Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

NHÀ THỜ GỖ HƠN 100 TUỔI Ở KON TUM



Xin giới thiệu bài và clip về Nhà thờ Chính toà Kon Tum (Nhà thờ gỗ), tác giả Hồng Phúc, đăng trên  báo điện tử vnexpress.net ngày 21.03.2012.
___________

Nhà thờ gỗ hơn 100 tuổi ở Kon Tum

Xây dựng từ năm 1913, trải qua 2 lần hỏa hoạn, nhà thờ gỗ ở Kon Tum ngày nay trở thành biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên. Ngôi giáo đường hoàn toàn làm từ gỗ, thi công bằng tay, theo phong cách Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na.



Hồng Phúc

_____________

Có bạn đọc hỏi: thông tin trong video clip này có chính xác không?









Sau khi xem qua, tôi thấy đoạn video clip đã theo rất sát lịch sử về Ngôi Thánh Đường này. Xin chia sẻ mấy điểm chính sau đây, dựa theo các tài liệu chính thức hiện có:

-Năm 1890, Cha Vialleton Truyền được cử làm Bề trên vùng truyền giáo Kon Tum. Ngài ra sức xây dựng được một thánh đường theo phong cách Tây Nguyên trong suốt 5 năm. Năm 1894, ngài tạm rời nhiệm sở Kon Tum đi dưỡng bệnh tại Hồng Kông, đến tháng 7 năm 1895, ngài trở về nhiệm sở, và ngài đau lòng khi thấy nhà thờ phải mất 5 năm để hoàn thành nay bị hoả hoạn thiêu rụi, cùng với nhà xứ của ngài. Nhiều gia đình dự tòng lung lạc đức tin đã bỏ cuộc. Ngài đành làm lại một nhà thờ tạm bằng tranh để dâng lễ và để dân làng tập trung đọc kinh hôm sớm cho đến khi ngài qua đời ngày 11.11.1909.

-Sau khi Cha Vialleton Truyền, Bề trên vùng truyền giáo và cũng là chính xứ Kon Tum, vừa qua đời ngày 11-11-1909, Cha Joseph Décrouille được thuyên chuyển về phụ trách chính xứ địa sở gồm nửa người Kinh, nửa dân tộc này.

Một vài tháng ở tại nhiệm sở mới, một trận hoả hoạn thiêu rụi nhà thờ bằng tre tranh nứa của ngài. Trong tai hoạ lại là cơ may ! Giữa thảm cảnh buồn thương này, một lá thư từ Pháp báo cho ngài biết em của ngài là cha Jean Baptiste Décrouille sắp tới sẽ lên vùng truyền giáo Bahnar và sẽ mang đến cho ngài một dự án tài trợ của một vị quý tộc nhằm xây một nhà thờ vững chắc, kiên cố tại Kon Tum.

Vì Chiến tranh Thế giới I xảy ra làm trì trệ nhiều mặt, Nhà thờ Chính toà Kon Tum xây dựng và hoàn chỉnh phải kéo dài từ giữa tháng 3-1913 đến đầu năm 1918 mới khánh thành. 

-Đức cha Jeanningros Vị, Giám mục hiệu toà Havara, phụ tá của Đức cha Grangeon Mẫn, đi kinh lý và ban bí tích Thêm Sức cho tín hữu vùng truyền giáo dân tộc Tây Nguyên năm 1913. Chính Đức cha Jeanningros đã đến làm phép vùng đất sẽ xây nhà thờ, nằm giữa Trường Cuénot và nhà xứ của Cha Décrouille  Đệ.

-Và đến ngày 06 tháng 01 năm 1918, cũng chính Đức cha JEANNINGROS đã long trọng làm phép khánh thành ngôi thánh đường này, trở thành Nhà Thờ Chánh Toà giáo phận Kon Tum.


Qua thời gian, Nhà thờ được hoàn chỉnh dần, với sự quan tâm của quý Cha Bề Trên địa phận, quý Cha sở...mới có được hình dạng tháp và các hoạ tiết như ngày nay.


Năm 1994 - 1995, dưới thời Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc và Đức Cha Trần Thanh Chung, đã uỷ nhiệm cho Cha sở Giuse Nguyễn Thanh Liên đại trùng tu, sửa chữa nhà thờ, vẫn bảo tồn phần chính nhà thờ nguyên thuỷ như cũ từ kết cấu và loại vật liệu bằng gỗ, như ta thấy hiện nay (2012).

(L.M.S sưu tầm và giới thiệu).




1 nhận xét:

  1. Bạn có tin chắc rằng nhà thờ gỗ theo đúng nguyên bản không ? Theo tôi hình ảnh cây thánh giá biểu tượng cho một phái tu. Cây thánh giá nguyên thủy là hình cây thánh giá của đạo Chánh thống giáo chứ không phài là Thiên chúa giáo La mã, nó có một thanh ngang ngắn hơn nằm bên dưới, nên tôi cho rằng nguyên thủy của nó là Chánh thống giáo của Nga thì đúng hơn.

    Trả lờiXóa