Cha DOURISBOURE ÂN không ngớt khen ngợi về phẩm chất, tư cách và tinh thần truyền giáo của CHA PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN DO như sau: “Trong các Đấng chung tình cùng tôi mà mở đạo cho người dân tộc, thì có Cha DO rất là đáng mến, đáng khen hơn hết. Người rất đại độ quảng tâm: phải khốn khó chẳng nao, được an vui không chuộng, hằng khiêm tốn an hoà, lúc đau ốm cũng chẳng hề năn nỉ”. (1) Con người xứng đáng mang danh hiệu “TIÊN PHONG MỞ ĐẠO THÀNH CÔNG Ở TÂY NGUYÊN” không ai khác ngoài “THẦY SÁU PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN DO”. Chúng tôi xin trình bày các cố gắng truyền giáo cho dân tộc ít người vùng đất Tây Nguyên qua một số chặng đường lịch sử; sau đó trình bày quê hương, con người của Thầy Sáu Do, thứ đến những cuộc hành trình gian khổ của Thầy dẫn đường cho đoàn truyền giáo lên vùng Tây Nguyên và cuối cùng những công tác mục vụ của ngài như thế nào tại cánh đồng truyền giáo này. I. CÁC CỐ GẮNG TRUYỀN GIÁO CHO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Chúng ta xin đi ngược lại dòng lịch sử để tóm lược các cố gắng truyền giáo vùng các dân tộc ít người tại vùng Tây Nguyên này như thế nào. 1. Vào tiền bán thế kỷ XVII, khi các linh mục thừa sai Dòng TÊN truyền giáo vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi đã lưu tâm đến đông đảo dân tộc ít người vùng đất phía tây tỉnh Quảng Ngãi, cố gắng vượt núi đến giảng đạo cho dân tộc Hrê, Sêđang, nhưng đều thất bại. 2. Tuyền giáo vùng núi phía tây Bình Định Vùng An Sơn (An Sơn nay là An Khê) vào thế kỷ XVIII là một nơi quy tụ người Kinh đến trao đổi buôn bán với người dân tộc, cũng là cứ điểm của Quang Trung. Thân sinh của Nguyễn Nhạc là người Công giáo; bà cô và ông dượng của ông vẫn giữ đạo. Ông Nguyễn Lữ, em Nguyễn Nhạc vẫn còn niềm tin vào Thiên Chúa và tuân giữ các nghi lễ Công giáo ở Gia Định, Sài Gòn (2). Do đó, căn cứ tại An Sơn Thượng không phải là không có mặt người Công giáo từ vùng Trung Châu lên lập nghiệp. 3. Giữa thế kỷ XIX: Đức cha Cuénot Thể với công cuộc truyền giáo cho dân tộc ít người Tây Nguyên. Đức Cha CUÉNOT luôn luôn quan tâm đến việc truyền giáo. Do đó, như bị ám ảnh, ngài lo lắng đến công việc phải giải quyết: thứ nhất, chia nhỏ Địa phận quá lớn của ngài đang đảm trách; thứ hai, truyền giáo cho vùng dân tộc ít người trong đó có những dân tộc trong các buôn làng vùng Tây Nguyên và người Lào. Vì thế, vào năm 1839 cũng như những năm kế tiếp, Đức Cha cho một số giáo dân đi tìm hiểu số người dân tộc vùng Quảng Như thế, chúng ta có thể nói là ngay từ buổi bình minh thời kỳ truyền giáo trên đất nước thân yêu chúng ta cho đến khi Đức cha CUÉNOT THỂ kiên trì cho người khai mở và truyền giáo cho vùng Tây Nguyên theo ngả Quảng Ngãi, Phú Yên, An Sơn (An Khê) với mục đích rao truyền Tin Mừng cho anh em dân tộc. Đây là sứ mệnh cao cả và duy nhất của các vị thừa sai nói chung, và của mỗi Kitô hữu nói riêng. Phương pháp khởi đầu để tiến sâu vào vùng dân tộc là tiếp xúc bằng công tác y tế chữa bệnh cho người đau yếu hoặc dưới dạng trao đổi mặt hàng cho người dân tộc để tìm cách gặp gỡ, tìm hiểu phong thổ và học tiếng địa phương của từng dân tộc. Nhưng vì bệnh tật hay vì ngoại cảnh khác như bị bắt Đạo, nhất là thiếu “con người được tiền định” cho công cuộc khai mở vùng truyền giáo, cho nên các cố gắng mở đường vào vùng dân tộc ít người đã không thành công lâu dài. II. NĂM 1848: THẦY SÁU DO, CON NGƯỜI ĐƯỢC TIỀN ĐỊNH THẦY SÁU DO, con người được Thiên Chúa tiền định, một con người được sinh ra, lớn lên trong một họ đạo, một môi trường huấn luyện thích hợp cho công cuộc khai mở đường truyền giáo Tây Nguyên sau này. Thầy là con người tiên phong khai mở thành công đường dẫn đến vùng các dân tộc nhờ tinh thần mà thầy hấp thụ trong những năm tháng ngồi ghế chủng viện. Chúng ta tìm hiểu hai môi trường đã hun đúc lên con người thần kỳ, gan dạ và tín thác của thầy Sáu DO như thế nào. A. MÔI TRƯỜNG HỌ ĐẠO 1. Trong những sử liệu được chúng tôi đang lưu trữ chỉ ghi danh tánh của Thầy “Thầy Sáu DO, Cha DO, Cha LÀNH, hoặc Thầy AN”, chứ không gặp tên họ và tên thánh. Theo cha Antôn Ngô đình Thận, vị linh mục Kontum, người đồng quê với thầy Sáu Do, cho biết thì thầy là Nguyễn Do. Tại nghĩa trang các cha Kontum, trên mộ của Cha DO có ghi “Cha PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN DO”. Ngài có người em ruột tên Thám, là người đạo đức, can đảm và đóng góp rất nhiều cho chương trình mở đạo vùng Tây Nguyên; thầy đã dẫn đoàn truyền giáo thứ hai là Cha Dourisboure và Desgouts lên vùng Tây Nguyên và giúp cho cha HOÀ xây dựng Nông trường KONTUM (1856). Thầy SÁU DO sinh năm 1823 tại họ ĐỒNG HÂU, thuộc xứ BỒNG SƠN. Nhưng song thân của Thầy tên gì thì chúng tôi chưa có tài liệu nào để minh xác. Tuy nhiên, dựa vào tài liệu “Hạnh Đức cha Thể” (x. “Hạnh Đức cha Thể”, Sđd, tr. 28), chúng tôi phỏng đoán tên thân sinh ngài tên ông NHƠN vì Đức cha CUÉNOT THỂ sau khi thụ phong giám mục (3-5-1835) tại SINGAPORE đã vượt biển lẻn vào Cửa Hàn (Đà Nẵng) vào ngày 24-6-1835 và được giáo dân võng cáng ngài lên An Ngãi và trốn tại nhà ông trùm Nên được 3 năm; sau đó, ngài vào trốn tại Quãng Ngãi, Gia Hựu, rồi lên Đồng Hâu, ẩn tại nhà ông NHƠN. Tờ “Chức dịch thư tín” của Địa phận Kontum, số 33, tháng 1-1936, tr. 385, cho biết: “Cha Do khi còn nhỏ đã theo giúp đấng Xitêphanô THỂ. Đức cha thấy người có lòng sốt sắng đạo đức thì gọi qua học ở Khi Đức cha chọn ẩn trốn nơi nhà một người nào, chắc chắn gia đình đó phải đạo đức và đáng tin cậy. Trong dịp này, cậu DO phục vụ, giúp Đức cha và ngài đã nhận thấy cậu có nhiều đức tính cần thiết cho chức vụ linh mục sau này, và ngài đã gửi thẳng qua Nhưng danh tánh “DO” và người em là “THÁM” cũng được cha mẹ cố ý muốn gán cho hai con mình. Danh và Tánh là thế đó. Nhưng Danh và Tánh tự nhiên do cha mẹ và có thể nói như được cha mẹ chuyển giao cho con qua việc sinh dưỡng. Tên DO cũng mang sứ mạng đi tiên phong chuẩn bị cho một trách vụ khó khăn. Trong trường hợp đổi tên DO thành tên “AN” khi đi tu học còn có một cái gì khác tựa như một “ơn gọi” hợp với lời chúc lành của vị Giám mục trước khi trao cho thầy trọng trách tìm đường lên Tây Nguyên. Qua cuộc sống truyền giáo, thầy là người đã được chúc lành để hồng ân Chúa Quan Phòng luôn ở với thầy trong mọi biến cố nghịch cảnh, như đã được tiền định đảm nhận sứ vụ cực kỳ khó khăn, nguy hiểm mà chính bản thân thầy cũng không hay biết. Con người là một huyền nhiệm và đây là một huyền nhiệm cao cả và ưu ái đầy tình thương trong sứ vụ tông đồ truyền giáo cho lương dân sau này. Anh em dân tộc gọi cha DO là “Bok LÀNH” vì tâm tính ngài hiền từ và tốt lành, được thể hiện trong công việc an sinh lo cho người dân tộc như người có LÒNG NHÂN. Lòng nhân này ngài hấp thụ từ cha mẹ. Ở đây, thân sinh của ngài mang danh là NHƠN cũng không phải là không có lý. 2. HỌ ĐỒNG HÂU Thầy Sáu PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN DO sinh trưởng và lớn lên tại họ ĐỒNG HÂU. Theo cách nói và quan niệm người Việt nam: “Đất thiêng sinh đấng anh hùng”. Cuộc đời của Thầy sáu DO là một vị tiên phong can đảm, khôn ngoan, sắt đá, nhưng điềm tĩnh, hiền lành, thương người, thực tế lo cho dân sinh, có tâm tình phó thác, nhưng đầy sáng kiến táo bạo... Thầy là một anh hùng tiên phong mở đạo thành công vùng Tây Nguyên vào thời điểm cực kỳ khó khăn. Vậy, đất tổ Đồng Hâu như thế nào mà sản sinh ra được một con người xuất chúng và độc đáo như thế? a. Họ Đồng Hâu có từ lâu đời, phía Tây giáp ranh dãy Trường Sơn, được các cha Dòng Phanxicô dẫn dắt theo tinh thần khó nghèo, hy sinh. b. Họ Đồng Hâu thăng trầm với tình hình chung của địa phận. Các họ đạo, kể cả địa sở Đồng Quả (1894) và địa sở Gia Chiểu (1939), trước kia (trước 1885) thuộc địa sở Gia Hựu, nhưng năm 1894, Đồng Quả được lập thành địa sở tự trị. Đồng Hâu nằm sát dãy Trường Sơn, tiếp cận với dân tộc. Cậu NGUYỄN DO đã được khí thiêng rừng núi hùng vĩ của Trường Sơn hun đúc tinh thần mạo hiểu và lòng mến mộ với dân thượng từ thượng nguồn sông Côn, qua Ngãi Điền năng lui tới Đồng Quả Đồng Hâu buôn bán. Trước cuộc tàn sát của Văn Thân 1885, họ Đồng Hâu và Gò Dê mỗi họ tính được 400 tín hữu. Sau năm 1885, Đồng Hâu còn 38; Gò Dê còn 17. Cậu NGUYỄN DO được sinh ra, lớn lên trong họ đạo can đảm, anh hừng tuyên xưng lòng đạo, đã tạo nên cậu như một con người được chuẩn bị cho một trọng trách sau này. B. CHỦNG VIỆN Chúng tôi không sẵn có tài liệu nói về cuộc đời thơ ấu của thầy Sáu DO, nhất là liên quan đến những bước đầu tập tễnh trên đường theo ơn Chúa gọi làm linh mục. Cũng như bao trẻ em khác, khi còn thiếu thời, cậu DO học tập về đời sống đạo đức trong gia đình và trong họ đạo, học văn hoá trong thôn làng và sau đó đi học trường làng, rồi được gửi đến thị trấn Bồng Sơn, một huyện quan trọng, có trường nhà nước để học tập cao hơn, hay được gửi vào một nơi nào đó âm thầm, kín đáo đào tạo chủng sinh trong thời kỳ bị bách hại. Và riêng cậu, cậu may mắn gặp được Đức cha dịp ngài trú ẩn nhà ông NHƠN tại ĐỒNG HÂU (1838-1839) hay trong dịp trước đó? (3). Tuy nhiêu, thời kỳ thơ ấu của thầy vẫn còn là một ẩn số. Chúng ta biết thầy được Đức cha gửi đi tu học 7 năm và làm phụ tá giáo sư tại Chủng viện 1. CHỦNG VIỆN TẠI JUTHIA (THÁI LAN) Sau Công đồng Juthia 1664, Đức cha Lambert de la Motte bắt tay ngay vào việc thành lập chủng viện. Thái Lan là nước duy nhất lúc đó ở Đông Nam Á chấp nhận đạo Công giáo được tự do, cho phép người nước ngoài vào cư ngụ, lại liên lạc thương mại với Việt Trong những năm 1760-1765, Thái Lan bị Miến Điện chiếm đóng, thừa sai Artaud di tản chủng viện đến Chantaburi (gần đất Miến). Nhưng tháng 11-1765, quân Miến tràn đến thị trấn này, Cha Artaud đem chủng viện sang miền Nam Việt Nam, định cư tại Hòn Đất, một hải đảo ngoài khơi phía Nam Càu Cảo (Hà Tiên ngày nay). Chủng viện Thánh Giuse Hòn Đất do Cha De Béhaine (Bá Đa Lộc) làm giám đốc, Cha Artaud làm phụ tá. Cuối năm 1769, sung đột chính trị giữa Thái và Miến, Chủng viện Hòn Đất biến thành tro bụi, một chủng sinh bị thương chết trong tay Cha Artaud, và chính Cha cũng bị đánh đập. Chủng viện Giuse một lần nữa bị tàn phá. Vào ngày 11-12-1769, chủng viện gồm 43 thầy trò trên chuyến tàu của một người Trung Hoa đến Virampatnam, một làng nhỏ trên đất thuộc địa Pondichéry (Ấn Độ) của Pháp. Nhưng vì địa điểm xa, không thể có chủng sinh, chủng viện phải giải tán năm 1782. Năm 1870, Chủng viện Thánh Giuse được tái lập ở đảo Pénăng gần bờ biển phía Tây Mã Lai, và đón nhận chủng sinh của các xứ truyền giáo. Pénăng (Pinăng) ban đầu có cả tiểu chủng viện, nhưng từ năm 1926, là chủng viện Triết học và Thần học, số chủng sinh trên 100 người thuộc 15 xứ truyền giáo, hầu hết thuộc Hội Thừa sai Paris. 2. TINH THẦN CỦA CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE: MẪU NGƯỜI LINH MỤC Tinh thần Chủng viện Thánh Giuse theo quyết định của Công đồng Juthia 1664, trong đó linh đạo của Đức cha Lambert de la Motte thể hiện rõ nét, nói cách khác ảnh hưởng đến mẫu người linh mục (4). a. Công đồng mời gọi các thừa sai phải cảnh giác trước đời sống buông thả và tập trung nỗ lực vào đời sống cầu nguyện. b. Các vị thừa sai cần biết việc, biết người, biết ngôn ngữ; nhưng phải khước từ những phương thế và thủ đoạn nhân loại để tạo uy tín. c. Phải trình bày Lời Chúa với một khoa học sư phạm thích hợp cho từng lứa tuổi và từng giai đoạn. Tôn trọng đừng làm phật lòng các tôn giáo bạn. d. Trong tổ chức nội bộ giáo xứ, nên tổ chức Ban Chúc Việc. e. Linh đạo được đề nghị để tập trung vào Mầu nhiệm Chúa Kitô Thập Giá - đời sống khổ hạnh. Để đào tạo được nên những thừa sai như vậy, một chủng viện mà Công đồng Juthia đã quan niệm “một trường học đời sống trọn lành, mô tả cộng đoàn các Tông đồ dưới sự đào luyện của Chúa Giêsu, khi Người chuẩn bị cho các ông lên đường truyền giáo”. Số phận truyền giáo lớn mạnh hay không là do mức độ đào tạo nơi chủng viện. Ban Giám đốc và Giáo sư vì thế cần được lựa chọn kỹ lưỡng về mọi phương diện. Chủng viện là ngôi nhà cầu nguyện, suy gẫm, học hành nhiều, sống tiết độ, giản dị, yên tĩnh, trầm lắng, suy nghĩ đến cuộc sống sẽ phải tận hiến cho Tin Mừng và vì các linh hồn, sẽ sống như các Tông đồ luôn chiến đấu và thí mạng sống cho Đức Kitô. Cuộc đời chủng sinh của Thầy NGUYỄN DO thấm nhuần tinh thần tu đức sâu sắc trong chủng viện. Những giờ suy gẫm thầy không khỏi bùi ngùi hướng về tổ quốc có biết bao tín hữu đang bị khổ nhục; trong giờ học tập, soạn bài lên lớp phụ giúp ban giáo sư, thầy luôn trăn trở làm sao thu thập và san sẻ kiến thức cũng như tinh thần tìm Chân Thiện Mỹ trong các khoa học Thánh. Cuộc đời trên cánh đồng truyền giáo là con người thật của Thầy, mà chính thầy đã cố tạc nắn khi còn ngồi trên ghế nhà trường với sự giúp đỡ của ban giáo sư, nhất là trong lời cầu nguyện. (Còn tiếp) Lm. Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn |
Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011
THẦY SÁU DO - CON NGƯỜI TIÊN PHONG MỞ ĐẠO THÀNH CÔNG VÙNG TÂY NGUYÊN (PHẦN 1)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét