Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI MADRID 2011


Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011 sẽ được tổ chức từ ngày 15.8.2011 đến 21.8.2011 với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Đại Hội sẽ chào đón khoảng 1.000.000 Bạn Trẻ trên toàn thế giới đến Madrid tham dự.
Chủ đề của ĐHGTTG-2011:
“Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô, vững mạnh trong đức tin” 
     (theo ý Cl 2,7).
Xin giới thiệu đến các bạn tìm hiểu về ĐHGTTG 2011, rút ra từ Website chính thức của Đại hội Giới trẻ Thế giới, phiên bản tiếng Việt :http://www.madrid11.com/vi
                                                                                                                 
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (ĐHGTTG) là một cuộc gặp gỡ lớn của những bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, tề tựu quanh Vị Đại diện của Chúa Kitô. Đây là một trong những phương cách chính để Giáo Hội công bố thông điệp của Chúa Kitô đến những bạn trẻ. ĐHGTTG là một nỗ lực truyền giáo mà qua đó, Giáo Hội bày tỏ mối quan tâm thường trực của mình với giới trẻ: “Tất cả những bạn trẻ sẽ cảm thấy được Giáo Hội chăm sóc: làm như vậy, toàn thể Giáo Hội – hiệp thông với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô – cảm thấy phải gia tăng mối liên kết ở mức độ toàn cầu, và hỗ trợ cho giới trẻ (…) để đáp ứng với niềm mong đợi của họ, chia sẻ với họ niềm tin tưởng vào Chúa Kitô, sự thật đó là Chúa Kitô, và tình yêu đó là Chúa Kitô, qua những cách tổ chức thích hợp, đó là một hình thức cần thiết và hợp thời đại của công cuộc loan báo Tin Mừng” (Đức Gioan Phaolô II, Bài nói chuyện với Hồng Y Đoàn, ngày 20 Tháng Mười Hai, 1985).

2. Mục tiêu của ĐHGTTG? (Xin click xem video)

Mục tiêu chính của ĐHGTTG là làm cho sứ điệp của Chúa Kitô được tất cả bạn trẻ trên toàn thế giới biết đến. Đây là một sáng kiến truyền giáo của Giáo Hội, với một chiều hướng đại kết quan trọng.
“Tôi đã có rất nhiều kỷ niệm đáng yêu về ĐHGTTG tại Cologne: hơn là một cuộc gặp gỡ lớn của nhiều người, trên tất cả, đây là một kỷ niệm của đức tin, một cuộc gặp gỡ của những ai hiệp thông trong Chúa Kitô. Chúng ta đã thấy rằng, đức tin phá vỡ được những rào cản như thế nào, và thực sự có khả năng đoàn kết các nền văn hóa khác nhau để tạo ra niềm hoan lạc. Tôi hy vọng điều này sẽ được lặp lại ngay bây giờ tại nước Úc. Đó là lý do tại sao tôi rất vui khi thấy nhiều bạn trẻ hiệp nhất trong Thiên Chúa và khát khao về một thế giới của con người đích thực”. (Bài phỏng vấn với ĐTC Biển Đức XVI của các nhà báo trong chuyến bay ngài tới nước Úc, 12 Tháng Bảy năm 2008).
Do đó, mục tiêu của ĐHGTTG được tập trung vào việc Phúc Âm hóa: đặc biệt là làm cho Chúa Kitô được những người trẻ của thời đại chúng ta biết đến.
Vậy thì, bản chất của những sự kiện xảy ra tại ĐHGTTG là gì? Ai sẽ đóng vai trò trung tâm của Đại Hội?
Có những khuynh hướng coi những ngày diễn ra Đại Hội như là một biến thể của nền văn hóa giới trẻ đương đại, được miêu tả như là một tiểu lễ hội rock, thích nghi với các mục đích Giáo Hội, mà Đức Giáo Hoàng như là một ngôi sao. Những phân tích như vậy, dù ở người có hoặc không có đức tin về cơ bản là giống nhau, và do đó toàn bộ vấn đề về Thiên Chúa có thể được đặt sang một bên. Thậm chí một số người Công giáo có vẻ như đồng ý rằng, họ xem thấy toàn bộ sự kiện này như là một cảnh tượng rất lớn, tráng lệ, nhưng lại không có ý nghĩa thực sự cho các vấn đề của đức tin và sự hiện diện của Tin Mừng trong thời đại chúng ta. Họ cho rằng mặc dù ĐHGTTG có thể là một trải niệm ngây ngất, cuối cùng nó để lại tất cả mọi thứ giống như trước, mà chẳng có ảnh hưởng gì đến cuộc sống một cách sâu sắc hơn.
Những phân tích như thế dĩ nhiên đã không giải thích thực sự về nét độc đáo của những ngày đại hội, vì nó chỉ nằm trong niềm vui tự nhiên của họ và nó phản ánh được tinh thần hiệp thông” (Biển Đức XVI, Bài nói chuyện với Giáo Triều ngày 22 Tháng Mười Hai năm 2008).

3. Đây có phải là bữa đại tiệc của giới trẻ?

Nó phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người về “bữa đại tiệc giới trẻ”. Mặc dù một số sự kiện trong ĐHGTTG có thể tương tự như các cuộc tụ họp giới trẻ khác, nhưng những trải nghiệm mà hàng ngàn bạn trẻ được mời gọi tham gia ĐHGTTG không chỉ mang tính giải trí. Đúng là khách hành hương có nhiều trải nghiệm vui vẻ trong suốt thời gian họ có mặt tại ĐHGTTG, nhưng niềm vui được bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ cá nhân của họ với Chúa Kitô, đó mới là những gì họ tìm kiếm và tìm thấy tại ĐHGTTG. Nơi đây, họ có thể tìm thấy đức tin và lòng bác ái Kitô giáo một cách trực tiếp. Do đó, nó không phải là một đại lễ của riêng Giáo Hội, cũng không phải một cuộc tụ họp cho những bạn trẻ Công giáo để tôn cao bản thân mình. Làm thế sẽ không cho ta cảm giác sứ mệnh của Giáo Hội là luôn luôn tìm kiếm Chúa Kitô trong người khác, đặc biệt là những người đang cần. Tuy nhiên, lịch sử đã khẳng định rằng, ĐHGTTG là một kinh nghiệm sâu sắc vui tươi cho tất cả những người tham gia và được hàng triệu bạn trẻ nhắc đến như là một phần không thể quên được, không thể thay thế được trong sở thích cá nhân của họ.
Chỉ với ý nghĩa này mới có thể nói rằng ĐHGTTG là một bữa tiệc. Khi được hỏi về ĐHGTTG ở Sydney, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra các ý kiến sau đây về những gì diễn ra trong ĐHGTTG: “Những ngày này trở thành một lễ hội cho tất cả; hơn thế nữa, chúng còn cho phép chúng ta thực sự hiểu rằng đại hội này là một sự kiện mà người tham gia thoát ra khỏi cái vỏ bọc của chính mình, nhìn xa hơn về bản thân họ, và nắm chặt tình thân hữu với những người khác” (ĐTC Biển Đức XVI, bài nói chuyện với Giáo Triều, 22 Tháng Mười Hai, 2008).
Đức Giáo Hoàng đã mô tả ĐHGTTG Sydney như là “một kỷ niệm tuyệt vời của đức tin, đã mang 200.000 bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới không chỉ ngoại quốc, về mặt địa lý, mà còn ở quốc nội, nhờ sự chia sẻ của họ trong niềm vui của người Kitô hữu”. (ĐTC Biển Đức XVI, bài nói chuyện với Giáo Triều, 22 Tháng Mười Hai, 2008).

4. ĐHGTTG có cần thiết không?

Những kinh nghiệm mục vụ và truyền giáo trong những năm diễn ra ĐHGTTG rất tích cực. Hơn nữa, những nhu cầu phụng vụ của Giáo Hội cũng đã có thể nhìn thấy được. Sứ mệnh của Giáo Hội là luôn luôn chú tâm “Đến với muôn dân”- “ad gentes” (“Đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng” như Chúa đã nói) và vì thế làm cho chúng ta phải cuốn đi theo trong bối cảnh xã hội ngày nay. ĐHGTTG không chỉ thể hiện sự hiện diện của Giáo Hội trên thế giới, mà còn là một dấu hiệu của sự hiệp thông giữa các thành viên trong Giáo Hội. Các cuộc hội ngộ này – chủ yếu là các cuộc cầu nguyện chung, làm bác ái, đoàn kết và tôn trọng – đã làm nổi bật lên trọng tâm khiến cho Giáo Hội được tồn tại là cầu nguyện, hành hương, đồng thời nhấn mạnh đặc tính công giáo phổ quát của mình.

5. ĐHGTTG có phải chỉ dành riêng cho giới trẻ Công giáo?

ĐHGTTG mang một bản sắc rõ ràng là Công giáo, nhưng lại mở cửa cho tất cả bạn trẻ trên toàn thế giới. Mục đích chủ yếu của đại hội là làm cho giới trẻ Công giáo và giới trẻ khác trở nên tốt hơn thông qua những trải nghiệm cá nhân về tình yêu của Thiên Chúa, mà đấng trung gian là Đức Giêsu Kitô Con Người, và tình yêu cùng sự quan tâm giữa những người anh em với nhau khi họ cần. ĐHGTTG đã chứng tỏ là một cơ hội duy nhất cho hàng ngàn bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới gặp gỡ, thiết lập tình bạn và học hỏi từ người khác.

6. Ai kêu gọi và tổ chức ĐHGTTG?

Là Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha chọn chủ đề, công bố một sứ điệp, giải thích ý nghĩa của nó và kêu gọi giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới. ĐHGTTG sau đó sẽ do Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân – một bộ phận của Vatican – mà Đức Thánh Cha đã trao phó để lên kế hoạch tổ chức. Ngoài ra còn có một Uỷ ban Kế hoạch địa phương, phối hợp hoạt động chặt chẽ với Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân.

7. ĐHGTTG chi tiêu như thế nào?

a) Qua lệ phí ghi danh của giới trẻ tham gia, họ là những người đóng góp tài chính để trang trải các chi phí khác nhau. Đây là một nguồn tài trợ chính cho ĐHGTTG.
b) Qua các doanh nghiệp tài trợ, trong đó họ hỗ trợ sáng kiến về tài chính toàn cầu và cung cấp hiện kim để đổi lấy khả năng được xuất hiện ở trung tâm các sự kiện của ĐHGTTG, trên bích chương, trong các ấn phẩm, v.v..
c) Bằng sự đóng góp lớn nhỏ của người dân thuộc mọi lứa tuổi, họ là những người muốn đóng góp thêm vào nỗ lực của Đức Giáo Hoàng để lên tiếng nói với giới trẻ của thế giới về Chúa Giêsu Kitô, hòa bình, hòa giải, và phục vụ cho những ai có nhu cầu.
d) Thông qua Tổ chức Madrid Vivo.
 ————————————
 Lịch sử

1. Nơi diễn ra các kỳ ĐHGTTG trước đây?

Tại Buenos Aires với sự tham dự của 1 triệu bạn trẻ; tại Santiago de Compostela với hơn 500.000, trong Czestochowa với 1.600.000; tại Denver với 600.000; tại Manila với khoảng 4 triệu; tại Paris với 1,2 triệu; tại Rôma với 2 triệu; tại Toronto với 800.000; tại Cologne với 1,1 triệu USD và tại Sydney với 400.000.

2. ĐHGTTG đã thành công như thế nào?

Sự thành công hay thất bại của ĐHGTTG không phụ thuộc vào số lượng người tham gia, cũng không phải số lượng các hoạt động diễn ra, cũng không phải phương tiện truyền thông nhận xét tích cực hay là tiêu cực. ĐHGTTG theo đuổi một mục tiêu khác: sự phát triển tâm linh, gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa, sự cam kết cho sự thật và công lý, và thăng tiến trong việc bác ái… kết quả sẽ khiến con tim thao thức, mà chỉ có Chúa Thánh Thần có thể đánh giá thật sự. Mục tiêu không phải để lấp đầy một vận động trường hoặc phi trường, mà là để lấp đầy trái tim của mỗi người tham gia bằng một sự biến chuyển cá nhân và gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. ĐHGTTG Madrid11 sẽ là một thành công nếu nó mang lại cho giới trẻ sự gần gũi hơn với Chúa Kitô.

3. Ai đã khởi sự cho ĐHGTTG?

Trong số các cử hành khác nhau dành riêng cho giới trẻ vào Năm Thánh 1983-1984 (được gọi là Năm Thánh Cứu Chuộc để tưởng nhớ sự chết của Chúa Giêsu Kitô 1950 năm trước đó), cử hành quan trọng nhất đã diễn ra vào Đêm Canh Thức Chúa Nhật Lễ Lá tại Rôma. Hơn 300.000 bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia Năm Thánh Quốc Tế Giới Trẻ, tại đó Đức Giáo Hoàng đã ban cho giới trẻ một cây Thánh Giá bằng gỗ.
Và khi Liên Hiệp Quốc tuyên bố năm 1985 là Năm Quốc tế Giới Trẻ thì Giáo Hội Công Giáo tổ chức một sự kiện quốc tế vào Chúa Nhật Lễ Lá ngày 31 Tháng Ba, trong đó, 350.000 giới trẻ đã tề tựu cùng nhau tại Quảng trường Thánh Phêrô. Sau sự kiện này, Đức Giáo Hoàng đã thiết lập Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới hằng năm. Do đó, ĐHGTTG là một mong muốn và là sáng kiến của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sự kiện này đã được đón nhận một cách không ngờ đếm, bằng chứng là số lượng lớn giới trẻ đổ về Rôma vào năm 1984 và 1985.
——————————————

Tham dự

1. Ai có thể tham gia ĐHGTTG?
Tất cả những bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới được mời gọi tham gia ĐHGTTG: nam, nữ, tất cả các tôn giáo – những ai muốn chia sẻ lời cầu nguyện, niềm vui, và đoàn kết. Ngoài ra, sự hợp tác của nhiều tình nguyện viên là cần thiết để đảm bảo sự thành công của Đại Hội.

2. Tại sao nên tham gia ĐHGTTG?

Đức Giáo Hoàng mời gọi giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới đến một thành phố đã được chỉ định trước để:
– “Có một cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, sẽ mang lại một niềm xác quyết về đức tin và chuyển đổi bản thân nơi những bạn trẻ, để đưa họ tới bí tích Hòa giải và Thánh Thể. Cuộc hội ngộ này là hình thức của một cuộc hành hương tuyệt vời trên khắp hành tinh. Họ cho thấy rằng niềm tin vào Chúa Kitô làm cho tất cả chúng ta trở nên con của Cha trên trời, và xây dựng nền văn minh của tình yêu”. (ĐTC Biển Đức XVI, Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 27 tháng 7 2008).
– Hãy đến để biết rằng Giáo hội Công giáo cho ta những gì: một gia đình tuyệt vời làm con cái Thiên Chúa, nơi đó chia sẻ với các bạn trẻ hầu hết những khát vọng sâu xa, lo lắng, phiền muộn và những niềm vui.
– Thực hành bác ái và đoàn kết, là hoa quả của cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô qua các bí tích và lời cầu nguyện. Với ý nghĩa này, chúng tôi hy vọng rằng ĐHGTTG sẽ thúc đẩy một trào lưu mới về sự đoàn kết và phục vụ trên toàn Giáo Hội và xã hội.
– Tái khám phá cách sâu sắc những đòi hỏi, lời hứa khi chịu phép rửa và nhiệm vụ kèm theo ơn gọi của họ. Đấng Đại Diện của Chúa Kitô nhắc nhở giới trẻ rằng, họ được kêu gọi để làm chứng nhân cho Chúa Kitô trong mọi lãnh vực của xã hội, và nhiệm vụ của họ là loan truyền Tin Mừng cho các bạn trẻ khác, thông qua việc làm chứng nhân và môn đệ của bản thân mình. Bằng cách này, “ĐHGTTG Sydney đã trở thành một Lễ Hiện Xuống mới, từ đó bắt đầu sứ vụ của giới trẻ, kêu gọi làm tông đồ cho các bạn đồng trang lứa, giống như nhiều vị thánh – và đặc biệt là Chân Phước Piergiorgio Frassati – thánh tích ngài được đưa đến Nhà thờ chính tòa Sydney và được hàng đoàn giới trẻ hành hương liên tục tôn kính. Mỗi thanh niên thanh nữ được mời gọi làm gương và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của họ về Chúa Giêsu, họ sẽ thay đổi cuộc sống của bạn bè mình với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Thánh Linh của tình yêu Thiên Chúa” (ĐTC Biển Đức XVI, Kinh Truyền Tin Chúa Nhật ngày 27 Tháng Bảy năm 2008).

3. Độ tuổi tham gia ĐHGTTG?

Khách hành hương phải được ít nhất 14 tuổi vào mùa hè năm 2011 để có thể tham gia. Tất nhiên, các gia đình có trẻ em dưới 14 tuổi đều có thể tham dự, xin hiểu rằng, Văn phòng ĐHGTTG không thể chịu trách nhiệm cho việc chăm sóc trẻ em. Khách hành hương thường thuộc độ tuổi từ 14 và 30 nhưng trung bình là từ 16 đến 25 tuổi.

4. Chuẩn bị tham gia ĐHGTTG như thế nào?

Đức Giáo Hoàng đã từng nhắc lại nhiều lần rằng, ĐHGTTG là đỉnh cao của một cuộc hành trình dài. Điều này đòi hỏi việc lập kế hoạch các chương trình giáo lý và các cơ cấu Kitô hữu trước khi Đại Hội diễn ra, như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chỉ dẫn thì:
“ĐHGTTG không đơn giản chỉ diễn ra trong thời điểm hiện tại, nó được lên kế hoạch quá trình của một cuộc hành trình dài với Thánh Giá và biểu tượng của Đức Trinh Nữ Maria. Đại Hội được chuẩn bị bởi một tổ chức như ta đã thấy, nhưng cũng đòi hỏi một sự chuẩn bị về tinh thần. Do đó, những giây phút trải nghiệm trong những ngày Đại Hội là kết quả của một cuộc hành trình dài trước đó. Hoa quả của cuộc hành trình này mang chúng ta đến với nhau trên một con đường hướng về Chúa Kitô. ĐHGTTG cũng tạo ra một câu chuyện mà sẽ tiếp tục lâu dài về sau, khi đã kết thúc các sự kiện, trong tình bạn đại hội được phát triển và các nguồn cảm hứng mới được phát hiện” (ĐTC Biển Đức XVI, cuộc phỏng vấn với các nhà báo trong chuyến bay ngài tới nước Úc, 12 Tháng Bảy, 2008).
“Trước hết, điều quan trọng là hãy nhớ rằng, ĐHGTTG không chỉ bao gồm một tuần lễ để ta có thể nhìn ra thế giới bên ngoài. Thay vào đó, có một hành trình dài dẫn lối ta đi tới và tiếp tục sau khi sự kiện chính đã kết thúc. Thánh Giá kèm với biểu tượng của Đức Trinh Nữ Maria sẽ đi vào một cuộc hành hương qua nhiều nước. Đức tin, theo cách riêng của nó, cần phải được nhìn thấy và cảm nhận. Một cuộc gặp gỡ cá nhân với cây Thánh Giá – như được thực hiện trên hành trình của nó – tạo điều kiện cho một cuộc gặp gỡ với một người đã chết cho chúng ta trên cây Thánh Giá. Cuộc gặp gỡ này đánh thức trong trái tim của những bạn trẻ sự thấu hiểu rằng, Thiên Chúa đã chọn để trở thành con người và phải chịu khổ đau với chúng ta. Chúng ta cũng nhìn thấy người phụ nữ mà Ngài đã ban cho chúng ta như là một người Mẹ. Những ngày trọng đại của ĐHGTTG chỉ là kết quả của một hành trình dài, trong đó giới trẻ trên thế giới gặp nhau và cùng với nhau tìm thấy Chúa Kitô”. (ĐTC Biển Đức XVI, Bài nói chuyện với Giáo Triều, Ngày 22 Tháng Mười Hai năm 2008).

5. Chi phí bao nhiêu để tham gia ĐHGTTG?

Tham gia vào các hoạt động tôn giáo của ĐHGTTG là hoàn toàn miễn phí: không cần trả lệ phí để tham dự bất kỳ sự kiện nào của ĐHGTTG có Đức Giáo Hoàng. Khách hành hương chỉ trả khoản tiền đóng góp bao gồm: chỗ ở và các bữa ăn của mình trong ĐHGTTG, Ba-lô Hành hương, việc sử dụng giao thông công cộng và mua vé xem các hoạt động nghệ thuật và văn hóa của ĐHGTTG.
Chi phí thay đổi tùy theo dịch vụ mình yêu cầu (lưu trú, ăn uống…) và quốc gia cư trú của khách hành hương: những người đến từ các quốc gia có phương tiện tài chính lớn phải trả nhiều hơn, và những người đến từ các quốc gia nhỏ hơn thì trả ít hơn. Để phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt và sở thích của người tham gia, ban tổ chức cung cấp một loạt các “gói” linh hoạt với mức độ khác nhau để tùy chọn. Ban tổ chức đặc biệt quan tâm đến những thách thức, khó khăn của những bạn trẻ có ít nguồn lực tài chính. Vì lý do trên, Quỹ Đoàn Kết và sáng kiến tài chính của các giáo phận khác nhau đã được thành lập để cung cấp thêm nguồn kinh phí thay thế cho các bạn trẻ này. Những người tham gia ĐHGTTG khi ghi danh được khuyến khích đóng góp tự nguyện cho Quỹ Đoàn Kết để giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn gặp những khó khăn tài chính cũng có thể tham gia.
—————————————————

Tổng quan

1. ĐHGTTG có tập trung quá vào Đức Giáo Hoàng không?
“Ngôi sao của ĐHGTTG không phải là Giáo Hoàng, không phải là Đấng Đại Diện của Chúa Kitô, mà là chính Chúa Kitô. Đã không có tai nạn nào tại nước Úc, các trạm dừng của cuộc hành trình Thánh Giá qua thành phố đã trở thành sự kiện đỉnh cao của những ngày đại hội. Đó là cuộc hành trình tóm tắt lại một lần nữa tất cả những gì đã diễn ra trong những năm chuẩn bị ĐHGTTG và chỉ ra rằng Ngài là Đấng tập hợp tất cả chúng ta: Ngài là Thiên Chúa, Đấng yêu thương tất cả chúng ta trên đường thập giá. ĐHGTTG không xoay quanh Giáo Hoàng vì Chúa Kitô mới vẹn toàn và duy nhất là Đấng Đại Diện”. Thay vào đó, Giáo Hoàng chỉ là đại diện cho một Đấng đang ở giữa chúng ta. (ĐTC Biển Đức XVI, Bài nói chuyện với Giáo Triều, ngày 22 Tháng Mười Hai năm 2008).
Các cuộc diễu hành tình cảm dành cho Đức Giáo Hoàng không thể chỉ hướng đến cá nhân ngài. Những ngày đại hội không phải là để tưởng nhớ đến Đức Giáo Hoàng, dù ngài có được gọi là Karol Wojtyla hay là Joseph Ratzinger. Chúa Kitô luôn luôn là trung tâm của đại hội, và tất cả các biểu hiện về tình cảm cuối cùng đều hướng đến Ngài, mặc dù đại hội có Đức Giáo Hoàng đến với thành phố.
Nhiều người sẽ ra chào đón Joseph Ratzinger thân ái đến với thành phố mình vì tầm vóc trí tuệ của ngài như là một nhà thần học, những người khác sẽ đón nhận ngài với sự tôn trọng xứng đáng dành cho nguyên thủ quốc gia nước ngoài, cũng vẫn còn có những người khác không thích địa vị của ngài để có hành động tôn trọng theo các chỉ tiêu của xã hội dân chủ mà chúng ta đang sống. May mắn thay, trong xã hội của chúng ta, chúng ta có chỗ cho tất cả mọi người, và một đặc tính tiêu chuẩn của đa nguyên là tôn trọng sự lựa chọn về tự do chính trị, tôn giáo và văn hoá của người khác.
Nhưng người Công giáo và những ai tham gia ĐHGTTG sẽ không chỉ chào đón một học giả, hoặc một nguyên thủ quốc gia, một lãnh đạo tinh thần nào cả, nhưng là chính Chúa Kitô, Đấng mà họ tin. Quan điểm trên đây sẽ giúp làm rõ tính chất của sự kiện này, giúp cho những ai chưa hiểu biết ý nghĩa quan trọng sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng trong Đại Hội. Đó là lý do tại sao, để hiểu được ý nghĩa đầy đủ của ĐHGTTG, người ta phải xem xét việc này cách thực tế: những người tham gia không chỉ chào đón người đứng đầu nhà nước, cũng như một nhà lãnh đạo tinh thần, cũng không đại diện cho một khái niệm nào đó đang tồn tại, nhưng họ được đón nhận vị Đại diện Duy nhất, Đấng mang đến ý nghĩa cho cuộc sống của họ. Vì thế, tham gia vào một hoạt động tôn giáo thực sự được diễn ra trong khuôn khổ của một xã hội tự do và dân chủ, và trong một bối cảnh như thế, nơi mà những sự kiện đại diện cho những lý tưởng rất khác nhau được tổ chức.
ĐHGTTG thực sự mang những hoạt động tôn giáo sâu sắc, đôi khi được đặc trưng bởi sự reo vui của lòng nhiệt tình và cũng đôi khi bằng sự im lặng của cầu nguyện. Nó là một minh chứng về đức tin trong Chúa Kitô – một sự đón tiếp nồng hậu và kính trọng cho Vị Đại diện của Chúa Kitô, người kế vị Thánh Phêrô, khuôn mặt Giáo Hội của Chúa Kitô. Thần học Kitô giáo là trung tâm của đại hội này. Do đó, hơn thế nữa, ĐHGTTG chính là một cuộc gặp gỡ liên văn hóa, một cuộc trò chuyện giữa những bạn trẻ đến từ các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau: đó là một minh chứng của đức tin, trong đó, giới trẻ của Giáo Hội luôn luôn được sẵn sàng.

2. Tổ chức “Madrid Vivo” là gì?

Đây là một Tổ chức của Tây Ban Nha, bao gồm các thành viên khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội của quốc gia này, được thành lập tại Madrid vào ngày 5 Tháng Ba năm 2009 và được chủ trì bởi Inigo de Oriol. Một trong những mục tiêu hàng đầu của Tổ chức này – mà về sau cũng là của các tổ chức tương tự khác – là để cộng tác trong việc tổ chức ĐHGTTG năm 2011. Madrid Vivo đã thiết lập một “lộ trình” dự kiến để đến thăm viếng một loạt các tổ chức xã hội và văn hóa, với hy vọng mời họ hợp tác trong việc tổ chức ĐHGTTG. Giai đoạn thứ hai sẽ bao gồm việc thành lập một Đại diện Dân sự cho mọi tầng lớp xã hội Tây Ban Nha, đã được giới thiệu công khai trong một buổi lễ được tổ chức công cộng vào Tháng Mười năm 2009. 
Các thành viên của tổ chức này đến từ nhiều nơi, nhưng tất cả đều chia sẻ sự tin tưởng rằng, tinh thần là một yếu tố thiết yếu trong sự phục hồi xã hội Tây Ban Nha, đặc biệt là trong khu vực Madrid. Một số thành viên trong Hội đồng Quản trị bao gồm: Inigo de Oriol – Chủ tịch của Madrid Vivo, Gerardo Diaz Ferran – Chủ tịch CEOE; Emilio Botin; Rodolfo Villa Martin; Catalina Luca de Tena; Juan Abello; Arturo Fernandez, Santiago Ybarra, Isabel Estape ; Francisco Gonzalez Perez; Marcelino Oreja; Antonio Fernandez Galiano và Felipe Benjumea. Javier Cremades đã được bổ nhiệm làm Tổng thư ký của Hội đồng và Jose María Gorgojo là Giám đốc quản lý. Đức Hồng Y Rouco Varela Anotonio María, Tổng Giám Mục của Madrid, là Chủ tịch danh dự của Tổ chức này.

3. Quỹ Đoàn Kết là gì?

Đây là một Quỹ do Hội đồng Giáo hoàng về Giáo Dân quản lý, với mục đích mời gọi các tham dự viên tự nguyện đóng góp 10 € ngay khi ghi danh. Sau đó, Quỹ này được sử dụng để trang trải các chi phí cần thiết nhằm cho phép những bạn trẻ đến từ các quốc gia khó khăn về kinh tế có thể tham gia thực sự vào ĐHGTTG toàn cầu.

4. Dùng số tiền này để đầu tư vào các công trình phục vụ xã hội không tốt hơn sao?

ĐHGTTG bản thân nó là một việc đầu tư lớn ngắn hạn và dài hạn cho các công trình xã hội. Trước sau như một, các bạn trẻ tham dự được khuyến khích tham gia vào các việc lành phúc đức và sống trong ơn gọi Kitô hữu của họ, dẫn đưa họ tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội trong cộng đồng của họ, để rồi gieo hạt giống của công lý và hòa bình. Hoa quả của ĐHGTTG đã được minh chứng bằng việc rất nhiều bạn trẻ trên toàn thế giới đã cam kết cải thiện nhân tính và căn tính Kitô hữu trong các cộng đoàn của họ, đó là kết quả từ việc tham dự ĐHGTTG. Điển hình, nhiều nhà truyền giáo người Tây Ban Nha đã dành cả cuộc đời riêng của họ để phục vụ Kitô hữu trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các khu vực nghèo nhất của Nam Mỹ và Phi Châu, thì khi tham gia ĐHGTTG, giới trẻ cũng sẽ quyết định trung tín để dấn thân cho Thiên Chúa một cách triệt để.

5. Chi phí để tổ chức ĐHGTTG Madrid11 là bao nhiêu?

Chưa có số liệu cụ thể để nói ra, nhưng thông tin sẽ được cung cấp khi đã có. Tuy nhiên, chi phí tổ chức ĐHGTTG sẽ thấp hơn nhiều so với các sự kiện khác có cùng độ lớn cũng như tầm quan trọng quốc tế như là các giải vô địch thể dục thể thao, các buổi hòa nhạc, Thế Vận Hội..v.v.. Nó đòi hỏi có một sự đầu tư ban đầu, nhưng kết quả thu được sẽ chứng minh điều này. Đồng thời, ĐHGTTG mang đến những lợi ích tài chính cho thành phố đăng cai: giúp tên tuổi của Madrid được công nhận trên toàn thế giới, thu hút hàng triệu người đến Tây Ban Nha, tạo các quan hệ cho địa phương về thương mại, dịch vụ, du lịch; làm nổi bật những kỳ quan thiên nhiên và nghệ thuật của quốc gia, và tạo ra kỷ niệm đẹp cho hàng triệu giới trẻ, do đó thúc đẩy họ đến thăm một đôi lần nữa trong tương lai. Tất nhiên, Nhà nước sẽ phải chi các chi phí liên quan đến an ninh, bảo vệ dân sự, và các dịch vụ y tế, nhưng qua ĐHGTTG, sự kiện này sẽ làm cho họ được chú ý về khả năng giữ trật tự và hòa bình.
Nguồn : Webs. ĐHGTTG Madrid
http://www.madrid11.com/vi

TẢI HOẶC NGHE BÀI HÁT CỦA ĐHGTTG TẠI ĐÂY

- Phiên bản đầy đủ: 
http://www.madrid11.com/images/stories/descargar/himno/ensemble.mp3
- Phiên bản cho ca đoàn hợp xướng hay đoàn thể:http://www.madrid11.com/images/stories/descargar/himno/coro_mixto_rgano.mp3
http://www.madrid11.com/images/stories/descargar/himno/coro_mixto_rgano.mp3
- Phiên bản pop-soul:
http://www.madrid11.com/images/stories/descargar/himno/pop_soul.mp3
- International version: 
http://www.madrid11.com/audio/hymn_international.mp3
- Lời bài hát, bản nhạc và hợp âm (bản PDF):http://www.madrid11.com/images/stories/descargar/himno/partitura_letra_acordes.pdf
http://www.madrid11.com/images/stories/descargar/himno/partitura_letra_acordes.pdf
- Nhạc và lời bài hát bằng tiếng Việt:http://www.madrid11.com/images/stories/descargar/himno/vietnamvers.pdf
http://www.madrid11.com/images/stories/descargar/himno/vietnamvers.pdf
- Nhạc và lời bài hát bằng tiếng Anh: 
http://www.madrid11.com/images/stories/descargar/himno/english_version.pdf
- Nhạc và lời bài hát bằng tiếng Pháp: 
http://www.madrid11.com/images/stories/descargar/himno/hymne_jmj2011_fr.pdf
- Nhạc và lời bài hát bằng tiếng Ý

http://www.madrid11.com/images/stories/descargar/himno/himno_jmj2011_italiano_1.pdf

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét