Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Giáo xứ Tân Hương (Kontum) THÁNH LỄ TIỆC LY THỨ NĂM TUẦN THÁNH 28.03.2013





Solo: TRÊN ĐỈNH ĐỒI XA của Đỗ Vy Hạ

Ca đoàn Gx. Tân Hương (Kontum): Hoàng Anh & Thoại Vương
Thánh Lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh 28/03/2013
Tại Nhà thờ Tân Hương, Kontum

Bài Đáp ca: CHÉN CHÚC TỤNG (Thánh vịnh 115), của Phương Anh 
Ca đoàn Gx. Tân Hương (Kontum) - Thánh Lễ Tiệc Ly 
chiều Thứ Năm Tuần Thánh 28/03/2013
Tại Nhà thờ Tân Hương, Kontum



Bài Hiệp lễ: HÃY YÊU THƯƠNG NHAU - Tác giả Lm Thành Tâm 
Ca đoàn Gx. Tân Hương (Kontum) - Thánh Lễ Tiệc Ly 
chiều Thứ Năm Tuần Thánh 28/03/2013
Tại Nhà thờ Tân Hương, Kontum



Video Thánh lễ Tiệc ly chiều Thứ năm tuần thánh tại nhà thờ Tân Hương, Kontum



Kiệu Mình Thánh Chúa sang bàn thờ tạm

                                                      (Youtube: Mai Tự Cường)
_________________________________________

Nhân đây xin mời các bạn suy niệm Tin Mừng Thánh lễ Tiệc Ly với Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt:


THÁNH LỄ TIỆC LY: HIẾN MÌNH PHỤC VỤ


+ Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt



Các bài Lời Chúa trong Thánh lễ Tiệc ly có vẻ không ăn nhập với nhau. Hai bài Sách Thánh đều nói về bí tích Thánh Thể. Sách Xuất hành đưa ra những chỉ dẫn về bữa tiệc vượt qua cho thấy thịt chiên vượt qua hiển nhiên là của ăn đường giúp người Do thái ra khỏi ách nô lệ Ai Cập. Máu chiên vượt qua là máu cứu độ, vì nhờ dấu máu chiên, người Do Thái thoát khỏi nạn diệt vong. Như vậy chiên vượt qua là hình bóng bí tích Thánh Thể. Thư Côrintô nhắc lại lệnh truyền của Chúa phải cử hành bí tích Thánh Thể để tưởng nhớ đến Người.

Thoạt nhìn bài Tin mừng Gioan dường như không nói đến bí tích Thánh Thể khi chỉ tường thuật việc rửa chân. Nhưng đọc kỹ ta thấy khi diễn tả việc rửa chân thánh Gioan nói đến việc hiến mình. Thực vậy để giới thiệu việc rửa chân, Tin mừng nói: “Chúa Giêsu yêu họ đến cùng”. Câu này nhắc lại lời Chúa nói: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hi sinh tính mạng vì bạn hữu”. Yêu đến cùng là dám chết cho người mình yêu. Để rửa chân, Chúa cởi áo ngoài. Theo các nhà chú giải, việc cởi áo ngoài nói lên cái chết của Chúa. Chiêm ngắm Chúa rửa chân, ta nhớ đến Lời Chúa: “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mình làm giá chuộc muôn người”(Mt 20, 28). Phục vụ đến tận cùng là hiến mạng sống mình.

Như vậy, có thể nói Lời Chúa hôm nay đề cập đến hai khía cạnh của bí tích Thánh Thể, đó là cử hành  thực hành.

Cử hành là đối với Chúa. Còn thực hành là đối với con người. Cử hành chỉ có trong nhà thờ. Thực hành phải làm trong đời sống. Cử hành có những nghi thức trang trọng và những công thức định tín. Thực hành chỉ có những công việc bình thường và tầm thường không tên tuổi.

Rửa chân vốn là việc bình thường. Ai cũng rửa chân hằng ngày. Chẳng có gì phải tuyên bố, phải khoe khoang về những việc bình thường như thế. Hơn thế nữa rửa chân còn là việc tầm thường. Rửa phần thấp kém nhất, hèn hạ nhất của cơ thể. Nhưng chính những việc bình thường và tầm thường nhất lại minh chứng một tình yêu thương thực sự. Không mầu mè. Không trình diễn. Chẳng ai mất công ca tụng bà mẹ rửa chân cho đứa con nhỏ. Đó là tình yêu thương thực sự và tự nhiên. Người ta thường để ý làm những việc lớn lao. Ít ai quan tâm tới những việc nhỏ bé. Chỉ khi có lòng yêu thương thực sự, ta mới quan tâm làm những việc nhỏ bé. Người ta dễ phục vụ những người làm lớn. Ít ai lưu tâm phục vụ những người bé nhỏ. Chỉ có lòng yêu thương đích thực mới quan tâm phục vụ những người bé nhỏ.

Phép Thánh Thể là mầu nhiệm tình yêu thương. Tình yêu thương không phải chỉ để cử hành, nhưng còn để thực hành. Tình yêu thương không chỉ là kỷ niệm nhưng luôn là hiện thực. Chúa truyền cho ta: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” không phải chỉ là cử hành trên bàn thờ, nhưng còn là thực hành trên con người. Không chỉ là cử hành trong nhà thờ, nhưng còn là thực hành trong đời sống.

Chúa muốn cho ta “loan truyền Chúa chịu chết” không phải chỉ bằng môi miệng, nhưng còn bằng chính đời sống của ta. Không phải chỉ bằng việc Chúa chịu chết mà phải bằng chính cái chết của chúng ta. Mỗi khi phục vụ anh em, ta phải quên mình. Mỗi khi quên mình, ta chết đi một chút. Mỗi khi chết đi một chút ta sống mầu nhiệm Thánh Thể.

Phép Thánh Thể không chỉ để ta sống với Chúa mà còn để ta sống với anh em. Vì mỗi lần ta làm gì cho một người anh em bé nhỏ nhất, là ta làm cho Chúa. Khi chịu lễ ta nên một với Chúa. Khi phục vụ ta nên một với anh em. Khi chịu lễ ta được tháp nhập vào nhiệm thể Chúa. Khi phục vụ, ta xây dựng nhiệm thể Chúa lớn mạnh.

Bây giờ thì ta hiểu việc rửa chân chính là một phần trong bí tích Thánh Thể, phần thực hành. Đã cử hành nghiêm trang thì cũng phải thực hành chu đáo. Đã “làm việc này mà nhớ đến Thầy” thì cũng phải “rửa chân cho nhau như Thầy đã rửa chân cho anh em”. Nếu việc rước Chúa ngự trong lòng thôi thúc ta rửa chân cho anh em. Thì việc rửa chân chuẩn bị ta nên trong sạch để lãnh nhận Thánh Thể.

Rửa chân cho nhau là hãy làm những việc nhỏ bé cho nhau. Lau bàn cho sạch. Nấu cơm cho ngon. Tiếp khách cho niềm nở. Nhặt một cọng rác. Xếp gọn dụng cụ lao động. Rửa chân cho nhau cũng là nhắc nhở nhau khi sai lỗi trong công việc, trong cư xử, trong lời ăn tiếng nói. Đó thực là quan tâm trong yêu thương.

Thực hành Thánh Thể sẽ làm cho cử hành Thánh Thể có chiều sâu. Cử hành Thánh Thể sẽ làm cho thực hành Thánh Thể có nền tảng. Cử hành song song với thực hành sẽ làm cho bí tích Thánh Thể phát huy tối đa hiệu quả yêu thương. Có tác dụng xây dựng cộng đoàn huynh đệ trong tình bác ái chan hòa.

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết chiêm ngắm Thánh Thể, siêng năng cử hành Thánh Thể và thực hành Thánh Thể một cách sống động mỗi ngày nơi chính cuộc đời chúng con!



(Nguồn: congdoanvinh.com

Thứ Tư 27.03.2013)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét