Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

LỄ GIỖ GIÁP 4 NĂM CHA CỐ TÔMA LÊ THÀNH ÁNH - KỂ CHUYỆN TRUYỀN GIÁO NGÀY XƯA



NGÀY 27.09.2012 - TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN CHO LINH HỒN 
CỐ LINH MỤC TÔMA LÊ THÀNH ÁNH
LỄ GIỖ GIÁP 4 NĂM (27.09.2008-27.09.2012).
XIN CHÚA THƯƠNG CHO LINH HỒN CHA CỐ TÔMA ĐƯỢC SỚM HƯỞNG NHAN THÁNH CHÚA.




_____________________________________


KỂ CHUYỆN TRUYỀN GIÁO NGÀY XƯA


(Trích tự thuật của Cha cố Tôma)

Lm. Thomas LÊ THÀNH ÁNH

Sinh ngày 5 tháng 5 năm 1919, tại Họ đạo Tân Hương, làng Tân Hương, Tỉnh Kon Tum.
Cha: Philipphê Lê Bảo
Mẹ: Anna Nguyễn Thị Quế
Học Chủng viện Làng Sông Qui Nhơn (Bình Định) từ năm 1932 đến năm 1940.
Học Đại Chủng viện Qui Nhơn tại Qui Nhơn: Triết học từ năm 1940 đến 1942, Thần học từ năm 1944 đến 1948.
Dạy học Tiểu Chủng viện KonTum từ năm 1942 đến năm 1944.
Chịu chức Cắt tóc:  - 20/4/1949 do tay ĐGM Gioang Sion (Khâm) 
Giữ cửa và Đọc sách:     27/4/1949   -    -         -          -         -                       
Trừ quỉ và Giúp lễ:         27/4/1949   -    -         -          -         -     
Trợ Phó tế:                    28/5/1949    -    -         -          -         -     
Phó tế:                          28/5/1949   -     -         -          -         -     
Tp Linh mục:                 26/6/1949  -    -         -          -         -         
tại nhà thờ Chính tòa Kon Tum.


1949 : Làm phó cha già Xuân, học tiếng Rơngao tại xứ Hàmòng dân tộc Rơngao (có một làng nhỏ Tân Thành bổn đạo toàn tòng người Kinh), trong vòng 6 tháng. Sau đó được chỉ định (đời Đức Cha Paul Seitz) ra ở riêng tại một làng : làng Dak Yo-vừa làm việc (với năng quyền cha sở) vừa tiếp tục học tiếng-cũng tiếng Rơngao (toàn giáo xứ Hàmòng đều là dân tộc Rơngao), kiêm một làng xa hơn : làng Kon Gung, từ năm 1950 đến 1952.


Giữa năm 1952 được đổi làm cha sở Plei Jơdrập đang bỏ trống (Cha Lưu Phương là cha sở vì thời cuộc phải ra khỏi xứ đi Ban Mê Thuột).

Ở Plei Jơdrập được 8 tháng, được bổ nhiệm làm cha sở tiên khởi một làng lẻ của giáo hạt Plei Jơdrập : làng Plei Kơbey, dân tộc Jarai, cách xứ chính Plei Jơdrập 20 cây số, qua sông Pơkô và hai lần qua một suối lớn miền đó : suối Ya Sêr. Làng Plei Kơbey là một họ đạo mới, không có cha sở, không có nhà thờ, không có nhà xứ, tất cả đều phải tạo lấy. Bổn đạo mới, cha sở cũng mới, chưa biết tiếng Jarai thật là bỡ ngỡ. Mới biết líu lo được tiếng Rơngao-ở Plei Jơdrập 8 tháng cũng Rơngao. Ở nhậm họ Plei Kơbey vừa xoay xở, vừa học tiếng. Miền này toàn là dân tộc Jarai. Kiêm xa xa cách 7 cây số là một làng nói tiếng Hàlâng lại ngôn ngữ khác nữa, dần dần cũng phải bập bẹ rồi cũng xong để đem Chúa đến cho họ. Thế là một mình một chiếu giữa một trời mênh mông núi cao rừng rậm, với ba thứ tiếng dân tộc : Rơngao, Jarai và Hàlâng, bổn đạo người Kinh (Việt) chỉ có hai : cha sở và một chú giúp 8 tuổi.

Ở Kơbey hai năm rưỡi, Kơbey làm sở chính, mở đạo được 3 làng thêm – cả ba đều thuộc dân tộc Hàlâng : Dak Rơde ken, Dak Rơde tih và Plei Khôk Klong. Từ Kơbey cứ đi mãi ba làng cách xa nhau 5, 3 và 10 cây số đường rừng qua nhiều suối. “Gratia mea tibi sufficit” lời Chúa hứa mọi sự đều tốt đẹp.


Được hai năm rưỡi ở Kơbey, gầy dựng được nhà thờ nhà xứ theo lối thổ dân : mái tranh, vách nứa. Rồi lại cuốn gói, năm 1953, đi đường núi về Hàmòng trở lại, thế chân cha sở (cha J. Bapt Huy) đã bỏ đi (vì thời cuộc). Lúc ấy phải đi đường núi, vì đường cũ từ Plei Jơdrập bị nghẽn tắt.


Ở Hàmong được mấy tháng (cha J. Bapt Huy trở về) được lệnh về họ đạo Mangla, vừa làm việc vừa học tiếng Bahnar. Mangla thuộc về sở họ Phương Quí, cha sở là cha già Phêrô Cẩn, Mangla là họ lẻ. Về Mangla để chuẩn bị gì đây! Chuẩn bị sau khi học tiếng Bahnar được 8 tháng, thì được bổ nhiệm về làm cha sở Phương Quí, thế cha già Cẩn đổi lên họ Kon Rơbang. Năm 1954 về xứ Phương Quí, gồm 1 làng Kinh Phương Quí, 2 làng Dân tộc Rơngao: Kon Hơngo Kơtu và Kon Hơngo Kơlah, và hai làng Dân tộc Bahnar là Plei Kơnăng và Plei Mangla. Lần này khỏi phải học tiếng: Kinh thì khỏi học, Rơngao – Bahnar trúng tủ đã thu nhặt được từ núi rừng Hàmong – Jơdrập – Mangla. (Còn mấy tiếng Jarai, vài chữ Hàlâng để dành khi gặp anh em chào hỏi nhau).


Ở Phương Quí từ 1954 đến 1959, tháng 11 được lệnh Đức Giám Mục (Đức Cha Seitz) chỉ định đi làm cha sở anh em binh lính, trụ sở nhà thờ tại thị xã Kon Tum, chỉ chuyên về anh em giáo hữu quân đội, tức là những anh em binh lính và gia đình có đạo.


Năm 1961 được lệnh đổi đi Pleiku, vẫn giữ việc giúp anh em binh lính như ở Kon Tum, và đảm trách một xứ đạo gồm xứ Hiếu Đạo và Thánh Tâm. Đến năm 1965 giao Thánh Tâm cho một cha sở mới (cha Khánh) làm thành một xứ riêng. Cho đến năm 1975 vâng lệnh Nhà nước đi học tập cải tạo cho đến 1988: 13 năm. Hiện từ đó, ở tại Tòa Giám Mục chờ sự đặt để của Đức Giám Mục Giáo Phận.


Đến nay: 12-6-1995.


(Minh Sơn đánh máy lại từ bản viết tay của cha cố Tôma Lê Thành Ánh)


____________________________________

M.S bổ sung:
-13.09.1995 - 2000: Cha sở An Mỹ, Pleiku.
 Xây dựng Nhà thờ và Nhà xứ mới Giáo xứ An Mỹ. Nhà thờ mới làm phép khánh thành ngày 24/06/1999.
-2000 - 2008: Nghỉ hưu tại TGM Kon Tum.
An nghỉ trong Chúa lúc 5g30, sáng Thứ Bảy 27.9.2008 tại TGM Kon Tum.
An táng tại Nghĩa trang Phương Quý, Kon Tum.
Hồng ân 89 năm tuổi đời, 59 năm linh mục.

Lê Minh Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét