Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

TỪ ĐỘC XỨ "NẪU"

Theo binhdinhfc.com

Nhiều lúc lướt web, ta có thể bất ngờ gặp lại một từ mà hồi nhỏ ở quê thường hay nghe đến nó. Có thể lâu lắm rồi mình không nghe lại, thế nên khi nghe lại nó thấy vừa vui vui, vừa nhớ lại những ngày ở quê nhà. Có nhiều người Bình Định đem từ ở "quảy" vào Sài Gòn cũng như khắp mọi miền đất nước, làm những người con xa quê mừng đến tỉnh cả người. Ngẫm lại, người Bình Định có nhiều từ nghiệt lắm, nghiệt ở chỗ khi đọc đến nó thì chỉ có dân Bình Định biết.
Lấy ví dụ, ai biết cái "xỉ" là cái gì không? Nó là cái muỗng, cái thìa! Còn cái "tộ", nó là cái gì vậy?
Tự nhiên hôm nay đọc trên mạng, thấy có từ "bảy đáp". Có ai nghe tới từ này bao giờ chưa nhỉ?
Trong tâm trí của tôi, hình ảnh những gã lực điền, người mập mạp, lông lá, mồ hôi nhễ nhại, hôi hám, đạp chiếc xe "đằng dông" chở theo mấy cái rọ heo tổ bố phía sau hay đến nhà hỏi mua heo... ùa về. Nào là kỷ niệm về những buổi trưa hè ba má tôi ngã giá với những tay "bảy đáp" ấy, hay lúc cân heo lũ trẻ chúng tôi được dặn phải để ý vì mấy cha "bảy đáp" gian lận dữ lắm... hay những lúc bị mấy cha đó kỳ kèo, ép giá...
Có lẽ vì thế mà nhiều người hay lấy cái tên "bảy đáp"để nói về những con người xôi thịt, gian gian, phàm phu tục tử...
Khi tôi vào Sài Gòn, ít nghe thấy từ này, thường thì hay nghe nói đến từ "lái heo" và có lẽ đó là từ chỉ đúng nhất. Nhưng mỗi nghe từ "bảy đáp" lại thấy vui vui!
Bình Định còn nhiều từ nghiệt lắm!
- Đang đụt mưa giữa phố xá Sài Gòn, thò tay ra thấy hết mưa, bỗng nói "Xửng mưa rầu!", đố ai ngoài dân Nẫu mình hiểu
- Duy nhất chỉ có ở tiếng Bình Định chứ chưa nghe tỉnh nào nói cả ...đó là từ " ình " đó là 1 từ rất rất hay nói mỗi khi chuẩn bị đi ngủ ...
- Óc: người vùng khác gọi là não. Với Bình Định ngoài não là... não ra (não heo - óc heo, não bò - óc bò) còn mang nghĩa ngay lập tức. Ví dụ: thấy con nhỏ đó chịu chơi quá, tao ôm óc (ôm liền), thằng con mất dạy nên tao quýnh óc (quýnh liền)
- Người Bình Định, và người miền Trung, hay sử dụng những từ ngữ, đặc biệt từ tượng hình, tượng thanh có tính nhấn mạnh cao, nghe là có thể cảm nhận được ngay mùi vị, âm thanh của nó cũng như mường tượng về cái sự khó khăn, khắc nghiệt của dải đất miền Trung.
Hồi nhỏ mỗi lần bị bệnh, mẹ tôi cho uống mấy viên tetraxylin, uống xong le lưỡi kêu "thuốc gì mà đắng nghét"! Còn ba tôi thì bữa nào tui nấu cơm lỡ tay nim (nêm) hơi mặn ổng thường nói "chu cha, canh gì mà mặn chằng, ai ăn cho nẩu?"! Từ "mặn chằng" rất "nẫu", vì thế được nhắc đến trong ca dao:
Thật thà là thói hồng nhan,
Ăn xuôi nói ngược thế gian lạ gì,
Mặn chằng nước vũng Đề Gi,
Gọi đầm "Nước Ngọt" lẽ gì hỡi em?
-… Lá mơ ăn thịt chó thì ngoài mình lại gọi là lá "thúi địt"
- Thỉnh thoảng dân SG hay dùng câu "im như cái nhíp" để nói một việc, 1 chuyện gì đó đã được giải quyết êm đẹp hay đại loại như vậy. "Nhíp" ở đây là 1 danh từ, đơn giản là "cái nhíp" ở xe hơi (ngày trước). Nhưng ở Bình Định "nhíp", còn có nghĩa khác, nó là một động từ. Nhíp: là vá chỗ rách trên cái mông quần.
- ''Cái NỐ đó'', "cái NGỮ đó": là những từ có ngụ ý chê, coi thường. Đây đúng là một từ xứ nẫu, hiện nay vẫn còn dùng tại Mỹ Thọ, Mỹ Lộc, Cát Chánh, Hoài Hương, Qui Nhơn
- Câu đây mới "Nẫu" ác nè: " Thâu coi tính tiền rầu dìa chớ bơ rầu bây, bà chủ nhà trọ tao mà dìa phia là bả chử um xùm ò". Đó có được coi là từ độc không mấy bác, từ "bơ" đó.
- Hôm bữa đi ăn cơm với ông bạn Phù Cát, sau khi cơm đã lên bàn, ổng kêu "đẫng thâu". Mình nghĩ ngay đến lúc xưa hay nói từ "đẫng", vd: Mầy láo tao đẫng cho một phát bi giờ.
- "Một đẫu", phát âm địa phương của từ "một đỗi" (tương đương với "một lúc") hình như cũng chỉ nghe ở quê mình thì phải.
- "Lua": Và cơm. Đây chính là từ "độc"
- "Quỷnh đưởng" nghe là biết giọng Phù Mỹ, đó chỉ những kẻ không chu đáo, cẩu thả, làm việc ẩu tả, không cẩn thận ... Người Bắc còn gọi là "đoảng".
- "Xíu míu" - lão dự cõng zợ qua sông xíu míu !
- "Trành": nghĩa tương đương: cũ, cùn. Ví dụ: Ngày xưa mấy bà mụ vườn hay dùng cu liêm (câu liêm) trành để cắt rún cho trẻ sơ sinh.
- "Chộ" : nghĩa tương đương: đập, vỗ. Ví dụ khi chơi trò Năm mười, một đứa bịt mắt hô to từ 5 đến 100, khi nó mở mắt ra đi tìm, những đứa trẻ còn lại phải khéo léo chạy ra "chộ" vào cái cột hay vách tường không để cho đứa kia phát hiện trước. Nếu bị phát hiện trước khi "chộ" thì vào thay bịt mắt.
- Cái xỉ có nghĩa tương đương cái thìa, cái muổng
Nố có nghĩa tương đương cái thứ ấy, ngữ ấy
Sõ có nghĩa tương đương ốm sụt cân
Ức có nghĩa tương đương là thích
Ngầy có nghĩa tương đương là rầy la
Nhẩn có nghĩa tương đương là hơi đắng
Mược có nghĩa tương đương là mặc, mặc kệ...
- (cái) Âu: - Y như cái chậu nhỏ đựng nước hoặc than củi.
Bá láp - Không trúng vào đâu cả, nhảm nhí: Làm chuyện bá láp
Cá cữn - Cá tràu nhỏ
Cả mô - Gom nhiều việc làm một lần: Cả mô là đồ làm biếng
Cắt ké - Như con tắc kè. (cắt ké là mẹ kỳ nhông)
Chế - Rót nước vào: Chế nước sôi vào bình.
Mắc - Bận việc: Tao mắc rầu nên qua chỗ mầy hổng được.
Dện - Nện: Nền nhà dện đất sét.
Dộng - Tọng vào mồm, cũng có nghĩa là ăn. Nghĩa khác: Đánh vào mặt: Dộng một cú.
Dùn - Chùng, không căng: Dây lưng quần dùn quá nên tuột quài.
Đánh đàng xa - Vung vẩy hai tay theo nhịp bước đi: Vừa đi vừa đánh đàng xa. Trông ra giống dáng bà Ba xóm Bầu.
Cọt: Nhỏ, còi cọc.
Đầu đày: Khúc gỗ nhỏ hoặc tre cưa thừa bỏ đi.
Đèo: Tong teo, èo uột, không lớn lên được: Ổ qua xanh, ổ qua trắng. Ổ qua mắc nắng ổ qua đèo. Từ này chắc miền Nam cũng dùng.
Được lừng: Được nước, không còn nể sợ ai.
Làm tàng: Coi thường mọi người: Làm tàng có ngày bị đánh.
Lấm lắc: Không tề chỉnh, nghiêm trang, không để ý, chủ quan.
Lục lăng lục đế: Lục lọi phá phách
Lụt: Cùn (dao).
Mà mắt: Che mắt: Ảo thuật nó mà mắt chớ thiệt gì
Mai dong: Người làm mai mối: Cơm khê bởi vì vụng nấu. Thiếp xa chàng tại xấu mai dong
Mửa: Nôn, ói.
Nôn: có nghĩa là nôn nóng, vội vàng
Nhẫy: Dâng lên, tràn lên: Ruộng gò nhẫy nước.
Nói: Dạm hỏi gần lễ cưới. Ngày mai, anh Hai đi nói dzợ.
Nức: Dùng sợi mây rắc (hoặc dây thép) cạp vành các thứ đan bằng nan tre như: rổ, rá, nong, nia, dừng, sàng...
Phải tai: Sự việc chướng mắt khó coi. Đồ chết chủ phải tai!
Phỉnh: Lừa gạt.
Phức: Kết hợp với động từ hành động, biểu thị ý dứt khoát: Anh xa em, xa phức cho rồi.
Quớ:
1) Bớ: Quớ làng xóm ơi!
2) (biến thể của vớ) Nhặt, lấy được: Quớ được ông chồng làm biếng.
Rạc gáo: Mất hết, thua hết.
Sặc sừ: Không tỉnh táo, không khôn. Ngủ dậy còn sặc sừ.
Thùng quẹt: Hộp diêm, hộp quẹt...
Tỉn: Lọ bằng sành, phình ra ở giữa, dùng để đựng mắm.
Trã: Bằng đất nung tròn to, để nấu canh hoặc rang. Nhìn mặt mấy thằng Mỹ đen như lọ trã.
Trẹt: Dụng cụ sảy gạo nhỏ hơn cái nia nhưng lớn hơn cái sàng: Trả ơn cái trẹt cái nia. Còn gì sàng sảy đêm khuya một mình.
Tụi: Túi áo, túi quần
Ứa gan - (chướng gan): Sôi gan, cảm thấy bực tức
Xu xoa: Loại thạch nấu bằng rau câu: Xu xoa hai chén bốn đồng. Ăn vô mát dạ, cho chồng nó thương.
- Nẹt: Các vùng khác có nghĩa như đe nẹt, nẹt pô xe nhưng Bình Định có nghĩa như hoài, miết...
Ví dụ: bác Lộc đi dã ngoại ở Phù Mỹ, hỏi đường nẹt rầu cũng về tới nhà.
- Duống
Duống nồi canh xuống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét