Bài Huấn Từ Đầu Tiên của ĐTC Phanxicô: Cần tuyên xứng Đức Kitô chịu đóng đinh
"Khi chúng ta tuyên xưng Đức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa!"
Dưới đây là bản dịch Bài Huấn Từ của của ĐTC Phanxiciô I trong Thánh Lễ với các Hồng Y tại Nguyện Đường Sistine hôm thứ năm 14 tháng 3, 2013.
Trong cả ba Bài Đọc này, tôi thấy có một chủ đề chung là hành động. Trong Bài Đọc Thứ Nhất là con đường hành động, trong Bài Đọc Thứ Hai là hành động xây dựng Hội Thánh, trong Bài Đọc Thứ Ba, trong Tin Mừng, là hành động tuyên xưng. Đi, xây dựng và tuyên xưng.
Hãy đi. “Hỡi nhà Giacóp, hãy đến, chúng ta hãy cùng đi trong ánh sáng của Chúa” (Is 2:5). Đây là điều đầu tiên Chúa đã nói với ông Abraham:Hãy đi trong sự hiện diện của Ta và hãy sống hoàn hảo! Đi: cuộc đời của chúng ta là một cuộc hành trình và chúng ta sai lầm khi chúng ta ngừng lại. Hãy đi, trong sự hiện diện của Chúa, trong ánh sáng của Chúa, cố gắng sống trong sự hoàn hảo mà Thiên Chúa đòi hỏi ở ông Abraham, trong lời hứa của Ngài.
Hãy xây dựng. Xây dựng Hội Thánh. Người ta nói về những viên đá: những viên đá có tính nhất quán, nhưng những viên đá sống động là những viên đá được Chúa Thánh Thần xức dầu. Hãy xây dựng Hội Thánh, Hiền Thê của Đức Kitô, mà đá góc tường của Hội Thánh ấy chính là cùng một Chúa. Đây là một hành động khác trong đời sống chúng ta: xây dựng.
Thứ ba là hãy tuyên xưng. Chúng ta có thể đi như chúng ta muốn, chúng ta có thể xây dựng rất nhiều điều, nhưng nếu anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, thì có điều gì sai? Chúng ta sẽ trở thành một cơ quan hỗ trợ cho tổ chức phi chính phủ (NGO), chứ không phải Hội Thánh, là Hiền Thê của Chúa. Khi anh em đi, anh em dừng lại. Khi anh em không xây dựng trên đá, điều gì sẽ xảy ra? Điều sẽ xảy ra như xảy ra cho các trẻ em khi chúng ở trong những lâu đài xây trên cát ở bãi biển, tất cả đều xụp đổ, không vững chắc. Khi anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, tôi nhớ lại những lời của Léon Bloy: “Ai không cầu nguyện cùng Thiên Chúa, là cầu nguyện với quỷ dữ”. Khi anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, anh tuyên xưng tính trần tục của ma quỷ, sự trần tục của ma quỷ.
Đi, xây cất - xây dựng và tuyên xưng. Nhưng không phải là dễ dàng như thế, vì trong việc đi, xây dựng và tuyên xưng, đôi khi có những đột biến, có những sự di chuyển mà không chỉ là chuyển động theo đường: mà là những chuyển động kéo chúng ta ngược lại.
Tin Mừng này tiếp tục với một hoàn cảnh đặc biệt. Thánh Phêrô, người đã tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, thưa cùng Người rằng: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Con sẽ theo Thầy, nhưng đừng nói đến Thánh Giá! Điều này không có gì liên quan với nó. Con sẽ theo Thầy với các khả năng khác, mà không có Thánh Giá. Khi chúng ta đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá, và khi chúng ta tuyên xưng Đức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa.
Tôi ao ước rằng tất cả chúng ta, sau những ngày ân sủng này, có lòng can đảm, can đảm chính là để đi trong sự hiện diện của Chúa, với Thánh Giá của Chúa, để xây dựng Hội Thánh trên máu của Chúa được đổ ra trên Thánh Giá, và để tuyên xưng một vinh quang duy nhất: là vinh quang của Đức Kitô chịu đóng đinh. Và bằng cách này, Hội Thánh sẽ tiến lên.
Tôi ước mong cho tất cả chúng ta rằng Chúa Thánh Thần, nhờ lời cầu nguyện của Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, ban cho chúng ta ân sủng để: đi, xây dựng và tuyên xưng Đức Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Như vậy thôi.
Nguyên văn: http://www.vatican.va/holy_father/francesco/homilies/2013/documents/papa-francesco_20130314_omelia-cardinali_it.html
Đức Phanxicô: Vị Giáo Hoàng từ nhân, khiêm nhường, giản dị
- đầu tiên đến từ tân thế giới. Tổng thống Barack Obama đã chào mừng vị giáo hoàng đến từ châu Mỹ.
- đầu tiên xuất thân từ dòng Tên.
- đầu tiên trong số các vị hồng y do Đức Gioan-Phaolô II bổ nhiệm. Ngài được tôn cử vào chức vị hồng y ngày 21/02/2001.
- đầu tiên lấy niên hiệu là Phanxicô.
Theo linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa thánh, niên hiệu chính thức của tân giáo hoàng là Phanxicô, thay vì Phanxicô đệ I. Sau này, ngài chỉ trở nên Phanxicô đệ I một khi có ĐGH Phanxicô đệ II.
Những lời đầu tiên của ngài vô cùng giản dị, thấm thía tâm can: Chào các anh chị em. Như chúng ta đều biết, các vị hồng y đến tận cùng trái đất để chọn vi giám mục Roma. Trước hết, ta cùng cầu nguyện cho Đức Bênêdictô XV (vỗ tay), xin Thiên Chúa chúc lành cho ngài và xin Đức Mẹ luôn gìn giữ ngài. (Đức Phanxicô đọc kinh Lạy Cha và kinh Kính mừng). Và bây giờ, giám mục và giáo dân, chúng ta bắt đầu cuộc hành trình huynh đệ, đầy yêu thương và tin cậy (Ta muốn xin các con một ân huệ, trước khi cha ban phép lành, cha xin các con đọc kinh thay cho lời chúc lành của cộng đoàn dân Chúa cho vị tân giám mục Roma. (Ngài cúi đầu để nhận sự chúc lành của các tín hữu). Ngài mai, ta sẽ cầu xin Đức Trinh Nữ che chở kinh thành Roma. Hẹn các con ngày mai. Cha chúc các con ngủ ngon.’’
Theo lời phát ngôn viên của HĐGM Pháp Bernard Podvin, vị tân giáo hoàng chọn niên hiệu Phanxicô là muốn nói lên ý nguyện đơn sơ, khó nghèo. Lời nói và cử chỉ của ngài trên bao lơn đền thánh Phêrô đã diễn tả trọn vẹn ý nghĩa này.
Ngoài tiếng Tây ban nha, Đức Phanxicô nói thông thạo tiếng Ý, ngôn ngữ của song thân ngài, tiếng Đức và tiếng La tinh. Năm 1986, ngài sang Đức hoàn tất luận án tiến sĩ về đề tài Philosophisch-Theologische Hochschule Sankt Georgen tại Đại học Francfurt. Ngài là tác giả nhiều cuốn sách thần học và tín lý.
Khi còn là tổng giám mục, ngài quan tâm đến vấn đề đối thoại với Do thái giáo. Ngài và giáo sĩ Do thái giáo Abraham Shorka là đồng tác giả Sobre el cielo y la tierra (Về trời và đất).
Ngày 30/09/2009, ĐHY Bergoglio tuyên bố tại Argentina City Postgraduate School: ‘‘nạn nghèo đói cùng cực và các cơ cấu kinh tế bất công gây ra tình trạng không đồng đều, vi phạm quyền làm người.’’ Sau khi nhận mũ áo hồng y, vào thứ năm Tuần thánh 2001, ĐHY Jorge Mario Bergoglio đã rửa chân cho 12 người bị nhiễm HIV/AIDS (tiếng Pháp: Sida).
Cũng như nhiều người Á căn đình khác, ngài hâm mộ bóng đá. Thuở niên thiếu, ngài là ủng hộ viên đội bóng đá Atlético San Lorenzo de Almagro do một linh mục thành lập.
Sau cuộc giải phẫu vì bị nhiễm trùng đường hô hấp, từ năm 20 tuổi, ngài chỉ còn một lá phổi. Mặc dù vậy, ngài có thói quen dậy lúc 4 giờ 30 sáng, suốt ngày cặm cụi làm việc.
9 giờ 50 sáng nay (14/03/2013), ngài đến Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả để cầu nguyện trước thánh tượng Đức Bà là đấng che chở người dân Roma. Linh mục Ludovico Melo cho biết Đức Phanxicô nói chuyện thân tình như người cha. Cha Melo chỉ được báo trước 10 phút.
17 giờ chiều nay, ngài trở lại nguyện đường Sistine (viết theo tiếng Pháp: Sixtine) dâng thánh lễ cùng với 114 vị hồng y cử tri từng tham dự mật nghị.
Ngài từ chối sử dụng xe hơi dành cho giáo hoàng mang bảng số CV1 (Cité du Vatican 1), di chuyển bằng xe buýt nhỏ (minibus) cùng các vị hồng y khác
Lần đầu tiên trong lịch sử Hội thánh có một vị giáo hoàng lấy niên hiệu là Phanxicô. Ngài muốn vinh danh thánh Phanxicô, đấng sáng lập dòng Phanxicô, còn được gọi là dòng anh em hèn mọn. Thánh nhân từng rao giảng sự nghèo khó chính là con đường nên thánh, bằng lời cầu nguyện, bằng lòng yêu thương trọn vẹn, bằng niềm vui trong sáng và việc rao giảng phúc âm.
Xin Cha sử dụng phàm nhân,
Trở thành khí cụ bình an Nước Trời,
Nơi đâu oán ghét người đời,
Tình yêu rũ sạch rã rời dửng dưng.
Nơi đâu xúc phạm ngập ngừng,
Thứ tha lầm lỗi xin đừng bận tâm.
Nơi đâu chia rẽ ngại ngần,
Tấc lòng hòa hợp tình thân lặng thầm.
Nơi đâu reo rắc sai lầm,
Con đem chân lý Phúc âm nguyện cầu.
Nơi đâu ngờ vực lẫn nhau,
Con đem tin tưởng dãi dầu cậy trông.
Nơi đâu nước mắt lưng tròng,
Con đem hy vọng một lòng tóm thâu.
Nơi đâu tăm tối lệ sầu,
Con đem ánh sáng nhiệm mầu bốn phương.
Nơi đâu khóc lóc thê lương,
Con đem hạnh phúc yêu thương trọn đời.
Con tìm an ủi người đời,
Không mong nhận được mấy lời ủi an.
Con mong thấu hiểu tâm can,
Không mong người hiểu nắng tàn bụi sương.
Con mong thực hiện yêu thương,
Không mong nhận được tình thương thế trần.
Khi lòng tự nguyện trao ban,
Là ta nhận được vô vàn phúc ân.
Khi ta quên hết chân thân,
Là ta gặp gỡ khí thần bản thân.
Khi ta tha thứ ân cần,
Mới mong thoát khỏi trầm luân đọa đầy.
Đến khi nhắm mắt xuôi tay,
Mới mong sống lại ơn dầy thánh ân.
Đức Phanxicô: không thay đổi mà thay đổi thật nhiều
Đúng như nhận định của linh mục Matt Malone, S.J., chủ bút tạp chí America, phát biểu vào ngày đầu tiên của Cơ Mật Viện, các hồng y của Giáo Hội đã chọn một vị giáo hoàng với ba đặc điểm: quản trị, truyền giảng Tin Mừng và trên hết thánh thiện. Ngài là một hồng y càng ngày càng nổi tiếng về tâm linh và tài lãnh đạo mục vụ tại một vùng có số tín hữu Công Giáo đông đảo nhất thế giới. Từ năm 1998, ngài là tổng giám mục của Buenos Aires, nơi tác phong của ngài khá khiêm nhường và gần gũi dân. Ngài sử dụng xe buýt, thăm viếng người nghèo, sống trong một căn hộ đơn giản và tự nấu lấy các bữa ăn. Với nhiều người tại Buenos Aires, ngài đơn giản chỉ là “Cha Jorge”.
Ngài từng thành lập nhiều giáo xứ mới, tái tổ chức các văn phòng quản trị, đưa ra nhiều sáng kiến phò sự sống và khởi sự nhiều chương trình mục vụ mới như một ủy ban cho người ly dị. Ngài từng đóng vai đồng chủ tịch Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2001 và được bầu vào ủy ban thường trực của thượng hội đồng, nên không xa lạ gì với các giám mục thế giới.
Ngài cũng soạn tác nhiều cuốn sách về linh đạo và suy niệm và là người mạnh dạn lên tiếng chống phá thai và hôn nhân đồng tính. Năm 2010, khi Argentina trở thành quốc gia Châu Mỹ Latinh đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, ngài khuyến khích hàng giáo sĩ toàn quốc thúc giục tín hữu biểu tình chống lại luật này vì nếu đem ra thi hành, nó sẽ trấn thương gia đình một cách trầm trọng. Ngài cũng cho rằng việc các cặp đồng tính được nhận con nuôi sẽ “tước đoạt khỏi trẻ em quyền được lớn lên một cách nhân bản, quyền mà Thiên Chúa muốn chúng được hưởng qua một người cha và một người mẹ”.
Năm 2006, ngài chỉ trích một dự luật của Argentina nhằm hợp pháp hóa việc phá thai trong một số hoàn cảnh, cho đó là bất kính đối với các giá trị được đa số người Argentina tôn trọng, và nhằm thuyết phục Giáo Hội Công Giáo “dao động trong việc bảo vệ phẩm giá con người”.
Vai trò của ngài cũng buộc ngài phải công khai nói tới kinh tế, các vấn đề xã hội và chính trị mà xứ sở ngài đang phải đối phó. Các bài giảng và diễn văn của ngài luôn nhắc tới sự kiện: mọi người đều là anh chị em với nhau và Giáo Hội cũng như xứ sở phải làm hết sức sao cho mọi người cảm thấy mình được chào đón, kính trọng và chăm sóc. Dù không quá chính trị, Đức HY Bergoglio không tránh né tác động chính trị và xã hội của sứ điệp Tin Mừng.
Không thay đổi mà thay đổi thật nhiều
Từ lúc được bầu làm giáo hoàng và trong suốt ngày đầu tiên, Đức Phanxicô gây hết từ ngạc nhiên thú vị này tới ngạc nhiên thú vị khác mà theo Giám Đốc Tin Tức của EWTN, thì chẳng có gì thay đổi đối với ngài nhưng là thay đổi rất nhiều đối với người khác, và những người lo lắng hơn cả đối với sự thay đổi này là đa số chức sắc trong Giáo Triều.
Ngạc nhiên đầu tiên, như lời Đức Hồng Y Dolan của New York kể lại là việc ngài đứng để nhận sự “thần phục” của các hồng y anh em, chứ không “ngự” trên ngai tại Nhà Nguyện Sistine, một việc mà ngài nhận thấy rất bình thường. Thái độ tự nhiên quay qua quay lại ngay trên bancông đầy nghi lễ của Vatican, trước hàng nửa triệu tín hữu và “quân cách” phía dưới cũng là một hình thức lạ với nhiều người, nhưng với ngài, thì chẳng có gì lạ cả. Hình như nửa triệu tín hữu kia cũng vẫn chỉ là anh chị em của ngài, như những anh chị em của ngài tại Buenos Aires. Ngoài bộ áo chùng trắng ra, chưa có gì khác chứng tỏ ngài ra khác, không biết chiếc nhẫn ra sao, nhưng cây thánh giá trên ngực thì, theo Cha Lombardi, vẫn là cây thánh giá khi còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires. Không ai không chú ý tới cử chỉ cuối cùng trước khi ngài tạm biệt đám đông tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô khi ban phép lành đầu tiên cho họ: các chức sắc nghi lễ nhắc ngài rời khỏi khán đài, nhưng ngài quay qua phụ tá đòi mang micro tới để ngài chúc họ ngủ ngon và hứa cầu nguyện cho họ vào ngày hôm sau. Với người khác, đó là phá lệ, nhưng với ngài, đó là việc bình thường, không có gì thay đổi.
Người ta nhắc đến chuyện ngài “bông đùa” trên bancông Vatican về việc các hồng y anh em phải lặn lội vượt trùng dương, tới tận chân trời góc bể, để tìm ra ngài. Nhưng chuyện “bông đùa” còn vui hơn, được Đức Hồng Y Dolan kể lại, là lúc trở lại Nhà Thánh Marta, bằng minibus quen dùng lúc dự cơ mật viện chứ không phải “limousine” của giáo hoàng, ngài nói với các hồng y anh em: “Xin Chúa tha tội cho anh em (vì đã dại chọn tôi làm giáo hoàng)!” Vẫn như xưa, chẳng có gì thay đổi.
Nhưng sự không thay đổi này hiện đang làm đau đầu nhiều giới chức Vatican, cụ thể là các người có nhiệm vụ tháp tùng ngài và các nhân viên an ninh. Về việc này, có người so sánh ngài với Đức Gioan Phaolô I, vị giáo hoàng là chính mình đến độ một mình ra khỏi khuôn viên Vatican. Quả tình nụ cười của Đức Phanxicô không khác bao nhiêu so với nụ cười của vị Giáo Hoàng Mỉm Cười. Giám Đốc Tin Tức của EWTN phúc trình rằng Đức Phanxicô muốn đi đâu thì đi, đi thế nào thì đi, ngài là người của chính ngài, khiến giới chức an ninh không biết đâu mà mò. Về điểm này, phát viên ngôn viên Tòa Thánh Là Cha Lombardi xác nhận: các nhân viên an ninh đang tìm cách thích ứng với phong cách đi đứng hết sức đặc trưng của Đức Phanxicô. Ngài vẫn là ngài, không thay đổi. Nhưng sự không thay đổi này đang làm thay đổi nhiều người.
Ngài không theo cửa chính của Đền Thờ Đức Bà Cả, vì lúc đó, chưa mở cửa, thì “ta” vào theo lối phòng áo, rất tự nhiên, không thắc mắc, tay tự mang bó bông “con thảo” từ ngoài, vòng hết gian chính nhà thờ, tới tượng Mẹ, bằng một nhịp bước không cần chờ ai, tự đặt bó bông đơn giản trước tượng Mẹ để cầu cho anh chị em mình. Nếu để ý, thì đây là một bó bông hết sức tầm thường, một bó bông mà bất cứ bà nội trợ nào cũng có thể ngắt từ thửa vườn sau nhà.
Điều gây ngạc nhiên hơn cả là sau một đêm ngủ ngon, như ngài nói với các hồng y anh em, mọi sự xem ra cũng vẫn không có gì thay đổi đối với ngài. Rời Vatican lần đầu tiên trong tư cách giáo hoàng, ngài vẫn không dùng “limousine” giáo hoàng, mà dùng một trong các xe của cảnh sát Vatican để kính viếng Đền Thờ Đức Bà Cả. Lúc đến cũng như lúc đi, chỉ vỏn vẹn mấy chức sắc tháp tùng. Trên đường trở về, ngài làm mọi người ngạc nhiên khi gửi lời chào tới các trẻ em của một ngôi trường gần đó, rồi bắt tài xế dừng lại Domus Internationalis Paulus VI, gần Piazza Navona, nơi ngài cư ngụ trước khi tham dự cơ mật viện, để lấy đồ đoàn gửi tại đó và nhất là trả tiền trọ! Điều này không biết có phá bỏ mọi nghi thức liên quan tới vị giáo hoàng tân cử hay không, nhưng nhất định đánh đổ câu trả lời của linh mục Matt Malone, S.J., chủ bút tạp chí America khi ngài trả lời một câu hỏi của độc giả rằng: khi được bầu, đức giáo hoàng có đi lấy đồ đoàn của mình và mang tới Rôma hay không? Linh mục Malone nói như “đinh đóng cột” rằng: vị tân giáo hoàng sẽ ở lại Vatican, mọi đồ đoàn sẽ được mang tới cho ngài bằng bất cứ giá nào! Câu trả lời này ít nhất không đúng đối với Đức Phanxicô.
Con đường dẫn tới Phục Sinh
Sự thay đổi mà Đức Phanxicô, trong những ngày tới sẽ mang lại, chắc chắn rất sâu xa không phải chỉ là cung cách bề ngoài mà còn cả trong tư duy con người nữa. Sự thay đổi này đã được ngài vạch ra cho anh chị em ngài ở Buenos Aires nhân dịp đầu Mùa Chay vừa qua (cách nay mới có một tháng thôi). Trong sứ điệp này, Đức tổng giám mục Bergoglio khẩn khoản nói với anh chị em của ngài rằng: “Nước Thiên Chúa cần trái tim anh chị em bị xé nát bởi ý nguyện hồi tâm và yêu thương, ngập tràn ơn thánh và các cử chỉ hữu hiệu để thoa dịu nỗi đau của anh chị em vốn đang cùng đồng hành với chúng ta”.
Sứ điệp ấy khẩn thiết kêu mời mọi người chống lại tác phong dửng dưng và cái ác xã hội do tội lỗi tạo nên. Chính tội lỗi tạo ra sự suy đồi trong xã hội, một suy đồi đang phá hoại các gia đình, khu xóm, cộng đồng và nói chung toàn bộ nền văn hóa của ta. Chống lại thứ văn hóa lạnh lùng với người yếu thế hơn cả, ta phải để thân phận của anh chị em ta đâm thấu trái tim ta bằng cách trở về với Thiên Chúa. Ta không thể gần gũi Chúa Kitô mà lại dửng dưng trước cảnh thối nát và tha hóa xã hội mà tội lỗi đã gây ra trên bình diện cơ bản nhất của xã hội là gia đình, liên hệ vợ chồng, liên hệ giữa cha mẹ và con cái.
Cái vết thương do tội lỗi gây ra trên sâu đến độ không thể chữa chạy bằng những hành vi và cử chỉ bên ngoài. Nếu ta biết quan tâm tới xã hội, thẳm sâu tâm hồn ta phải tan nát vì sự kiện ta phạm tội. Tội lỗi làm trái tim ra ra cứng cỏi. Chính cái trái tim ra cứng cỏi ấy khiến ta coi trẻ chưa sinh, hôn nhân truyền thống, người già, người bệnh và người nghèo như những bất tiện cần tránh né. Ta không bảo vệ và yêu thương người yếu thế nhất trong xã hội đủ vì ta không đếm xỉa gì tới thực tại tội lỗi trong đời ta. Hãy xé nát trái tim, đừng xé nát quần áo. Hãy trở về với Thiên Chúa, Đấng từ bi nhân hậu, chậm nổi giận và thật giầu xót thương (Ge 2:13).
Chỉ khi nào trở về với tình yêu Thiên Chúa, ta mới bắt đầu thực sự yêu thương nhau, trong gia đình, chòm xóm, cộng đồng và xa hơn thế. Sự hồi tâm này là đường dẫn tới sự sống, dẫn tới Phục Sinh. Ta diễm phúc có được một nhà truyền giảng như thế trên Ngai Tòa Phêrô.
Phản ứng vui mừng tại quê hương cuả Đức Giáo Hoàng
Người ta tuôn đến Nhà thờ Metropolitan ở Buenos Aires để tham dự Thánh Lễ cầu nguyên cho tân Giáo hoàng, các linh mục cho biết họ chưa từng thấy một đám đông lớn như thế này trong nhiều thập kỷ qua.
"Francisco Francisco!" là tiếng hô to vang lừng không ngừng cuả các tín hữu. Bên ngoài nhà thờ, hàng nghìn người hát và vẫy cờ Vatican và Argentina.
Bà Martha Ruiz đã 60 tuổi vừa nói vừa khóc: "Thật không thể tưởng tượng nổi!"
Bà từng được biết và từng họp nhiều lần với 'Đức Hồng y', mô tả ngài là "một người lan toả ra một sự bình an."
"Chúng tôi mong muốn ngài sẽ có... một chương trình mục vụ có hiệu quả, phát triển trên nền tảng công lý, bình đẳng, huynh đệ và hòa bình cho nhân loại,".
Cách riêng tại khu phố Flores mà vị tân Giáo hoàng đã lớn lên, người ta hăm hở kể lại những kỷ niệm về ngài.
"Ngài có một sự liên kết rất đặc biệt với giáo xứ này bởi vì mỗi năm vào dịp Tuần Thánh ngài luôn tới đây để chào mừng đại chúng - và chúng tôi đã hy vọng ngài sẽ trở lại vào ngày 23 tháng 3," theo lời Cha Gabriel, chánh xứ nhà thờ San José de Flores.
Rõ ràng cha Gabriel sẽ không thể hoàn thành ước nguyện được bởi vì các Giáo hoàng sẽ phải cử hành Tuần Thánh tại Rome.
Cha Gabriel cho biết là chính trong Tòa Giải Tội cuả nhà thờ này mà "thanh niên 17 tuổi Bergoglio đã có một mặc khải từ Thiên Chúa cho biết 'anh ta' sẽ trở thành linh mục - và đó là lý do tại sao Ngài luôn có một mối quan hệ đặc biệt với giáo xứ này".
Vị linh mục mô tả ĐGH là "một" người khiêm tốn và không bao giờ tự đề cao mình: "Ngài là một người rất bình thản và rất trực tiếp, rất sáng suả và trí tuệ tuyệt vời."
Cha Gabriel cũng hé mở cho biết một bí mật thời niên thiếu cuả ĐGH: Khi còn là một chủng sinh, tuy nhiên, Đức Thánh Cha "hút thuốc như ống khói".
Khu phố Flores cũng có một đội bóng đá San Lorenzo do giáo xứ thành lập mà 'thanh niên Bergoglio' đã tham gia.
Một trong những người bạn thời thơ ấu là ông Osvaldo Dapueto 68 tuổi, có cha làm nha sĩ đã chữa răng cho tất cả gia đình của Đức Giáo Hoàng, nói: "Khi Jorge còn là một cậu bé, anh ta thường chơi bóng đá với chúng tôi trong khu Herminia Brumana ở Flores."
"Nhưng sau khi Ngài vào nhà tập, Ngài chỉ chăm chú vào chuyện học hành. Ngài có đến đây vào một ngày
Nguồn tin : VietCatholic
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét