Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Một kỷ niệm nhỏ với phim "LA MISSION DES GRANDS PLATEAUX"



Bộ phim "LA MISSION DES GRANDS PLATEAUX" đang trở nên "hot", khi Kon Tum đang chuẩn bị mừng kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh (1913-2013); 165 năm kể từ ngày thầy sáu Do và các Cha thừa sai đặt chân đến với đồng bào các dân tộc, đem Tin Mừng của Đức Giêsu lên mảnh đất Tây Nguyên này (1848-2012).

Bộ phim do Cha Christian Simonnet thực hiện, lấy bối cảnh tại Gp Kon Tum, gồm Kon Tum và Pleiku; Phim nhựa dài 50 phút, được Hội Thừa sai Balê (M.E.P) giới thiệu vào năm 1959.

Riêng tôi có một kỷ niệm nho nhỏ với bộ phim này.

Nguyên do là vào năm 2006, giáo xứ Tân Hương (hạt Kon Tum) kỷ niệm 100 năm Nhà thờ được xây dựng (1906-2006). Cha sở và Ban chức việc muốn thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại lịch sử của giáo xứ. Một vấn đề là theo lịch sử ghi lại, vào năm 1906, cùng với việc xây dựng Nhà thờ Tân Hương, Cố Demeure (Ngự) cũng đã làm một Nhà xứ to lớn, khang trang, thay Chủng viện có từ thời Cha Do và Cha Dégouts (Đề) [Chủng viện được dỡ ra theo lệnh Bề trên, để lấy gỗ đóng góp xây Trường Yao Phu Cuénot vào 1906]. Ngôi nhà xứ này tồn tại khá lâu: từ năm 1906 đến năm 1963, được 57 năm. Vì tồn tại lâu thế nên đến đời Cha Giacôbê Nguyễn Tấn Đường về làm cha sở, ngôi nhà trở nên hư hại nặng, và năm 1963, "ông ngoại" Đường cho dỡ, xây lại nhà xứ bằng xi-măng mái ngói như ta còn thấy ngày nay. 

Ngôi nhà này đến thời Cố Hiền (Alberty 1913-1948) thì có thêm chức năng là lớp học, dạy dỗ biết bao con em nam nữ của giáo xứ Tân Hương. Nhưng loay hoay mãi không ai tìm thấy được hình của ngôi nhà xứ này ra sao!? Vậy là mọi người quyết định tìm cách vẽ lại ngôi nhà xứ này. Có ông Phaolô Nguyễn Văn Nho (CVK47) là người học trò Cố Hiền, rất rành về ngôi nhà, cố vắt óc nhớ lại; sẵn có con trai là kiến trúc sư đang làm việc ở Sài gòn, thế là cha nhớ lại con đồ hoạ vi tính. Cuối cùng cũng hoàn thành được bản vẽ ngôi nhà xứ cũ! (Rất tiếc bản vẽ đến nay đã thất lạc!).

Lúc đó tôi trong ban làm Kỷ yếu, vẫn âm thầm đi tìm hỏi khắp nơi. Một hôm bỗng chợt nhớ, mình có xem cuốn phim "Truyền giáo Kon Tum", nhớ trong phim có quay cảnh kiệu Mình Thánh Chúa tại nhà thờ Tân Hương, do Đức Cha Paul Seitz chủ sự. Phim hoàn thành khoảng 1959-1960. Mà nhà xứ cũ đến 1963 mới bị dỡ ra xây mới! Thế là tôi vội chạy về lục tìm đĩa CVD chiếu xem. Quả thế, trong phim có cảnh quay nhà xứ. Tuy chỉ nhìn thấy thoáng qua nhưng hình dạng bên ngoài của ngôi nhà cũng khá rõ ràng. Tôi chụp lưu lại trong máy tính, sau đó in ra và đem đến mọi người xem. 
1906-1963


Bấy giờ mọi người mới nghiệm ra một điều: trải qua năm tháng, trí nhớ con người dù có cố gắng phác vẽ lại thì cũng khác xa, thậm chí không giống chút nào với hình ảnh sự vật như nó từng vốn có !!

Tôi tin còn rất nhiều điều nữa mà bộ phim này sẽ "soi sáng" cho lịch sử Kon Tum. Chẳng hạn những hình ảnh sau đây, cũng được trích từ bộ phim trên:

















(Dân Làng Hồ 02/09/2012)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét