Theo ký ức của
người dân sinh sống tại thành phố Kontum, thì có thể chiếc máy bay đầu tiên hạ
cánh trên vùng đất Kontum là vào khoảng thập niên 1940 của thế kỷ 20. Ông
N.V.N, năm nay 82 tuổi, gia đình hiện cư trú tại đường Trần Hưng Đạo, Phường
Quyết Thắng, Tp. Kontum nhớ lại: trong khoảng những năm 1940 (ông không nhớ
chính xác năm bốn mươi mấy!), một chiếc tàu bay do người Pháp điều khiển đã đáp
xuống một khoảng đất trống bên Ô (tức vùng đất thấp bằng, đất bồi dọc bờ sông Đak
Bla, phía bên kia cầu Đak Bla ngày nay). Đó là một chiếc máy bay hiệu Moral, hai
cánh bằng vải, đáp xuống trên cánh đồng lúa vừa gặt xong. Khi ấy, dân chúng cả
tỉnh Kontum kéo nhau sang bên kia cầu - chiếc cầu gỗ sơ sài tạm bợ, vì đã bị
cây lụt năm 1932 cuốn trôi - để tận mắt mục kích sự kiện có một không hai này.
Đến thập niên 1950,
một sân bay được thiết lập ở phía đông bắc của thị xã Kon Tum, sử dụng cho
mục đích quân sự. Sân bay này sau được cải
tạo, nâng cấp trong thời kỳ chế độ VNCH, thành sân bay đa dụng hơn, nhưng chủ yếu
vẫn là một sân bay quân sự. Từ sau năm 1975 thì sân bay này không còn hoạt động.
Một chiếc máy bay đang đậu tại phi trường Kon Tum.
Ảnh Internet
Đến ngày 10.06.2011,
Bộ GTVT và Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum công bố quy hoạch xây dựng lại sân bay
Kon Tum đến năm 2020. Theo đó, sân bay Kon Tum sẽ được xây dựng tại xã Ngọc
Bay, TP. Kon Tum, là sân bay dân dụng cấp 3C. Diện tích đất sử dụng là 166,2 ha. Tổng kinh
phí đầu tư trên 1.543 tỉ đồng. Đây là sân bay hỗn hợp dân dụng và quân sự, phục
vụ hành khách và công tác tìm kiếm cứu nạn, khi cần có thể phát triển bay khai
thác thường lệ nếu có thị trường.
Dự án vẫn còn
nằm trên giấy, và nhân dân vẫn hy vọng và chờ đợi…
Tuy nhiên, những
tàu bay đầu tiên bay đến bầu trời Kontum, thật bất ngờ, lại cách khá xa thời điểm
chiếc tàu bay Moral hạ cánh kể trên! Đó là vào năm 1924…Chúng tôi đọc thấy trong Hồi
ký của một vị quan triều Nguyễn, cụ Hà Ngại, nguyên là quan Quản đạo Kontum
giai đoạn 1943-1945, kể lại một câu chuyện thú vị về những chiếc tàu bay này.
Đây là câu chuyện người thật, việc thật, được cụ Hà Ngại ghi lại trong tập hồi
ký “KHÚC TIÊU ĐỒNG”, NXB Trẻ 05.2014. Chỉ đáng tiếc là những tàu bay đầu tiên bay
đến bầu trời Kontum này, xuất phát từ sân bay Phù Cát hồi đó, do phi công Pháp điều khiển, lại có nhiệm vụ…thả bom
giết chết mấy người dân tộc thiểu số trên Kontum, để đe dọa bắt họ qui phục
chính phủ Pháp thuộc! Âu cũng là do thời cuộc. Tập hồi ký này được cụ Hà Ngại viết cách đây mấy
mươi năm nhưng đến nay (2014) mới được xuất bản. Âu cũng lại do thời cuộc!
Khi ấy (năm 1924),
ông Hà Ngại đang làm Tri huyện Phù Cát, thuộc tỉnh Bình Định (ông làm Tri huyện
Phù Cát được 6 năm). Số phận như đoán định trước, từ sau sự kiện ông sức dân huyện Phù Cát làm sân bay để tàu bay Pháp bay lên Kontum. 20 năm sau, ông được bổ nhiệm làm
Quản đạo, rồi Tuần vũ tỉnh Kontum (1943-1945). Năm 1945, Việt Minh cướp chính
quyền, ông rời ghế quan trường trở về quê nhà trí sĩ.
Bìa sách KHÚC TIÊU ĐỒNG có in hình quan Hà Ngại
(Ảnh: L.M.S chụp)
Đôi dòng tiểu sử:
HÀ
THƯỢC (HÀ NGẠI)
Cụ Hà Thược tự Hà Ngại (thường gọi là Án Ngại), sinh năm 1890 tại làng
Phú quý Na khom, nay là thôn Na khom , xã Điện quang, huyện Điện Bàn ,
tinh Quảng Nam.
Ông là cháu đời thứ 13 dòng dõi HÀ PHƯỚC thuộc Tộc Hà ở Quảng Nam, (nhánh 6, chi 3, phái 3 Phú quý Na khom - căn cứ vào quyển Gia Phả Họ Hà năm 1986). Ông sinh ra trong gia đình “theo đòi nho học” (theo lời kể của Ông), nhưng gia đinh nghèo lắm, không đủ tiền mua sách, phải mượn sách của các làng lân cận để học.
Ông là học trò nghèo , nhưng nhờ hiếu học nên đỗ đạt và được bổ làm quan.
Ông là cháu đời thứ 13 dòng dõi HÀ PHƯỚC thuộc Tộc Hà ở Quảng Nam, (nhánh 6, chi 3, phái 3 Phú quý Na khom - căn cứ vào quyển Gia Phả Họ Hà năm 1986). Ông sinh ra trong gia đình “theo đòi nho học” (theo lời kể của Ông), nhưng gia đinh nghèo lắm, không đủ tiền mua sách, phải mượn sách của các làng lân cận để học.
Ông là học trò nghèo , nhưng nhờ hiếu học nên đỗ đạt và được bổ làm quan.
Về Hán Học Ông thi dỗ Cử nhân khoa Nhâm Tý 1912 tại trường Thừa Thiên.
Về Tây học Ông tốt nghiệp Trường Hậu Bổ ở Huế ( Trường Hậu Bổ dành
cho những người khoa giáp , ai được vào học xem như sơ bổ rồi , tức
là đã được bổ dụng , sẽ ra làm quan ) . Tốt nghiệp Ông được thăng
hàm Trước tác (6/2 ) trong khi các vị cử nhân khác chỉ được thăng Biên
tu. Sau đó Ông được bổ vào học tập chính sự và làm Hậu Bổ ở tỉnh
Bình định.
Những phẩm hàm Ông đã kinh qua :
Những phẩm hàm Ông đã kinh qua :
-Hậu
Bổ tỉnh Bình định (hàm Tùng lục phẩm *) làm việc 2 năm.
-Tri huyện Phù Cát,tỉnh Bình Định (hàm Chánh lục phẩm *) làm việc 6 năm.
-Tri huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh hóa. (Hậu lộc là huyện nhỏ và nghèo nhất tỉnh Thanh hóa lúc bấy giờ)
-Tri huyện Yên định, tỉnh Thanh hóa (Yên định là huyện lớn và giàu nhất tỉnh Thanh hóa lúc bấy giờ)
-Tri phủ Đông sơn, tỉnh Thanh hóa (hàm Tùng ngũ phẩm *).
-Tri phủ Thiệu hóa, tỉnh Thanh hóa.
( Thời gian Ông tôi làm tri huyện 2 huyện Hậu lộc và Yên định, tri phủ 2 phủ Đông sơn và Thiệu hóa là 10 năm.)
-Tri phủ Triệu phong , tỉnh Quảng tri , làm việc 11 tháng.
-Án sát ** tỉnh Bình thuận (hàm Tùng tam phẩm * ) làm việc 4 năm 1 tháng.
-Phủ Thừa tỉnh Thừa thiên ( hàm Tùng tam phẩm như Án sát) làm việc 2 năm.
-Án sát** Hà tỉnh ( năm 1940 )
-Bố chánh ** Nghệ an ( hàm Chánh tam phẩm * )
-Quản đạo ** Kontum ( Quản đạo ngang hàm Bố chánh )
-Tuần vũ** Kontum ( hàm Tùng nhị phẩm * )
Sau khi Ông làm Tuần vũ Kontum một thời gian thi đến CMT8 năm 1945 , Ông giao chánh quyền cho CM và được về nghỉ hưu.
Thời gian Ông nghĩ hưu về sống tại Thành nội Huế, Ông đi dạy thêm chữ Nho , đến năm 1960 sức khỏe Ông giảm sút nên Bác Cả là Hà Thúc đưa Ông vào Sài gòn sống chung để chăm sóc.
Ông mất ngày 14 tháng giêng năm Bính thìn ( 1976 ). Hiện nay tro cốt của Ông đang gởi thờ tại Chùa Vĩnh Nghiêm thành phố HCM.
-Tri huyện Phù Cát,tỉnh Bình Định (hàm Chánh lục phẩm *) làm việc 6 năm.
-Tri huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh hóa. (Hậu lộc là huyện nhỏ và nghèo nhất tỉnh Thanh hóa lúc bấy giờ)
-Tri huyện Yên định, tỉnh Thanh hóa (Yên định là huyện lớn và giàu nhất tỉnh Thanh hóa lúc bấy giờ)
-Tri phủ Đông sơn, tỉnh Thanh hóa (hàm Tùng ngũ phẩm *).
-Tri phủ Thiệu hóa, tỉnh Thanh hóa.
( Thời gian Ông tôi làm tri huyện 2 huyện Hậu lộc và Yên định, tri phủ 2 phủ Đông sơn và Thiệu hóa là 10 năm.)
-Tri phủ Triệu phong , tỉnh Quảng tri , làm việc 11 tháng.
-Án sát ** tỉnh Bình thuận (hàm Tùng tam phẩm * ) làm việc 4 năm 1 tháng.
-Phủ Thừa tỉnh Thừa thiên ( hàm Tùng tam phẩm như Án sát) làm việc 2 năm.
-Án sát** Hà tỉnh ( năm 1940 )
-Bố chánh ** Nghệ an ( hàm Chánh tam phẩm * )
-Quản đạo ** Kontum ( Quản đạo ngang hàm Bố chánh )
-Tuần vũ** Kontum ( hàm Tùng nhị phẩm * )
Sau khi Ông làm Tuần vũ Kontum một thời gian thi đến CMT8 năm 1945 , Ông giao chánh quyền cho CM và được về nghỉ hưu.
Thời gian Ông nghĩ hưu về sống tại Thành nội Huế, Ông đi dạy thêm chữ Nho , đến năm 1960 sức khỏe Ông giảm sút nên Bác Cả là Hà Thúc đưa Ông vào Sài gòn sống chung để chăm sóc.
Ông mất ngày 14 tháng giêng năm Bính thìn ( 1976 ). Hiện nay tro cốt của Ông đang gởi thờ tại Chùa Vĩnh Nghiêm thành phố HCM.
Theo: Cháu Nội Hà Thị Hải Vân (Nguồn:
internet)
PHỤ CHÚ :
*Theo quan chế triều Nguyễn có 9 phẩm trật ,từ Nhất phẩm đến Cửu phẩm , Nhất phẩm là phẩm trật lớn nhất , Cửu phẩm là phẩm trật nhỏ nhất .
Trong mỗi phẩm có trật Chánh và trật Tùng (Chánh nhất phẩm , Tùng nhất phẩm) trật Chánh cao hơn trật Tùng.
**Theo
cách tổ chức hành chánh của các triều trước và triều Nguyễn lúc
bấy giờ , mỗi tỉnh lớn có 3 quan là Tổng đốc , Bố chánh , Án sát .
Tỉnh nhỏ chỉ có Tuần vũ và Án sát .
Tỉnh nhỏ hơn nữa chỉ có Quản đạo .
Tổng đốc , Tuần vũ , Quản đạo là chức Tỉnh trưởng sau năm 1954.
Tỉnh nhỏ chỉ có Tuần vũ và Án sát .
Tỉnh nhỏ hơn nữa chỉ có Quản đạo .
Tổng đốc , Tuần vũ , Quản đạo là chức Tỉnh trưởng sau năm 1954.
Sau đây, mời
quý bà con đọc đoạn hồi ký rất thú vị của cụ Hà Ngại, trích trong sách “Khúc
tiêu đồng”, NXB Trẻ 05.2014, trang 198-204 :
Loại máy bay Caudron G-3 sử dụng trong Đại chiến thứ nhất 1914-1918
Ảnh sưu tầm trên mạng
-------Minh Sơn-------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét