Tiểu sử Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất
|
Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất, vị Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo, được bầu trong lần bỏ phiếu thứ 5 vào ngày 13 tháng Ba năm 2013, năm nay 76 tuổi và sẽ mừng sinh nhật thứ 77 vào tháng 12 tới đây. Ngài nguyên là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, sinh ngày 17 tháng 12 1936.
Ngài sẽ đi vào lịch sử như là vị Giáo Hoàng đầu tiên được sinh ra ở châu Mỹ.
Ngài là Tổng Giám Mục của Buenos Aires từ năm 1998 và đã được Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y vào ngày 21 tháng Hai năm 2001 cùng trong một nghi lễ tấn phong Hồng Y với Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận của Việt Nam.
Đức Tân Giáo Hoàng Jorge Bergoglio được sinh ra tại Buenos Aires, trong một gia đình có năm người con của một công nhân đường sắt người Ý. Sau khi học tại chủng viện Villa Devoto, ngài gia nhập Dòng Tên vào ngày 11 tháng Ba năm 1958. Ngài hoàn thành cử nhân triết học tại Đại Học Maximo San José ở San Miguel, và sau đó giảng dạy văn học và tâm lý học tại hai trường Inmaculada ở Santa Fe, và Salvador ở Buenos Aires. Ngài được Đức Tổng Giám Mục José Ramón Castellano phong chức linh mục vào ngày 13 tháng 12 năm 1969. Ngài tiếp tục khoa triết học và thần học tại San Miguel và trở thành giáo sư thần học.
Dòng Tên đã bầu ngài làm Giám Tỉnh Á Căn Đình từ năm 1973 đến 1979 vì danh tiếng về tài lãnh đạo của ngài. Năm 1980, ngài trở thành giám đốc chủng viện San Miguel, nơi ngài đã được đào tạo. Ngài phục vụ trong cương vị đó cho đến năm 1986 trước khi sang Đức hoàn thành luận án tiến sĩ và trở về quê hương của mình để phục vụ như là cha giải tội và linh hướng tại Córdoba.
Ngài thay Đức Hồng Y Quarracino vào ngày 28 tháng 2 năm 1998 trong chức vụ Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires. Ngài cũng đồng thời được bổ nhiệm là Đấng Bản Quyền cho người Công Giáo Đông Phương ở Á Căn Đình.
Ngày 21 tháng Hai năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y cho ngài với Hiệu Tòa là nhà thờ Thánh Robert Bellarmino.
Ngài đã được bổ nhiệm vào một số vị trí trong Giáo Triều Rôma như Thánh Bộ Giáo sĩ, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Thánh Bộ Đời Sống Tận Hiến và các Tu Hội Tông Đồ. Ngài cũng là một thành viên của Ủy ban châu Mỹ La tinh và Hội đồng gia đình.
Đức Hồng Y Bergoglio nổi tiếng với sự khiêm tốn cá nhân, mạnh mẽ bảo vệ các học thuyết Giáo Hội và dấn thân cho công bằng xã hội. Ngài sống trong một căn nhà nhỏ, chứ không phải tại nơi cư trú nguy nga của giám mục.
Dù là Hồng Y, ngài thường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, và tự mình nấu ăn cho mình.
Sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Bergoglio, đã được nhiều người coi là một ứng viên sáng giá vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2005.
Ngài sẽ đi vào lịch sử như là vị Giáo Hoàng đầu tiên được sinh ra ở châu Mỹ.
Ngài là Tổng Giám Mục của Buenos Aires từ năm 1998 và đã được Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y vào ngày 21 tháng Hai năm 2001 cùng trong một nghi lễ tấn phong Hồng Y với Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận của Việt Nam.
Đức Tân Giáo Hoàng Jorge Bergoglio được sinh ra tại Buenos Aires, trong một gia đình có năm người con của một công nhân đường sắt người Ý. Sau khi học tại chủng viện Villa Devoto, ngài gia nhập Dòng Tên vào ngày 11 tháng Ba năm 1958. Ngài hoàn thành cử nhân triết học tại Đại Học Maximo San José ở San Miguel, và sau đó giảng dạy văn học và tâm lý học tại hai trường Inmaculada ở Santa Fe, và Salvador ở Buenos Aires. Ngài được Đức Tổng Giám Mục José Ramón Castellano phong chức linh mục vào ngày 13 tháng 12 năm 1969. Ngài tiếp tục khoa triết học và thần học tại San Miguel và trở thành giáo sư thần học.
Dòng Tên đã bầu ngài làm Giám Tỉnh Á Căn Đình từ năm 1973 đến 1979 vì danh tiếng về tài lãnh đạo của ngài. Năm 1980, ngài trở thành giám đốc chủng viện San Miguel, nơi ngài đã được đào tạo. Ngài phục vụ trong cương vị đó cho đến năm 1986 trước khi sang Đức hoàn thành luận án tiến sĩ và trở về quê hương của mình để phục vụ như là cha giải tội và linh hướng tại Córdoba.
Ngài thay Đức Hồng Y Quarracino vào ngày 28 tháng 2 năm 1998 trong chức vụ Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires. Ngài cũng đồng thời được bổ nhiệm là Đấng Bản Quyền cho người Công Giáo Đông Phương ở Á Căn Đình.
Ngày 21 tháng Hai năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y cho ngài với Hiệu Tòa là nhà thờ Thánh Robert Bellarmino.
Ngài đã được bổ nhiệm vào một số vị trí trong Giáo Triều Rôma như Thánh Bộ Giáo sĩ, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Thánh Bộ Đời Sống Tận Hiến và các Tu Hội Tông Đồ. Ngài cũng là một thành viên của Ủy ban châu Mỹ La tinh và Hội đồng gia đình.
Đức Hồng Y Bergoglio nổi tiếng với sự khiêm tốn cá nhân, mạnh mẽ bảo vệ các học thuyết Giáo Hội và dấn thân cho công bằng xã hội. Ngài sống trong một căn nhà nhỏ, chứ không phải tại nơi cư trú nguy nga của giám mục.
Dù là Hồng Y, ngài thường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, và tự mình nấu ăn cho mình.
Sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Bergoglio, đã được nhiều người coi là một ứng viên sáng giá vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2005.
Đặng Tự Do 3/13/2013
---------------------------------
Đức Phanxicô I và bộ áo chùng trắng đơn giản
|
Linh tính cho tôi thấy rất có thể có khói trắng lần này, nên tôi thức dậy sớm, vào lúc 4 giờ 50 sáng giờ Sydney. Một mình ra ngồi ở phòng TV, không dám bật đèn sợ các cháu thức giấc, tôi rón rén mở TV, Đài CNN. Màn ảnh rực sáng với hàng chữ Vatican City 18.55. Lúc ấy, CNN đang chiếu một số chương trình quảng cáo. Kiên nhẫn nằm chờ. Khởi đầu là ống khói với bản tin sơ khởi. Khói chưa phun. Nhưng rồi sự chờ đợi của tôi được tưởng thưởng hả hê, sau bản tin về Syria: đúng lúc 5 giờ 07 giờ Sydney, khói tuôn ra từ ống khói, một mầu trắng không thể nào lầm lẫn được. Không như năm 2005, mầu khói lần này được tôi chắc mẩm là trắng ngay từ phút đầu tiên. Tôi vào phòng gọi bà xã ra coi: khói trắng rồi, em ơi! Trước khi chuông Nhà Thờ Thánh Phêrô xác nhận sự chắc mẩm của mình.
Và rồi kiên nhẫn nằm chờ hơn một giờ nữa, mãi lúc 6 giờ 11 phút, Đức Hồng Y Louis Tauran mới xuất hiện ở bancông để công bố “Habemus Papam”. Lời ngài không được truyền thanh rõ như năm 2005, nên chính CNN cũng không biết là vị hồng y nào được bầu làm giáo hoàng, mãi một hai phút sau, họ mới xác nhận là Đức Hồng Y Bergoglio của Buones Aires, Argentina, vị hồng y từng đứng thứ nhì sau Đức HY Ratzinger về số phiếu được bầu. Nhớ lại lời một người bạn mấy ngày hôm trước, tôi biết vị hồng y này thuộc Dòng Tên. Nhưng sao lại chọn tên Phanxicô, một cái tên lạ hoắc, phải chăng ngài không phải là Dòng Tên mà là Dòng Phanxicô. Đến khi CNN nhắc đến việc ngài không ngụ tại tòa giám mục lộng lẫy mà ngụ tại một căn hộ đơn giản. Ngài cũng không dùng xe có tài xế lái mà dùng xe buýt để di chuyển. Bình luận gia của CNN còn nói Ngài nổi tiếng về lòng khiêm nhường, thì tôi hiểu tu sĩ Dòng Tên vẫn có quyền chọn Thánh Phanxicô làm người hướng dẫn, làm đuốc soi đường cho hành trình giáo hoàng đầy cam go của mình.
Rồi tân giáo hoàng xuất hiện trong bộ áo chùng trắng đơn giản, không có cả dây stola, cử chỉ đơn giản, dơ cao một tay như để ban phép lành. Nhưng không phải, ngài chỉ ban phép lành sau khi xin dân chúng ban phép lành cho ngài. Cả Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô như nhôn nhao cả lên. Giáo hoàng xin tín hữu chúc lành trước khi giáo hoàng chúc lành cho họ. Một điều chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội. Và ngài cũng là vị giáo hoàng đầu tiên đọc đủ kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh cùng với cộng đoàn nay trở thành đoàn chiên của mình trước khi cùng ban phép lành cho nhau. Phần cầu nguyện kéo dài hơn cả phần diễn văn, trong lần xuất hiện đầu tiên của Đức Phanxicô. Chúc lành xong rồi, Đức Phanxicô I lại cởi dây Stola ra, trở thành vị giáo hoàng với bộ áo chùng trắng đơn giản. Giáo Hội trong những ngày tới chắc chắn sẽ loại bỏ nhiều điều rườm rà không cần thiết, để nắm lấy điều căn bản, điều cần thiết duy nhất như Chúa Giêsu đã nói với Marta xưa: em con đã chọn phần tốt hơn!
Cám ơn Chúa đã cho chúng con một giáo hoàng đúng lúc để đem chúng con lại gần Chúa hơn, chứ không gần trần gian hơn, như nhiều người tưởng tượng.
Vài hàng ghi vội về vị tân giáo hoàng: Jorge Bergoglio sinh tại Buenos Aitres, một trong 5 người con của một công nhân hoả xa Ý. Sau khi học ở chủng viện Villa Devoto, ngài vào Dòng Tên năm 1958, đậu thạc sĩ triết học tại Colegio Máximo San José ở San Miguel, rồi dạy văn chương và tâm lý học tại Colegio de la Inmaculada ở Santa Fe, và Colegio del Salvador ở Buenos Aires. Được thụ phong linh mục năm 1969, ngài theo học tại Phân Khoa Triết và Thần Học San Miguel, rồi làm giám tập và giáo sư thần học.
Cảm phục trước tài lãnh đạo của ngài, Dòng Tên đã cử ngài làm giám tỉnh Argentina trong các năm 1973 tới 1979. Năm 1980, ngài trở thành giám đốc chủng viện San Miguel, cho tới năm 1986. Ngài hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đức, rồi về nước làm cha giải tội và linh hướng tại Córdoba.
Ngài kế nhiệm Đức HY Quarracino vào ngày 28 tháng Hai năm 1998. Đức Gioan Phaolô II phong ngài lên hồng y linh mục ngày 21 tháng Hai, năm 2001. Trong tư cách hồng y, ngài nổi tiếng về lòng khiêm nhường, bảo thủ về tín lý nhưng dấn thân cho công bằng xã hội. Lối sống đơn giản càng làm lòng khiêm nhường của ngài được biết đến nhiều hơn. Ngài sống trong một căn hộ nhỏ, chứ không sống tại toà giám mục lộng lẫy, không dùng xe riêng mà dùng phương tiện giao thông công cộng, và có người còn cho là ngài nấu ăn lấy.
Lúc Đức Gioan Phaolô II băng hà, ngài được coi là một trong những papabili. Và trong cơ mật viện năm 2005, có lời đồn là số phiếu bầu ngài sít sao với số phiếu bầu Đức HY Ratzinger cho tới lúc ngài khóc lóc xin các hồng y anh em đừng bỏ phiếu cho ngài.
Henry Chu, viết trên Los Angeles Times ngày 13 tháng 3, nhận định rằng: vận tốc cuộc bầu cử, chỉ vài giờ lâu hơn thời gian cơ mật viện lần trước nhằm bầu Đức Bênêđíctô năm 2005, cho thấy các vị hồng y đã nhanh chóng kết hợp sau một ứng viên bất chấp các phúc trình cho rằng có sự chia rẽ gia tăng giữa các hồng y trong việc lựa chọn. Báo chí thế tục quả có nhiều điều cần học hỏi qua việc chọn bầu Đức Phanxicô I.
Và rồi kiên nhẫn nằm chờ hơn một giờ nữa, mãi lúc 6 giờ 11 phút, Đức Hồng Y Louis Tauran mới xuất hiện ở bancông để công bố “Habemus Papam”. Lời ngài không được truyền thanh rõ như năm 2005, nên chính CNN cũng không biết là vị hồng y nào được bầu làm giáo hoàng, mãi một hai phút sau, họ mới xác nhận là Đức Hồng Y Bergoglio của Buones Aires, Argentina, vị hồng y từng đứng thứ nhì sau Đức HY Ratzinger về số phiếu được bầu. Nhớ lại lời một người bạn mấy ngày hôm trước, tôi biết vị hồng y này thuộc Dòng Tên. Nhưng sao lại chọn tên Phanxicô, một cái tên lạ hoắc, phải chăng ngài không phải là Dòng Tên mà là Dòng Phanxicô. Đến khi CNN nhắc đến việc ngài không ngụ tại tòa giám mục lộng lẫy mà ngụ tại một căn hộ đơn giản. Ngài cũng không dùng xe có tài xế lái mà dùng xe buýt để di chuyển. Bình luận gia của CNN còn nói Ngài nổi tiếng về lòng khiêm nhường, thì tôi hiểu tu sĩ Dòng Tên vẫn có quyền chọn Thánh Phanxicô làm người hướng dẫn, làm đuốc soi đường cho hành trình giáo hoàng đầy cam go của mình.
Rồi tân giáo hoàng xuất hiện trong bộ áo chùng trắng đơn giản, không có cả dây stola, cử chỉ đơn giản, dơ cao một tay như để ban phép lành. Nhưng không phải, ngài chỉ ban phép lành sau khi xin dân chúng ban phép lành cho ngài. Cả Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô như nhôn nhao cả lên. Giáo hoàng xin tín hữu chúc lành trước khi giáo hoàng chúc lành cho họ. Một điều chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội. Và ngài cũng là vị giáo hoàng đầu tiên đọc đủ kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh cùng với cộng đoàn nay trở thành đoàn chiên của mình trước khi cùng ban phép lành cho nhau. Phần cầu nguyện kéo dài hơn cả phần diễn văn, trong lần xuất hiện đầu tiên của Đức Phanxicô. Chúc lành xong rồi, Đức Phanxicô I lại cởi dây Stola ra, trở thành vị giáo hoàng với bộ áo chùng trắng đơn giản. Giáo Hội trong những ngày tới chắc chắn sẽ loại bỏ nhiều điều rườm rà không cần thiết, để nắm lấy điều căn bản, điều cần thiết duy nhất như Chúa Giêsu đã nói với Marta xưa: em con đã chọn phần tốt hơn!
Cám ơn Chúa đã cho chúng con một giáo hoàng đúng lúc để đem chúng con lại gần Chúa hơn, chứ không gần trần gian hơn, như nhiều người tưởng tượng.
Vài hàng ghi vội về vị tân giáo hoàng: Jorge Bergoglio sinh tại Buenos Aitres, một trong 5 người con của một công nhân hoả xa Ý. Sau khi học ở chủng viện Villa Devoto, ngài vào Dòng Tên năm 1958, đậu thạc sĩ triết học tại Colegio Máximo San José ở San Miguel, rồi dạy văn chương và tâm lý học tại Colegio de la Inmaculada ở Santa Fe, và Colegio del Salvador ở Buenos Aires. Được thụ phong linh mục năm 1969, ngài theo học tại Phân Khoa Triết và Thần Học San Miguel, rồi làm giám tập và giáo sư thần học.
Cảm phục trước tài lãnh đạo của ngài, Dòng Tên đã cử ngài làm giám tỉnh Argentina trong các năm 1973 tới 1979. Năm 1980, ngài trở thành giám đốc chủng viện San Miguel, cho tới năm 1986. Ngài hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đức, rồi về nước làm cha giải tội và linh hướng tại Córdoba.
Ngài kế nhiệm Đức HY Quarracino vào ngày 28 tháng Hai năm 1998. Đức Gioan Phaolô II phong ngài lên hồng y linh mục ngày 21 tháng Hai, năm 2001. Trong tư cách hồng y, ngài nổi tiếng về lòng khiêm nhường, bảo thủ về tín lý nhưng dấn thân cho công bằng xã hội. Lối sống đơn giản càng làm lòng khiêm nhường của ngài được biết đến nhiều hơn. Ngài sống trong một căn hộ nhỏ, chứ không sống tại toà giám mục lộng lẫy, không dùng xe riêng mà dùng phương tiện giao thông công cộng, và có người còn cho là ngài nấu ăn lấy.
Lúc Đức Gioan Phaolô II băng hà, ngài được coi là một trong những papabili. Và trong cơ mật viện năm 2005, có lời đồn là số phiếu bầu ngài sít sao với số phiếu bầu Đức HY Ratzinger cho tới lúc ngài khóc lóc xin các hồng y anh em đừng bỏ phiếu cho ngài.
Henry Chu, viết trên Los Angeles Times ngày 13 tháng 3, nhận định rằng: vận tốc cuộc bầu cử, chỉ vài giờ lâu hơn thời gian cơ mật viện lần trước nhằm bầu Đức Bênêđíctô năm 2005, cho thấy các vị hồng y đã nhanh chóng kết hợp sau một ứng viên bất chấp các phúc trình cho rằng có sự chia rẽ gia tăng giữa các hồng y trong việc lựa chọn. Báo chí thế tục quả có nhiều điều cần học hỏi qua việc chọn bầu Đức Phanxicô I.
Vũ Văn An3/13/2013
(Nguồn: vietcatholic.net)
TE DEUM (KINH TẠ ƠN!)
Diẽn từ của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất
Chào anh chị em thân mến,
Tất cả anh chị em cũng biết nghĩa vụ của Mật Viện là bầu ra một Giám Mục Rôma. Có vẻ như là các hiền huynh Hồng Y của tôi đã phải đi đến cùng trời cuối đất để tìm một vị như thế... kết cuộc là... Tôi cảm ơn anh chị em về sự đón tiếp nồng nhiệt đã đến từ cộng đoàn giáo phận Rôma.
Trước hết tôi xin anh chị em hiệp ý trong lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 của chúng ta .. Tất cả chúng ta hãy hiệp ý cầu nguyện cho ngài, xin Chúa ban phép lành cho ngài và xin Đức Mẹ chở che ngài.
Lạy Cha chúng con ở trên trời ...
Kính mừng Maria ...
Sáng danh Đức Chúa Cha ...
Và bây giờ chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình của Đức Giám Mục và dân chúng thuộc Giáo Hội Rôma, là Giáo Hội lãnh đạo trong đức ái tất cả các Giáo Hội trên thế giới, một cuộc hành trình của tình huynh đệ trong yêu thương, và tin cậy lẫn nhau. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho thế giới có được một cảm nhận to lớn về tình huynh đệ. Hy vọng của tôi là cuộc hành trình của Giáo Hội mà chúng ta bắt đầu ngày hôm nay, cùng với sự giúp đỡ của vị Hồng Y Giám Quản của tôi, đem lại hiệu quả cho việc truyền giáo tại thành phố xinh đẹp này.
Và giờ đây tôi sẽ ban phép lành cho anh chị em, nhưng trước hết tôi xin anh chị em điều này. Trước khi tôi ban phép lành cho anh chị em xin anh chị em cầu xin Chúa ban phép lành cho tôi – trong lời cầu nguyện của người dân cho vị Giám Mục của mình. Anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi trong im lặng.
Vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế thông báo rằng tất cả những ai nhận được phép lành, dù trực tiếp hay qua truyền hình, đài phát thanh hoặc bằng các phương tiện truyền thông mới đều nhận được ơn toàn xá theo các điều kiện quy định bởi Giáo hội.
Vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế cũng đã cầu nguyện xin Thiên Chúa toàn năng đoái thương bảo vệ Đức Giáo Hoàng để ngài có thể hướng dẫn Giáo Hội trong nhiều năm tới, và xin Chúa ban hòa bình cho Giáo Hội Ngài trên toàn thế giới.
Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất đã ban phép lành Urbi et Orbi – Cho Rôma và toàn thế giới. Ngài nói:
Giờ đây tôi sẽ ban phép lành cho anh chị em và cho toàn thế giới, và cho tất cả các người nam nữ thiện chí.
Thưa các anh chị em, tôi thân ái chào anh chị em. Cảm ơn anh chị em đã chào đón tôi. Hãy cầu nguyện cho tôi và tôi sẽ sớm gặp lại anh chị em.
Ngày mai, tôi sẽ đi cầu nguyện với Đức Mẹ, xin Mẹ bảo vệ Rôma.
Chúc anh chị em ngủ ngon!
Trước hết tôi xin anh chị em hiệp ý trong lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 của chúng ta .. Tất cả chúng ta hãy hiệp ý cầu nguyện cho ngài, xin Chúa ban phép lành cho ngài và xin Đức Mẹ chở che ngài.
Lạy Cha chúng con ở trên trời ...
Kính mừng Maria ...
Sáng danh Đức Chúa Cha ...
Và bây giờ chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình của Đức Giám Mục và dân chúng thuộc Giáo Hội Rôma, là Giáo Hội lãnh đạo trong đức ái tất cả các Giáo Hội trên thế giới, một cuộc hành trình của tình huynh đệ trong yêu thương, và tin cậy lẫn nhau. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho thế giới có được một cảm nhận to lớn về tình huynh đệ. Hy vọng của tôi là cuộc hành trình của Giáo Hội mà chúng ta bắt đầu ngày hôm nay, cùng với sự giúp đỡ của vị Hồng Y Giám Quản của tôi, đem lại hiệu quả cho việc truyền giáo tại thành phố xinh đẹp này.
Và giờ đây tôi sẽ ban phép lành cho anh chị em, nhưng trước hết tôi xin anh chị em điều này. Trước khi tôi ban phép lành cho anh chị em xin anh chị em cầu xin Chúa ban phép lành cho tôi – trong lời cầu nguyện của người dân cho vị Giám Mục của mình. Anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi trong im lặng.
Vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế thông báo rằng tất cả những ai nhận được phép lành, dù trực tiếp hay qua truyền hình, đài phát thanh hoặc bằng các phương tiện truyền thông mới đều nhận được ơn toàn xá theo các điều kiện quy định bởi Giáo hội.
Vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế cũng đã cầu nguyện xin Thiên Chúa toàn năng đoái thương bảo vệ Đức Giáo Hoàng để ngài có thể hướng dẫn Giáo Hội trong nhiều năm tới, và xin Chúa ban hòa bình cho Giáo Hội Ngài trên toàn thế giới.
Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất đã ban phép lành Urbi et Orbi – Cho Rôma và toàn thế giới. Ngài nói:
Giờ đây tôi sẽ ban phép lành cho anh chị em và cho toàn thế giới, và cho tất cả các người nam nữ thiện chí.
Thưa các anh chị em, tôi thân ái chào anh chị em. Cảm ơn anh chị em đã chào đón tôi. Hãy cầu nguyện cho tôi và tôi sẽ sớm gặp lại anh chị em.
Ngày mai, tôi sẽ đi cầu nguyện với Đức Mẹ, xin Mẹ bảo vệ Rôma.
Chúc anh chị em ngủ ngon!
Những hình ảnh ĐGH Phanxicô ban phép lành đầu tiên cho thế giới
Những bất ngờ thú vị từ Đức Tân Giáo Hoàng
Sau hai tuần lễ náo nức hồi hộp chờ đợi, thế giới đã có Giáo Hoàng mới (Habemus Papam), Đức Phanxicô. Ngày mà ngài được bầu làm Thủ Lãnh Giáo Hội hoàn vũ rất đẹp, gắn liền với ba con số 3: ngày 13 tháng 3 năm 2013. Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đi vào lịch sử Giáo Hội với 3 cái “đầu tiên”, cũng là những cái làm nên những bất ngờ thú vị.
- Vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Châu Latinh.
Mỹ Châu là châu lục có số người Công Giáo đông nhất, chiếm 50% dân số Công Giáo Thế giới. Người ta vẫn chờ đợi từ lâu một vị Giáo Hoàng đến từ châu lục này. Tuy nhiên chưa từng xuất hiện trong lịch sử Giáo Hội một vị Giáo Hoàng nào người Châu Mỹ. Trong 4 thập niên trở lại đây người ta nói đến nhiều về Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh. Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn nghiêm trọng, trong đó có vấn nạn rất nhiều người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội để chạy theo các giáo phái khác. Có lẽ thời điểm hiện tại là thời điểm đã chín muồi để chọn một vị Giáo Hoàng đến từ Mỹ Châu. Và có lẽ đây cũng là lý do tại sao Mật Nghị Hồng Y đã bầu ra được vị Tân Giáo Hoàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn (chưa đầy 2 ngày) khoảng thời gian mà nhiều người dự đoán.
- Vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên.
Điểm lại lịch sử Giáo Hội, ta thấy rằng mặc dù là một dòng tu trí thức nổi tiếng thế giới, nơi sản sinh ra nhiều nhà thần học lỗi lạc như Henri de Lubac, Karl Rhaner,…; nhưng Dòng Tên chưa hề được vinh danh trong những lần đăng quang Giáo Hoàng trước đây. Trong khi đó, dòng Biển Đức, dòng Đaminh và đặc biệt là dòng Phanxicô, đã nhiều lần được vinh danh. Nhiều vị Giáo Hoàng đã từng xuất thân từ những dòng tu này. Trong đó có các vị nổi danh như Đức Sistô IV và V, Đức Piô X, và XII (dòng Phanxicô), thánh Giáo Hoàng Piô V, Đức Bênêđictô XIII (Dòng Đaminh), Đức Piô VII, Đức Grêgôriô VII (dòng Biển Đức)…
Nay sau 5 vòng bỏ phiếu của Cơ Mật Viện 2013, ĐHY Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giáo Mục giáo phận Buenos Aires đã chính thức trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên, còn gọi là Dòng Chúa Giêsu. Đây sẽ là một vinh dự lớn lao cho dòng Tên nói chung và Tỉnh dòng Tên Argentina nói riêng.
- Vị Giáo Hoàng đầu tiên chọn Tông hiệu là Phanxicô.
Có những cái tên như Gioan đã được 22 vị Giáo Hoàng (*) chọn làm Tông hiệu; Grêgôriô và Bênêđictô, mỗi cái tên đã được ít nhất là 16 vị Giáo Hoàng chọn; Piô đã có 12 vị; thậm chí cái tên kép “Gioan Phaolô” cũng đã được 2 vị Giáo Hoàng đương đại chọn làm tước hiệu cho triều đại Giáo Hoàng của mình. Còn Phanxicô là cái tên lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách Tông hiệu của các vị Giáo Hoàng.
Chúng ta biết rằng thông thường Tông hiệu do Tân Giáo Hoàng tự quyết định. Tông hiệu được chọn có thể là để vinh danh tên của vị Giáo Hoàng tiền nhiệm mà ngài cảm thấy yêu mến hoặc để đi theo đường hướng của các vị tiền nhiệm. Tân Giáo Hoàng cũng có thể chọn tên một vị thánh hay một nhân vật nào đó trong Kinh Thánh. Nếu Tông hiệu của Đức Giáo Hoàng thứ 266 là tên của thánh Phanxicô, vậy thì thánh Phanxicô nào: Xaviê hay là Assisi? Rất có thể là Phanxicô Xaviê, vì Ngài là một trong những vị thánh tổ phụ sáng lập Dòng Tên, nơi mà Đức Tân Giáo Hoàng xuất thân. Còn nếu ngài chọn Danh hiệu là Phanxicô Assisi thì có lẽ cũng hợp với lối sống của ngài: đơn sơ khiêm nhường. Được biết ngay khi đã là Hồng Y Tổng Giám Mục, ngài vẫn thích sống trong một căn hộ nhỏ thay vì Toà Giám Mục sang trọng, thích sử dụng phương tiện đi lại công cộng và có khi còn tự nấu ăn lấy.
Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo hội một vị Giáo Hoàng, đẹp từ tên gọi đến cung cách sống. Nguyện chúc cho ngài luôn xứng đáng là vị Mục Tử Tối Cao như lòng Chúa mong ước, để tiếp nối triều đại rạng ngời của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđictô XVI.
(*) Theo tục lệ đếm số của thế kỷ 11, không có số XX, nên sau giáo hoàng XIX là giáo hoàng XXI. Vì thế Đức Gioan XXIII là vị giáo hoàng thứ 22 lấy tông hiệu là Gioan (x. Danh 266 vị Giáo Hoàng, Bách Khoa Toàn Thư).
- Vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Châu Latinh.
Mỹ Châu là châu lục có số người Công Giáo đông nhất, chiếm 50% dân số Công Giáo Thế giới. Người ta vẫn chờ đợi từ lâu một vị Giáo Hoàng đến từ châu lục này. Tuy nhiên chưa từng xuất hiện trong lịch sử Giáo Hội một vị Giáo Hoàng nào người Châu Mỹ. Trong 4 thập niên trở lại đây người ta nói đến nhiều về Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh. Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn nghiêm trọng, trong đó có vấn nạn rất nhiều người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội để chạy theo các giáo phái khác. Có lẽ thời điểm hiện tại là thời điểm đã chín muồi để chọn một vị Giáo Hoàng đến từ Mỹ Châu. Và có lẽ đây cũng là lý do tại sao Mật Nghị Hồng Y đã bầu ra được vị Tân Giáo Hoàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn (chưa đầy 2 ngày) khoảng thời gian mà nhiều người dự đoán.
- Vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên.
Điểm lại lịch sử Giáo Hội, ta thấy rằng mặc dù là một dòng tu trí thức nổi tiếng thế giới, nơi sản sinh ra nhiều nhà thần học lỗi lạc như Henri de Lubac, Karl Rhaner,…; nhưng Dòng Tên chưa hề được vinh danh trong những lần đăng quang Giáo Hoàng trước đây. Trong khi đó, dòng Biển Đức, dòng Đaminh và đặc biệt là dòng Phanxicô, đã nhiều lần được vinh danh. Nhiều vị Giáo Hoàng đã từng xuất thân từ những dòng tu này. Trong đó có các vị nổi danh như Đức Sistô IV và V, Đức Piô X, và XII (dòng Phanxicô), thánh Giáo Hoàng Piô V, Đức Bênêđictô XIII (Dòng Đaminh), Đức Piô VII, Đức Grêgôriô VII (dòng Biển Đức)…
Nay sau 5 vòng bỏ phiếu của Cơ Mật Viện 2013, ĐHY Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giáo Mục giáo phận Buenos Aires đã chính thức trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên, còn gọi là Dòng Chúa Giêsu. Đây sẽ là một vinh dự lớn lao cho dòng Tên nói chung và Tỉnh dòng Tên Argentina nói riêng.
- Vị Giáo Hoàng đầu tiên chọn Tông hiệu là Phanxicô.
Có những cái tên như Gioan đã được 22 vị Giáo Hoàng (*) chọn làm Tông hiệu; Grêgôriô và Bênêđictô, mỗi cái tên đã được ít nhất là 16 vị Giáo Hoàng chọn; Piô đã có 12 vị; thậm chí cái tên kép “Gioan Phaolô” cũng đã được 2 vị Giáo Hoàng đương đại chọn làm tước hiệu cho triều đại Giáo Hoàng của mình. Còn Phanxicô là cái tên lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách Tông hiệu của các vị Giáo Hoàng.
Chúng ta biết rằng thông thường Tông hiệu do Tân Giáo Hoàng tự quyết định. Tông hiệu được chọn có thể là để vinh danh tên của vị Giáo Hoàng tiền nhiệm mà ngài cảm thấy yêu mến hoặc để đi theo đường hướng của các vị tiền nhiệm. Tân Giáo Hoàng cũng có thể chọn tên một vị thánh hay một nhân vật nào đó trong Kinh Thánh. Nếu Tông hiệu của Đức Giáo Hoàng thứ 266 là tên của thánh Phanxicô, vậy thì thánh Phanxicô nào: Xaviê hay là Assisi? Rất có thể là Phanxicô Xaviê, vì Ngài là một trong những vị thánh tổ phụ sáng lập Dòng Tên, nơi mà Đức Tân Giáo Hoàng xuất thân. Còn nếu ngài chọn Danh hiệu là Phanxicô Assisi thì có lẽ cũng hợp với lối sống của ngài: đơn sơ khiêm nhường. Được biết ngay khi đã là Hồng Y Tổng Giám Mục, ngài vẫn thích sống trong một căn hộ nhỏ thay vì Toà Giám Mục sang trọng, thích sử dụng phương tiện đi lại công cộng và có khi còn tự nấu ăn lấy.
Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo hội một vị Giáo Hoàng, đẹp từ tên gọi đến cung cách sống. Nguyện chúc cho ngài luôn xứng đáng là vị Mục Tử Tối Cao như lòng Chúa mong ước, để tiếp nối triều đại rạng ngời của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđictô XVI.
(*) Theo tục lệ đếm số của thế kỷ 11, không có số XX, nên sau giáo hoàng XIX là giáo hoàng XXI. Vì thế Đức Gioan XXIII là vị giáo hoàng thứ 22 lấy tông hiệu là Gioan (x. Danh 266 vị Giáo Hoàng, Bách Khoa Toàn Thư).
Habemus Papam, phóng sự những giây phút linh thiêng.
Xin gửi tới độc giả những nhận định và suy tư trong những giờ phút linh thiêng cuả Giáo Hội, được chứng kiến qua màn ảnh TV và trao đổi cùng với anh chị Trần Vinh ở Dallas.
Một sự bất ngờ
Cả thế giới ngỡ ngàng trước cái tin Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Argentina trở thành vị giáo hoàng đầu tiên từ châu Mỹ Latin và lấy tên là Giáo hoàng Francisco.
Xuất hiện trên ban công của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha với gương mặt còn ngỡ ngàng, chào đón đám đông dưới Quảng trường Thánh Phêrô bằng tiếng Ý và yêu cầu mọi người giữ một phút thinh lặng để cầu nguyện cho vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Benedict XVI.
"Như các con đã biết, nhiệm vụ của cuộc Mật Nghị là bổ nhiệm một vị giám mục thành Rôma, và có vẻ đối với Cha thì các vị hồng y anh em cuả Cha đã đi đến tận cùng cuả Trái Đất để bốc (fetch ) vị đó lên", Ngài nói. "Nhưng này Cha đây."
Ngài mời gọi các tín hữu tại quảng trường "cầu nguyện cho toàn thế giới". Và Ngài nói thêm: "Cha hy vọng rằng con đường mới này cho giáo hội sẽ có hiệu quả cho việc truyền giáo."
Trước khi ban phép lành cho thành Roma và cho toàn thế giới, Ngài xin giáo dân cầu nguyện và chúc lành cho Ngài trong mấy phút thinh lặng, ngài cúi đầu xuống. Sau đó Ngài mới ban phép lành cho dân chúng.
Trước đó, Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran cuả Pháp, vị 'hồng y phó tế' cao cấp nhất, đã công bố "Habemus Papam" (chúng ta có Đức Thánh Cha) và nói tên thật và tên hiệu của vị Tân Giáo Hoàng, cũng bằng tiếng Latin. Nhưng lời nói của ngài hầu như không được ai hiểu, vì danh tính của vị thủ lãnh mới cuả 1.2 tỷ người Công Giáo đã ít được nghe qua.
Trong nhiều ngày qua, người ta đã đưa ra hàng 'tá' tên tuổi cuả các hồng y nổi tiếng có cơ hội trở thành giáo hoàng. Nhưng như câu châm ngôn ở Roma là "Vị nào đi vào Mật Nghị giống như một giáo hoàng thì khi ra vẫn là một hồng y" lại một lần nữa chứng tỏ là đúng.
Bởi vì mọi người liên hệ tới cuộc Mật Nghị đã thề sẽ không tiết lộ một điều gì xảy ra trong thời gian đó, cho nên sẽ không bao giờ có ai biết chắc sự gì đã thực sự diễn ra. Tất cả chỉ là đồn đoán theo phương pháp suy diễn mà thôi. Tuy thế một số báo chí cũng phỏng đoán là ngay lúc ban đầu các phiếu đã bị chia đều cho ba vị hồng y, Angelo Scola của Ý, Marc Ouellet của Canada, và Odilo Pedro Scherer của Brazil.
Bởi vì không có một khối hồng y đủ lớn để tạo ra số 77 phiếu cần thiết sau 3 vòng phiếu, một ứng viên 'thỏa hiệp' đã được đưa ra vào buổi trưa thứ Tư, là buổi nghỉ ngơi kéo dài gần tới 5 tiếng đồng hồ. Và như vậy, hai vòng phiếu tiếp theo đã kết thúc cuộc Mật Nghị.
Nhân cách
Đức Thánh Cha Francisco (HY Bergoglio,) sinh năm 1936 (76 tuổi), con cuả một công nhân đường sắt trong một gia đình di cư người gốc Ý di dân sang sống ở Argentina và sinh 5 người con. Ngài là sĩ tử dòng Tên đầu tiên làm Giáo Hoàng, và đã thực hiện toàn bộ sự nghiệp của mình tại quê nhà Argentina.
Ngài nổi tiếng là khiêm tốn, trí tuệ, sống thanh bần và ưu tiên mọi công việc cho người nghèo. Khi được bổ nhiệm hồng y, ngài thuyết phục hàng trăm người quen biết ở Argentina đừng bay qua Rome để ăn mừng với ngài, nhưng thay vào đó dùng số tiền mua vé máy bay đó cho người nghèo.
Lúc làm tổng giám mục Buenos Aires, ngài không ở trong toà giám mục hoành tráng mà sống trong một căn hộ nhỏ, tự nấu cơm lấy, không dùng xe có tài xế mà dùng xe buýt công cộng.
Ngài chưa tùng bị dính dáng vào một vụ bê bối nào (xin xem note *), và được biết từng tuyên bố là việc cải cách giáo triều phải là một ưu tiên.
Tư tưởng
Ngài phản đối quyết liệt quyết định của Argentina hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 2010, tranh luận rằng trẻ em cần phải có quyền được nuôi dưỡng và giáo dục bởi một người cha và một người mẹ. Tuy nhiên, ngài có một cái nhìn thực dụng hơn về ngừa thai, cho rằng nó có thể được dùng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật.
Ngài ủng hộ các nổ lực đại kết, tin tưởng vào việc đối thoại liên tôn.
Trong năm 2009 'HY Bergoglio' đã gây xôn xao khi ngài chỉ trích chính phủ Ernesto Kirchner, là người chồng cuả vị ổng thống hiện tại cuả Argentina, Cristina Fernández de Kirchner, nói rằng là "vô đạo đức, bất hợp pháp và bất công" để cho phép sự bất bình đẳng trong nước phát triển. " Thay vì ngăn chận, có vẻ như họ đã chọn để làm cho sự bất bình đẳng lớn hơn," ngài nói. "Nhân Quyền cuả người dân không chỉ bị vi phạm vì áp bức, khủng bố hay ám sát, nhưng còn bị vi phạm bởi cơ cấu không công bằng về kinh tế tạo ra sự bất bình đẳng rất lớn".
Hướng về tương lai
Hồi 2005, Ngài từng nhận được một số phiếu lớn thứ nhì sau Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, nhưng Ngài đã kêu xin các HY loại bỏ tên mình ra.
Kỳ Mật Nghị này, động thái nào đã đưa đẩy tới việc chấp nhận Sứ Vụ mới thì chưa ai rõ, nhưng một điều rất rõ ràng là, qua việc quan sát về đức độ và hoạt động cuả Ngài, người ta thấy rõ ràng đã có tác động cuả Chuá Thánh Thần trên Giáo Hội.
Người đời lo nghĩ làm thế nào mà Giáo Hội có thể vượt qua được cơn sóng gió hiện tại, nào là Nạn Giáo Sĩ lạm dụng tình dục, Cơ Chế Giáo Triều suy thoái, Tài Chính lủng củng, ảnh hưởng Luân Lý cuả hàng giáo phẩm bị xuống dốc?
Việc bầu chọn một giáo hoàng nổi tiếng 'thánh thiện' và 'thương người' cho thấy Chuá Thánh Linh đã nói lên câu trả lời cuả Người: "Chúng con chỉ cần Mến Chuá và Yêu Người".
"Đó là một động thái thiên tài," theo Marco Politi, một người viết tiểu sử các giáo hoàng và là một quan sát viên Vatican kỳ cựu. "Đây là một vị không phải người Ý, ở ngoài châu Âu, không dính líu tới chính quyền La Mã. Đây là một cửa mở cho thế giới thứ ba, một người ôn hòa. Việc ngài lấy tên Francisco, cũng có nghĩa là một sự khởi đầu hoàn toàn mới ".
Thay mặt cho dân Mỹ, Tổng thống Obama là một trong những người đầu tiên gửi công điện chúc mửng, ghi nhận rằng đây là vị Giáo Hoàng tiên phong từ Tân Thế Giới.
"Là một nhà vô địch tranh đấu cho người nghèo và dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta, Ngài đã làm sáng tỏ các thông điệp của tình yêu và lòng từ bi là những cảm hứng cuả thế giới từ hơn 2000 năm - tức là qua tha nhân chúng ta nhìn thấy khuôn mặt của Thiên Chúa", Obama nói. "Là giáo hoàng đầu tiên từ châu Mỹ, sự lựa chọn Ngài cũng nói lên sức mạnh và sức sống của một khu vực đang ngày càng có ảnh hưởng lên thế giới của chúng ta, và cùng với hàng triệu người Mỹ gốc Tây Ban Nha, chúng tôi ở Hoa Kỳ xin chia sẻ niềm vui của ngày lịch sử này. "
Obama nói rằng ông rất mong muốn được làm việc với Đức Giáo Hoàng mới "để thúc đẩy hòa bình, an ninh và phẩm giá cho người đồng loại, bất kể đức tin của họ".
(Note *) Trừ một tai tiếng có vẻ đang bị moi móc lên. Trong một cuốn sách, El Silencio, một nhà báo nổi tiếng người Argentina, tố cáo rằng HY Jorge Bergoglio đã thông đồng với hải quân Argentina để giúp họ tránh né một cuộc thanh tra cuả Ủy ban nhân quyền đến thăm tù nhân chính trị hồi chính quyền quân sự đang cầm quyền.
Lễ đăng quang của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 19.3 lễ kính thánh Giuse
Cha Lombardi phát ngôn viên Tòa Thánh đã cho biết rằng Thánh Lễ đăng quang Ngài Tòa Thánh Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô sẽ được tổ chức vào ngày 19.3, ngày lễ kính Thánh Giuse, lúc 09:30 sáng, giờ Roma.
Cha Lombardi cũng cho biết thêm là Thánh Lễ kết thúc Cơ Mật Viện sẽ cử hành lúc 17:00 chiều thứ Năm trong Nhà nguyện Sistine.
Ngày hôm sau thứ Sáu, lúc 11 giờ sáng, Đức Tân Giáo Hoàng sẽ có cuộc yết kiến Hòng Y Đoàn tại Hội đường Clementine.
Rồi vào sáng thứ Bảy lúc 11 giờ sáng Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp gỡ với tất cả các nhà báo và các phương tiện truyền thông, những người đã tường trình và loan tin về Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo hoàng. Thông báo này đã làm toàn thể báo giới vui mừng và chào đón bằng một tràng pháo tay trong phòng họp báo.
Và cuối cùng vào ngày Chủ nhật Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đọc kinh Truyền Tin buổi trưa.
Thứ năm ngày mai ngày 14 tháng 3, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm viếng riêng tới một đền thánh kính Đức Mẹ, nhưng các chi tiết sẽ chỉ được loan tin sau khi chuyến thăm đã được thực hiện.
Một người đàn ông tự nấu cơm cho chính mình, dùng phương tiện giao thông công cộng thay vì sử dụng xe hơi và là một mục tử đơn giản đã được bầu làm Giáo Hoàng như chúng ta mới biết. Đấy là chân dung của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô I., Ngài là linh mục Dòng Tên, mà giáo dân của Ngài ở Buenos Aires quen gọi ngài là "Padre Jorge" (Cha Jorge).
Cha Lombardi trong một cuộc họp báo ngẫu hứng, đã cho biết đây là vị Dòng Tên đầu tiên được bầu làm Giáo Hoàng. Ngài thực có tinh thần của tổ phụ Dòng Tên là thánh Ignatiô và là đầy tớ của Giáo hội.
Vị tân Giáo hoàng Dòng Tên "có một tầm nhìn quốc tế, sẵn sàng phục vụ bất cứ nơi nào có nhu cầu". Cha Lombardi cũng thuộc Dòng Tên và ngài cho biết chính mình cũng cảm nhận cú sốc cá nhân khi biết có một Đức Giáo Hoàng Dòng Tên, ngài nói thêm: "các tu sĩ Dòng Tên nghĩ họ là những người đầy tớ phục vụ, chứ không phải quyền bính trong Giáo Hội".
Một trong những hành động đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là điện thoại nói chuyện với Đức Thánh Cha Benedict XVI, Giáo hoàng danh dự.
Ngày hôm sau thứ Sáu, lúc 11 giờ sáng, Đức Tân Giáo Hoàng sẽ có cuộc yết kiến Hòng Y Đoàn tại Hội đường Clementine.
Rồi vào sáng thứ Bảy lúc 11 giờ sáng Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp gỡ với tất cả các nhà báo và các phương tiện truyền thông, những người đã tường trình và loan tin về Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo hoàng. Thông báo này đã làm toàn thể báo giới vui mừng và chào đón bằng một tràng pháo tay trong phòng họp báo.
Và cuối cùng vào ngày Chủ nhật Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đọc kinh Truyền Tin buổi trưa.
Thứ năm ngày mai ngày 14 tháng 3, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm viếng riêng tới một đền thánh kính Đức Mẹ, nhưng các chi tiết sẽ chỉ được loan tin sau khi chuyến thăm đã được thực hiện.
Một người đàn ông tự nấu cơm cho chính mình, dùng phương tiện giao thông công cộng thay vì sử dụng xe hơi và là một mục tử đơn giản đã được bầu làm Giáo Hoàng như chúng ta mới biết. Đấy là chân dung của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô I., Ngài là linh mục Dòng Tên, mà giáo dân của Ngài ở Buenos Aires quen gọi ngài là "Padre Jorge" (Cha Jorge).
Cha Lombardi trong một cuộc họp báo ngẫu hứng, đã cho biết đây là vị Dòng Tên đầu tiên được bầu làm Giáo Hoàng. Ngài thực có tinh thần của tổ phụ Dòng Tên là thánh Ignatiô và là đầy tớ của Giáo hội.
Vị tân Giáo hoàng Dòng Tên "có một tầm nhìn quốc tế, sẵn sàng phục vụ bất cứ nơi nào có nhu cầu". Cha Lombardi cũng thuộc Dòng Tên và ngài cho biết chính mình cũng cảm nhận cú sốc cá nhân khi biết có một Đức Giáo Hoàng Dòng Tên, ngài nói thêm: "các tu sĩ Dòng Tên nghĩ họ là những người đầy tớ phục vụ, chứ không phải quyền bính trong Giáo Hội".
Một trong những hành động đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là điện thoại nói chuyện với Đức Thánh Cha Benedict XVI, Giáo hoàng danh dự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét