Trước cảnh hàng trăm bạn trẻ đợi chờ
cả đêm và khóc ngất đi khi thấy ban nhạc T-ara của Hàn Quốc. Nhà thơ Đỗ
Trung Quân đã viết bài thơ "Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất". Trong
bài thơ, ông nhắc lại thế hệ trẻ một thời sẵn sàng quên mình khi tổ quốc
lâm nguy, sẵn sàng quên mình vì nghĩa lớn, rồi sẵn sàng làm những việc
vô cùng gian khổ như đạp xích lô, chạy xe ôm, khuôn vác sau khi trở về
khi chẳng còn lành lặn từ chiến trường mà không hối tiếc. Nhưng “Nói
thật/Bọn tôi đàn ông cũng có khi rơi nước mắt/Khi nhìn xác đồng bào, ôm
trong tay đồng đội”.
Tuy nhiên, “Chúng tôi không bao giờ rơi lệ/Những chuyện tào lao/Chúng tôi không mất thì giờ nửa đêm run rẩy,gào thét trước cổng sân bay để đón đứa lạ hươ lạ hoắc/đến bố mẹ ở nhà cũng chả biết đi đâu”.Nhà thơ cũng gửi một lời nhắn nhủ vô cùng xót xa khi thấy nước mắt của các bạn trẻ rơi quá dễ dàng và không đúng chỗ: “Nước mắt ngày càng quý hiếm lắm các em ạ/Hãy cố mà để dành/Mà nhỏ xuống cho điêu linh đất nước/Mà rưng rưng cho nỗi nhục bị cỡi cổ đè đầu/Làm nô lệ/Tôi bảo các em lần này thôi nhé/Đừng làm xấu hổ thêm xứ sở mình/Nhục/Biển Đông/Quá/Đủ/Rồi”.
Bài thơ vấp phải sự phản đối của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sự phản kháng bằng bài thơ của một cô gái trẻđược đăng tải trên mạng nhấn mạnh tới sự khác biệt thế hệ, tới hoàn cảnh mà giới trẻ ngày nay đang sống: "Thời đại mới, chúng tôi cũng đang sống trong cái thời 20 tuổi/Ba mẹ nuôi/Lo cho ăn học bằng người/ Cũng biết học, biết chơi, biết chuyện nước ta, nước bạn/Tuổi trẻ thời bình, thích truyện ngắn, phim tình cảm/Nghe nhạc Hàn, thích các ngôi sao/Được phong danh hiệu "Fan cuồng Kpop/ Thôi thì cứ sống là chính mình, đứa thích SuJu, đứa mê UKiss, đứa yêu Dong Bang, đứa cả ngày xem Beast, coi như sở thích cho những lúc nhàn rỗi của thời bình”…Tuy nhiên, theo quan điểm của cô gái thì tình yêu mãnh liệt mà họ dành cho các ngôi sao Hàn Quốc không ảnh hưởng gì tới tình yêu đối với đất nước, gia đình và tự hào dân tộc: "Chẳng có chiến tranh, chúng tôi vẫn yêu sử nước mình/Chống pháp thực dân, đánh tan đế quốc/.../Trách nhiệm học hành đôi lúc cũng nặng vai/Internet tràn sang, sự học vẫn miệt mài/Học là chơi, chơi là học”...Bài thơ cũng khẳng định thế hệ trẻ không chỉ biết rơi nước mắt vì thần tượng của mình. "Nước mắt chúng tôi/Đôi khi rơi vì số phận, vì những hy sinh xưa cũ đã qua rồi/Nước mắt chúng tôi/Đôi lúc cũng rơi/Chỉ vì một trang sách hay, một thước phim hay, hoặc vì hạnh phúc/Đừng lấy chiến tranh để đo lòng nước mắt/Khi tôi cũng từng khóc vì một kiếp lầm than, nhưng cũng từng rơi vì các sao Hàn...”.
Tuy nhiên, “Chúng tôi không bao giờ rơi lệ/Những chuyện tào lao/Chúng tôi không mất thì giờ nửa đêm run rẩy,gào thét trước cổng sân bay để đón đứa lạ hươ lạ hoắc/đến bố mẹ ở nhà cũng chả biết đi đâu”.Nhà thơ cũng gửi một lời nhắn nhủ vô cùng xót xa khi thấy nước mắt của các bạn trẻ rơi quá dễ dàng và không đúng chỗ: “Nước mắt ngày càng quý hiếm lắm các em ạ/Hãy cố mà để dành/Mà nhỏ xuống cho điêu linh đất nước/Mà rưng rưng cho nỗi nhục bị cỡi cổ đè đầu/Làm nô lệ/Tôi bảo các em lần này thôi nhé/Đừng làm xấu hổ thêm xứ sở mình/Nhục/Biển Đông/Quá/Đủ/Rồi”.
Bài thơ vấp phải sự phản đối của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sự phản kháng bằng bài thơ của một cô gái trẻđược đăng tải trên mạng nhấn mạnh tới sự khác biệt thế hệ, tới hoàn cảnh mà giới trẻ ngày nay đang sống: "Thời đại mới, chúng tôi cũng đang sống trong cái thời 20 tuổi/Ba mẹ nuôi/Lo cho ăn học bằng người/ Cũng biết học, biết chơi, biết chuyện nước ta, nước bạn/Tuổi trẻ thời bình, thích truyện ngắn, phim tình cảm/Nghe nhạc Hàn, thích các ngôi sao/Được phong danh hiệu "Fan cuồng Kpop/ Thôi thì cứ sống là chính mình, đứa thích SuJu, đứa mê UKiss, đứa yêu Dong Bang, đứa cả ngày xem Beast, coi như sở thích cho những lúc nhàn rỗi của thời bình”…Tuy nhiên, theo quan điểm của cô gái thì tình yêu mãnh liệt mà họ dành cho các ngôi sao Hàn Quốc không ảnh hưởng gì tới tình yêu đối với đất nước, gia đình và tự hào dân tộc: "Chẳng có chiến tranh, chúng tôi vẫn yêu sử nước mình/Chống pháp thực dân, đánh tan đế quốc/.../Trách nhiệm học hành đôi lúc cũng nặng vai/Internet tràn sang, sự học vẫn miệt mài/Học là chơi, chơi là học”...Bài thơ cũng khẳng định thế hệ trẻ không chỉ biết rơi nước mắt vì thần tượng của mình. "Nước mắt chúng tôi/Đôi khi rơi vì số phận, vì những hy sinh xưa cũ đã qua rồi/Nước mắt chúng tôi/Đôi lúc cũng rơi/Chỉ vì một trang sách hay, một thước phim hay, hoặc vì hạnh phúc/Đừng lấy chiến tranh để đo lòng nước mắt/Khi tôi cũng từng khóc vì một kiếp lầm than, nhưng cũng từng rơi vì các sao Hàn...”.
Sau đây là bài thơ của Đỗ trung Quân :
Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất
Ngày ấy bọn tôi hai mươi tuổi
Ria lún phún
Mắt cận lòi
Dân Sài Gòn tiểu tư sản, đọc sách triết , tóc hippie
Được phong tặng “thanh niên chậm tiến “
Thôi thì biết thân phận mình, đứa đi làm công nhân , đứa đi làm rẫy, đứa thanh niên xung phong coi như trả món nợ dù chả vay ai thời tiền – hậu - chiến
Ngày Polpot tràn qua An Giang , Ba Chúc thảm sát đồng bào
Tổ quốc lâm nguy
Bọn tôi sôi sục ra biên giới
Ngày Trung Quốc tấn công Việt Nam
Tổ quốc lại lâm nguy
Có thằng em khai gian tuổi
Vác balô lên đường
Gác mọi tranh chấp ý thức hệ
vệ quốc trước đã
Ai không tử sĩ
Ai không phế binh
Thì về
Đứa đạp xích lô, đứa chạy xe ôm, đứa đi khuân vác
Bình thường.
Nói thật
Bọn tôi đàn ông cũng có khi rơi nước mắt
Khi nhìn xác đồng bào, ôm trong tay đồng đội.
Sắt đá vẫn nghẹn ngào.
Nhưng các em ạ
Chúng tôi không bao giờ rơi lệ
Những chuyện tào lao
Chúng tôi không mất thì giờ nửa đêm run rẩy, gào thét trước cổng sân bay để đón đứa lạ hươ lạ hoắc
đến bố mẹ ở nhà cũng chả biết đi đâu
tôi nghĩ đơn giản thế này
Bố tôi chết tôi mới khóc
Mẹ tôi chết tôi mới khóc
Bạn tôi chết tôi mới khóc
Đồng bào tôi mất tích ngoài biển đông tôi mới khóc
Nước mắt ngày càng quý hiếm lắm các em ạ
Hãy cố mà để dành
Mà nhỏ xuống cho điêu linh đất nước
Mà rưng rưng cho nỗi nhục bị cỡi cổ đè đầu
Làm nô lệ
Tôi bảo các em lần này thôi nhé
Đừng làm xấu hổ thêm xứ sở mình
Nhục
Biển Đông
Quá
Đủ
Giới trẻ VN khóc nức nở khi đón ban nhạc Hàn Quốc tại - Hà nội
Đỗ trung Quân
(Theo internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét