Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Vatican -- một ngày trước Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng







Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sau biến cố thoái vị của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, một lực lượng ký giả đông đảo đã đổ dồn về Vatican. Con số ký giả đã lên đến hơn 6000 người và trong vòng hai ngày qua, từ sau khi Tòa Thánh bất ngờ công bố Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng sẽ bắt đầu vào thứ Ba 12 tháng Ba, con số các ký giả, các chuyên viên thu hình, và các phương tiện máy móc truyền thông kéo về Vatican đã biến nơi đây thành một thành phố media.

Những hình ảnh mà quý vị đang thấy được ghi nhận vào sáng thứ Hai 11 tháng Ba. Hầu hết các vị Hồng Y đã phải dùng xe hơi để đến dự cuộc họp khoáng đại cuối cùng trước khi Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng bắt đầu diễn ra. 

Nếu tinh mắt quý vị và anh chị em có thể nhận ra Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của tổng giáo phận Sàigòn đi cùng xe với Đức Hồng Y Ivan Dias, nguyên là tổng trưởng Bộ Truyền Giáo đến dự cuộc họp lúc 9h30 sáng nay.

Phát ngôn viên của Tòa Thánh là Cha Federico Lombardi cho biết, kể từ khi các phiên họp khoáng đại bắt đầu, cho đến nay đã có 133 bài phát biểu. Sau cuộc họp sáng hôm nay, con số này dự kiến sẽ tăng lên ít nhất là 150 bài phát biểu.

Những bài phát biểu phản ảnh những mong đợi nơi vị Giáo Hoàng tương lai, hoạt động của Tòa Thánh, giáo triều Roma, đời sống và hoạt động của Giáo hội tại các nơi. 

Một trong những vấn đề gây quan ngại sâu xa cho các vị Hồng Y là tình trạng gia tăng đàn áp và bách hại các Kitô hữu đang có khuynh hướng gia tăng trên thế giới. Từ những vụ giết hại các Kitô hữu ở Nigeria đến vụ nhà cầm quyền Trung Quốc đang mặc sức thao túng Giáo Hội tại đây, thúc đẩy hàng giáo sĩ quốc doanh tiến nhanh trên con đường ly giáo. Đó sẽ là một trong những thách thức khó khăn nhất mà vị Tân Giáo Hoàng phải đối mặt. Là một trong những nhân vật có ảnh hưởng hàng đầu thế giới, ngài sẽ phải linh hoạt trước các tình huống khó khăn, thường xuyên đối thoại với các chính phủ và cả các nhóm thù địch, vì lợi ích của mọi Kitô hữu.

Mặc dù những thách thức này hiện nay là rất nhiều trên toàn thế giới. Tuy nhiên có một số loại nổi bật đã được Ngoại Trưởng Tòa Thánh tóm lược trong một bản tham luận tại Liên Hiệp Châu Âu vào cuối năm 2012.

Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti nói: 

"Với sự gia tăng bất khoan dung tôn giáo trên toàn thế giới, các tài liệu cho thấy rõ rằng các Kitô hữu là một trong những thành phần bị phân biệt đối xử tệ hại nhất, ngay cả trong khu vực Liên Hiệp Châu Âu. Thực tế là, trong một số quốc gia thành viên những thứ pháp luật bất khoan dung, phân biệt đối xử, những quyết định bất công, những hành vi kỳ thị, việc từ chối quyền tự do tôn giáo chống lại Giáo Hội Công Giáo và các cộng đồng Kitô hữu khác vẫn tiếp tục xảy ra. "

Hình thức bách hại đầu tiên xảy ra tại nước hay tại các khu vực trong đó các Kitô hữu chỉ là một nhóm thiểu số, và bị đàn áp công khai từ các nhóm tôn giáo khác. Kitô hữu phải đối diện với cái chết vì các nhóm Hồi giáo cuồng tín như tại Nigeria, hoặc nhà thờ, trường học của họ bị phá hủy như tại Ai Cập, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ và Pakistan.

Hình thức bách hại thứ hai là xuất phát từ chủ trương chính sách của nhà nước như tại Trung Quốc, và Việt Nam nơi mà các tôn giáo bị kiểm soát chặt chẽ, hoặc tại Ả-rập Xê-út, nơi nhà nước không công nhận quyền tự do thờ phượng của các Kitô hữu. 

Loại thứ ba, ít được công nhận và ít dính líu tới bạo lực hơn, đó là cuộc đàn áp một cách tinh vi nhận thức xã hội của các Kitô hữu như tại Hoa Kỳ thông qua những luật lệ về chăm sóc sức khỏe, và kết hôn đồng tính.


-------------------------------------


Cơ Mật Viện: Ống khói đã lắp đặt, mọi sự đã sẵn sàng



Sau khi đã thông qua quyết định khai mạc Cơ Mật Viện vào ngày thứ Ba 12 tháng Ba, hôm thứ Bẩy các Hồng Y đã có phiên họp khoáng đại thứ 9 lúc 9h30 sáng trong đó 17 Hồng Y lên tiếng phát biểu về các vấn đề như những mong đợi nơi vị Giáo Hoàng tương lai, hoạt động của Tòa Thánh, giáo triều Roma, đời sống và hoạt động của Giáo hội tại các nơi. 


Ngày thứ Hai sẽ có phiên họp khoáng đại thứ 10 lúc 9h30 sáng.

Trong phiên họp hôm thứ Bẩy, các Hồng Y đã rút thăm để lấy phòng tại nhà trọ thánh Marta trong nội thành Vatican, nơi các vị cư ngụ trong thời gian Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng. 

Cha Federico Lombardi cho biết

"Phần lớn các Hồng Y quyết định di chuyển đến Santa Martha vào sáng thứ Ba vào khoảng 7 giờ sáng, cùng ngày với sự khởi đầu của Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng và thánh lễ để bầu Giáo hoàng mới, được cử hành vào lúc 10 giờ sáng."

Trong ngày Chúa Nhật, sẽ không có cuộc họp nào để các Hồng Y có thể nhân dịp này viếng các nhà thờ hiệu tòa của các ngài nói chuyện trực tiếp với các tín hữu và yêu cầu họ cầu nguyện trong giai đoạn chuyển tiếp đối với Giáo Hội trên toàn thế giới.

Cha Federico Lombardi nói:

"Điều rất quan trọng cho các tín hữu biết và thấy rằng họ có thể tham gia chuẩn bị cho Cơ Mật Viện bầu Giáo hoàng qua lời cầu nguyện với các vị Hồng Y này. Vì vậy, không có gì ngăn cản báo chí loan tải sự kiện này và qua đó các Hồng Y có thể gửi sứ điệp cho người dân thông qua truyền hình ".

Trong chín cuộc họp cho đến nay, đã có 133 bài phát biểu của các vị Hồng Y. 

Cha Federico Lombardi cũng nhân dịp này giải thích cho các ký giả cách thức theo dõi kết quả Cơ Mật Viện

"Khói từ các phiếu bầu bị đốt cháy vào cuối vòng bỏ phiếu, nhưng không phải mỗi vòng đều đốt. Mỗi ngày có 4 vòng bỏ phiếu. Việc đốt phiếu diễn ra ở vòng thứ Hai lúc giữa trưa và vòng thứ Tư lúc 7 giờ tối. Nếu bầu được Giáo Hoàng vào vòng thứ Nhất hay vòng thứ Ba thì khói trắng sẽ bốc lên trong khoảng 10:30 đến 11 giờ buổi sáng. Và từ 5:30 đến 6 vào buổi tối. "

Khói đen báo hiệu cho thấy chưa có Giáo Hoàng mới và khói trắng thông báo cuộc bầu cử có kết quả. Lúc đó chuông đền thờ thánh Phêrô cũng được gióng lên. Ban tối ống khói sẽ có đèn chiếu sáng để dân chúng có thể thấy khói mầu gì.

Một Ủy ban đã được thiết lập với nhiệm vụ niêm phong các lối vào mật nghị Hồng y bầu Giáo Hoàng. Ủy ban này tùy thuộc Đức Hồng Y nhiếp chính Bertone, và một số thành viên như vị chỉ huy trưởng vệ binh Thụy Sĩ, đại diện đoàn Hiến binh Vatican, một vị công chứng viên.

Cha Lombardi cho biết đã thấy tận mắt 5 triện của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 bị hủy đi bằng cách rạch để không sử dụng được nữa, trong đó có 2 nhẫn Ngư Phủ của ngài.

Công việc chuẩn bị cho Cơ Mật Viện được coi như đã hoàn tất với việc lót sàn tại nhà nguyện Sistina để các vị Hồng Y đi trên sàn bằng phẳng thay vì trên nền đá có nhiều chỗ cần phải cẩn thận nếu không sẽ bị vấp té.

Ống khói cũng đã được gắn trên nóc nhà nguyện Sistina.

Cha Lombardi cũng thông báo thời khóa biểu của Cơ Mật Viện như sau:

Lúc 15.45 chiều ngày thứ ba, 12/3, các Hồng Y sẽ rời nhà trọ thánh Marta tới dinh Tông Tòa. Lúc 16.30 các vị sẽ rước từ nhà nguyện Paolina đến nhà nguyện Sistina. Tại đây, lúc 16.45, có nghi thức tuyên thệ, vị trưởng nghi sẽ tuyên bố “Extra omnes!” Tất cả những người không phải Hồng Y cử tri phải ra ngoài!

Các Hồng Y sẽ nghe bài suy niệm do Đức Hồng Y Prospero Grech, 88 tuổi, người Malta, trình bày và sẽ bắt đầu bỏ phiếu lần đầu tiên bầu Giáo Hoàng.

(Nguồn : Vietcatholic.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét