Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (2001-2013)



 Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giai đoạn viết Ca khúc Da vàng - Ảnh: gia đình cung cấp. 

Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại Lạc Giao (cao nguyên miền Trung Việt Nam). Ông mất vào 12g45 sáng ngày 1 tháng 4, 2001, tại Sài Gòn.
Ông lớn lên ở Huế, tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn.
Trịnh Công Sơn tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (NXB An Phú in năm 1959). Nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu - Quê Hương - Thân Phận.
Quan niệm sáng tác: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..." 

Nhân kỷ niệm 12 năm ngày mất của người nhạc sĩ tài hoa, kontumquehuongtoi xin chia sẻ đến các bạn Trang của Trịnh Công Sơn gồm: :: NHẠC :: THƠ VĂN :: TRANH  :: GIẢI ÂM NHẠC HÒA BÌNH THẾ GIỚI :: ĐÓ ĐÂY :: .v.v.

Mời bấm vào link bên đây:  nhac_trinh_cong_son

Trinh Cong Son


Được biết, 4 trong số 8 ca khúc nằm trong tập Ca khúc Da vàng vừa được cấp phép sẽ sẽ được biểu diễn trong đêm nhạc kỷ niệm 12 năm ngày mất của ông. 8 ca khúc được cấp phép gồm: Cánh đồng hòa bình, Đồng dao hòa bình, Người mẹ Ô Lý, Nước mắt cho quê hương, Đôi mắt nào mở ra, Dựng lại người dựng lại nhà, Ta thấy gì đêm nay, Chờ nhìn quê hương sáng chói. Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái nhạc sĩ, cho biết: “Sau giải phóng, khi còn sống, anh Sơn có ước nguyện sẽ được phổ biến 14 ca khúc nằm trong tập Da vàng, nhưng sau đó anh bỏ đi 3 bài và còn lại 11”.

Hỏi về lý do chỉ dàn dựng 4 mà không là 8 bài trong đêm nhạc sắp tới, phía gia đình nhạc sĩ cho biết thêm, do 4 bài Người mẹ Ô Lý, Chờ nhìn quê hương sáng chói, Đôi mắt nào mở ra, Nước mắt cho quê hương phù hợp với nội dung chương trình và cũng là những bài mà lúc sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn yêu mến. 4 bài còn lại sẽ “để dành” cho các hoạt động tiếp theo. Ngoài ra còn một số bài hát khác sẽ được gửi đến khán giả như: Ca dao mẹ, Huyền thoại mẹ, Xin cho tôi, Xin mặt trời ngủ yên, Người già và em bé, Vết lăn trầm, Phôi pha, Diễm xưa, Nối vòng tay lớn… Chủ đề chương trình lần này sẽ là Đóa hoa vô thường (một ca khúc quen thuộc của ông). Chương trình diễn ra lúc 19 giờ ngày 31.3.2013 tại công viên Hồ Bán Nguyệt, Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM do gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phối hợp cùng Công ty TNHH liên doanh Phú Mỹ Hưng, Công ty LeMedia và Tập đoàn truyền thông Thanh Niên tổ chức, đạo diễn: Nguyễn Quang Dũng.

BTC đã gửi lời mời tham gia chương trình đến các ca sĩ như Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Đức Tuấn, Trần Mạnh Tuấn, Ngọc Mai, nhóm MTV, 5 Dòng Kẻ… Cũng như năm trước, BTC dự kiến có khoảng 20.000 khán giả tham dự và vé phát hoàn toàn miễn phí (theo như tâm nguyện của nhạc sĩ lúc còn sống) vào ngày 26.3 tại Phú Mỹ Hưng.

Cũng như mọi năm, vào ngày giỗ, nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn (47C Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP.HCM) sẽ mở cửa từ 6 giờ đến 16 giờ cho công chúng thăm viếng.

(Theo Dạ Ly - TNO)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét