Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

TẤM KHĂN LIỆM THÀNH TURIN




- Tấm Khăn Liệm Thành Turin hay còn gọi là Tấm Vải Liệm Thiêng Liêng, là một tấm khăn vải ố vàng dài 4,36 mét, rộng 1,10 mét. Các tín đồ Công Giáo sùng đạo đều cho rằng đây chính là tấm khăn người ta đã liệm xác Chúa Giêsu rồi táng Ngài vào mộ đá, sau khi Ngài bị quân dữ xử tử hình bằng cách đóng thân xác Ngài vào Thập Tự Giá.

- Nhiều tấm vải khác cũng đã từng đem ra triển lãm trước công chúng, tấm nào cũng được những người quản lý cam đoan là tấm vải liệm xác Chúa đích thực (?). Nhưng điều khiến cho Tấm Vải Liệm thành Turin trở thành độc đáo và kỳ bí, vì trong đó có in một hình ảnh lớn bằng người thật, dù mờ nhạt nhưng không sao lầm lẫn được, đó là hình ảnh một người đàn ông, da trắng, có râu và tóc dài. Thực ra, tấm vải này chứa đựng tới hai hình ảnh: một, trông từ đằng trước và một trông từ đằng sau lưng, với hai cái đầu đối diện nhau, điều đó cho thấy người chết đặt nằm ngửa trên tấm khăn, sau đó người ta gấp tấm khăn lại để che phần thân trước trần truồng của người chết.

NHỮNG HÌNH ẢNH TRÊN TẤM KHĂN LIỆM
Những hình ảnh in dấu trên tấm khăn đã cho biết người này đã lãnh nhiều thương tích dã man trên khắp thân thể trước khi chết. Những vết thương trùng khớp với những lời mô tả trong Phúc Âm về cái chết của Chúa Giêsu, trước và trong khi thọ hình trên Thập Giá.

Giống như người Đức Quốc Xã thời Đệ Nhị Thế Chiến, người La Mã cổ đại là bậc thầy về tra tấn và tàn ác đối với người mà họ cho là phạm nhân. Hình phạt đánh đòn của họ là đánh trúng 40 roi qua suốt thân thể tội nhân bằng một ngọn roi da có hai chỉa, đầu ngọn roi còn đính những viên kim loại hay cục xương cừu để bảo đảm đòn đánh sẽ gây đổ máu tối đa. Họ thích thú nhất là bắt tội nhân phải chết từ từ trong nỗi đau đớn cùng cực bằng hình phạt câu rút, nghĩa là đóng đinh tội nhân trên thập tự giá bằng gỗ, rồi kiên nhẫn chửi rủa người đó cho đến khi chết.
Chúa Giêsu, lúc sinh thời, còn làm người, có một cuộc sống lương thiện, không gây gổ, tranh chấp với ai, không hề phạm một lỗi lầm, dù nhỏ nào về mặt hình sự, ngài không vợ không con, làm nghề thợ mộc khiêm tốn phụ với cha nuôi - thánh Giuse - để kiếm cơm, cũng bị hình phạt đau đớn tận cùng này. Họ kết án hồ đồ rồi vội vàng giết Chúa, chỉ vì cái “tội” duy nhất là dám đi rao giảng đạo lý giữa một xã hội đầy tội lỗi bao trùm quyền thế của vua quan đế quốc La Mã, dám tuyên xưng mình là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế gian làm người, cứu chuộc nhân loại!

Chúa Giêsu là một trong những người ở thế gian nầy bị án oan và chết oan.

    * Những hình ảnh trên tấm vải liệm thành Turin phô bày nhiều vết máu. Những vết máu này có vẻ như đã được tạo thành bởi những lằn roi tàn nhẫn. Các vết thương tập trung dầy đặc và nặng nề nhất quanh vùng ngực, vùng hai vai, lưng và hai chân của nạn nhân.

    * Những hình ảnh này cũng cho thấy các vết thủng dính máu trên trán và phía sau đầu nạn nhân - như thể người chết này bị buộc phải đội cái mũ bằng vật nhọn. Các mắc cá chân của nạn nhân cũng lộ ra những vết thủng, như thể bị đóng đinh vào gỗ. Một vết thương khác lớn, há miệng, có thể nhìn thấy rõ trên hình ảnh ở vải liệm. Vết thương này nằm giữa xương sườn thứ năm và thứ sáu, mang những vết máu dày đặc và một chất dịch không màu, không rõ là chất gì (sự kiện này khớp trùng với lời chép trong Phúc Âm của thánh Gioan 19:34: “Một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra”.

    * Xương gò má bên phải của hình ảnh này bị bầm dập và sưng trấy, còn mí mắt phải cũng mang những thương tích tương tự, chứng tỏ nạn nhân đã bị đấm và bị đánh bằng roi. (Trong Phúc Âm thánh Matthew 26:67 và 27:30 mô tả: “Họ bèn nhổ trên mặt Ngài, đấm Ngài, lại có kẻ tát Ngài và họ nhổ trên Ngài, lấy cây sậy đánh đầu Ngài”.

    * Đôi vai nạn nhân trong ảnh cũng có vẻ sưng tấy và in dấu những vết đứt và những vết bầm. Dựa vào đó, theo bác sĩ Robert Bucklin nhận định sau khi giám định tấm vải: Nạn nhân đã phải vác một vật thô nhám suốt một khoảng thời gian khá dài, trong nhiều giờ trước khi chết. Hai đầu gối của nạn nhân mang nhiều vết đứt và vết bầm dập có thể là kết quả của nhiều lần ngã gục liên tục, điều đó gợi ý rằng vật người ấy vác hết sức nặng.

GIẢO NGHIỆM VỀ HÌNH ẢNH CÓ TRÊN KHĂN LIỆM
Bác sĩ Robert Bucklin, nguyên phụ tá giảo nghiệm viên Y Khoa thành phố Los Angeles, Hoa Kỳ đã đưa ra trước công chúng một bản phúc tình dựa trên công trình nghiên cứu kỹ càng về các hình in trên tấm khăn liệm thành Turin này. Ông đặc biệt chú trọng quan tâm đến những vết thương thủng lỗ lớn và vấy máu nơi tiếp giáp giữa bàn tay và cườm tay trái của nạn nhân.

Người Công Giáo thường nói đến bàn tay có dấu đinh của Chúa Giêsu, nhưng trên thực tế, phương pháp xử “câu rút” của người La Mã thời ấy là đóng đinh xuyên qua cườm tay, chứ không phải lòng bàn tay, cho dính sát vào thập tự giá. Cũng vì sự kiện này mà vào những năm 1300, thời điểm tấm vải liệm này xuất hiện công khai đầu tiên, không phải người nào cũng biết được, cho nên bác sĩ Bucklin kết luận rằng vết thương đó là của một nạn nhân bị người La Mã hành hình câu rút.

Theo ước tính chuyên môn của bác sĩ Bucklin, tính chất kỹ thuật của những vết thương thể hiện trên tấm vải liệm thành Turin là “đại diện cho một số kiến thức y khoa vẫn còn xa lạ với 150 năm trước đây.” Và bác sĩ này kết luận: “Những dấu vết trên hình ảnh này thật rõ ràng và chính xác về mặt y khoa cho đến nỗi các sự kiện rành rành về y khoa mà chúng phản ánh là không thể tranh cãi được.”

Hình ảnh mặt trước cho thấy hai bàn tay nạn nhân gấp lại với tư thế bàn tay trái đặt lên trên bàn tay phải. Như vậy chỉ có bàn tay trái phô bày lỗ thủng do bị đóng đinh. Còn đối với những ai cho rằng tấm vải liệm này chỉ là đồ giả vì vị trí của lỗ thủng lại nằm ở dưới đáy bàn tay, thì ta có thể chỉ ra rằng: Kinh Thánh Tân Ước nguyên thủy được viết ra bằng tiếng Hy Lạp, mà chữ “tay” trong cổ ngữ Hy Lạp là cheir, từ này bao gồm cả cổ (cườm) tay, cánh tay và ống bàn tay nữa.

Nét chính của vấn đề hóc búa là ở chỗ: Tấm vải liệm thành Turin có phải đích thực là Khăn Liệm Chúa Giêsu trước khi ngài được táng vào lăng mộ của Joseph, người ở thành Arimathea không? Hay đó chỉ là một ngụy tạo khéo léo?

Lần cuối cùng Kinh Thánh đề cập đến tấm vải liệm này là ở sách Phúc Âm Thánh Luca 24:12 như sau: “Sau khi Peter (tức là thánh Phêrô, một trong những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu) đứng dậy, chạy đến mồ, cúi xuống mà nhìn, chỉ thấy tấm vải liệm ở trên đất, rồi bỏ đi”. Sau đó, theo truyền thuyết Thiên Chúa Giáo, tấm vải liệm này đã được các tín hữu Công Giáo buổi sơ khai mang đi cất dấu, trong hơn 300 năm. Suốt thời gian này, chính quyền La Mã bắt bớ và tàn sát dữ dội các tín đồ Công Giáo, coi họ là kẻ thù số 1 của hoàng đế La Mã.

CUỘC HÀNH TRÌNH LƯU LẠC CỦA KHĂN LIỆM
Tấm vải liệm thiêng liêng này rốt cuộc rơi vào tay hoàng đế ở Constantinople và ở lại đó cho đến khi người Hồi Giáo chiếm được thành này vào khoảng năm 1000.

Vào năm 1204, tấm vải liệm này được đoàn quân Thập Tự Chinh đến từ Âu Châu tái khẳng định chủ quyền khi họ chiếm lại được thành Constantinople từ tay người Hồi Giáo. Và đoàn Thập Tự Chinh mang tấm vải liệm này về Châu Âu vào năm 1353. Tại đây, trở thành vật sở hữu của một người Pháp tên là Geoffrey de Charney. Ông này tổ chức trưng bày tấm vải liệm này cho nhiều người đến chiêm bái, coi như đó báu vật thiêng liêng nhất và ông tuyên bố: "Tấm vải liệm đích thực đã liệm xác Chúa chúng ta.”

Nhiều năm sau đó, con gái của Charney là Marguerite de Charney lại đem tặng tấm vải liệm này cho một nhà quý tộc người Ý là Louis, công tước xứ Savoie. Tấm vải liệm này lưu lại cung điện của vị công tước này mãi cho đến năm 1532 thì bị hư hại một phần trong một trận hỏa hoạn thiêu rụi ngôi thánh đường. Các gia nhân của vị công tước đã cứu kịp, chỉ bị cháy xém ở phần riềm. (Chỗ cháy xém đã được đắp vá lại từ lúc đó). Những vệt nước xối trên tấm vải liệm để dập tắt ngọn lửa vẫn còn in dấu trên thân vải.

Sau vụ hỏa hoạn, tấm vải liệm được đưa về Đại Giáo Đường Thánh Jean Baptist ở thành Turin. Kể từ đó, tấm vải liệm được lưu giữ thường trực tại đây, chỉ trừ một khoảng thời gian ngắn trong kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, được di chuyển đến một nơi bí mật khác, cũng trong nước Ý, để tránh các trận không tập dữ dội.

Tấm Vải Liệm được cất giữ trong một hòm bằng kim loại trong Đại Thánh Đường dưới sự canh gác rất cẩn mật. Hiện nay, Tấm Vải Liệm này thuộc quyền sở hữu của Tòa Thánh Vatican, lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo. Mỗi thế kỷ, Tấm Vải Liệm này chỉ được trưng bày cho công chúng chiêm ngưỡng khoảng 4 lần, mỗi lần như thế, khách hành hương năm châu bốn bể trong và ngoài đạo Công Giáo đổ về xem và cầu nguyện, xin ơn rất đông. Có vô số người, Lương cũng như Giáo, đã được ơn xin, đã đăng tải lời cảm tạ Chúa trên các báo chí.

THẬT HAY GIẢ?

Ngay từ lần trưng bày đầu tiên Tấm Vải Liệm này tại Pháp hồi thế kỷ 14, người ta đã thắc mắc không biết có phải đích thật là Tấm Vải Liệm Chúa Giêsu hay không. Những lời tranh cãi của hai phe ủng hộ cũng như phe bác bỏ đã ầm ĩ từ 6 thế kỷ qua.

Những lý lẽ tranh luận đều xoáy quanh duy một câu hỏi: Trước hết, làm thế nào những hình ảnh đó lại in lên tấm vải liệm?

Những kẻ chủ trương bài bác cho rằng Tấm Vải Liệm của thành Turin này chỉ là vật ngụy tạo khéo léo, những hình ảnh trên đó chỉ do người sau này vẽ lên, rất có thể do một họa sĩ tài ba thời Trung Cổ, hoặc giả nó được làm cho cháy xém bằng cách áp tấm vải đó lên một bức tượng đá được hun nóng để in được một hình ảnh lên mặt vải.

Những người khẳng định tấm vải này là thật thì chấp nhận lời mô tả của Phúc Âm về việc an táng Chúa Giêsu đúng theo nghi thức của người Do Thái thời đó: “Nicodemus, là người khi trước đã đến cùng Chúa ban đêm, bấy giờ cũng đến, đem theo độ một trăm cân mộc dược hòa với lư hội, rồi hai người lấy xác Chúa (người thứ hai ở đây là Joseph người thành Arimathea, môn đệ bí mật của Chúa Giêsu) dùng vải gai và thuốc thơm gói lại, theo tục khâm liệm của người Do Thái.” (Theo Phúc Âm Thánh Gioan 19: 39-40). Do đó, những người tin điều này đều xác quyết rằng hình ảnh in trên tấm vải liệm là kết quả của việc tiếp xúc với mồ hôi trên thân thể Chúa hòa với các thứ dầu và hương liệu mà người ta đã dùng để liệm xác Ngài.


NHỮNG CHỨNG CỨ KHOA HỌC
Dĩ nhiên, cách hay nhất, đúng nhất để công nhận hay bác bỏ giả thuyết này là đem ra trắc nghiệm theo khoa học. Dưới áùnh sáng khoa học không có gì che dấu nổi.

Và những cuộc trắc nghiệm như vậy thực ra đã từng thực hiện trong những năm 1959, 1970, 1973 và 1978, đã sử dụng đến các trang bị tối tân nhất của nền khoa học hiện đại trị giá hàng triệu đô la.

Kết quả các cuộc giảo nghiệm này, đã xúc tiến bởi nhiều toán chuyên viên khác nhau gồm các nhà sử học về nghệ thuật, các học giả về Kinh Thánh, các chuyên viên nhiếp ảnh, các chuyên gia ngành dệt, các nhà hóa học, vật lý học và nhiều chuyên gia khoa học khác, đã gây bàng hoàng sửng sốt đến mức khó tưởng tượng nổi.

Các chuyên gia đã khám phá ra rằng, tất cả 3 giả thuyết trước đó đều sai. Không có một vật nào trong số những vật này (sơn, lửa hay các loại dầu khâm liệm) có thể tạo được hình ảnh con người như hình ảnh hiện có trên tấm vải liệm này được cả.

Cuộc nghiên cứu có quy mô lớn nhất về tấm vải liệm này đã được tiến hành vào năm 1978 do một tập thể đông đảo gồm 50 nhà khoa học và chuyên gia Mỹ danh tiếng. Họ thân hành sang tận thành Turin nước Ý và nghiên cứu tường tận tấm vải liệm này suốt 5 ngày và sử dụng hơn 6 tấn thiết bị khoa học hiện đại, tối tân nhất. Sau đó, toán này cùng với 350 nhà khoa học khác đã bỏ ra hơn 2 năm phân tích các dữ kiện đã thu thập được.

Và sau đây là những khám phá mới nhất của 400 nhà khoa học này công bố trước công luận quốc tế:

Thứ nhất:
Hình ảnh trên tấm vải liệm này là một ảnh âm bản giống như âm bản của nhiếp ảnh mà ta có được khi tráng cuốn phim vừa mới chụp xong. Nhưng ta biết rằng tấm vải liệm này đã xuất hiện ít nhất từ hơn 500 năm trước khi ngành nhiếp ảnh ra đời. Có thể nào một nghệ sĩ thời Trung Cổ lại tạo được một bức tranh bằng âm bản mà vào thời đó chưa hề có một phát minh nào về nhiếp ảnh?
Thứ hai:
Tấm khăn này bằng vải màu ngà cũ, được bảo quản rất tốt dù đã vàng ố với thời gian. Nó mang những dấu vết gấp sâu, vĩnh cửu, vì đã cất giữ trong tư thế gấp kỹ từ thời quá khứ. Chất vải chứa những dấu vết của một loại bông vải được tìm thấy ở vùng Trung Đông. Các sợi vải của tấm khăn được quay bằng tay và được tẩy sạch trước khi dệt, giống như phong tục của người Hebrew (người Do Thái cũ ở vùng Palestine) vào thời đó.
Thứ ba:
Những cuộc trắc nghiệm hồi năm 1973 đã cho thấy tấm vải liệm này được dệt theo mẫu hoa văn hình chữ Chi (= Z), mẫu này thỉnh thoảng vẫn được sử dụng trong xứ Palestine thời cổ. Khi nghiên cứu tấm vải liệm trên kính hiển vi cực mạnh, các nhà khoa học còn khám phá ra tấm vải còn chứa những bào tử nhỏ li ti của một loại phấn hoa đã (và đang còn) được tìm thấy tại xứ Palestine, nơi Chúa Giêsu đã từng cư ngụ với mẹ Maria lúc sinh thời.
Thứ tư:
Hình ảnh trên tấm vải liệm không phải được vẽ lên. Không hề tìm thấy bất cứ một loại sơn hay một loại thuốc nhuộm nào trên tấm vải, ngay cả khi nó được quan sát bằng kính hiển vi hiện đại nhất. Hơn nữa, nếu hình ảnh đó đã được vẽ lên, hẳn chất sơn hay thuốc nhuộm đã phải loang ra khi tấm vải bị nhúng sũng nước trong vụ hỏa hoạn hồi năm 1532.

Tiến sĩ John Jackson, một nhà vật lý học nổi tiếng thuộc Học Viện Không Lực Hoa Kỳ là một trong số 50 nhà khoa học đã đến Ý hồi năm 1978 để nghiên cứu tấm vải liệm này tuyên bố: “Là những nhà khoa học, chúng tôi tin tuyệt đối rằng, không thể nào một người ngụy tạo, càng không thể nào một người sống vào thời Trung Cổ, lại có thể tạo ra một hình ảnh giống như vậy được.”
Thứ năm:
Hình ảnh này không thể nung nóng tượng để in vào - ít nhất cũng không phải như cách chúng ta ngỡ là việc “đốt” quả xảy ra - Khi xem xét bằng kính hiển vi, hình ảnh này dường như nằm trên chóp các múi sợi, trong khi nếu là sơn hay là đốt in vào thì đã thấm vào bên trong các sợi ấy rồi. Còn nếu tấm vải này được trùm lên một bức tượng được nung nóng để tạo các vết cháy sém, thì các chỗ gồ cao (như phần mũi chẳng hạn nơi tấm vải tiếp xúc với bức tượng đó đúng ra phải sẫm màu hơn so với các chỗ khác nơi tấm vải không tiếp xúc với bức tượng. Vậy mà ở đây màu sẫm của cả hai hình ảnh đều giống hệt nhau, không có bất cứ một điều gì khác.
Thứ  sáu:
Trên thân thể nạn nhân để biện giải cho các hình ảnh này. Các dấu vết của một trong những hóa chất đó - lư hội - quả đã được tìm thấy trên tấm vải liệm...
Thứ bảy:
Những vết máu tìm thấy trên tấm vải liệm là thực. Chúng được cấu thành bởi chất hemoglobin (huyết cầu tố), đó là một tác nhân trong máu, có tác dụng tạo màu đỏ cho máu. Máu trên vải đúng là máu người.
Thứ tám:
Tấm vải liệm không có dấu hiệu gì là mốc meo hay có nấm mốc, dù nó đã được lưu trữ trong nhiều nơi ẩm ướt và mốc meo hằng bao thế kỷ. Các nhà khoa học tin rằng sở dĩ nó không bị mốc là nhờ vào một số kỹ thuật vệt vải nào đó của người Hebrew thời cổ.
Thứ chín:
Theo đánh giá khoa học đáng tin cậy nhất, hình ảnh trên tấm vải liệm thành Turin này đã hiện ra không phải do kết quả của sự tiếp xúc trực tiếp, mà là do một dạng phóng năng lượng nào đó có thể tác động từ xa, vẫn còn bí ẩn đối với chúng ta. Dạng phóng năng lượng này là gì, thì đến nay các nhà khoa học vẫn chưa suy đoán được.
Thứ mười:
Theo lời tuyên bố kết cuộc của các thành viên của Dự Án Nghiên Cứu Tấm Vải Liệm Thành Turin thực hiện cuộc nghiên cứu năm 1978 thì: “Chúng tôi kết luận rằng, những hình ảnh trên tấm vải liệm là hình ảnh thật, có hình dạng người thật, của một con nười đã bị xử đóng đinh trên thập tự giá và đã bị đánh đập khảo tra bằng roi vọt rất nhiều. Nó không phải là sản phẩm của nghệ sĩ.”

Thêm vào đó, một nhà nghiên cứu khác, tiến sĩ John Lynn, thuộc phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của Cơ Quan Hàng Không và Không Gian Hoa Kỳ (NASA) đã tuyên bố một cách chắc nịch rằng: “Sẽ là một phép lạ, nếu như hình ảnh này là một thứ ngụy tạo!”

Nhưng người tin rằng đây chính là tấm vải liệm xác Chúa Giêsu thì có câu trả lời riêng cho câu hỏi: “Cái gì tạo nên hình ảnh này?”

Họ tuyệt đối tin rằng quyền năng phóng được hình ảnh của Chúa Cứu Thế với những đau thương trong sứ mạng cứu chuộc nhân loại lên trên tấm vải liệm này chính là quyền năng của Chúa họ, từ cõi chết sống lại: quyền năng của Thương Đế. Chỉ có Thượng Đế mới làm được việc này, khả năng con người không thể làm được, như 400 nhà khoa học lỗi lạc nhất của thế kỷ 20 từng chứng minh trên./*

Tạp chí Niềm Tin, Atlanta.
(Phỏng dịch từ “True Stories of the Unexplained” của William E. Warren )


Mới đây, một nhóm nghệ sĩ đồ họa điện toán tại Hoa Kỳ đã sử dụng những kỹ thuật điện toán để tái tạo chân dung của Chúa Giêsu từ tấm khăn liệm thành Turin.

Theo báo The Christian Post, xuất bản tại Hoa Kỳ, một trong những chuyên viên của nhóm nghệ sĩ nói trên là ông Ray Downing cho biết nhóm này muốn tái tạo khuôn mặt thật của Chúa Giêsu. Và chất liệu duy nhất để làm công việc này là tấm khăn liệm thành Turin. Các chuyên viên cho biết họ sẽ tái tạo khuôn mặt của Chúa Giêsu theo hình ảnh ba chiều và khuyến cáo rằng hình ảnh này sẽ không giống như các bức chân dung mà chúng ta quen thấy từ bao lâu nay.

Trên thực tế, vật liệu được sử dụng để tái tạo khuôn mặt của Chúa Giêsu là tấm khăn liệm thành Turin vẫn tiếp tục gây tranh cãi. Các tín hữu Kitô tin rằng đây thực sự là tấm vải đã được dùng để tẩm liệm Chúa Giêsu. Nhưng một số chuyên gia thì lại cho rằng tấm vải này chỉ là sản phẩm của thời Trung Cổ, tức sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh đến cả 5 thế kỷ.

Dựa vào Tin Mừng theo thánh Gioan, theo đó, sau khi được bà Maria Madalena cấp báo, hai thánh tông đồ Phêrô và Gioan đã chạy ra mồ và nhận thấy xác Chúa Giêsu không còn ở đó, nhưng tấm vải dùng để liệm xác Ngài vẫn còn đó, truyền thuyết cho rằng thánh Phêrô đã thu nhặt tấm vải và đem về nhà.

Theo ghi chép của thánh Nino vào thế kỷ thứ IV, thì thoạt tiên tấm vải liệm này lọt vào tay của vợ tổng trấn Philatô. Tin Mừng viết rằng người đàn bà này rất có thiện cảm với Chúa Giêsu; bà đã từng yêu cầu tổng trấn Philatô đừng nhúng tay vào việc sát hại Chúa Giêsu.

Theo lịch sử Giáo Hội được Ðức Giám mục Eusebius viết năm 325 thì một môn đệ của Chúa Giêsu tên là Addai đã đem tấm khăn liệm này đến Edessa, Thổ Nhĩ Kỳ, để tặng cho vua Abgar V. Lý do là vì lúc Chúa Giêsu còn sống, ông vua này có nghe nói đến các phép lạ của Ngài, cho nên ngỏ ý mời Ngài sang Edessa để chữa bệnh cho ông.

Theo Eusebius thì ông vua này đã tôn kính tấm khăn liệm và được ơn khỏi bệnh. Khoảng năm 57 sau công nguyên, vua Abgar qua đời. Con ông lên kế vị, nhưng lại thù nghịch Kitô giáo cho nên ra lệnh cấm đạo. Giáo dân ở Edessa đã đem tấm khăn liệm cất giấu cẩn mật cho nên mấy thế kỷ sau người ta không còn biết tấm khăn liệm này ở đâu. Năm 525, Edessa bị lụt lớn khiến nhiều nhà cửa bị cuốn trôi và cổng thành phía tây của hoàng cung bị sập. Lúc đó người ta mới thấy tấm vải liệm được giấu trong hốc tường của cổng thành này. Thời đó, Edessa nằm dưới sự đô hộ của đế quốc La mã cho nên khi hay tin, hoàng đế Justiniano đã ra lệnh xây cất tại Edessa một thánh đường lớn có tên là Haiga Sophia để tôn kính thánh tích.

Năm 639, Edessa bị quân Hồi giáo chiếm đóng nên tấm vải liệm được đem đi nơi khác để cất giấu. Năm 670, người ta thấy tấm khăn liệm xuất hiện tại Palestine. Nhân dịp đi hành hương đến Thánh Ðịa, một vị Giám mục người Pháp tên là Arcurf Pirigeux thấy một đám đông kéo tới một ngôi nhà thờ để kính viếng tấm khăn liệm. Ngài đã đi theo đám đông và đã được diễm phúc hôn lên tấm khăn liệm. Sau khi trở về Pháp, vị Giám mục này có viết sách kể lại câu chuyện trên.

Năm 944, không biết do nguyên cớ nào mà tấm khăn liệm lại xuất hiện tại nhà thờ Ðức Mẹ tại thành Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 1203, thánh tích này được đưa về nhà thờ Balachermal tại Hy lạp. Nhà thờ này mở cửa suốt ngày thứ Sáu cho mọi người vào kính viếng thánh tích.

Năm 1418, khăn liệm lại được chuyển về pháo đài Montfort tại Pháp và nằm trong tay một dòng họ quý tộc có tên là Charny. Năm 1452, công chúa Magaret Charny đã tổ chức một cuộc triển lãm cho công chúng đến chiêm ngưỡng tấm khăn liệm tại lâu đài Germolles và sau đó tặng cho quận công Savoy. Ðáp lại, quận công Savoy tặng cho công chúa Magaret một lâu đài tráng lệ tại Geneve và toàn bộ lợi tức bất động sản của mình tại Lyon, Pháp. Quận công Savoy cho xây một nguyện đường tại Chambery để tôn kính tấm khăn liệm.

Năm 1506, Ðức Giáo hoàng Julius I ban hành sắc lệnh công nhận tấm khăn liệm là thánh tích thật sự của Chúa Giêsu và thiết lập thánh lễ mừng thánh tích vào ngày 4 tháng 5 hằng năm. Từ đó, nguyện đường riêng của dòng họ Savoy trở thành một nơi hành hương của các tín hữu Kitô trên khắp thế giới.

Ngày 17 tháng 9 năm 1578, quận công Philibert de Savoy dời đô về thành Turin, Bắc Ý, và mang tấm khăn liệm vào đặt trong nhà thờ chính tòa của thành phố này. Kể từ đó tấm khăn liệm này được gọi là tấm khăn liệm thành Turin.

Thời đệ nhị thế chiến, hậu thân của quận công Savoy là hoàng đế Umberto Savoy bị lật đổ; ông mang theo tấm khăn liệm đi lưu vong tại Bồ Ðào Nha.

Nhưng năm 1963, ông đã trao tấm khăn liệm lại cho Tòa Thánh và Tòa Thánh đã cho cất giữ tại nhà thờ chính tòa Turin cho tới ngày nay.


Trên khăn liệm Turin có in chứng tử của Chúa Giêsu
VietCatholic News (21 Nov 2009 08:10)

Rome (Reuters) - Một học giả của Tòa thánh Vatican cho biết đã giải mã được “chứng tử” in trên Khăn liệm Turin, còn gọi là Khăn liệm Thánh. Đó là một tấm vải được người theo Kitô giáo tôn kính và nhiều người cho rằng trên đó có hình ảnh Chúa Giêsu bị đóng đinh.

Tiến sĩ Barbara Frale, một nhà nghiên cứu tại viện lưu trữ tài liệu mật của Tòa thánh, cho biết: “Tôi thiết tưởng là tôi đã tìm thấy cách đọc được giấy chứng chôn cất của Giêsu người Nazareth, hay là Giêsu thuộc xứ Nazareth.” Theo lời bà, bà đã tái tạo được nó từ những đoạn chữ viết bằng tiếng Hy lạp, Do thái và Latinh in trên khăn liệm có hình ảnh một người bị đóng đinh.

Tấm khăn liệm (dài 4m4 rộng 1m2 – hay 14.5ft x 3.9ft) hiện lưu giữ tại một nhà nguyện trong Nhà thờ chính tòa Turin và sẽ được đem trưng bầy vào mùa xuân năm tới, đã bị một số nhà học giả coi là chuyện giả mạo của thời Trung cổ. Năm 1988 một thử nghiệm dùng carbon để xác lập niên đại trên một mảnh lấy từ khăn liệm cho biết thời đại của khăn là vào Thời Trung cổ, nhưng thử nghiệm gần đây hơn cho biết khăn xuất phát từ Jerusalem và có trước thế kỷ thứ 8. Theo một bài báo của Robert Moynihan đăng trên Zenith.org hồi đầu tháng 11 thì những thử nghiệm nói trên có thể không chính xác vì miếng vải dùng trong thử nghiệm bị ô nhiễm.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Frale, người sẽ công bố những điều bà phát hiện được trong một cuốn sách mới nhan đề La Sindone di Gesu Nazareno (Khăn liệm Giêsu người xứ Nazareth) thì những chữ ghi chép đó cung cấp “thời gian lịch sử phù hợp với truyện kể trong các sách Tin Mừng”. Những chữ viết, mắt thường khó thấy, lần đầu tiên được phát hiện trong một cuộc khảo sát khăn liệm vào năm 1978, và từ đó những chữ khác được đưa ra ánh sáng.

Một số học giả đã gợi ý rằng hàng chữ viết này là từ một di vật được đính vào tấm vải vào thời gian Trung cổ. Nhưng Tiến sĩ Frale nói rằng bản văn này không thể do một người theo Kitô giáo thời Trung cổ viết ra, bởi vì đã không đề cập đến Chúa Giêsu là đấng Kitô, mà là “người Nazareth.” Chuyện xác định Giêsu “chỉ là một con người” chứ không phải là Con Thiên Chúa ở thời đại Trung cổ bị coi là lạc giáo.

Giống như hình ảnh con người, những chữ viết này đều đảo ngược và chỉ đọc ra ý nghĩa trong âm bản của những tấm hình chụp. Tiến sĩ Frale phát biểu với báo La Repubblica rằng theo tục lệ mai táng của người Do thái vào thời đại Chúa Kitô trong một thuộc địa của người Roma như Palestine chẳng hạn, thì xác người chôn trong một huyệt mộ chung sau khi bị tử hình chỉ được trả về cho gia đình sau một năm.

Do đó, một giấy chứng tử được dán vào vải liệm để xác định hầu sau này dễ nhận xác, và thường đính vào vải liệm ở phía chung quanh mặt. Điều đó rõ rệt đã được thực hiện trong trường hợp Chúa Giêsu tuy Người không được chôn cất trong huyệt mộ chung nhưng trong ngôi mộ được ông Joseph người xứ Arimathea hiến tặng.

Tiến sĩ Frale cho biết có nhiều chữ đã bị mất, chẳng hạn Chúa Giêsu được nói đến là "(I)esou(s) Nnazarennos" và trong từ “Tiberiou” chỉ còn thấy được là “iber”. Tuy nhiên, theo công trình phục hồi của bà, thì giấy chứng tử có thể đọc như sau: “Năm thứ 16 triều đại Hoàng đế Tiberius, Giêsu người Nazareth, được tháo xuống vào buổi chiều sau khi bị một thẩm phán Roma kết án tử vì một thẩm quyền Do thái thấy là có tội, nay được cho đem đi chôn cất với thể lệ chỉ được trao về gia đình sau một năm tròn”. Cuối cùng là những từ ngữ “ký bởi” nhưng chữ ký đã không còn.

Tiến sĩ Frale nói rằng việc sử dụng ba ngôn ngữ là điều phù hợp với tính cách đa ngôn ngữ của cộng đồng Do thái nói tiếng Hy lạp trong một thuộc địa của Roma. Bà được biết đến nhiều nhất trong công trình nghiên cứu về Knights Templar là cơ sở bà coi là đã có một giai đoạn bảo tồn khăn liệm này. Bà nói: “Những gì tôi giải mã được, đó là án tử hình của một người tên là Giêsu người Nazareth. Nếu người đó cũng là Đấng Kitô con Thiên Chúa thì đó là ngoài công việc xác định của tôi. Tôi không tiến hành việc chứng minh chân lý của đức tin. Tôi là người Công giáo nhưng tất cả mọi giáo sư của tôi đều là người vô thần hoặc theo thuyết bất khả tri, chỉ có một vị là người Do thái. Tôi buộc mình làm công tác này cũng như tôi đã thực hiện trên bất cứ phát hiện nào khác về khảo cổ học.”

Giáo hội Công giáo không hề công nhận Khăn liệm Turin là chính xác hay bác bỏ. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã cho trưng bầy khăn trước công chúng vào những năm 1998 và 2000. Ngài nói: “Khăn liệm là hình ảnh của tình yêu Thiên Chúa cũng đồng thời của tội lỗi con người. Hình ảnh để lại trên khăn là thân xác bị hành hạ của Đấng bị Đóng đinh, chứng tỏ khả năng ghê gớm của con người có thể gây đau thương và chết chóc cho một người đồng loại, cũng còn như một biểu tượng về nỗi khổ đau của người vô tội trong mỗi thời đại.”

Phụng Nghi

Bộ phim tài liêu do History Channel thực hiên năm 2010, nói về cuôc nghiên cứu tái tạo lại gương mặt Chúa Giêsu bằng công nghê 3D dựa trên tấm khăn liên thành Turin đã cho thấy được một khuôn mặt chân thật và chính xác nhất của người được in trên tấm khăn liệm được cho là của Chúa Giêsu. Xin mời các bạn xem The Real Face of Jesus?


Information: Code: http://www.history.com/shows/the-real-face-of-jesus

Download: Code:
http://rapidshare.com/files/376132868/The_Real_Face_of_Jesus.zip.001
http://rapidshare.com/files/376168972/The_Real_Face_of_Jesus.zip.002
http://rapidshare.com/files/376175474/The_Real_Face_of_Jesus.zip.003
http://rapidshare.com/files/376175399/The_Real_Face_of_Jesus.zip.004
http://rapidshare.com/files/376177571/The_Real_Face_of_Jesus.zip.005


http://www.filesonic.com/file/75575928/HisCh.The.Real.Face.of.Jesus.part1.rar http://www.filesonic.com/file/75562732/HisCh.The.Real.Face.of.Jesus.part2.rar http://www.filesonic.com/file/75562624/HisCh.The.Real.Face.of.Jesus.part3.rar http://www.filesonic.com/file/75562578/HisCh.The.Real.Face.of.Jesus.part4.rar http://www.filesonic.com/file/75562568/HisCh.The.Real.Face.of.Jesus.part5.rar http://www.filesonic.com/file/75575998/HisCh.The.Real.Face.of.Jesus.part6.rar
http://www.filesonic.com/file/75562558/HisCh.The.Real.Face.of.Jesus.part7.rar

http://www.fileserve.com/file/HTpkNtx/HisCh.The.Real.Face.of.Jesus.part1.rar http://www.fileserve.com/file/bYqxD9T/HisCh.The.Real.Face.of.Jesus.part2.rar http://www.fileserve.com/file/rHUW5Fy/HisCh.The.Real.Face.of.Jesus.part3.rar http://www.fileserve.com/file/gP4Rg7N/HisCh.The.Real.Face.of.Jesus.part4.rar http://www.fileserve.com/file/ggpvMVT/HisCh.The.Real.Face.of.Jesus.part5.rar http://www.fileserve.com/file/P2Skt3X/HisCh.The.Real.Face.of.Jesus.part6.rar http://www.fileserve.com/file/jXAZaHM/HisCh.The.Real.Face.of.Jesus.part7.rar

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét