Lm. Nguyễn Minh Chính biên dịch
Thành phố Bêlem hiện nay
Ngôn sứ nào đã loan báo rằng Đấng Cứu Thế sinh ra tại Bêlem?
Theo các sách Samuel (1 và 2 Sm), vua Đavít là con trai của ông Giêsê ở Bêlem. «Đức Chúa phán với ông Samuel: "Ngươi còn khóc thương Saul cho đến bao giờ, khi ta đã gạt bỏ nó, không cho làm vua cai trị Israel nữa? Ngươi hãy lấy dầu đổ đầy sừng và lên đường. Ta sai ngươi đến gặp Giêsê người Bêlem, vì Ta đã thấy trong các con trai nó một người Ta muốn đặt làm vua." (1 Sm 16,1)
Đavít, chào đời tại thị trấn nhỏ Bêlem[1], được ngôn sứ Samuel xức dầu phong vương (thánh hiến bằng dầu). Triều đại của ông đã ảnh hưởng nhiều đến dân tộc Israel đến độ họ bắt đầu loan truyền rằng Đấng Cứu Thế sẽ là một hậu duệ của vua Đavít (Is 11,1: “Từ gốc tổ Giesê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non”). Ngôn sứ Mikha xem Bêlem như là quê hương của Đấng Cứu Thế tương lai :
“Phần ngươi, hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Israel. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa” (Mk 5,1)
Như vây, Đấng Cứu Thế sẽ xuất thân từ Bêlem như vua Đavít.
Trong Tin Mừng Thánh Matthêô, các thủ lãnh tôn giáo cố vấn cho Hêrôđê dùng lời tiên tri này để chỉ ho các đạo sĩ nơi chào đời của con trẻ được xem như là vua dân Do Thái (Mt 2,1-6).
Còn Tin Mừng Thánh Luca liên kết vua Đavít với Đức Giêsu khi thuật lại cuộc sinh hạ của Chúa: “Bởi thế, ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê lên thành vua Đavít tức là Bêlem, miền Giuđê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đavít” (Lc 2,4)
Trong tiếng hébreu, Bêlem có nghĩa là “ngôi nhà bánh”. Thánh Bernard de Clairvaux[2] đã suy diễn ý nghĩa biểu tượng của thị trấn này khi nói rằng Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem là «Bánh hằng sống từ trời xuống» (Thánh Bernard, Éloge de la nouvelle milice, ch. 6).
Ngày nay, Bêlem là một thành phố Ả Rập thuộc lãnh thổ Palestine. Từ lâu đã xuất hiện một bức tường cao ngăn cách phần đất của người Do Thái với người Palestine. Thành phố nhỏ bé này, giờ đây là một trong những địa điểm xung đột nhất của hành tinh. Nơi đây có Vương cung Thánh đường Giáng Sinh và là nơi cử hành lễ Giáng Sinh một cách rất đặc biệt.
(Theo Sébastien Doane, Interbible)
Theo các sách Samuel (1 và 2 Sm), vua Đavít là con trai của ông Giêsê ở Bêlem. «Đức Chúa phán với ông Samuel: "Ngươi còn khóc thương Saul cho đến bao giờ, khi ta đã gạt bỏ nó, không cho làm vua cai trị Israel nữa? Ngươi hãy lấy dầu đổ đầy sừng và lên đường. Ta sai ngươi đến gặp Giêsê người Bêlem, vì Ta đã thấy trong các con trai nó một người Ta muốn đặt làm vua." (1 Sm 16,1)
Đavít, chào đời tại thị trấn nhỏ Bêlem[1], được ngôn sứ Samuel xức dầu phong vương (thánh hiến bằng dầu). Triều đại của ông đã ảnh hưởng nhiều đến dân tộc Israel đến độ họ bắt đầu loan truyền rằng Đấng Cứu Thế sẽ là một hậu duệ của vua Đavít (Is 11,1: “Từ gốc tổ Giesê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non”). Ngôn sứ Mikha xem Bêlem như là quê hương của Đấng Cứu Thế tương lai :
“Phần ngươi, hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Israel. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa” (Mk 5,1)
Như vây, Đấng Cứu Thế sẽ xuất thân từ Bêlem như vua Đavít.
Trong Tin Mừng Thánh Matthêô, các thủ lãnh tôn giáo cố vấn cho Hêrôđê dùng lời tiên tri này để chỉ ho các đạo sĩ nơi chào đời của con trẻ được xem như là vua dân Do Thái (Mt 2,1-6).
Còn Tin Mừng Thánh Luca liên kết vua Đavít với Đức Giêsu khi thuật lại cuộc sinh hạ của Chúa: “Bởi thế, ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê lên thành vua Đavít tức là Bêlem, miền Giuđê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đavít” (Lc 2,4)
Trong tiếng hébreu, Bêlem có nghĩa là “ngôi nhà bánh”. Thánh Bernard de Clairvaux[2] đã suy diễn ý nghĩa biểu tượng của thị trấn này khi nói rằng Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem là «Bánh hằng sống từ trời xuống» (Thánh Bernard, Éloge de la nouvelle milice, ch. 6).
Ngày nay, Bêlem là một thành phố Ả Rập thuộc lãnh thổ Palestine. Từ lâu đã xuất hiện một bức tường cao ngăn cách phần đất của người Do Thái với người Palestine. Thành phố nhỏ bé này, giờ đây là một trong những địa điểm xung đột nhất của hành tinh. Nơi đây có Vương cung Thánh đường Giáng Sinh và là nơi cử hành lễ Giáng Sinh một cách rất đặc biệt.
(Theo Sébastien Doane, Interbible)
[1] Trong Kinh Thánh, có hai nơi được gọi là Bêlem. Nơi ít được biết đến ngày nay được gọi là Beit-Lahm, ở Galilê, cách Nazarét 10 km về phía bắc. Hai đoạn Kinh Thánh nói về nơi này là Gs 19,15 (“Ngoài ra, còn có Cáttát, Nahalan, Simrôn, Gítala và Bêlem: đó là mười hai thành và làng mạc của các thành ấy”) và Tl 12,10 (“Rồi ông Ípxan qua đời và được chôn cất tại Bêlem”). Nhiều người đưa ra giả thuyết cho rằng Chúa Giêsu được sinh ra ở Bêlem Galilê này để hợp với truyền thống về Chúa Giêsu được sinh ra tại Bêlem và được gọi là người Galilê.
[2] Thánh Bernard de Clairvaux, Đấng sáng lập Dòng Cistercien (1090-1153).
Bức tường cao chia cắt hai phần lãnh thổ
Cử hành lễ Giáng Sinh trọng thể tại Bêlem
Lời chúc mừng Giáng Sinh trên bức tường Bêlem
Nguồn: Gpquinhon.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét