Triêng là nhánh lớn thứ hai của dân tộc Giẻ-Triêng (sau nhánh Giẻ). Người Triêng cư trú hầu hết ở các xã Đăk Nông, Đăk Dục (xã Dục Nông cũ chia ra) thuộc huyện Ngọc Hồi. Nổi trội về bản sắc văn hóa Triêng là nghề dệt thổ cẩm và nghề rèn. Vì nghề dệt phát triển nên trang phục truyền thống của người Triêng được xếp vào hạng giàu có và nguyên gốc nhất trong các dân tộc bản địa ở tỉnh Kon Tum. Riêng về âm nhạc dân gian, người Triêng có vốn liếng rất phong phú, đa dạng và độc đáo.
* Về nhạc đàn: Gồm có cồng chiêng và hệ thống nhạc khí dân gian. Người Triêng sử dụng hai loại cồng chiêng Nỉ và chiêng Ngô. Đây là cồng chiêng cổ truyền của họ, cấu tạo rất đặc biệt, mỗi loại có 3 chiếc (loại có núm) và một ống nứa giả tiếng chiêng. Chúng có tên gọi như sau: - Bộ Chiêng Nỉ (từ lớn đến nhỏ): KO-TRAY-KO-XAO có nghĩa là : ÔNG-CHA-CON TRAI-CON RỂ. XAO là con rể được làm bằng ống nứa, ở một mình thì gọi là Dục tít. - Bộ Chiêng Ngô (từ lớn đến nhỏ): PẠP -NÊ-KON-LỐT. Nghĩa là : CHA-MẸ-CON-CON ÚT, Lốt ở một mình thì gọi là Ring Với cách giải thích này, quan hệ trong bộ chiêng Nỉ rộng hơn và đặc sắc hơn (trực hệ 3 đời) so với chiêngNgô. Có lẽ vì thế mà người Triêng xếp chiêng Nỉ quý hơn, giá trị hơn. Hệ thống nhạc khí dân gian gần như do đồng bào tự chế tác từ những nguyên vật liệu gần gũi, sẵn có trong rừng như tre, nứa, gỗ, vỏ bầu, sừng và da động vật săn bắn được. - Nhạc khí kích âm bằng hơi có : + Talen (sáo 4 lỗ, thổ dọc). + Talum (3 lỗ, dài hơn Talen, âm nhạc trầm). + Talét (1 lỗ ở giữa ống, kết hợp vừa thổ bằng miệng, vừa vỗ và bịt hờ lòng bàn tay ở phía đầu ống). + Gor là nhạc khí rất độc đáo, chế tác từ một ống sậy rất nhỏ (đường kính từ 1-1,5m) nhưng dài tới 1m, có màng rung bằng lưỡi gà, âm sắc rất đặc biệt. Khèn bè gồm 7 gặp ống gắn kết với bầu cộng hưởng bằng sáp ong, có thể hòa âm, giữ nhịp. Nguồn gốc khèn bè có từ bên Lào và người Triêng xa xưa đã từng cư trú bên Lào nên sự có mặt của khèn bè là điều dễ hiểu. - Dạng Tù và: có Kayol và Kakít. Kayol làm từ sừng con sơn dương, dài từ 12-15cm. Đầu vuốt đuôi sừng được được cắt vát tạo lỗ hở đường kính khoảng 0,5cm. Đầu lớn được bịt lại bằng sáp ong. Kích thước âm ở lòng (phía trong đường cong). Thổi nhẹ, tiếng trong và có thể thực hiện được nhiều bồi âm từ lực của hơi. Tương tự như vậy là Kakít được sử dụng như tiếng kẻng kêu gọi buôn làng, mang ý nghĩa thông tin, phát lệnh tập hợp.
- Tút (Ha tút, Tatút, Đinh Tút) : Ha-Ta-Đing theo tiếng Triêng đều có nghĩa là ống. Tút : gồm 6 ống, do 6 người sử dụng đồng thời, tạo được màu sắc âm thanh rất đẹp. - Oang eng (người Giẻ gọi là Móoc-đong), âm thanh phát ra rất nhỏ, vo ve như tiếng muỗi. Có thể oang englà miêu tả âm thanh của nhạc khí này. Được chế tác theo nguyên lý của Kơni nhưng sơ khai rất nhiều, cần kéo của nó chỉ là một cật nứa nhỏ deo… cọ vào dây mà phát ra âm thanh. - M’bin : Do người Triêng sáng tạo, có dáng dấp của đàn Talư (Vân Kiều), của Măndolin, của đàn đáy (Bầu cộng hưởng khoét rỗng phía sau), hình dáng thì đủ kiểu. Còn có M’bin pui giống như đàn goong của dân tộc Ba Na. Theo tiếng Triêng thì Pui là vỏ trái bầu. Vì thế M’bin có nghĩa là đàn, chỉ có hai dây cấu tạo thành một quãng 5 đúng, sử dụng rộng rãi vui chơi là chính. - Có 2 loại trống : + Ptain (nhỏ) tham gia với cồng chiêng và sinh hoạt âm nhạc khác. + Hagơr (lớn) chế tác cầu kỳ, được coi như tài sản của cộng đồng. Thông thường có 2 chiếc, một treo cố định tại nhà Rông, còn lại chỉ trình diễn khi có lễ hội. Một vài nhận định: - Trừ một vài nhạc khí chuyển tải thông tin là chính như KaKít, trống Hagơr, ngay âm thanh của cồng chiêng cũng nặng nề về giai điệu, chiều sâu, ít có bài bản sôi nổi, rộn ràng. Tỷ lệ chế tác nhạc khí rất cao, chủng loại thuộc tre, nứa, gỗ chiếm hai phần ba tổng số các loại hiện có. - Tính chất âm nhạc trữ tình, êm đềm, mang đậm tính tự sự trong không gian hẹp. Tính chất này biểu hiện tình cảm và phong cách cũng như sinh hoạt của người Triêng. - Người Triêng ưa thích sáng tạo và tự hào về tài sản âm nhạc dân gian của mình, trải rộng với thiên nhiên gắn bó từ bao đời nay, hình thành nét sinh hoạt nhẹ nhàng bay bổng, mơ ước về một cuộc sống thanh bình, no đủ và hạnh phúc. Với những gì hiện có, âm nhạc dân gian của người Triêng góp phần quan trọng vào vào Di sản văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Giẻ-Triêng và các dân tộc bản địa ở Kon Tum. NS. Phạm Cao Đạt (St) (Nguồn: CTTĐTTKT) |
Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012
Âm nhạc dân gian của người Triêng (dân tộc Giẻ-Triêng) ở Kon Tum - Những nét độc đáo về bản sắc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét