sinh đẫm máu mà con vật có nhiệm vụ tượng trưng.
[1]Tuy nhiên, ở vùng người Xơđăng, có một kiểu hình thức sân khấu trong Trò bắt cóc: hai người đàn ông giữ các cô gái; một anh chàng nghèo khổ xuất hiện, tìm cách bắt cóc một cô gái. Sau nhiều lần cố gắng, anh ta đánh lừa được những người canh giữ, ôm lấy cô gái, ngây ngất vì sung sướng... ngã ra bất tỉnh.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét