Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

TÌM "CHỊ" TRONG BÀI "CÁI NGHẸN GIỮA BỮA ĂN"



VRNs (08.02.2012) – Gia Lai – Khoảng 9 giờ sáng CN ngày 05.02.2012, tôi đang chạy lòng vòng điện thoại rung lên. Nhìn vào màn hình, tôi thấy Cha tổng đại diện (TĐD) gọi, tôi vội thưa: “Thưa, con nghe đây”. Cha TĐD nói: “Anh em họ báo đã tìm thấy cái chị trong bài ‘Cái nghẹn giữa bữa ăn’ rồi, anh có đi vào không?” “Con đang mong đợi tin tức của chị đó”. Cha TĐD cho tôi số máy của người tìm ra chị, tôi bấm máy liên lạc và hẹn hôm sau (06.02) tôi sẽ cùng anh đi đến nơi đó.
“Chị” ngồi giữa nhà sàn, chân mang xích
6 giờ 30 sáng ngày 06.02.2012, tôi cùng một số người thân quen khởi hành từ Pleiku chạy khoảng 2 tiếng đồng hồ thì chúng tôi gặp anh dẫn đường đã hẹn trước. Chúng tôi lại tiếp tục lên đường chạy khoảng 1 tiếng đồng hồ dừng lại nghỉ, tôi hỏi còn bao xa thì anh chỉ vào một ngọn núi đằng xa và nói: “chạy 1 tiếng nữa là đến”. Thế là chúng tôi lại tiếp tục lên đường. Tôi không biết có con đường nào còn tệ hại hơn con đường chúng tôi đang đi không?! Chung quanh là rừng khọp, con đường đang đi liệu có phải là con đường không, tôi xin chịu thua!
Xe đang leo vừa đến đỉnh dốc thì phải nhảy vội xuống để kéo xe lại. Qua ba con suối chạy gần đúng 1 tiếng, chúng tôi đến sát chân núi, một căn chòi hiện ra giữa rừng vắng. Nhìn vào lưng tôi lành lạnh. Trước mắt tôi, một dãy cây rừng làm hàng rào, chúng tôi leo qua để vào bên trong. Với những gì đập vào mắt chúng tôi, tôi không thể tả nổi nó là cái gì vì trên sàn của cái chòi chỉ có những cây rừng bằng cổ chân gác ngang qua. Tấm phêm trải sàn đã mục nát. Trong một góc xó, thân hình một phụ nữ hiện lên, với mái tóc chỉa ra tứ bề như rễ tre. Xin tạ ơn Trời! Vì người chị mà tôi đang mong tìm chính là đây.
Xin nói thêm, người phát hiệt ra chị là một em gái người dân tộc ở cách xa chị khoảng 30km. Trong một lần đi bắt ốc ở sông Ayun, tình cờ ngang qua khu rừng thấy căn chòi vào xem trên sàn nhà mục nát có một phụ nữ, bị cùm hai chân vào sàn nhà trên thân thể không một mảnh vải che thân. Em hoảng sợ và bỏ chạy về làng kể lại cho người thân nghe và từ đó không ai hay biết gì hơn nữa. Cho đến khi chúng tôi nghe được và nhờ tìm chị. Lúc đó dân làng cứ nghĩ chị bị cùi nên xích trong rừng. Sau khi nhờ người anh em dân tộc dẫn đường thuật lại, tôi mới hiểu được sự việc.
Nhà sàn mà chẳng thấy sàn đâu?

Cách đây hơn 10 năm chị có biểu hiện của bệnh tâm thần (lúc nào cũng cười) hơn 2 năm gần đây bệnh tăng nặng, khi đói và không làm chủ được lý trí chị chạy vào các nhà trong làng tìm thức ăn rồi tung tóe tất cả những lương thực của anh em trong làng. Sự việc kéo dài, trong làng không thể chấp nhận buộc gia đình chị phải đưa chị vào tận rừng sâu để cách ly, nếu không dân làng sẽ đánh chết!
Thương con cha mẹ đành chấp nhận đưa chị vào rừng, cất chòi để sống. Với hai vợ chồng già, một người con tâm thần và một đứa cháu ngoại khoảng 3-4 tuổi (anh em dân tộc có dịch lại cho tôi nghe, trước khi bị bệnh chị có gia đình và sinh được 3 người con. Khi chị bệnh nặng, người chồng bỏ đi dắt theo hai đứa con lớn, còn đứa bé nhất để lại cho chị và ông bà ngoại nuôi). Tôi điện về cho Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh và cha TĐD nói rõ sự việc và xin chỉ dẫn cho tôi nên làm gì.
Không gian rơi vào thinh lặng, tôi mong được nghe tiếng nói của Đức cha hay cha TĐD và tôi đã hiểu… Nếu tôi ở bên cạnh các Ngài có lẽ tôi sẽ thấy tiếng nấc nhẹ và đôi tay quẹt lẹ giọt nước mắt chảy vội trên khuôn mặt các Ngài. Rồi tiếng nói trầm nghẹn vang lên trong máy: “Đức cha và cha Tổng muốn bằng mọi cách con đưa hết gia đình chị về đây cho Đức cha và cha TĐD chăm sóc cho họ”.
Bố và con trai của “chị”
Tôi tiếp tục nhờ anh em trao đổi với cha mẹ chị là ước muốn để đưa chị và gia đình về để tiện chăm lo. Gia đình đồng ý đi theo chúng tôi. Vậy là anh em chúng tôi chia nhau ra cắt tóc, tắm rửa, thay đồ và phá xích cho chị. Khi chúng tôi chuẩn bị đưa chị và gia đình về thì cha của chị không đồng ý, nếu đi hết chòi bỏ hoang không ai ở, người ta sẽ đốt bỏ. Mai mốt về lấy chòi đâu mà ở ?! Cuối cùng đành phải để mẹ của chị và đứa con của chị ở lại.
Khi đó điện thoại tôi lại rung lên, cha TĐD gọi: “Anh cứ đưa hết về, Caritas giáo phận sẽ lo chữa trị và chăm sóc cho cả gia đình chị”. Tôi thầm tạ ơn Chúa. “Chị ơi! Vậy là chị và gia đình đã được ơn cứu rỗi rồi!”
Tôi vội liên lạc với người bạn thân xin đưa xe vào để chở chị và người cha về. Người bạn tôi nhiệt tình lên đường ngay. Chúng tôi chuẩn bị rời căn chòi thì không thấy người cha đâu, đang lo lắng thì thấy người cha của chị từ xa chạy về trên tay cầm xâu cá vừa gỡ được ở dưới sông vội đưa cho vợ và dặn dò gì đó. Chúng tôi lên xe ngoảnh lại thấy mẹ và con chị đứng tiễn chúng tôi. Một cái tiễn mà trong lòng tôi sao nghẹn ngào quá, tôi thầm nhủ “bà ơi, nếu được tôi sẽ quay lại đưa bà và cháu về để cho giáo phận chúng tôi chăm sóc cho bà và gia đình!”
Sau khi chúng tôi ra đến đường lớn, cũng là lúc gặp người bạn đưa xe đến đón. Về Pleiku chúng tôi được sự chờ đón của anh em Caritas giáo phận theo sự chỉ dẫn của cha TĐD. Để chị và người cha lại cho anh em Caritas, chúng tôi ra về.
KCC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét