Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Thánh tích các Thánh Tử Đạo VN tại Đền Thánh Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo VN - Giáo xứ Hoàng Yên



Đền Thánh Nữ vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Gx. Hoàng Yên
Đc: Thôn Hoàng Ân, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, Tỉnh Gia Lai

NĂM THÁNH MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Đền Thánh nơi đây sẽ tổ chức 
Thánh Lễ Mừng Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam
ngày 24 hàng tháng
Các giờ cầu nguyện và giờ lễ từ 17h - 21h.

GIA SẢN THIÊNG LIÊNG
  Linh Cốt 42 Thánh Tử Đạo Việt Nam đặt Tại Đền Thánh Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Giáo xứ Hoàng Yên, Giáo hạt Chưprông, Giáo phận Kontum.
  1. THÁNH ANRÊ TRẦN AN DŨNG LẠC. (Linh mục) Sinh năm 1795 tại Bắc Ninh, Linh mục, bị xử trảm ngày 21/12/1839 tại Ô Cầu Giấy dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Đức Giáo Hoàng Lêô XIII. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 21/12.
     2. THÁNH  GIÊRÔNIMÔ HERMOSILLA LIÊM. (Giámmục) Sinh năm 1800, tại S. Domigo de la Calzada, Tây Ba Nha, dòng Đa minh, Giám mục thừa sai người Tây Ba Nha, địa phận Đông Đàng Ngoài, bị xử trảm ngày 1/11/1861 tại Hải Dương dưới thời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 15/04/1906 do Đức Piô X. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 01/11.
  1. ĐỨC CHA MELCHIOR XUYÊN. (Garcia Sampedro Giám Mục)
 Sinh năm 1821 tại Cortes Asturias, Tây Ban Nha, dòng Đa Minh, Giám mục thừa sai người Tây Ban Nha, bị xử lăng trì ngày 28/07/1858 tại Nam Định dưới đời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951, do Đức Piô XII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 28/07.
  1. GIOAN ĐẠT. ( Linh mục )
 Sinh năm 1765 tại Đồng Chuối, Thanh Hóa, Linh mục, bị xử trảm ngày 28/10/1798 tại Chợ Rạ dưới đời vua Cảnh Thịnh, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 28/10.
  1. PHAOLÔ NGUYỄN NGÂN. ( Linh mục )
 Sinh năm 1790 tại Cựu khanh, Thanh Hóa, Linh mục, bị xử trảm ngày 8/11/1840 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 8/11.
      6. ĐAMINH MẬU. ( Linh mục )
Sinh năm 1794 tại Phú Nhai, Bùi Chu, Linh mục Dòng Đa Minh, bị xử trảm ngày 5/11/1858 tại Hưng Yên dưới đời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Đức Piô XII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 5/11.

  1. PHAOLÔ LÊ VĂN LỘC. ( Linh mục )
 Sinh năm 1830 tại An Nhơn, Gia Định, Linh mục, bị xử trảm ngày 13/02/1859 tại Gia Định dưới đời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 02/05/1909 do Đức Piô X, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 13/02.
  1. ĐA MINH CẨM. ( Linh mục )
 Sinh tại Cẩm Chương, Bắc Ninh, Linh mục, Dòng Đa Minh, bị xử trảm ngày 11/03/1859 tại Hưng Yên dưới thời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Đức Piô XII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 11/03.
  1.  THÁNH PHAO LÔ LÊ BẢO TỊNH. (Linh mục)Sinh năm 1793 tại Trịnh Hà, Thanh Hóa, Linh mục, bị xử trảm ngày 08/11/1840 tại Bẩy Mẫu dưới thời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 02/05/1909 do ĐứcPiô X, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 06/04.
  2. PHÊRÔ NGUYỄN VĂN LỰU. ( linh mục )
 Sinh năm 1812 tại Gò Vấp, Gia Định, Linh mục, bị xử trảm ngày 7/04/1861 tại Mỹ Tho dưới đời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 02/05/1909 do Đức Piô X, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 7/04.
  1. PHÊRÔ NGUYỄN BÁ TUẦN. ( Linh mục )
Sinh năm 1766 tại Ngọc Đồng, Hưng Yên, Linh mục triều, bị chết rũ tù ngày 15/07/1838 tại Nam Định dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 15/07.
  1. MATTHÊÔ ĐẬU.
 (Matthaeus Alonso Leciniana), Sinh năm 1702 tại Nava del Rey, Tây Ban Nha, Linh Mục dòng Đa Minh, thừa sai người Tây Ban Nha, địa phận Đông Đàng Ngoài, bị xử trảm ngày 22/01/1745 tại Thăng Long dưới đời chúa trịnh Doanh, được phong Chân Phước ngày 20/05/1906 do Đức Piô X, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 22/01.
  1. TÔMA ĐINH VIẾT DỤ. ( Linh mục )
 Sinh năm 1783 tại Phú Nhai, Nam Định, Linh mục dòng Đa Minh, bị xử trảm ngày 26/11/1839 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 26/11.
      14. PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÝ. ( Linh mục )
Sinh năm 1826 tại Búng, Gia Định, Linh mục, bị xử trảm ngày 31/07/1859 tại Châu Đốc dưới đời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 02/05/1909, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 31/07.
  1. PHILIPPHÊ PHAN VĂN MINH. ( Linh mục )
Sinh năm 1815 tại Cái Mơn, Vĩnh Long, Linh mục, bị xử trảm ngày 3/07/1853 tại Đình Khao dưới đời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 3/07.
  1. GIACÔBÊ ĐỖ MAI NĂM. ( Linh mục )
Sinh năm 1781 tại Đông Biên, Thanh Hóa, Linh mục, bị xử trảm ngày 12/08/1838 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 12/08.
  1. VINCENTÊ NGUYỄN THẾ ĐIỂM. ( Linh mục )
Sinh năm 1761 tại Ân Đô, Quảng Trị, Linh mục, bị xử giảo ngày 24/11/1838 tại Đồng Hới dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 24/11.
  1. STÊPHANÔ NGUYỄN VĂN VINH. ( Linh mục )
Sinh năm 1814 tại Phù Trang, Nam Định, Linh mục dòng Đa Minh, bị xử giảo ngày 19/12/1839 tại Cổ Mê dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988, lễ kính vào ngày 19/12.
     19.THÁNH GIUSE VŨ DUY HIỂN. (Linh mục)
Sinh năm 1769  tại Quần Anh, Nam Định, inh mục dòng Đaminh, bị xử trảm ngày 09/05/1840 tại Nam Định dưới thời vua Minh Mạng, được phong chân phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, lễ kính ngày 09/05.
  1. THÁNH BÊNAĐÔ VŨ VĂN DUỆ (Linh mục)
Sinh năm 1755 tại Quần Anh, Nam Định, Linh mục triều, bị xử trảm ngày 01/08/1838 tại Ba Tòa dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 01/08.
    21.THÁNH ANRÊ NGUYỄN KIM THÔNG (NĂM THUÔNG) (Thầy giảng)
Sinh năm 1790 tại Gò Thị, Bình Định, Thầy giảng, chết rũ tù ngày 15/07/1855 tại Mỹ Tho dưới thời vua Tự Đức, được phong chân phước ngày 02/05/1909 do Đức Piô X, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày  15/07.
  1. THÁNH PHÊ RÔ NGUYỄN KHẮC TỰ (Thầygiảng)
Sinh năm 1808 tại Ninh Bình, Thầygiảng, bị xử trảm ngày 10/07/1840 tại Đồng Hới dưới thời vua Minh Mạng, đượcphongChânPhướcngày 27/05/1900 do ĐứcLêô XII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kínhvàongày 10/07.
  1. GIUSE NGUYỄN DUY KHANG. ( thầy giảng )
 Sinh năm 1832 tại Trà Vi, Nam Định, Thầy giảng dòng ba Đa Minh, bị xử trảm ngày 6/12/1861 tại Hải Dương dưới đời vua Thiệu Trị, được phong Chân Phước ngày 02/05/1909 do Đức Piô X, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 6/12.
  1. PHANXICÔ ĐỖ VĂN CHIỂU. ( thầy giảng )
 Sinh năm 1797 tại Trung Lễ, Liên Thủy, Nam Định, Thầy giảng, bị xử trảm ngày 25/06/1838 tại Nam Định dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 25/06.
  1. THÁNH TÔ MA TRẦN VĂN THIỆN (Chủngsinh)
Sinh năm 1820 tại Trung Quán, Quảng Bình, Chủng sinh, bị xử giảo ngày 21/09/1838 tại Nhan Biều dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900, do Đức Lêô XII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 21/09.
  1. THÁNH ANÊ LÊ THỊ THÀNH (Giáodân)
Sinh năm 1781 tại Bái Hền, Thanh Hóa, giáo dân, chết tử tùn gày 12/07/1841 tại Nam Đình dưới đời vua Thiệu Trị. Được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do ĐứcPiô X, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 12/07.
  1. PHÊRÔ THUẦN. ( Giáo dân )
 Sinh năm 1802 tại Đông Phú, Thái Bình, Giáo dân, bị thiêu sống ngày 6/06/1862 tại Nam Ðịnh dýới ðời vua Tự Ðức, ðýợc phong Chân Phýớc ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 6/06.
  1. THÁNH GIUSE TRẦN VĂN TUẤN (Giáodân)
Sinh năm 1842 tại Nam Điền, Nam Định, Giáo dân, bị xử trảm ngày 07/01/1862 tại Nam Định dưới thời vua Tự Đức, được phong Chân phước ngày 29/04/1951 do Đức Piô XII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày  07/01.
  1. MATTHÊÔ LÊ VĂN GẪM. ( Giáo dân )
Sinh năm 1813 tai Gò Công, Biên Hòa, Giáo dân, Thương gia, bị xử trảm ngày 11/05/1847 tại Chợ Đũi dưới đời vua Thiệu Trị, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 11/05.
  1. GIUSE NGUYỄN VĂN LỰU. ( trùm họ )
 Sinh năm 1790 tại Cái Nhum, Vĩnh Long,Trùm họ, chết rũ tù ngày 2/05/1854 tại Vĩnh Long dưới đời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 02/05/1909 do Đức Piô X, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 02/05.
    31. THÁNH ĐAMINH NGUYỄN ĐỨC MẠO (Giáodân)
Sinh năm 1818 tại Phú Yên, Ngọc Cực, Giáo dân, bị xử trảm ngày 16/06/1862 tại Làng Cốc dưới đời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do ĐứcPiô XII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 16/06.
  1. PHÊRÔ DŨNG. (giáo dân )
 Sinh năm 1800 tại Đông Hào, Thái Bình, Giáo dân, bị thiêu sống ngày 6/06/1862 tại Nam Định dưới đời vua Tự Đức, được phong Chân Phước nag2y 29/04/1951 do Đức Piô XII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 06/06.
  1. EMMANUEL LÊ VĂN PHỤNG.( giáo dân )
 Sinh năm 1796 tại Đầu Nước, Cù Lao Giêng, Giáo dân, Trùm Họ, bị xử trảm ngày 31/07/1859 tại Châu Đốc dưới đời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Đức Piô X, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 31/07.
  1. LUCA PHẠM VIẾT THÌN (CAI) ( giáo dân, Cai tổng )
 Sinh năm 1820 tại Quần Cống, Nam Định, Giáo dân, Cai tổng, bị xử giảo ngày 13/01/1859 tại Nam Định dưới đời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Đức Piô XII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 13/01.
  1. LÔRENSÔ NGÔN. ( giáo dân )
 Sinh năm 1840 tại Lục Thủy, Nam Định, Giáo dân, bị xử trảm ngày 22/05/1862 tại Nam Định dưới đời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Đức Piô XII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 22/05.
   36.THÁNH ĐAMINH NHI (Giáodân)
Sinh năm 1822 tại Ngọc Cục, Nam Định, Giáo dân, bị xử trảm ngày 15/06/1862 tại Làng Cốc dưới thời vua TựĐức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do ĐứcPiô XII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 16/06.
  1. ĐAMINH PHẠM VIẾT KHẢM (Án Trọng).
Sinh năm 1780 tại Quần Cống, Nam Định, Quan Án, Giáo dân Dòng Ba Đa Minh, bị xử giảo ngày 13/01/1859 tại Nam Định dưới đời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Đức Piô XII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 13/01.
  1. ĐAMINH NINH. ( Giáo dân )
Sinh năm 1841 tại Trung Linh, Nam Định, Giáo dân, bị xử trảm ngày 2/06/1862 tại An Triêm dưới đời vua Tự Đức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Đức Piô XII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 2/06.
  1. SIMON PHAN ĐẮC HÒA. ( Giáo dân )
 Sinh năm 1774 tại Mai Vĩnh, Thừa Thiên, Giáo dân, Y Sĩ, bị xử trảm ngày 12/12/1840 tại An Hòa dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II suy tôn Hiển Thánh ngày 19/06/1988,  lễ kính vào ngày 12/12.
  1. PHAOLÔ PHẠM KHẮC KHOAN
Sinh năm 1771 tại Duyên Mậu , Ninh Bình, Linh mục, bị xử trảm ngày 28/04/1840  tại Ninh Bình dưới thời vua Minh Mạng, được phong chân phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, lễ kính ngày 28/04.
  1. PHANXICÔ XAVIÊ CẦN, sinh năm 1803 tại Sơn Miêng, Hà Đông, thầy giảng, bị xử giảo ngày 20/11/1837 tại Ô Cầu Giấy dưới thời vua Minh Mạng, được phong chân phước ngày 27/05/1900 do Đức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 20/11.
THÁNH STÊPHANÔ CUÉNOT (THỂ), Sinh 08/02/1802 tại Pháp, Giám mục Hội Thừa Sai Paris, Địa phận Đông Đàng Trong, chết rũ tù ngày 14/11/1861 tại Bình Định dưới thời Vua Tự Đức, Đức Piô X nêu danh sách Đức cha Stêphanô Cuénot (Thể) đứng đầu danh sách 20 vị tử đạo tại Việt Nam được suy tôn lên bậc Chân Phước và cũng là Thánh tổ phụ Giáo phận Kontum.



**********************************************


Mời đọc thêm:


Tôn kính di tích xương thánh



Trong Giáo Hội có nhiều nơi còn lưu giữ di tích Thánh, như ở đền thờ Vatican có mộ Thánh Phêrô, mộ thánh Phaolô ở Roma, ở Santiago Campostella bên Tây ban Nha có hài hài cốt Thánh Giacobê Tông Đồ, bên Ấn Độ có mộ Thánh Toma Tông đồ, ở Köln có hòm xương của Ba Vua, ở thành Turino bên Ý có khăn của Thánh tẩm liệm in hình Chúa Giêsu, những di tích Xương của các vị Thánh, như chúng ta có xương của 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam. 

Có di tích Thánh, đồng thời cũng nảy sinh tập tục lòng tôn kính di tích Thánh. Tập tục tôn kính di tích Thánh trong Giáo Hội Hội là nếp sống đạo đức bình dân thịnh hành từ xa xưa. Ngày nay tập tục này tuy vẫn còn sống động, nhưng không còn mạnh cùng trọng thể tưng bừng nhộn nhịp như ngày xưa nữa.

Nhưng đâu là ý nghĩa đạo đức thần học của tập tục tôn kính di tích thánh trong nếp sống đức tin của người Công Giáo?

xuongthanh.jpg

1. Lịch sử tôn kính di tích thánh
Nếp sống đạo đức tôn kính di tích thánh đã có ngay từ thời Giáo Hội sơ khai lúc ban đầu. Sách Tông đồ công vụ (19,12) thuật lại các tín hữu Chúa Kitô đã lấy khăn cho chạm vào người Thánh Phaolô ngay lúc ngài còn sinh thời đi rao giảng Tin mừng của Chúa Giêsu giữa dân chúng, và rồi đeo quàng khăn đó trên người. Vì họ tin rằng từ nơi thánh nhân có sức mạnh thần linh giúp che chở chữa lành bệnh tật phần xác cũng như phần hồn tâm linh.
Tập tục đạo đức bình dân tôn kính di tích thánh là cung cách lòng tôn kính các Thánh cổ nhất có từ thế kỷ thứ hai sau Chúa Giáng sinh. Từ tập tục đạo đức này, nảy sinh từ thời đầu Trung cổ, nơi bàn thờ dâng lễ trong thánh đường có mẩu xương Thánh đặt nơi đó nữa. Tập tục tôn kính di tích thánh này nói lên mối tương quan ở dưới đất với „ cộng đoàn các Thánh „ ở trên trời.
Từ khi phong trào Tin Lành cải cách thời Luthero năm 1546 phát triển lan rộng, tập tục bình dân tôn kính di tích Thánh bị chỉ trích phủ nhận, cho đó là không hợp với Kinh Thánh. Theo cao trào đó, nhiều nơi ở Âu châu trước đó có những di tích thánh để tôn kính, sau đó tháo gỡ bỏ hòan toàn.
Trước thảm cảnh đau buồn hầu như đời sống đạo đức bị tàn phá xuống dốc, Công đồng Tridentino năm 1563 đã đưa ra luận cứ phản bác lại những phê bình chỉ trích của những giáo phái Tin Lành cải cách phủ nhận tập tục đạo đức tôn kính di tích Thánh. Đồng thời Công đồng muốn cổ võ làm sống lại tập tục đạo đức bình dân này trong Giáo Hội Công Giáo.
Có làn gió mới tươi mát thổi vào, tập tục đạo đức bình dân này sống động trở lại trong đời sống Giáo Hội từ ngày đó. 
Bước sang thế kỷ thứ 20. tập tục đạo đức này lần nữa bị lu mờ giảm thiểu rõ rệt do phong trào cải cách Phụng vụ lấn lướt dựa trên lý luận thuần lý chiếm vị thế hàng đầu. Nhưng từ hơn hai năm qua việc tôn kính di tích Thánh lại dần được làm cho sống động phát triển trở lại.
Nhu cầu tâm linh tìm sự trợ giúp, an ủi cho tâm hồn luôn là nhu cầu cần thiết cho đời sống con người. Tập tục đạo đức bình dân hành hương tôn kính di tích Thánh là một cách thế đạo đức đáp ứng cho nhu cầu tâm linh con người.

2. Những phân biệt thứ loại di tích Thánh
Tôn kính di tích Thánh là một tập tục đạo đức bình dân trong Giáo Hội. Nhưng dẫu vậy cũng có những phân biệt xếp loại di tích Thánh theo ba cấp thứ hạng.
2.1. Di tích Thánh loại hạng nhất là những phần thân thể của các Thánh, đặc biệt là Xương thân thể của vị Thánh, nhưng cũng bao gồm cả những sợi tóc, móng tay, và rất ít trường hợp cả máu. Những vị Thánh mà thân thể bị thiêu đốt ra tro bụi, tro bụi đó có giá trị như di tích Thánh. 
2.2. Di tích Thánh loại hạng hai là những vật dụng chính gốc mà lúc sinh thời các vị Thánh đã dùng đụng chạm vào, như đồ dùng của họ, quần áo các vị đã mặc, bút viết; nơi các vị Thánh Tử đạo những vật dụng khí cụ hành hạ chém giết các ngài cũng có giá trị là di tích Thánh. 
2.3. Di tích Thánh loại hạng ba là những vật dụng đồ đạc trực tiếp đã đụng chạm vào thân thể vị Thánh, như khăn, áo đụng chạm vào vị Thánh hay phủ trên tấm hình của vị Thánh.
Chúa Giêsu theo Phúc âm thuật lại (Lc 24,50-53; Sách Tông đồ công vụ 1,1-11) đã trở về trời, và theo giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo đức mẹ Maria cũng đã được đưa về trời cả hồn lẫn xác, nên không có di tích xương thánh - theo hạng thứ nhất - của các Ngài nữa ở trần gian. 
Xương các Thánh Tử đạo Việt Nam là di tích thánh thuộc loại hạng nhất. 
Luật Giáo Hội cấm không cho phép buôn bán di tích Thánh. Được phép xin cùng gìn giữ tôn kính di tích Thánh, nhưng không được tiếp tục đưa ra mặc cả buôn bán. Cũng được trao tặng di tích thánh cho người tín hữu hay trao trả lại cho Giáo Hội di tích Thánh. 

3. Ý nghĩa đạo đức thần học di tích xương các Thánh tử đạo.
Khi người tín hữu Công Giáo chúng ta đọc kinh, ca hát tôn kính di tích Xương các Thánh, hay đụng chạm hôn kính di tích Xương các Thánh, không phải để tò mò xem có thực hay không, hay để muốn được trải qua phép mầu lạ lùng huyền bí, có sức chữa bệnh, hay ngã lăn đùng ra giữa nền đất bất tỉnh cùng kêu la ú ớ nói tiếng lạ lung tung, có sức huyền bí ban cho được điều gì trong lòng đang mong ước...
Không, không, tuyệt đối không như thế. Nhưng muốn suy nghĩ về ý nghĩa đạo đức thần học.
Chúa Giêsu Kitô là trung tâm đức tin Kitô giáo. Ngài là con người với xác phàm như mọi người đồng thời Ngài là Thiên Chúa thật. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã xuống trần gian làm người mang ơn cứu độ, ơn bình an đến cho con người.
Các Thánh tử đạo Việt Nam của chúng ta cũng là tạo vật, là con người được Thiên Chúa tạo dựng nên trong công trình sáng tạo vũ trụ. 
Các ngài cũng có đời sống với những giới hạn yếu đuối, đau khổ bệnh tật, trong xã hội như bao người dân khác. Nhưng tâm hồn các Ngài quy hướng tin vào Chúa là khởi đầu và cùng đích đời sống. Nên các Ngài một lòng kính mến Chúa, không làm hay nói sự gì sai quấy làm mất lòng Chúa. 
Được Giáo Hội Chúa dạy cho biết Thiên Chúa là tình yêu, và hãy thương yêu mọi người như Chúa muốn. Không chỉ tin như thế, nhưng các Ngài còn đem thực hành trong chính đời sống mình sao cho tình yêu Chúa được chiếu tỏa rạng sáng giữa lòng xã hội, dù có phải chịu thiệt thòi thua kém.
Các ngài yêu mến qúy trọng gìn giữ hạt giống đức tin vào Chúa như báu vật kho tàng đời mình, mà họ đã nhận lãnh ngày chịu phép rửa tội. 
Đức tin đó là hướng đi, là nơi dựa cho đời sống tinh thần của họ, nhất là những khi gặp khó khăn thử thách. Nhờ như vậy, họ đã đứng vững trung thành tin vào Chúa cho đến hơi thở cuối cùng trên trần gian.
Tôn kính di tích Xương các Thánh là biểu lộ lòng tôn vinh ca ngợi công trình thánh đức của Chúa thực hiện nơi đời sống các Thánh, mà các ngài đã sống thể hiện khi xưa ở giữa trần gian.
Tôn kính di tích Xương các Thánh muốn nói lên tâm tình tạ ơn Chúa. Vì Thiên Chúa đã qua đời sống các Thánh chiếu tỏa tình yêu, lòng thương xót Chúa cho con người được cảm nhận thấy.
Tôn kính di tích Xương các Thánh muốn nói lên lòng cầu khấn xin các Thánh, giờ đây gần bên Chúa trên trời, phù hộ cho ta còn đang sống trong những giới hạn, những cám dỗ nơi trần gian, nhất là xin ơn trung thành với Chúa luôn mãi trong đời sộng. 
Tôn kính di tích xương các Thánh tử đạo Việt Nam là cung cách sống lòng biết ơn hiếu thảo với cha ông của chúng ta, những người đã sống nêu gương cho chúng ta trung thành với đức tin vào Chúa. 

****
Máu các Thánh tử đạo, cha ông của chúng ta đã đổ ra vì đức tin vào Chúa, vì lòng bác ái như Chúa dạy.
Thân xác Xương các Ngài đã được mai táng chôn vùi trong lòng đất.
Máu xương các Ngài đã trở thành chất phân bón cho hạt giống đức tin vào Chúa được nẩy nở sinh cành lá tươi tốt.
“Hạt giống các tín hữu”: Ngoài con số từng ngàn từng vạn giáo dân trong các thế kỷ trứơc đây đã đi theo con đường tử nạn của Chúa, ngày nay là tất cả những ai đang lao động trong khắc khoải, trong khó nghèo cực độ về thể chất, kinh tế, trong hy sinh liên tục, nhưng chỉ mang một hoài bão là có thể trung kiên trong vườn nho Thiên Chúa, xứng với danh hiệu những người quản lý trung thành trong nước Trời.
“Hạt giống các tín hữu” là tất cả những ai ngày nay vì chính nghĩa Thiên Chúa và sống giữa những người đồng hương đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa cây Thập Giá của Chúa Kitô: Thánh Giá bài trừ sự nói dối, bài trừ tội ác, nhưng thúc đẩy con ngừơi biết thinh lặng, biết tha thứ, biết cầu xin cho nước Cha trị đến trong tâm linh nhân loại, và đặc biệt tại quê hương của họ là môi trường đời sống.
Công tác này: công tác liên tục diễn tiến trong nội tâm vừa gay go vừa trường kỳ vì luôn luôn bị hoàn cảnh đặc thù chế ngự, và âm mưu thử thách ĐỨC TIN, do đó, đòi hỏi rất nhiều nhẫn nại. Phải xác tín rằng: đêm tối rồi cũng qua đi và ánh bình minh đang ló rạng ngoài ngưỡng cửa.“ (Á Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị, Bài giảng ngày phong 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam, Vatican ngày 19.06.1988).

Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
Nguồn: vietcatholic.net
[Kỷ niệm 25 năm phong 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam,
1988 - 19. 06. - 2013]

**********************************************
Kontumquehuongtoi
02/10/2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét