Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

LƯỢC SỬ GIÁO XỨ VÕ LÂM





TỔNG QUÁT VỀ GIÁO XỨ VÕ LÂM

I. HÌNH THÀNH CỘNG ĐOÀN TÍN HỮU VÕ LÂM
            1. Bối cảnh lịch sử
            2. Võ Lâm – tên gọi và địa giới
            3. Xóm đạo Võ Lâm 1939

II. THÀNH LẬP GIÁO XỨ VÕ LÂM
            1. Từ Xóm đạo đến Họ đạo 1939 - 1961
            2. Giáo xứ Võ Lâm được thành lập 1962

III. NHÀ THỜ VÀ CƠ SỞ TÔN GIÁO: [1962 – 1972]
            1. Nhà thờ
            2. Cơ sở tôn giáo và giáo dục

IV. GIAI ĐOẠN 1972 – 2002:
VƯỢT QUA THỬ THÁCH – SỐNG CHỨNG TÁ TIN MỪNG

V. GIAI ĐOẠN 2002 – 2011:
CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN

VI. QUÝ CHA SỞ VÀ QUÝ CHA GIÚP MỤC VỤ TẠI
      GIÁO XỨ VÕ LÂM

VII. BAN CHỨC VIỆC GIÁO XỨ VÕ LÂM

VIII. CỘNG ĐOÀN NỮ TU PHAOLÔ VÕ LÂM
         (CĐ BÊTANIA)

THAY LỜI KẾT

TÂM TÌNH MỤC TỬ:

“TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂN CỦA THIÊN CHÚA THƯƠNG BAN”

------------------------------------ 


TỔNG QUÁT VỀ GIÁO XỨ VÕ LÂM

Giáo xứ Võ Lâm Giáo phận Kon Tum hiện nay thuộc trung tâm Thành phố Kon Tum, trãi rộng trên phần lãnh địa của các Phường Quang Trung, Thắng Lợi, Duy Tân, Trường Chinh, Ngô Mây và xã Đăk Cấm. Ranh giới phía Nam là đường Bà Triệu, giáp với giáo xứ Tân Hương; phía Đông là đường Nguyễn Viết Xuân và đường Trần Văn Hai, giáp với giáo xứ Phương Nghĩa; phía Tây là đường Hai Bà Trưng nối dài đến cầu Rỏ Rẻ (đường Lạc Long Quân, gần Nhà máy đường Kon Tum), giáp với giáo xứ Kon Rơbàng; phía Bắc bao gồm xã Đăk Cấm (họ Do Lai cũ - người Kinh), và thôn Thanh Trung (Trung Tín cũ) thuộc Phường Ngô Mây, Tp. Kon Tum.

Số giáo dân hiện nay: 2.000 người.
Địa chỉ Nhà thờ: 274 Trần Nhân Tông (số cũ 22), Phường Quang Trung, T.p Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.

Giáo xứ Võ Lâm là một giáo xứ trẻ so với các giáo xứ lân cận trong thành phố Kon Tum, chuẩn bị mừng kỷ niệm tròn 50 năm tuổi (1962-2012). Do hoàn cảnh xã hội cũng như thời cuộc, giáo xứ Võ Lâm trước đây thuộc khu vực ngoại vi phía bắc thị xã Kon Tum, là nơi hội tụ của nhiều thành phần dân chúng: lương, giáo, công nhân, viên chức, binh sĩ, dân buôn bán…, nên sinh hoạt trong địa bàn khá phức tạp; hơn nữa vì là nơi gần khu vực quân sự và sân bay (trước 1975), nên đã phải hứng chịu nhiều mất mát đau thương khi chiến sự xảy ra. Nhà thờ và cơ sở tôn giáo bị đổ nát rồi xây dựng, sửa chữa lại; đoàn chiên nhiều lần tản mác, lại quay về quây quần bên vị chủ chăn, vun đắp lại niềm tin, quyết tâm sống đạo.

            “Gieo trong lệ sầu, gặt trong hân hoan” (Tv 125,5), câu thánh vịnh được ghi trước tiền đường nhà thờ, nhắc nhớ đến Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - mà giáo xứ chọn làm bổn mạng, như đã minh họa cho hành trình đức tin của giáo xứ.

            Thật vậy, lần giở lại những trang lịch sử của giáo xứ, chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động khi nhớ đến một nhóm nhỏ tín hữu người Kinh đã lập nên Xóm đạo Võ Lâm từ năm 1939[1] của thế kỷ trước. Lúc đó Xóm đạo Võ Lâm thuộc giáo xứ Tân Hương, dưới thời cha sở Jules Alberty (Cố Hiền). Những tín hữu này như nhúm men trong bột, như đốm lửa nhỏ giữa khu rừng, đã âm thầm can trường sống và loan chứng Tin Mừng Tình Yêu của Thiên Chúa, để 23 năm sau - năm 1962 - Xóm đạo Võ Lâm đã vươn lên thành một Xứ đạo, và cho đến hôm nay chuẩn bị mừng 50 năm được thành lập (1962-  2012).

Giáo xứ Võ Lâm ngày nay đã trưởng thành về mọi mặt: về đời sống đức tin của tín hữu cũng như tổ chức cộng đoàn qui củ, nề nếp; cơ sở vật chất dần ổn định…đang vững bước tiến lên sống yêu thương và phục vụ anh chị em ngay giữa trung tâm thành phố Kon Tum, và lan tỏa tới các khu vực lân cận.

            Nhân dịp chuẩn bị mừng Kim khánh thành lập giáo xứ Võ Lâm, chúng tôi xin trình bày đôi nét Lược sử hình thành và phát triển của giáo xứ, để cùng nhau dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, vì muôn hồng ân tuyệt vời Chúa đã thương ban.

I. HÌNH THÀNH CỘNG ĐOÀN TÍN HỮU VÕ LÂM

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Thập niên 1930 của thế kỷ XX đã chứng kiến nhiều biến chuyển lớn lao trong đời sống tôn giáo cũng như xã hội trên miền Tây Nguyên, cách riêng tại trung tâm thành phố Kon Tum.

Miền Truyền giáo Kon Tum, sau 84 năm (1848-1932) kể từ ngày Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Do và các Thừa Sai, theo lệnh của Thánh Giám mục Stêphanô Cuênot Thể, dò đường thành công và đặt nền móng đầu tiên của Giáo Hội Công giáo trên xứ Thượng (vào năm 1848), đến năm 1932 đánh dấu một sự trưởng thành vượt bậc với việc Tòa Thánh thiết lập Giáo phận Kon Tum tách ra khỏi Giáo phận Qui Nhơn, và bổ nhiệm Cha Bề trên Martial Jannin (Phước) làm Giám mục tiên khởi vào ngày 23.01.1933. Miền Truyền giáo, như vết dầu loang, đã phát triển lan rộng hầu khắp các bộ lạc người dân tộc.

Với người Kinh, phong trào di dân từ các nơi khác đến với Kon Tum đang tăng nhanh, lập nên nhiều làng xóm mới. Nếu những người có đạo thường tìm đến định cư tại những làng công giáo đã có từ trước như Tân Hương, Phương Nghĩa, Phương Quý, Phương Hòa.v.v., thì đồng bào bên lương lại thường tìm theo những con đường tiến lên hướng bắc thị xã, đến khai quang và định cư nơi những khu đất mới để lập đình, chùa, trường học…ổn định cuộc sống. Họ đi men theo các con đường nhỏ ngang qua Giọt nước (đường Phan Đình Phùng), ngang qua chợ và sân vận động trước đây (đường Đoàn Thị Điểm, đường Lê Hồng Phong), hay theo đường Trần Phú ngày nay mà đi lên khám phá những cánh rừng rộng lớn, nơi có những đầm lầy có thể trồng lúa hoặc canh tác được (như vùng trũng trước chùa Bác Ái ngày nay). Những làng của người lương được dần dần hình thành gần trung tâm Kon Tum, sớm nhất là làng Trung Lương (1914), rồi đến làng Lương Khế (1927), sau cùng là làng Võ Lâm (1938).
           
2. VÕ LÂM – TÊN GỌI VÀ ĐỊA GIỚI
           
Năm 1933, triều đình Huế bổ nhiệm ông Võ Chuẩn làm quản đạo Kon Tum[1]. Ông Võ Chuẩn là người sùng Nho giáo, đã đứng ra lập chùa Bác Ái thờ Phật giáo theo phái “Cổ Sơn Môn”, mộ dân từ Bình Định, Quãng Nam, Quãng Ngãi… đến khai phá và định cư tại vùng đất phía Bắc thị xã Kon Tum. Dân chúng qui tụ đến nơi đây ngày càng đông đã lập nên đình làng, trường học, tức đình Võ Lâm bên cạnh Chùa Bác Ái trên đường Mạc Đĩnh Chi ngày nay.
            Khi thiết lập hành chính cấp xã, dân chúng đã lấy họ Võ của vị quản đạo ghi vào tên xã Võ Lâm, để nhớ ơn người đã có công mở rộng vùng đất này (cũng như một địa danh khác là Võ Định phía Bắc Kon Tum). Hiện tại đình Võ Lâm còn đặt bài vị của vị quan này.

            Về chữ Lâm có nhiều ý kiến cho rằng:
            Khu vực này trước đây toàn là rừng cây rậm rạp, gồm nhiều loại cây rừng, cây mít, xoài…, và có nhiều thú dữ ẩn nấp, kể cả “chúa sơn lâm”…Như người dân tại khu Võ Lâm và thị xã Kon Tum thời đó vẫn truyền nhau về một đia danh Hang Cọp, vị trí trên đường Trần Nhân Tông ngày nay, khi xưa thường có cọp xuất hiện lởn vởn tại khu vực này. Vậy chữ “Lâm” có nghĩa là “rừng” mô tả đặc điểm của vùng đất này.
            Ngoài nghĩa là “rừng”, chữ “Lâm” còn có nghĩa là “nơi tụ họp đông người”, “nơi đông đúc” (như nho lâm: chỗ nhiều kẻ học giả ở…)[2].

             Ranh giới làng Võ Lâm giai đoạn đầu giới hạn bởi các con đường ngày nay như sau:
-Phía nam giáp đường Phan Chu Trinh,
-Phía tây giáp đường Lê Hồng Phong,
-Phía đông giáp đường Trần Phú,
-Phía bắc giáp đường Bà Triệu.
3. XÓM ĐẠO VÕ LÂM 

Trở lại những năm đầu của thập niên 1930 của thế kỷ trước, theo đà tiến triển của địa phương mở rộng lên hướng phía bắc thị xã Kon Tum, khu vực Võ Lâm bắt đầu lác đác có người đến cư ngụ, khai phá các khu rừng và khẩn hoang vùng đầm lầy bên cạnh chùa Bác Ái bây giờ để trồng lúa. Nhưng lúc đó dân chúng còn rất thưa thớt, chỉ vài gia đình lương giáo sống cách xa nhau, ngăn cách bởi các cánh rừng, và thường di chuyển len lỏi giữa các đường mòn.

            Lúc đó ranh giới Võ Lâm gần sát với Tân Hương, tính từ đường Phan Chu Trinh bây giờ trở lên hướng bắc. Vài gia đình tín hữu sống nơi đây chỉ quanh quẩn xung quanh khu vực gần chùa Bác Ái. Tuy vậy, từ đó đi được đến nhà thờ Tân Hương để dự thánh lễ hoặc sinh hoạt tôn giáo, phải vượt qua một quãng đường rừng khá vất vả. Hơn nữa vì chủ yếu là đi bộ, nên quãng đường trở nên khá xa.

Nhận thấy xu hướng phát triển ở khu vực này trong tương lai, và cũng nhằm mục tiêu đặt cơ sở để truyền giáo, Toà Giám Mục đã mua mấy lô đất bên cạnh chùa Bác Ái,  thuộc đường Phan Chu Trinh bây giờ. Lúc đó nơi đây là khu rừng cây rậm rạp, hoặc những đầm lầy có thể trồng lúa hay trồng rau muống. 

Theo linh mục Antôn Ngô Đình Thận (1903-1980), người sinh ra và lớn lên tại vùng đất Kon Tum, và ngài rất quan tâm tìm hiểu lịch sử, đã kể lại: “Lúc đó, khu Võ Lâm vẫn là vùng ngoại ô thị xã Kon Tum với rừng xoài, rừng mít, rừng cây rậm rạp…thường xảy ra những tệ nạn xã hội. Cho nên rất ít người dám đi lại lúc chiều tà”.[3]

Cũng theo linh mục Antôn Ngô Đình Thận: “…Sống trong khu vực này (tức khu Võ Lâm) cũng có một số gia đình công giáo đạo đức muốn thành lập một xóm đạo thuộc giáo xứ Tân Hương, để các gia đình có dịp qui tụ và cùng nhau sống đạo làm chứng cho Tin Mừng và truyền giáo; đồng thời góp phần nào vào công tác cải thiện hoàn cảnh xã hội trong khu vực…”.[4]

Năm 1938, cha sở Tân Hương là Cố Hiền (Alberty) đã cho xây dựng trên phần đất của TGM nói trên, một ngôi nhà để làm nhà nguyện, phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho các tín hữu ở khu vực này được thuận tiện hơn, và giao cho ông Stêphanô Đỗ Nhứt (ông biện Hân, ông Câu Hân), người Phương Quí, là thầy giáo đang dạy học tại trường Cố Hiền (trường học là nhà Cha xứ cạnh nhà thờ Tân Hương) trông nom. Ngôi nhà nguyện có gian thờ trang trọng, đặt bàn thờ Chúa, ảnh Đức Mẹ.v.v., gọi là Nhà Nguyện Võ Lâm. Gian phía sau (vuông góc với gian thờ) dùng làm nơi sinh hoạt, nơi ở, bếp.v.v.
Lm Jules Alberty Hiền, Cha sở Tân Hương 1913-1948

Tuy nhiên, vì số tín hữu thưa thớt, các gia đình lại sống cách xa nhau, nên việc hội họp, đọc kinh tại nhà nguyện không thường xuyên, dần dần ngôi nhà trở thành nơi chủ yếu làm việc bác ái xã hội. Theo định kỳ, có Sơ Joseph (nữ tử bác ái thánh Vinh Sơn, người Pháp) đến cơ sở này khám bệnh, cấp phát thuốc cho đồng bào bất kể lương giáo, điều trị những căn bệnh thông thường như ho sốt, ghẻ chóc…Ông Đỗ Nhứt là người đạo đức, hay giúp người, rất được dân chúng trong khu vực kính trọng. Những gia đình bên lương sống gần đó thường gọi ông bằng cái tên gần gũi, thân thương: Ông Ba đạo (ông Ba có đạo).

NHÀ NGUYỆN VÕ LÂM
Được xây dựng năm 1938, hiện vẫn còn gần như nguyên trạng
(hình: L.M.S chụp 2010)


Hình ảnh
Ông Biện Stêphanô Đỗ Nhứt

Năm 1939 đánh dấu việc hình thành Xóm đạo Võ Lâm, trực thuộc giáo xứ Tân Hương[1]. Mọi sinh hoạt tôn giáo, lãnh nhận bí tích .v.v. đều dưới sự điều hành của cha sở Tân Hương - Cha Alberty Hiền. Theo bà Anna Đỗ Thị Dung, sinh năm 1938, là con của ông Đỗ Nhứt, hiện đang sống tại khu vực Nhà Nguyện Võ Lâm (đường hẻm Phan Chu Trinh – Nguyễn Gia Thiều ngày nay) kể lại: “Thời đó muốn đi lễ nhà thờ Tân Hương, phải đi bộ qua những cánh rừng xoài, mít, rừng cây…theo những con đường mòn, rất sợ hãi. Vào dịp lễ Sinh Nhựt (Giáng sinh), từ trưa phải dỡ cơm theo đến xin ngủ nhờ nhà người quen gần nhà thờ Tân Hương, để đến nửa đêm dự lễ Sinh Nhựt, đêm hôm đó ngủ lại đến sáng mai mới khăn gói trở về nhà. Còn học sinh đi học trường Têrêxa gần nhà thờ Tân Hương, phải đem theo cơm trưa để ở lại học cho tiện, vì đường sá cách trở”.

II. THÀNH LẬP GIÁO XỨ VÕ LÂM 1962

1. TỪ XÓM ĐẠO ĐẾN HỌ ĐẠO 1939 - 1961

Theo đà tiến triển nhanh chóng của địa phương, đồng bào công giáo người Kinh cư ngụ khắp nơi trong ấp Võ Lâm, không còn co cụm gần khu vực Chùa Bác Ái sát với Tân Hương nữa, mà mở rộng lên phía Bắc, vượt qua khỏi ranh giới đường Bà Triệu , lên  đến đường Hùng Vương, Trần Nhân Tông ngày nay.

+ GIAI ĐOẠN 1945 – 1957:   Giai đoạn này số dân tới vùng này đã nhiều, nhưng số giáo dân vẫn còn rất ít.

+ GIAI ĐOẠN 1957 – 1961:
            Số tín hữu trong Xóm đạo này gia tăng mạnh, do:
  • Có nhiều gia đình tân tòng.
  • Nhiều người đến buôn bán sinh sống quanh khu vực chợ nhỏ Võ Lâm (khu vực đối diện với nhà thờ hiện nay, bên kia đường).
  • Các gia đình công nhân, viên chức, gia đình binh sĩ tới thuê nhà của dân để ở làm việc, công tác.
  •  Ngoài ra, từ giao lộ Trường Chinh – Trần Phú ngày nay (trước gọi là cổng thành Đăk Pha), hướng lên phía Bắc là khu vực quân sự, gồm nhiều gia đình binh sĩ, sống tập thể trong các khu nhà và lều trại. Trong số đó có hơn 100 gia đình công giáo.

Số giáo dân vì vậy ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cần được mở rộng thêm.

Từ 1957 – 1958, để chuẩn bị cho một giáo xứ được thành lập trong tương lai, tách biệt khỏi giáo xứ Tân Hương, Toà Giám Mục đã bán đi một số đất tại đường Phan Chu Trinh bên cạnh chùa Bác Ái (tuy nhiên lô đất có nhà nguyện cũ Võ Lâm vẫn còn để lại), và mua mấy lô đất tại đường Trần Nhân Tông hiện nay, làm thành khu vực nhà thờ và nhà xứ Võ Lâm, bao gồm cả phần đất thuộc cộng đoàn nữ tu Phaolô, tổng diện tích 90m x 125m.

Có khu đất cho họ đạo, Toà Giám Mục đã giúp đỡ cho họ đạo xây cất một dãy nhà đầu tiên dài 35m, rộng 6m vừa làm nơi sinh hoạt tôn giáo vừa để làm trường học. Một nhà nguyện nhỏ ở chính giữa dãy nhà, là nơi giáo dân qui tụ đọc kinh, dâng thánh lễ, do các Cha ở Toà Giám Mục đến giúp mục vụ, như Cha Antôn Nguyễn Đình Nghĩa, đặc biệt có Cha Anrê Phan Thanh Văn, lúc đó đang làm Thư ký Tòa Giám Mục và dạy học tại Tiểu Chủng viện Thừa sai Kon Tum (thư ký TGM từ 1957), Vị trí trường học và nhà nguyện thời đó nằm ngay sau nhà cha xứ và phòng học giáo lý Võ Lâm bây giờ.

3. GIÁO XỨ VÕ LÂM ĐƯỢC THÀNH LẬP 1962

            Cuối năm 1961, Đức Giám Mục Giáo phận Paul Seitz (Kim) lo sắp đặt mọi công việc để giáo xứ mới Võ Lâm được hình thành. Đức Cha đặt linh mục Anrê Phan Thanh Văn làm linh mục chính xứ tiên khởi, đồng thời đảm trách mục vụ tôn giáo cho những binh sĩ và gia đình của họ thuộc phạm vi giáo xứ[2]. Đây là thành phần rất cần sự nâng đỡ về mặt tinh thần và tâm linh, trong hoàn cảnh chiến tranh đang gây ra cho họ và gia đình biết bao tang thương, mất mát. Cha Phan Thanh Văn ghi lại: “Chính mắt tôi chứng kiến họ đem xương thịt hứng lấy mũi tên hòn đạn…Tôi xót xa nhìn cô nhi quả phụ của các chiến binh sống nheo nhóc ở khu Võ Lâm…Chúa dạy thương đồng loại, thì đồng bào là những người thân cận gần gũi ta. Đồng hương liên đới với nhau nhiều trong phúc lợi cũng như thảm hoạ chung”[3].

Năm 1962, giáo xứ Võ Lâm chính thức được thành lập, ghi tên mình vào sổ bạ của Giáo phận Kon Tum[4].

Ranh giới Giáo xứ Võ Lâm khi mới thành lập gói gọn trong khu vực xã Võ Lâm: Phía Nam giáp đường Phan Chu Trinh, phía Tây giáp đường Phan Đình Phùng, phía Đông giáp đường Trần Phú, phía Bắc lên đến hết đường Trường Chinh bây giờ (lúc đó là thành Đăk Pha)[5].

III. NHÀ THỜ VÀ CƠ SỞ TÔN GIÁO


A. NHÀ THỜ :

1. Nhà nguyện Võ Lâm do Cha Hiền Alberty xây năm 1938 trên khu đất của họ Võ Lâm, gần Chùa Bác Ái. Nhà nguyện này được bán cùng với lô đất vào năm 1966 (Cha Anrê Phan Thanh Văn) để góp tài chính xây nhà thờ Võ Lâm hiện nay.

2. Nhà nguyện (cũng gọi là nhà thờ) đầu tiên tồn tại từ 1961 – 1967, trong dãy nhà dài tại khu đất nhà xứ Võ Lâm (đường Trần Nhân Tông ngày nay), với 3 gian làm nhà nguyện, 2 gian làm lớp học. Trong giai đoạn này, Cha sở Phan Thanh Văn và giáo dân ấp ủ nguyện ước xây dựng một ngôi thánh đường mới, xứng đáng cho giáo xứ vừa được thành lập đang trên đà phát triển.

3. Nhà thờ hiện nay:
Tháng 8 năm 1966, để chuẩn bị xây dựng ngôi nhà thờ mới chắc chắn, rộng rãi khang trang hơn, linh mục chính xứ và họ đạo được phép của Tòa Giám Mục, đã bán số đất còn lại bên cạnh chùa Bác Ái, là đất Tòa Giám Mục đã mua cho họ Võ Lâm trước đây, bao gồm cả ngôi nhà nguyện Võ Lâm do Cố Hiền xây từ 1938, để thu góp tài chính cho việc xây cất ngôi nhà thờ mới[6].

Cuối năm 1966, cha sở Phan Thanh Văn đi tu nghiệp mục vụ, sau khi trở về nhiệm sở khoảng giữa năm 1967, cha cùng giáo dân bắt tay vào thực hiện công trình. Sau vài tháng thi công (do nhà thầu là ông biện Giuse Lê Hồng Nhơn,  giám sát công trình là ông biện G.B Đỗ Văn Giang), ngôi nhà thờ mới bằng gạch, mái tôn fibrô ximăng được hoàn thành với hình dạng nhà dài có 2 cánh ngắn 2 bên cung thánh (hình thánh giá), tháp chuông cao phía trước bên trái, và mặt tiền xây thành hình ba đỉnh nhọn.


Nhà thờ Võ Lâm 1968

Vị mục tử và giáo dân chưa kịp vui mừng khánh thành nhà thờ mới, và cũng chưa kịp trang bị bàn quỳ, ghế ngồi…, thì cuộc chiến leo thang, dẫn đến biến cố Tết Mậu Thân 1968 đã tàn phá nặng nề cơ sở giáo xứ vừa xây dựng. Ngôi nhà thờ vừa mới hoàn thành bị đạn pháo làm hư hại nặng: toàn bộ mái tôn fibrô ximăng bể nát, tường vách loang lổ bể nứt, tháp chuông bị trúng mảnh đạn, nhưng vẫn đứng vững, thánh giá trên đỉnh tháp còn nguyên vẹn. Cơ sở trường học và nhà sinh hoạt phía sau lưng nhà thờ bị cày xới, đổ nát hoàn toàn.
Nhà thờ Võ Lâm, Kontum, vừa xây xong bị tàn phá Tết Mậu Thân1968.
 Hình: Trích từ tập hồi ký “Một người Việt Nam”, Lm Anrê Phan Thanh Văn, Australia, 1995, tr. 42.



Giáo dân cùng dân chúng trong vùng hoảng sợ di tản hầu hết. Khi cuộc chiến tạm lắng, mọi người quay về, cha sở và giáo dân cùng nhau bắt tay xây dựng, sửa chữa lại ngôi nhà thờ, công việc sửa chữa hoàn chỉnh vào năm 1971. Mặt tiền nhà thờ được sửa lại, thành một chóp nhọn như ta thấy ngày nay. Đồng thời cha sở và giáo dân cũng lo xây dựng lại nhà xứ và trường học trên nền cũ đổ nát.


Nhà thờ Võ Lâm được sửa chữa lại trước khi Cha Văn
đi du học Paris 1972. Bên trái là nhà Cha xứ, bên phải phía tháp
chuông là lớp học Trường Sơ Cấp Nguyễn Do.
Hình: Trích tập hồi ký nói trên, tr. 42.

 


Bên trong Nhà thờ Võ Lâm 1971
Hình: ông P.X Nguyễn Thanh Hòa cung cấp

Từ 1972 trở về sau, Nhà thờ này được chỉnh trang tu sửa qua thời gian:
+ Cha Tôma Vũ Khắc Minh:
-Thay mái tôn bằng mái ngói, làm thêm trần bằng ván gỗ ô-van, thêm trụ chống gỗ bên trong nhà thờ, xây trụ xi-măng áp tường  để chịu lực.
-sửa sang cung thánh, sửa sang mặt tiền đường: đắp thêm thánh giá có cành vạn tuế và câu thánh vịnh 125,5 hai bên cửa ra vào.v.v.

Lm chính xứ Tôma Vũ Khắc Minh

+ Năm 2010: Cha Lu-y Nguyễn Quang Vinh thay trần ván gỗ bằng trần thạch cao, lát gạch men sàn nhà thờ phần cộng đoàn, thay cửa gỗ bằng cửa kính khung sắt.v.v.

·         Về chuông của nhà thờ Võ Lâm: Nguyên thuỷ là chuông của nhà thờ Cha Antôn Nguyễn Đình Nghĩa, toạ lạc trên đồi 41 cũ (nơi từ 1984 là Nghĩa trang cải táng các giám mục, linh mục, nữ tu Kon Tum), nhà thờ này bị bom đạn làm sập, nên chuông được chuyển xuống một nhà thờ tạm khác gần phi trường trước đây (gần đường Bà Triệu). Tuy nhiên nhà thờ tạm này  cũng bị trúng đạn (19.02.1966), nên Cha Nghĩa đem chuông về nhà thờ Cha Giuse Phạm Minh Công (nay là trường Mầm Non Quyết Thắng, trên đường Phan Đình Phùng, Tp. Kon Tum). Sau cùng chuông được đưa đến nhà thờ Võ Lâm cho đến nay[1].
Đức Cha Paul Seizt Kim tại Nhà thờ Võ Lâm

2. CƠ SỞ TÔN GIÁO VÀ GIÁO DỤC:

+ Thời Cha Anrê Phan Thanh Văn (1962 – 1972): Để chăm lo mở mang giáo dục, cha sở đã sử dụng các căn phòng gần kề nhà nguyện (cũ) để mở trường học với vài lớp tiểu học. Trường mang tên Trường Tư Thục Sơ Cấp Nguyễn Do, do các thầy cô như thầy Khiêm, thầy Trương, cô Tưởng, cô Khoa…hướng dẫn một vài môn học. Về việc dạy giáo lý tại nhà xứ có thầy Chưa (thầy giúp xứ)…, anh P.X Nguyễn Thanh Hoà (giúp xứ).v.v.

Biến cố Tết Mậu Thân 1968, cơ cở giáo dục trên bị đạn pháo triệt hạ bình địa. Khi tình hình tạm ổn định, Cha sở đã xây dựng lại 2 lớp học phía bên hông nhà thờ, vẫn lấy tên Trường Sơ Cấp Nguyễn Do, do các cô Hương, cô Ngọ…giúp dạy một số môn học và nữ công gia chánh.
+ Thời Cha Tôma Vũ Khắc Minh (1972 – 2001): Cha sở đã hợp thức hóa Trường Sơ Cấp Nguyễn Do. Tuy nhiên, từ giữa năm 1972, chiến tranh xảy ra ác liệt tại Kon Tum, dân chúng sợ hãi di tản, cơ sở giáo dục này hầu như ngừng hoạt động. Đến sau ngày giải phóng 1975, 2 lớp Sơ Cấp này được giao cho quí nữ tu dòng thánh Phaolô thành lập cộng đoàn và mở rộng, hiện nay có Nhà Trẻ Mầm Non bán trú do các Sơ điều hành.

Từ trước tới giờ, những cơ sở để sinh hoạt tôn giáo trong giáo xứ rất thiếu thốn, vì lý do không có ngân quỹ. Nhưng được sự quan tâm của Đức Giám Mục Giáo phận, cùng với sự lo lắng của cha chính xứ, đến 1995 - 1996 đã tương đối hoàn chỉnh được một số cơ sở thiết yếu:

Năm 1995:
1- Hoàn thành khu vực nhà ở và nơi làm việc, hoạt động của các nữ tu Phaolô. (Có văn bản thỏa thuận giữa linh mục, đại diện câu biện và đại diện nữ tu cộng đoàn).
2- Hoàn thành khu vực nhà hội họp của Chức Việc.

Năm 1996:
1-     Hoàn thành phòng lớp giáo lý.
2-     Nơi ở và làm việc của linh mục chính xứ.

Năm 2000:  ĐÀI ĐỨC MẸ:
Năm Thánh 2000, Cha sở Tôma và giáo dân đã đặt một tượng đài Đức Mẹ, trên mảnh đất phía trước bên hông phải nhà thờ. Ban đầu tượng Đức Mẹ được đặt đơn sơ lên một bệ gạch cao 1,2m, dưới hàng cây trong khuôn viên sân vườn (trước đây trồng khoai, sắn). Từ năm 2002, Cha Lu-y Nguyễn Quang Vinh cho trùng tu, tôn tạo, Đài Đức Mẹ có phông, tường rào và được trang trí khang trang, tôn nghiêm như ta thấy ngày nay.
 
Đài Đức Mẹ Võ Lâm

IV. GIAI ĐOẠN 1972 – 2002: VƯỢT QUA THỬ THÁCH – SỐNG CHỨNG TÁ TIN MỪNG

Tháng 3 năm 1972, cha Tôma Vũ Khắc Minh được ĐGM giáo phận bổ nhiệm làm chính xứ Võ Lâm, thay thế cha Anrê Phan Thanh Văn đi nhận công tác khác.

            Nhận Xứ mới trong bầu khí sôi sục của chiến tranh, Linh Mục và giáo dân cũng vẫn bị giao động, vì chiến tranh có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào…. Tuy nhiên với số giáo dân lúc đó vào khoảng 300 - 400 sống tại chỗ, có khoảng 86 gia đình binh sĩ trong thành Đak Pha, cũng bắt đầu chấn chỉnh lại một vài Hội Đoàn, hợp thức hóa Trường Tiểu Học…

         Nhưng từ tháng 3-6/1972 lại là những ngày tháng sôi động nhất của chiến tranh vùng Tây Nguyên. Linh Mục và giáo dân lại buộc phải di tản để bảo vệ an toàn sự sống và tính mạng.

         Sau mấy tháng trở về nhìn thấy cảnh đổ nát của chiến tranh, không mệt mỏi, ai nấy lại cố gắng tìm mọi phương tiện, vận dụng mọi khả năng để tu sửa Nhà thờ và Nhà Xứ cùng sinh hoạt tôn giáo trở lại…

         Một biến cố khác lại đến, biến cố chính trị mang tính cách toàn diện của cả miền Nam, có ý nghĩa rộng lớn liên quan đến tương lai của đất nước: đó là giải phóng Miền Nam và thống nhất hai miền Nam Bắc 30/4/1975.

         Cũng lại di tản và trở về…, cũng lại sửa chữa những gì đã hư hỏng, và chấn chỉnh lại tình hình giáo xứ trong một hoàn cảnh mới của đất nước. Để giúp giáo xứ vượt qua những khó khăn hiện tại, Đức Giám Mục đã cho thiết lập một cộng đoàn Nữ tu dòng Thánh Phaolô (1976) để củng cố lòng tin nơi các tín hữu và tiếp tục ý hướng truyền giáo.

             Linh Mục địa sở không những làm việc mục vụ trong nội thị Kon Tum gồm toàn bộ khu vực thuộc Phường Quang Trung (đường Bà Triệu trở lên). Nhưng còn kiêm nhiệm những khu vực ngoài thị xã:

        1- Năm 1976 kiêm nhiệm Họ Đạo Do Lai, nay gọi là xã Đăk Cấm (người Kinh). Họ đạo này trước đây rất thưa thớt, nhưng khi thiết lập vùng kinh tế mới, dân số trong xã tăng dần cùng với số các tín hữu. Số hộ công giáo tính được từ năm 1977 là 89 hộ trên tổng số 420 hộ trong toàn xã.

       2- Cũng từ năm 1976 vùng kinh tế xã Đăk Kla được hình thành, Linh Mục địa sở cũng kiêm nhiệm luôn phần đất dọc theo quốc lộ 14 đến hết thị Trấn Đăk Ui (nay là huyện Đăk Hà), gồm:
            a- Xóm đạo Thanh Trung (Trung Tín cũ) thuộc phần đất xã Vinh Quang, có khoảng chừng 25 hộ người Công Giáo.

           b- Họ đạo Ngô trang cũ và Võ Định cũ cùng các thôn người kinh thuộc xã Đăk Kla. Tất cả khoảng chừng 200 hộ người công giáo.

           c- Xóm đạo thị Trấn Đăk Ui gồm các gia đình từ nhiều miền khác nhau đến sinh sống. Năm 1983 đã có tới 25 hộ gia đình công giáo .

        3- Năm 1983, số giáo dân Miền Bắc thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình (Giáo Phận Phát Diệm), vào lập nghiệp tại mảnh đất thuộc xã Đak Blà, hình thành một thôn riêng biệt vùng kinh tế mới, được đặt tên là Họ Giuse.  Số giáo dân này lại được tách đi các nơi khác như: Ya Chim và Chư Hreng. Số hộ công giáo Họ Giuse là trên 50 hộ.
Bảng kê 1: 

       Các Họ đạo/Xóm đạo Cha sở Võ Lâm kiêm nhiệm giai đoạn 1976 - 2008[1]

Năm
Khu vực
Xóm đạo/Họ đạo
Số hộ gia
đình C.G
1976


1976


















1983

+Xã Đăk Cấm (Họ Do
Lai cũ -  người Kinh)

Dọc theo quốc lộ 14:
+Thôn Thanh Trung
(Trung Tín cũ)

+Ngô Trang cũ & Võ Định
cũ và các thôn người Kinh
thuộc xã Đăk Kla







+Thị trấn Đăk Ui




+Vùng kinh
tế  mới thuộc xã Đăkblà
1. Họ Giuse (bạn
Đức Trinh Nữ)


1. Họ Phêrô


1. Họ Giuse
Ngô Trang
2. Họ Kitô Vua
Võ Định
3. Họ Kitô Vua
Đăk Kla
4. Xóm
Phanxicô Xaviê
5. Xóm Mân Côi

1. Họ Phêrô-Phaolô
Đăk Ui
2. Họ Phêrô-Phaolô
K. Hring

1. Họ Giuse thợ
89 hộ



25 hộ


200 hộ









25 hộ
(thời điểm
năm 1983)


> 50 hộ
(thời điểm
năm 1996)



Ngày 10/6/2001, linh mục Tôma Vũ Khắc Minh được Đức Giám Mục Phêrô Trần Thanh Chung thuyên chuyển làm chính xứ An Khê. Trong giai đoạn từ 10/6/2001 – 22/12/2002, giáo xứ tạm chưa có linh mục quản xứ, các cha trong giáo phận được TGM cử đến giúp mục vụ: Cha Luca Bùi Thủ, Cha Micae Võ Văn Sự, Cha Gioan Nguyễn Đức Trường…, đặc biệt Cha Đaminh Đinh Hữu Lộc phụ trách giáo xứ hơn 6 tháng.


V. GIAI ĐOẠN 2002 – 2011: CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN
           
            Ngày 22/12/2002, Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung bổ nhiệm Cha Lu-y Gondaga Nguyễn Quang Vinh làm chính xứ Tân Hương kiêm Võ Lâm. Sau hơn một năm không có Cha quản xứ, giờ đây cha sở và giáo dân cùng bắt tay làm việc, tạo nên cho giáo xứ một diện mạo mới, sinh động và hữu hiệu.

Ngoài các Hội Đoàn và các sinh hoạt sẵn có, các hoạt động mới được đề ra đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đoàn: Hội Khuyến học, Ban Lâm Chung, Hội Kính Lòng Thương Xót của Chúa, Thiếu Nhi Thánh Thể…, và một tờ thông tin “Gia Đình Võ Lâm” giúp suy niệm Lời Chúa và chuyển tải tin tức đến với giáo dân trong giáo xứ. Số giáo dân trực thuộc giáo xứ đến 2007 đã vượt con số 4000, đặt ra nhiều vấn đề về mục vụ tôn giáo và công tác xã hội.

            Năm 2008, ĐGM quyết định cắt một phần trực thuộc giáo xứ Võ Lâm, để nhập vào các xứ đạo khác lân cận:
            -Họ Giuse (thuộc xã Đăkblà) được tách ra gia nhập vào Giáo Xứ Kon Jơdreh: 300 giáo dân.
            -Tất cả các Họ đạo, xóm đạo thuộc xã Đăk Kla dọc quốc lộ 14 trở lên thị trấn Đăk Hà, được tách ra gia nhập vào Giáo xứ Kon Trang: 1800 giáo dân.

            Vì vậy, đến 2008, số giáo dân Võ Lâm sau khi chia tách còn lại là 2000, với các họ đạo như sau:

Bảng kê 2:  Các họ đạo, xóm đạo thuộc giáo xứ Võ Lâm từ 2008

Xóm/Họ đạo
Bị chú
Số giáo dân/
hộ gia đình
1.Xóm Mông Triệu
2.Xóm La Vang

3.Xóm Fatima
4.Xóm Lộ Đức
5.Xóm Maria Nữ
Vương

6.Họ Phêrô
(Trung Tín-Ngô Mây)
7.Xóm Giuse
(Đăk Cấm)
8.Xóm Mân Côi
(Đăk Cấm)
9.Xóm Kitô Vua 
(Đăk Cấm)



-Tách ra từ Xóm Fatima
từ 01.05.2009


-Trước là Xóm Võ Lâm, đến 15.8.2008 đổi tên là Xóm Maria Nữ Vương


-Chia tách từ họ Giuse

-Chia tách từ họ Giuse












-Đăk Cấm đến
12/2009: 48 hộ;
 581 nhân khẩu.



_____________
Tổng cộng giáo
xứ: 2000 giáo
dân
           
Đến tháng 10/2010, Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh bổ nhiệm Cha Giuse Đỗ Hiệu làm chính xứ Tân Hương kiêm Võ Lâm, thay Cha Lu-y Nguyễn Quang Vinh chuyển đến giáo xứ Phương Hoà. Thánh lễ nhận xứ của Cha Giuse tại nhà thờ Võ Lâm vào Chúa nhật I Mùa Vọng ngày 28/11/2010.

            Và vào tháng 09/2011, ĐGM giáo phận đã bổ nhiệm Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, đang là cha sở giáo xứ Phương Quí, về làm cha sở giáo xứ Võ Lâm. Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn là cha sở thứ 5 kể từ khi thành lập giáo xứ vào năm 1962.

Bảng kê 3:    TÌNH HÌNH GIÁO XỨ VÕ LÂM TỪ 1962 - 2011[2]

Năm
Linh mục phụ trách
Số họ đạo
Giáo
dân
Dự tòng
1961
1962
1963
1964


1966

1967

1969
1970
1971
1972
1975
1976
1983
2001

2002
2008
2010
2011
Cha Anrê Phan T  Văn
nt
nt
nt


Cha P.X Phạm Hữu Thế
(phụ trách tạm)
Cha Anrê Phan T Văn

nt
nt
nt
Cha Tôma Vũ Khắc Minh
nt
nt
nt
Cha Đm. Đinh Hữu Lộc
(phụ trách tạm)
Lu-y Nguyễn Q Vinh
nt
Giuse Đỗ Hiệu
Gioakim Nguyễn H Sơn
0 + (Q.Đ)
1
1
1
(Q.Đ+Võ Lâm)

1
(Q.Đ+Võ Lâm)
1
(Q.Đ+Võ Lâm)

1
1
1
1
8
9
9

9
4
4
4
4300

905
4243


1038

1038


494

303
347
2000
3200
3800

4100
2000
2000
2000
10

6
63


17

17




















VI. QUÝ CHA SỞ VÀ QUÝ CHA GIÚP MỤC VỤ TẠI GIÁO XỨ VÕ LÂM

            Từ ngày thành lập giáo xứ năm 1962 - Quý Cha Sở :
            +1962 - 3/1972: Linh mục Anrê Phan Thanh Văn
            +3/1972 - 10/06/2001: Linh mục Tôma Vũ Khắc Minh
+Từ 22/12/2002 - 28/11/2010 : Linh mục Lu-y Nguyễn Quang Vinh (thường trú tại nhà thờ Tân Hương).
             +Từ 28/11/2010 -    /11/2011 : Linh mục Giuse Đỗ Hiệu (thường trú tại nhà thờ Tân Hương).
             +Từ 23/11/2011 - …: Linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn.

             Ngoài ra:
             +Khoảng giữa năm 1966 đến giữa năm 1967: cha Phan Thanh Văn đi tu nghiệp mục vụ về Phụng vụ tại Bỉ. Tòa Giám Mục cử cha Phanxicô Xaviê Phạm Hữu Thế đến giúp giáo xứ trong thời gian này[3].

+Từ 10/06/2001, Cha Vũ Khắc Minh được Đức Giám Mục giáo phận bổ nhiệm làm chính xứ An Khê, hạt Pleiku. Vài tuần lễ đầu có các linh mục đến giúp cử hành thánh lễ như Cha Luca Bùi Thủ, Cha Micae Võ Văn Sự, Cha Gioan Nguyễn Đức Trường…, sau đó Tòa Giám Mục cử cha Đaminh Đinh Hữu Lộc đến giúp mục vụ tại giáo xứ, cho đến ngày 22/12/2002.     

Bảng kê 1: 

       Các Họ đạo/Xóm đạo Cha sở Võ Lâm kiêm nhiệm giai đoạn 1976 - 2008[1]

Năm
Khu vực
Xóm đạo/Họ đạo
Số hộ gia
đình C.G
1976


1976


















1983

+Xã Đăk Cấm (Họ Do
Lai cũ -  người Kinh)

Dọc theo quốc lộ 14:
+Thôn Thanh Trung
(Trung Tín cũ)

+Ngô Trang cũ & Võ Định
cũ và các thôn người Kinh
thuộc xã Đăk Kla







+Thị trấn Đăk Ui




+Vùng kinh
tế  mới thuộc xã Đăkblà
1. Họ Giuse (bạn
Đức Trinh Nữ)


1. Họ Phêrô


1. Họ Giuse
Ngô Trang
2. Họ Kitô Vua
Võ Định
3. Họ Kitô Vua
Đăk Kla
4. Xóm
Phanxicô Xaviê
5. Xóm Mân Côi

1. Họ Phêrô-Phaolô
Đăk Ui
2. Họ Phêrô-Phaolô
K. Hring

1. Họ Giuse thợ
89 hộ



25 hộ


200 hộ









25 hộ
(thời điểm
năm 1983)


> 50 hộ
(thời điểm
năm 1996)



Ngày 10/6/2001, linh mục Tôma Vũ Khắc Minh được Đức Giám Mục Phêrô Trần Thanh Chung thuyên chuyển làm chính xứ An Khê. Trong giai đoạn từ 10/6/2001 – 22/12/2002, giáo xứ tạm chưa có linh mục quản xứ, các cha trong giáo phận được TGM cử đến giúp mục vụ: Cha Luca Bùi Thủ, Cha Micae Võ Văn Sự, Cha Gioan Nguyễn Đức Trường…, đặc biệt Cha Đaminh Đinh Hữu Lộc phụ trách giáo xứ hơn 6 tháng.


V. GIAI ĐOẠN 2002 – 2011: CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN
           
            Ngày 22/12/2002, Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung bổ nhiệm Cha Lu-y Gondaga Nguyễn Quang Vinh làm chính xứ Tân Hương kiêm Võ Lâm. Sau hơn một năm không có Cha quản xứ, giờ đây cha sở và giáo dân cùng bắt tay làm việc, tạo nên cho giáo xứ một diện mạo mới, sinh động và hữu hiệu.

Ngoài các Hội Đoàn và các sinh hoạt sẵn có, các hoạt động mới được đề ra đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đoàn: Hội Khuyến học, Ban Lâm Chung, Hội Kính Lòng Thương Xót của Chúa, Thiếu Nhi Thánh Thể…, và một tờ thông tin “Gia Đình Võ Lâm” giúp suy niệm Lời Chúa và chuyển tải tin tức đến với giáo dân trong giáo xứ. Số giáo dân trực thuộc giáo xứ đến 2007 đã vượt con số 4000, đặt ra nhiều vấn đề về mục vụ tôn giáo và công tác xã hội.

            Năm 2008, ĐGM quyết định cắt một phần trực thuộc giáo xứ Võ Lâm, để nhập vào các xứ đạo khác lân cận:
            -Họ Giuse (thuộc xã Đăkblà) được tách ra gia nhập vào Giáo Xứ Kon Jơdreh: 300 giáo dân.
            -Tất cả các Họ đạo, xóm đạo thuộc xã Đăk Kla dọc quốc lộ 14 trở lên thị trấn Đăk Hà, được tách ra gia nhập vào Giáo xứ Kon Trang: 1800 giáo dân.

            Vì vậy, đến 2008, số giáo dân Võ Lâm sau khi chia tách còn lại là 2000, với các họ đạo như sau:

Bảng kê 2:  Các họ đạo, xóm đạo thuộc giáo xứ Võ Lâm từ 2008

Xóm/Họ đạo
Bị chú
Số giáo dân/
hộ gia đình
1.Xóm Mông Triệu
2.Xóm La Vang

3.Xóm Fatima
4.Xóm Lộ Đức
5.Xóm Maria Nữ
Vương

6.Họ Phêrô
(Trung Tín-Ngô Mây)
7.Xóm Giuse
(Đăk Cấm)
8.Xóm Mân Côi
(Đăk Cấm)
9.Xóm Kitô Vua 
(Đăk Cấm)



-Tách ra từ Xóm Fatima
từ 01.05.2009


-Trước là Xóm Võ Lâm, đến 15.8.2008 đổi tên là Xóm Maria Nữ Vương


-Chia tách từ họ Giuse

-Chia tách từ họ Giuse












-Đăk Cấm đến
12/2009: 48 hộ;
 581 nhân khẩu.



_____________
Tổng cộng giáo
xứ: 2000 giáo
dân
           
Đến tháng 10/2010, Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh bổ nhiệm Cha Giuse Đỗ Hiệu làm chính xứ Tân Hương kiêm Võ Lâm, thay Cha Lu-y Nguyễn Quang Vinh chuyển đến giáo xứ Phương Hoà. Thánh lễ nhận xứ của Cha Giuse tại nhà thờ Võ Lâm vào ngày 01/12/2010.

            Và vào tháng 09/2011, ĐGM giáo phận đã bổ nhiệm Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, đang là cha sở giáo xứ Phương Quí, về làm cha sở giáo xứ Võ Lâm. Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn là cha sở thứ 5 kể từ khi thành lập giáo xứ vào năm 1962.

Bảng kê 3:    TÌNH HÌNH GIÁO XỨ VÕ LÂM TỪ 1962 - 2011[2]

Năm
Linh mục phụ trách
Số họ đạo
Giáo
dân
Dự tòng
1961
1962
1963
1964


1966

1967

1969
1970
1971
1972
1975
1976
1983
2001

2002
2008
2010
2011
Cha Anrê Phan T  Văn
nt
nt
nt


Cha P.X Phạm Hữu Thế
(phụ trách tạm)
Cha Anrê Phan T Văn

nt
nt
nt
Cha Tôma Vũ Khắc Minh
nt
nt
nt
Cha Đm. Đinh Hữu Lộc
(phụ trách tạm)
Lu-y Nguyễn Q Vinh
nt
Giuse Đỗ Hiệu
Gioakim Nguyễn H Sơn
0 + (Q.Đ)
1
1
1
(Q.Đ+Võ Lâm)

1
(Q.Đ+Võ Lâm)
1
(Q.Đ+Võ Lâm)

1
1
1
1
8
9
9

9
4
4
4
4300

905
4243


1038

1038


494

303
347
2000
3200
3800

4100
2000
2000
2000
10

6
63


17

17




















VI. QUÝ CHA SỞ VÀ QUÝ CHA GIÚP MỤC VỤ TẠI GIÁO XỨ VÕ LÂM

            Từ ngày thành lập giáo xứ năm 1962 - Quý Cha Sở :
            +1962 - 3/1972: Linh mục Anrê Phan Thanh Văn
            +3/1972 - 10/06/2001: Linh mục Tôma Vũ Khắc Minh
+Từ 22/12/2002 - 28/11/2010 : Linh mục Lu-y Nguyễn Quang Vinh (thường trú tại nhà thờ Tân Hương).
             +Từ 28/11/2010 -  23 /11/2011 : Linh mục Giuse Đỗ Hiệu (thường trú tại nhà thờ Tân Hương).
             +Từ 23/11/2011 - …: Linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn.

             Ngoài ra:
             +Khoảng giữa năm 1966 đến giữa năm 1967: cha Phan Thanh Văn đi tu nghiệp mục vụ về Phụng vụ tại Bỉ. Tòa Giám Mục cử cha Phanxicô Xaviê Phạm Hữu Thế đến giúp giáo xứ trong thời gian này[3].

+Từ 10/06/2001, Cha Vũ Khắc Minh được Đức Giám Mục giáo phận bổ nhiệm làm chính xứ An Khê, hạt Pleiku. Vài tuần lễ đầu có các linh mục đến giúp cử hành thánh lễ như Cha Luca Bùi Thủ, Cha Micae Võ Văn Sự, Cha Gioan Nguyễn Đức Trường…, sau đó Tòa Giám Mục cử cha Đaminh Đinh Hữu Lộc đến giúp mục vụ tại giáo xứ, cho đến ngày 22/12/2002.      


                           

Lm. Anrê Phan Thanh Văn     Lm. Tôma Vũ Khắc Minh        Lm. Lu-y Nguyễn Quang Vinh                                          
Cha sở 1962 - 1972                      Cha sở 1972 - 2001                     Cha sở 2002 - 2010


         
Lm. Giuse Đỗ Hiệu           Lm. Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn
Cha sở 2010 - 2011           Cha sở 23/11/2011 - ...


                                                    
                                 Lm. P.X Phạm Hữu Thế         Lm. Đaminh Đinh Hữu Lộc
                                 Giúp mục vụ 1966 - 1967         Giúp mục vụ 2001 - 2002   


VII. BAN CHỨC VIỆC GIÁO XỨ VÕ LÂM:

            Thời kỳ đầu, thời Cha Anrê Phan Thanh Văn (từ 1962), có những quí Chức:

                        -Ông Biện Phan Một (Biện nhất)
                        -Ông Biện G.B Đỗ Văn Giang (Ông Cả) (Biện nhất)
                        -Ông Biện Giuse Lê Hồng Nhơn (Biện nhì)
                        -Ông Biện Nguyễn Văn Kiên
                        -.v.v.

            Từ 1971: Ông Câu Giacôbê Vũ Ngọc Đông (Câu Khoan)
                            (qua đời năm 2007)
            +Quý chức việc phục vụ đến 2008, năm chia tách khỏi Giáo xứ Võ Lâm:
* Biện họ Giuse thợ (Đăkblà):
   Giuse Nguyễn Văn Hoạt, Anna Ngô Thị Hương, Giuse Phạm Văn Đoàn, Gioakim Trần Văn Quyền.
* Biện họ Giuse (Ngô Trang):
  Phêrô Lê Xuân Khánh, G.B Lưu Mẫu, Maria Nguyễn Thị Sự.
* Biện xóm Phanxicô Xaviê (Đăk Kla): Matta Võ Thị Minh Tâm;
*Biện xóm Mân Côi (Đăk Kla): Vincentê Trần Văn Hải, Giuse Nguyễn văn Thành.
* Biện họ Kitô Vua (Đăk Kla): Phêrô Phùng Việt Lê Hùng.
* Biện họ Kitô Vua (Võ Định): Alexis Võ Quốc Hùng, G.B Nguyễn Văn Dũng.
* Biện họ Phêrô-Phaolô (Đăk Hà): Antôn Bùi Đức Việt, Phanxicô Nguyễn Đức Vinh, Antôn Nguyên Văn Phú, Giuse Nguyễn Văn Hùng.
* Biện họ Phêrô-Phaolô (Kon Hring): Gioakim Phan Xuân Bảy, Gioan Trần Quốc Khánh, Phêrô Đinh Văn Thành. 



+BAN CHỨC VIỆC GIÁO XỨ VÕ LÂM HIỆN TẠI
  (đến 23/11/2011):
           
STT
HỌ VÀ TÊN
CHỨC VỤ
1
Phaolô Trần Dương Luật
Câu chánh + Thủ quỹ
2
Giuse Lê Hồng Thành
Câu phó + P. tr Ca Đoàn
3
Giuse Trần Quý Sơn
Biện xóm Mông Triệu
4
Giuse Nguyễn Văn Dũng
Biện xóm Mông Triệu
5
Phêrô Huỳnh Kim Hùng
Biện xóm Mông Triệu
6
Phaolô Nguyễn Tiến Đông
Biện xóm Mông Triệu
7
Giacôbê Bùi Lích
Biện xóm La Vang
8
Maria Nguyễn Thị Kim Huệ
Biện xóm La Vang
9
Maria Trương Thị Thơm
Biện xóm La Vang
10
G.B Nguyễn Văn Thủ
Biện xóm Fatima
11
Phêrô Nguyễn Văn Nam
Biện xóm Fatima
12
P.X Nguyễn Xuân Hiếu
Biện xóm Fatima
13
Maria Hồ T Thanh Huyền
Biện xóm Fatima
14
Giuse Nguyễn Tiến Hùng
Biện x. Maria Nữ Vương
15
Maria Ng. Thị Linh Hương
Biện x. Maria Nữ Vương
16
Giuse Nguyễn Đình Nguyên
Biện x. Maria Nữ Vương
17
Agata Trần Thị Kim Loan
Biện x. Maria Nữ Vương
18
Giuse Nguyễn Trọng Anh
Biện xóm Lộ Đức
19
Giuse Nguyễn Hữu Long
Biện xóm Lộ Đức
20
Phêrô Nguyễn Đình Luyện
Biện xóm Kitô Vua (Đăk Cấm)
21
Phêrô Nguyễn Ngọc Long
Biện xóm Kitô Vua (Đăk Cấm)
22
Rosa Nguyễn T Thu Hương
Biện xóm Kitô Vua (Đăk Cấm)
23
Tađêô Nguyễn Trung Hiền
Biện xóm Kitô Vua (Đăk Cấm)
24
Đôminicô Ngô Tấn Bình
Biện xómGiuse (Đăk Cấm)
25
Giuse Nguyễn Điều
Biện xóm Giuse (Đăk Cấm)
26
Anê Nguyễn Thị Ngọc Hảo
Biện xóm Mân Côi (Đăk Cấm)
27
Antôn Võ Tư Pháp
Biện xóm Mân Côi (Đăk Cấm)
28
Maria Nguyễn T Ngọc Diễm
Biện xóm Giuse (Đăk Cấm)
29
Phanxica Nguyễn Thị Chớ
Biện họ Phêrô (Trung Tín)
30
Anrê Trần Đông
Biện họ Phêrô (Trung Tín)

VIII. CỘNG ĐOÀN NỮ TU PHAOLÔ VÕ LÂM         
         (CĐ BÊTANIA):

         Theo lời đề nghị của Đức Cố Giám Mục Paul Seitz (Kim), các nữ tu dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng có mặt tại Giáo Xứ Võ Lâm ngày 04/09/1975.

          Căn nhà đầu tiên của quý Sơ là hai lớp học sơ cấp của Giáo Xứ. Nhà nguyện của Công Đoàn là nhà thờ của Giáo xứ, thời linh mục chính xứ Tôma Vũ khắc Minh. Các Sơ đã giúp cha xứ trong phụng vụ Thánh Lễ, ca đoàn, giúp kẻ liệt, những người hấp hối, thăm viếng người nghèo lương cũng như giáo.

         Các Sơ đã tự lực mưu sinh, biến sân chơi sỏi đá thành vườn rau, làm thêm nghề ép chuối và chăn nuôi, các Sơ còn tham gia công tác tại nông trường Kon Trang Kla, khai phá rừng nguyên sinh thành ruộng và tiếp nhận dân di cư.

        Mùa hè năm 1976, các Sơ bắt đầu dạy giáo lý định kỳ, giúp Rước lễ lần đầu và Thêm sức cho các em thiếu nhi của những giáo họ lân cận.  Đến năm 1978 các Sơ đến thăm viếng những gia đình tại vùng kinh tế mới và dạy giáo lý cho các em nhỏ.

        Vì nhu cầu Mục vụ, tu nghiệp hay sức khỏe nên các Sơ đã thay đổi như sau:

Bảng kê 4:

Quý Nữ tu Phaolô phục vụ tại Giáo xứ Võ Lâm
từ trước đến nay[1]

S
TT
QUÝ  SƠ
NĂM
PHỤC VỤ
CHỨC
VỤ
01
02
03
04
05
06

07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Benilde Nguyễn Thị Kính
Bernadette Ng T Lan Anh
Madeleine Trần Thị Nghĩa
Marie Vân
Paul J. Ng T  Xuân Hương
Marie Nguyễn Thị Tứ

Agnes Nguyễn Thị Tình
Alphonsine Lê Thị Lành
Agnes Nguyễn Thị Côi
Bibiane Nguyễn T Thu Tâm
Marie Nguyễn Thị Kim Chi
Matta Nguyễn Thị Phúc
Marie Nguyễn Thị Cậy
Marie Nguyễn Thị Hải Yến
Anne Bùi Thị Thiên Chính
Marie Bùi Thị Tịnh
Lucie Nguyễn Thị Ngọc Hòa
Maria Phạm Thị Toan
Mađalêna Nguyễn T Nhung
   ………..
09/1975 - 02/1993
09/1975 - 11/1996
09/1975 - 10/1975
09/1975 - 07/1976
07/1993 - 03/1997
09/1993 - 06/1994
…/2009 - …/2010
07/1994 - .…?.….
03/1997 - 11/2003
05/1998 - 08/2000
08/1998 - 08/1999
08/1999 - 08/2002
08/2000 - 05/2002
10/2002 – 08/2006
08/2002 – 09/2006
11/2003 - ….?.......
08/2006 - ………..
08/2006 - ……….
07/2008 - 08/2009
…/…/2011 - …

Bà Nhất



Bà Nhất



Bà Nhất






Bà Nhất




Hiện nay mọi sinh hoạt của cộng đoàn đã tạm ổn định, các nữ tu đang tiếp tục những công việc như sau:

1-     Giáo dục đức tin:
-          dạy giáo lý phổ thông: 750 em
-          Sư phạm cho giáo lý viên: 48 người
-          Hướng dẫn gia đình ơn gọi
-          Giáo lý Tân tòng, giáo lý hôn nhân (hợp thức hóa)
2-     Giáo dục văn hóa:
-          Nhà trẻ Mầm Non bán trú.
3-     Xã hội:
-          Thăm viếng và giúp đỡ người nghèo, già yếu. v.v..
4-     Mục vụ:
-          Trao mình Thánh Chúa cho người già yếu và bệnh nhân
-          Lo phòng Thánh, Lễ sinh và Ca đoàn
-          Giúp hội Lêgiô Maria và giới hiền mẫu.



THAY LỜI KẾT

Năm 2012, Giáo xứ Võ Lâm hân hoan mừng kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ (1962 - 2011). Năm mươi năm là một khoảng thời gian có lẽ chẳng là gì đối với Thiên Chúa cũng như với lịch sử loài người, nhưng đối với Giáo xứ Võ Lâm thì đó quả là một chặng đường dài trải qua nhiều thử thách và gian nan.

Mừng Kim khánh thành lập giáo xứ, đó cũng là thời điểm để từng người con giáo xứ Võ Lâm nhìn lại chặng đường đã qua, nhìn lại những gì mà Giáo xứ đã nhận được từ muôn vàn hồng ân của Thiên Chúa, để cùng dâng lời cảm tạ, tôn vinh Thiên Chúa, tỏ lòng biết ơn các vị Chủ Chăn tiên khởi, các bậc tiền bối cha anh, chính nhờ công lao của các ngài, với bao mồ hôi nước mắt…đã làm nên trang sử đẹp hôm nay.

Ngày 23/11/2011, giáo xứ đón nhận Cha sở mới: Lm Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, ngài đến với cộng đoàn với tư cách linh mục chính xứ Võ Lâm không kiêm nhiệm giáo xứ nào khác. Một trang sử mới mở ra cho giáo xứ. Mặc dầu cha sở mới đã khiêm tốn tự nhận ngài là con người giới hạn, chỉ biết vâng phục đến để phục vụ cộng đoàn trong tinh thần đơn sơ, sẵn sàng hết mình vì đoàn chiên (x. bài “Tất cả là hồng ân của Thiên Chúa thương ban” đính kèm), nhưng chúng ta tin tưởng rằng, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Cả Giuse và Mẹ Maria, của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bổn mạng giáo xứ, Thiên Chúa nhân từ sẽ thực hiện kỳ công qua bàn tay của linh mục, để ơn lành của Chúa  tuôn đổ dồi dào trên giáo xứ từ nay và mãi mãi.

œ

                                                                                                      MINH SƠN­­­­­­­­
                                                                                            Ngày lễ kính trọng thể
                                                                                          Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 
                                                                                                       13.11.2011



_____________________________

Tài liệu tham khảo:

+Lm Anrê Phan Thanh Văn, Hồi ký “Một người Việt Nam” (How does a Vietnamese live and think) - Sydney, Australia, 1995.
+Lm Anrê Phan Thanh Văn, “Gia phả gia đình cha Anrê Phan Thanh Văn” -  Haberfield, Sydney, 01.10.1995.
+Lm Thomas Vũ Khắc Minh, “Sơ lược hình thành và tồn tại Địa sở Võ Lâm Giáo phận Kontum”, bản đánh máy chữ, 1997.
+Echos de la Mission, Địa phận Kontum, các năm liên hệ.
+Lịch Công Giáo Địa Phận Kontum, các năm liên hệ.
+Phỏng vấn bà Anna Đỗ Thị Dung, sinh 1938, con ông Stêphanô Đỗ Nhứt (Câu Hân), hiện cư ngụ: Hẻm Phan Chu Trinh – Nguyễn Gia Thiều, Tp. Kon Tum (Nhà Nguyện Võ Lâm cũ).
+ Phỏng vấn bà Magarita Đỗ Thị Nhơn, sinh 1940, con ông Stêphanô Đỗ Nhứt (Câu Hân), hiện cư ngụ: 75 Trần Hưng Đạo, Tp. Kon Tum.
+Theo ký ức của các vị bô lão Võ Lâm.

 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------š

Tâm tình mục tử(Nguồn: www. gpkontum.wordpress.com)

 

“TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂN CỦA THIÊN CHÚA THƯƠNG BAN”

                                                Lm Gioakim NGUYỄN HOÀNG SƠN                                     


(Gp Kontum 04/11/2011).
Kể từ ngày bị tai nạn xe hơi khi ra khỏi thành phố Đà-nẵng hơn 50-60 cây số vào ngày 02/08  đến nay (04/11/2011) đã 3 tháng 2 ngày rồi. Nhờ Hồng Ân của Thiên Chúa Quan Phòng, sự quan tâm lo lắng của Đức Giám Mục Giáo phận, của các linh mục tu sĩ trong giáo phận cũng như những người thân yêu và quen biết đã cầu nguyện, giúp đỡ. Đặc biệt tôi xin ghi ơn đội ngũ Bác Sĩ Bệnh viện Đa Khoa Đà-nẵng và Quí nữ tu Phao-lô tỉnh Dòng Đà-nẵng tận tình giúp đỡ, nay vết thương của tôi tạm ổn: vết thương phần da thịt đã lành, tuy còn phải lưu ý giữ gìn.
 
Đúng ra tôi phải đi đến Bệnh viện Đa Khoa Đà-nẵng để tái khám cách đây 3 tuần, nhưng vì mưa bão, nên chưa đi được. Hôm nay, tôi đi Pleiku và xin chụp X quang,  mới thấy những đinh vít và thanh nẹp các nơi xương gãy.  Khá trầm trọng! Các đốt xương gãy chưa nối lại được, vì tuổi cao (U 70 rồi), và vì nhiều lý do khác, nên các khớp chưa ổn: Khi đi bị nhói 2 mắt cá, đứng lâu bị tê chân, mu bàn chân thiếu calcium . . .

            Có người hỏi tôi chừng nào tôi đổi đi giáo xứ mới trong tình trạng này?
            –Việc thuyên chuyển là của Đức Cha, phần tôi, tôi đã sẵn sàng. Hy vọng anh em giáo xứ mà tôi sắp được thuyên chuyển đến để phục vụ, xin vui lòng chấp nhận con người hạn chế của tôi.

Tôi xin trình bày thực trạng hôm nay về vết thương do tai nạn xe hơi cách đây hơn 3 tháng. Đó cũng là vài tâm tình đơn sơ của tôi dâng lên lời Tạ Ơn Chúa. Xin mọi người thương hiệp ý Tạ Ơn Chúa và cầu nguyện cho tôi với.

ÑUÒ































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét