Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Phân tích bài dịch: Chuyện Tình (Love Story)


Nhìn thấy những bản nhạc cũ in thời trước 1975, mình cũng rất xúc động. Những bản nhạc tờ rời thường được in rất đơn sơ, trang trí mộc mạc giản dị, nhưng một thời đã từng chuyển tải âm nhạc đến thật gần với quần chúng.
Mình nhớ khi còn nhỏ, các anh của mình thường ôm ghi-ta ngồi hát, trước mặt là những bản nhạc đơn như thế này. Nhưng sao mình nghe cảm xúc mãnh liệt. Và tự nhiên cảm thấy quí và trân trọng những bản nhạc in ấy.
Ngay cả dòng nhạc ngoại Pháp, Anh...cũng thấy sao gần gũi, qua sự tâm huyết và tài năng của các nhạc sĩ, và một phần lớn vì chúng đã được in mạch lạc, rõ ràng, dễ sử dụng, ưa nhìn...
Ngày nay, muốn tiếp cận một bản nhạc như thế thật khó! Người ta thường làm tuyển tập, tuy in ấn đẹp nhưng tuyển tập thì hạn chế trong mấy chủ đề, và giá thành thì đắt đỏ. Vì vậy âm nhạc rất khó đến gần với từng cá nhân người dân. Người ta bị bắt buộc phải xem các chương trình trên ti-vi-những chương trình được biên tập sẵn, khô cứng và tràn ngập ý đồ.
Nhân gặp trên mạng bài phân tích bản nhạc Chuyện Tình-Love Story, có hình của tờ nhạc rời in bằng 3 thứ tiếng Việt-Anh-Pháp. Quả thật tiện lợi để học...ngoại ngữ. Nhất cử lưỡng tiện! 
Mời bạn cùng chia sẻ...


Love Story - Chuyện Tình - Lời Việt Phạm Duy


Với những người không biết tiếng Anh - như tôi hồi xưa khi học cấp 2 và 3 ban Pháp văn - thì những bài dịch là cánh cửa mở để có thể đi vào thế giới nội tâm của bài hát, thay vì chỉ nghe ù ù cạc cạc mà không hiểu người ta nói những gì. Qua những bài dịch hay, ta có thể cảm nhận bài nhạc sâu sắc hơn, đệm guitar theo thích thú hơn. Tôi chịu ơn rất nhiều từ các bậc "tiền bối" như các quý ông Trường Kỳ, Lê Hựu Hà, Nam Lộc, Kỳ Phát v.v. cũng như các nhạc sĩ như Bố Già Phạm Duy, chịu chơi với dân hippy thời 70 rồi cùng nhau dịch nhiều bài nhạc Pháp Mỹ và ca hát tại "trường nhà" Lasan Taberd - như đã được thuật lại cặn kẽ với giọng văn thật tếu của cố nghệ sĩ Trường Kỳ trong quyển "Một Thời Nhạc Trẻ". Tuy sanh sau đẻ muộn, nhưng dư âm của phong trào nhạc trẻ đó vẫn còn âm vang thật mạnh mẽ trong tôi khi cầm trong tay các nhạc bản của họ mà tôi đã sưu tầm, và sẽ tìm cách gửi đến bạn xem blog nay mai.

Trở lại với Chuyện Tình. Vì hai lời Anh và Pháp đề ngay dưới lời Việt, thật dễ cho tôi so sánh cách dịch của nhạc sĩ Phạm Duy (PD) và tìm ra các thích thú nho nhỏ. Tôi chia các thích thú đó thành các tiểu đoạn:


1. Ns theo sát lời Anh hơn. Và ông sửa câu văn từ rặt Anh ngữ thành rặt Việt ngữ thật tài tình. Ông nắm bắt tinh thần của câu nhạc tiếng Anh" bắt đầu từ đâu bây giờ, để nói về câu chuyện mà tình yêu có thể trở nên thật tuyệt vời", rồi sắp xếp gọn ghẽ lại thành "biết dùng lời rất khó, để mà nói rõ, ôi biết nói gì, cuộc tình lớn quá." Ngoài ra ông còn cho thấy sự lúng túng của người kể: "để mà nói rõ" ... rồi "ôi biết nói gì" thay vì chỉ đơn thuần kể lại như bản gốc.

2. "Câu chuyện tình ngọt ngào mà còn xưa hơn cả biển" đã được làm gọn lại "biển già", rồi còn thêm vào tính từ "trắng xóa" rất hình tượng và thân thuộc mỗi khi ta dạo theo bờ biển.

3. Câu "một sự thật đơn giản về tình yêu mà nàng đem lại cho ta" đã được gói thành "cuộc tình quý giá" và một so sánh "như những ngọc ngà". Chữ tiếng Anh "she brings to me" nghe đơn giản quá, mà ns PD "thăng hoa" nó lên thành "nàng dành cho ta" nghe nó "intimately" (thân mật), "exclusively" (độc quyền) hơn.

4. "Ôi biết nói gì?" thật Việt hóa thay vì dịch theo cách Mỹ "Bắt đầu từ đâu bây giờ?"



5. Đoạn phiên khúc 2 cũng vậy, cách hành văn kiểu Mỹ "với câu chào hello đầu tiên, nàng đã đem ý nghĩa đến cho đời sống trống rỗng cũa tôi" đã được Việt hóa thật tự nhiên thành " Với một lời quý mến, mà nàng nói đến khi bước chân vào cuộc đời vắng ngắt". Ta thấy nhạc sĩ lại tiếp tục dùng những hình tượng cụ thể để nói về những chuyện tinh thần: thay vì chỉ "bước vào đời" thì rõ ràng hơn, hình tượng hơn là "khi bước chân vào", rồi thay vì chỉ "vắng", thì thành "vắng ngắt". Như tôi đã phân tích trong một số bài viết trước, cách dùng các tính từ như vắng ngắt, biển già, trắng xóa, ... này là một đặc trưng tiêu biểu của nhạc Phạm Duy.

6. Từ "cô ấy bước vào đời tôi và làm cuộc sống tốt đẹp hơn" mà thành "vì nàng đã hiến đôi cánh tay mềm nghìn đời quyến luyến" thì rất hay và rất hình tượng hóa. "Nàng hiến đôi tay" là trao phó thân xác cũng như tinh thần của nàng cho anh rồi còn gì nữa, anh bỏ tay nàng ra sao được, lỡ nàng rớt xuống vực sao? Mà đôi cánh tay mềm thì ai chẳng từng có những cảm giác rạo rực, thèm muốn được .. cầm tay người mình thầm yêu như zậy? Sao mà không nghìn đời quyến luyến cho được? Những tình cảm này khi thì thật gần gũi, khi thì lại cảm thấy thật bao la, "yêu đời yêu người". Thế nên mới có câu kế "Lòng ta đầy kín". Đầy kín mà dòng nhạc thì lại mênh mang, chuyển từ thứ Gm sang GM7 rồi G7, nghe ... quyến luyến vô cùng.

7. Điệp khúc cũng còn nhiều ý hay lắm, nhưng thôi tôi để bạn đọc tìm hiểu thêm. Chỉ xin nói một tiểu tiết nhỏ là "anh ấy" lúc cuối điệp khúc thì lại tìm "nắm đôi tay thiên thần" để "đi suốt mùa xuân". Trong lời gốc ở cuối phiên khúc 1 (#6 như đã phân tích ở trên) không có hình ảnh "bàn tay", chỉ có "cô ấy bước vào đời tôi", nhưng nhạc sĩ đã có chủ ý thêm vào ở đó, để lúc điệp khúc này nhắc lại ý bàn tay cho câu văn có sự lặp lại, và ý "quyến luyến" cũng rõ rệt hơn ở chỗ khéo lặp lại đó.


(Hoctroviet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét