Thành
Patara thơ mộng, một thành phố cổ thuộc miền Tiểu Á,
ngày nay
nằm ở vùng nam duyên hải Thổ Nhĩ Kỳ. Trên ngọn đồi,
Nicholas ngồi
bên tảng đá, chàng hết ngắm nhìn biển xanh rồi lại quay
nhìn ngôi
nhà xinh xắn của chàng. Rất nhiều lần chàng đã ngắm nhìn
như thế,
nhưng hôm nay chàng mới để ý nhà chàng đẹp và sang trọng
nhất
thành. Chàng liên tưởng tới song thân đạo hạnh mới lần
lượt vĩnh
biệt chàng đi vào thế giới vô hình, để lại cho chàng một
gia tài
kích xù. Chàng nhớ đến những chiếc rương nặng, đầy vàng
bạc và
châu báu đang khóa kỹ tại kho tàng nhà chàng…..
Nicholas
chậm rãi hướng cặp mắt lên bầu trời muôn mầu sắc lúc
hoàng hôn,
chàng thầm thĩ cầu nguyện:
-Lạy
Chúa, Ngài biết rằng con không cần đến mọi của cải đó.
Con ước
ao phụng sự Ngài. Xin Ngài dậy con phải làm gì!
Nicholas
hiểu rằng Chúa sẽ không trực tiếp trả lời chàng, nhưng
chàng tin
rằng Ngài sẽ đáp lại lời nguyện cầu của chàng bằng cách
này hay
cách khác. Vì thế, chàng chờ đợi…
Một
hôm, Nicholas cỡi ngựa qua một xóm nghèo. Bọn trẻ quần
áo xác
xơ, cả lũ ngừng chơi nhìn chằm chặp vào chàng thanh niên
đẹp trai
cỡi trên lưng con ngựa quí. Lập tức, Nicholas đọc được
trong những
đôi mắt và trên thân hình gầy gò của chúng sự nghèo
túng, đói
khát và đáng thương. Đột nhiên chàng nhớ lại lời Chúa
Kitô: “Các
con làm điều gì cho một kẻ bé mọn nhất trong anh em Ta
đây, chính
là các con làm cho Ta”. “Những kẻ bé Mọn! Các trẻ nhỏ!”
Nicholas
tự nghĩ, “ Chúa muốn tôi giúp đỡ các trẻ nhỏ”. Lập tức
chàng quay
ngựa đi thẳng đến phố chợ. Tại đây, chàng mua sắm những
quần áo
sặc sỡ, những đôi giầy đủ mầu đủ cỡ, rồi chàng xin những
người
bán hàng chất các rổ, các thúng với mọi thứ thịt thà,
bánh kẹo,
hạt giẻ và trái cây. Đồng thời chàng nhờ họ giữ thứ đó
cho tới
khi chàng trở lại.
Đêm
ấy, khi thành phố đã yên giấc, bọn trẻ đã ngủ say,
Nicholas bí
mật đi từ nhà này sang nhà khác, qua những cửa sổ mở
trống, chàng
đặt trên sàn nhà từng chiếc rổ, chiếc thúng đầy ắp những
bánh
quà, thịt thà và quần áo. Chàng không quên bốc những nắm
kẹo và
hạt giẻ bỏ vào những đôi giầy mới để gây ngạc nhiên cho
bọn trẻ.
Cứ thế,
từ hôm này qua hôm khác, ban ngày Nicholas đi tìm kiếm
kẻ nghèo
đói, đêm đến chàng rảo qua các nhà, bí mật bỏ lại những
món quà.
Chẳng
mấy chốc, người trong thành đã xôn xao bàn tán, họ hỏi
nhau:
-Ai
là người đã bí mật trao tặng chúng ta những món đồ cần
thiết,
mà chúng ta không hay biết?
Khi
nghe được những lời bàn tán của dân chúng, Nicholas tạm
ẩn mặt
một thời gian. Chàng chỉ muốn một mình Chúa biết việc
chàng làm.
Chàng tự nghĩ: “Nếu mình nhận lời cám ơn về việc mình
làm, thì
ra như đã nhận công thưởng đời này rồi!”
Ngày
kia, Nicholas nghe kể về một người bạn của cha chàng,
ông ta cũng
là người thành Patara, nhưng làm ăn suy xụp. Do sự suy
xụp này
ông ta không đủ tiền để sắm sửa cho ba cô con gái đã đến
tuổi
thành hôn. Ông ta dự tính sẽ gửi cả ba đứa con vào làm
cho một
tửu quán gần nhà, để chúng có thể kiếm tiền lập gia
đình. Khi
nghe câu truyện, Nicholas tỏ ra rât bực tức, vì cũng như
mọi người
trong thành, chàng biết rằng người chủ quán là một kẻ
tội lỗi.
Những nàng con gái làm trong tửu quán đó không khỏi đi
theo đàng
tội!
Ngay
đêm đó, Nicholas bỏ đầy một túi nhỏ những đồng tiền
vàng, đi thẳng
tới nhà người bạn của cha chàng. Qua cánh cửa sổ đang
mở, chàng
thẩy túi vàng trên bàn, nơi người con gái lớn đang ngồi.
Khi nghe
tiếng la sửng sốt của cô con gái vì túi vàng bỗng dưng
từ đâu
bay tới, Nicholas lanh lẹ trốn mất! Không lâu sau đó,
chàng nghe
kể cô ta đã lập gia đình trong hạnh phúc. Nhưng hai cô
em còn
ở lại nhà vì chưa có tiền!
Rồi
chẳng bao lâu, Nicholas lại lần mò đến, chàng thẩy một
túi vàng
khác vào chỗ cô gái kế, và cũng nhờ túi vàng này, người
con gái
lập được tổ ấm hạnh phúc.
Thời
gian kén rể cho cô con gái út đã đến, đêm nào cũng thế,
người
cha cẩn thận rình mò gần cửa sổ. Ông nói với cô con gái
cưng:
-Ba
cần phải biết ai đã giúp đỡ chúng ta, để chúng ta còn
nói với
người một lời cám ơn.
Đêm
đó, Nicholas lại bí mật ném túi vàng thứ ba qua cửa sổ.
Nhưng
bỗng nhiên tay chàng bị nắm lại. Chàng bị bắt quả tang!
-À thì
ra anh Nicholas, chính anh là người đã cho chúng tôi
những túi
vàng! Chúng tôi cần phải biết vị ân nhân của chúng tôi.
Xin mời
anh vào trong nhà, để chúng tôi còn tỏ lòng biết ơn anh.
-Không!
Không! Tôi không muốn việc tôi làm bị bại lộ. Cách tốt
nhất ông
tỏ lòng biết ơn tôi là xin hứa với tôi, sẽ không bao giờ
nói cho
ai biết việc tôi đã làm.
Sau đó,
Nicholas chẳng những dâng hiến của cải và thời giờ cho
Chúa, chàng
còn dâng mình để trở thành một linh mục. Rồi một thời
gian sau,
ngài được chọn làm Giám Mục thành Myra, không xa Patara
là bao.
Lòng nhân ái và qủang đại đối với người nghèo của Ngài
đồn ra
khắp nơi.
Người
ta kể rằng, một đêm bão tố khủng khiếp tại biển Aegean,
Nicholas
cứu nguy một chiếc tầu đã hầu chìm đắm nhờ kêu cầu sự
trợ giúp
của Thiên Chúa. Do câu truyện này, các thủy thủ ở miền
đó thường
kêu tên Nicholas trước các chuyến hải hành. Họ chúc nhau
một cuộc
hành trình tốt đẹp khi nói:
-Xin
thánh Nicholas cầm lái!
Nhiều
huyền thoại xoay quanh cuộc đời Đức Giám Mục Nicholas,
Đấng sau
này đã được phong thánh. Cùng với thánh Anrê Tông Đồ,
Ngài là
Quan Thầy nước Nga. Tại Đức, Thụy Sĩ và Hòa Lan người ta
tỏ lòng
tôn kính thánh Nicholas bằng nhiều tục lệ tốt đẹp. Dần
dà, Ngài
đd được coi như một vị thánh của trẻ nhỏ.
Trong
đêm vọng lễ kính Ngài, ngày 6 tháng 12, trẻ em thuộc
nhiều quốc
gia đặt giầy của chúng ra ngoài nhà để cho thánh
Nicholas bỏ đầy
kẹo bánh và đồ chơi. Nếu chúng vẫn tỏ ra ngaon ngỗn,
chúng có
quyền hy vọng như vậy.
Người
Hòa Lan đã đem những tục lệ này vào Mỹ. Thánh Nicholas
hay “Saint
Klaus” của người Hòa Lan từ đó được biết như “ông già
Noel” (Santa
Claus). Rồi thay vì đặt giầy ra ngoài nhà vào đêm vọng
lễ thánh
Nicholas, các trẻ em Mỹ treo những đôi vớ của chúng vào
đêm Sinh
Nhật để được “ông già Noel” bỏ đầy kẹo bánh và đò chơi.
Thánh
Nicholas qua đời tại Myra vào thế kỷ thứ 4. nhiều nhà
thờ tại
Á Châu và Âu Châu được xây dựng để kính nhớ Ngài. Thế kỷ
17, khi
quân Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Myra, nước Y.Ù Người ta đã di
hài cốt
Ngài về táng tại Pari, nước Ývà tại đó hài cốt Ngài vẫn
còn tồn
tại đến ngày nay.
(Nguon: dongcong.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét