Nguyễn Văn Châu
Nhìn qua sự nghiệp trước thuật của Trương Vĩnh Ký còn lại đến ngày nay, điều chúng tôi lưu ý là không thấy ông dùng văn học để tâng bốc đạo Chúa mà ông là người thuộc loại đạo dòng, hoặc phỉ báng các phong trào nghĩa quân chống Pháp. Ngược lại, nhờ công lao sưu tầm, biên sọan, khảo đính, giới thiệu của ông mà một số tác phẩm văn học có giá trị tản mác trong gian gian còn lại đến ngày nay kể cả văn tế nghĩa quân, hịch kêu gọi đánh Tây, thơ và vè chửi Tây xâm lược...
Từ ngày Trương Vĩnh Ký qua đời đến nay đã hơn 100 năm (1898-2000). Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã được nhiều thế hệ học giả xưa và nay quan tâm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh.
Vì sao một con người đã mất hàng thế kỷ nay lại được nhiều học giả trong đó có những nhà trí thức lớn quan tâm đến sự nghiệp văn hóa - khoa học của con người ấy đến như vậy?
Theo chúng tôi, cái cốt lõi trong cuộc đời của nhân vật này chính là những gì ông đã cống hiến cho đất nước dân tộc trên mọi lĩnh vực học vấn và sáng tạo góp phần đổi mới nền văn hóa Việt Nam từ Hán Nôm của thời trung cận sang một nền quốc học hiện đại. Con người mất đi, nhưng sáng tạo của nó trên lĩng vực văn hóa vẫn còn. Đó là lý do vì sao người ta vẫn cứ nhắc đến nhân vật Trương Vĩnh Ký dù thái độ và góc nhìn có khác nhau.
Trương Vĩnh Ký trong sự hiểu biết của người trên quê ông là một nhà văn hóa lớn, có sự nghiệp hoạt động khoa học và sự nghiệp trước tác ít có người sánh kịp. Ông lại là người đi tiên phong trong việc chuẩn bị cho công cuộc hiện đại hóa nền học vấn của dân tộc từ Hán sang Quốc học. Ai cũng biết ông là người Việt Nam đầu tiên được chọn vào hàng 18 vị "thế giới thập bát văn hào" một nhân vật ngang hàng với những tên tuổi kiệt xuất lừng lẫy tiếng tăm ở Phương Tây như Honoré Bonhomme, Oscalafayctte. Charles Iemaz, PascalDupral v.v... Năm được chọn vào thập bát văn hào (1874), Trương Vĩnh Ký ở vào độ tuổi 37.
Cuộc đời của Trương Vĩnh Ký thật nồng nhiệt và dầy sòng gió. Từ Xưa đến nay những nhà nghiên cứu, phê bình, biên khảo công trình về ông hoặc hết lời khen ngợi, hoặc hết lời chê bai, thậm chí còn lên án ông bằng những lời lẽ nặng nề: một tên tay sai họat động trong quỹ đạo xâm lăng của Thực dân Pháp. Thô thiễn hơn có người còn cho ông là kẽ đi đầu dùng học vấn Pháp ngữ và Quốc ngữ tiêu diệt nền học vấn Hán Nôm của dân tộc.
Sự khác biệt ấy do khác nhau về thái độ và cách nhìn, phương pháp luận trong phê phán thường thiên về luận nhiều hơn khảo, trừ các bậc học giả có thái độ thận trọng, khách quan và khoa học.
Trương Vĩnh Ký sinh ra tại xứ Cái Mơn, thôn Vĩnh Thành, tỗng Minh Lý (có sách viết nhầm là Minh Lệ), huyện Tân Minh, Phũ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa nhiều đời, dân gian gọi là đạo Dòng. Tuy cha và anh của ông có cho triều Nguyễn nhưng gia tư không có gì gọi là giàu có. Ngày nay, trên mảnh đất đũ cất một căn nhà nhỏ trên bờ một ngội đền bia nhỏ ghi dấu nơi đây sinh ra Sĩ Tài Pétrus Trương Vĩnh Ký. Ngòai ra không có điền đất sự sản gì. Ngôi nhà ở lúc sinh thời và mộ phần Trương Vĩnh Ký ở Chợ Quán, thành phố Sàigòn hiện nay phần lớn người Bến Tre nghe nói chớ ít ai biết ở chỗ nào.
Trương Vĩnh Ký sớm mồ côi cha, bà mẹ là Nguyễn thị Châu một phụ nữ nông thôn hiền thục nuôi dạy Ký và cho Ký học chữ nho với một ông thầy Đồ cho đến 12 tuổi. Ký học chữ Nho rất giỏi, đọc, viết thông thạo hiểu rõ nghĩa lý những sách mà mình đã học. Đó là dấu ấn đầu đời với chú bé Trương Vĩnh Ký về đạo lý thánh hiền phương đông. Cố đạo Long thấy Ký tư chất thông minh nên xin đưa Ký sang học một trường đạo trên Cao Miên. Cố Long tên thật là Bouileveaux, người Pháp, một nhà truyền giáo nhưng đồng thời cũng là một nhà thông thái, đi nhiều, học cao, hiểu rộng. Có người viết rằng Cố Long (Bouileveaux) là một trong những nhà khoa học đã phát hiện ra khu đền cỗ Ăngkor và nền văn minh Ăngkor huy hoàng của dân tộc Khmer. Chính nhờ cố Long phát hiện tư chất thông minh của Trương Vĩnh Ký nên ông đưa Ký sang học ở chủng viện Pénang. Tại đây Trương Vĩnh Ký học chữ La tinh và thần học, được tiếp xúc với văn minh phương tây và quan hệ mật thiết với bạn đọc thuộc nhiều dân tộc châu Á. Chính những năm tháng học ở trường này mà Trương Vĩnh Ký có được kiến thức xuất sắc về văn hóa và ngôn ngữ đễ trở thành một nhà bác ngữ học sau này.
Năm 22 tuổi học xong chương trình đào tạo của trường. Có người viết rằng khi tốt nghiệp xong Ký được phong linh mục và bắt đầu công việc của Hội truyền giáo Viễn Đông.
Theo chỗ chúng tôi được biết thì khi làm luận văn tốt nghiệp bằng tiếng La tinh, bài văn của Ký thuộc lọai đặc biệt xuất sắc. Một viên quan người Anh cai quản Singapor đã tặng cho Ký phần thưởng đáng giá và không phải thi tốt nghiệp xong ồng ra làm linh mục. Đả ìa một vị Linh mục thì cuộc đời của Trương Vĩnh Ký có lẽ về sau này không có gì đáng nói.
Trong lúc ấy có tin ở bên nhà bà mẹ của trương Vĩnh Ký qua đời. Tình thế đặt Trương Vĩnh Ký trước hai con đường lựa chọn: Ra làm Linh mục theo yêu cầu đào tạo của nhà Dòng và Hội truyền giáo Viễn Đông.
Về quê tang mẹ và dấn thân vào đời với mớ kiến thức được đào tạo trong nhà trường và tự đào tạo bằng chương trình tự học riêng của mình (ngay cả môn Pháp văn, Trương Vĩnh Ký chỉ được thầy dạy như một học sinh có năng khiếu chớ không phải học chính khóa theo chương trình giảng dạy của nhà trường. Trường chỉ dạy tiếng La tinh và thần học).
Giữa hai con đường, ông chọn con đường vào đời và xin về quê để tang mẹ.
Về quê để tang mẹ là hành xử theo đạo lý cổ truyền của người Việt Nam. Lúc bây giờ về lại Cái Mơn không phải là một việc dễ có thể đi lại bất cứ lúc nào. Nhưng ông chọn con đường này cho thấy ông rất trọng đạo hiếu của người Việt Nam dù trong hòan cảnh địa vị nào cũng không quên nguồn gốc sinh thành, công ơn trời biển của người mẹ đạ từng tần ảto nuôi nấng đứa con côn cút tong hoàn cảnh tư gia không lấy gì làm khá giả.
Nếu Trương Vĩnh Ký là một người thường thì việc về quê để tang mệ là một điều dễ hiểu. Nhưng ông là một tín đồ Thiên Chúa, chủng sinh một trường Dòng lớn vừa tốt nghiệp, hành xử của Trương Vĩnh Ký quả là lối hành xử theo cung cách văn hóa Việt Nam.
Chính vì thế mà sau này khi viết thơ bày tỏ tâm tình với một người bạn, ông viết: "Người có lòng nhơn không ai nỡ bỏ cha bỏ mẹ cho đành". Đó là điểm ghi nhận đầu tiên của chúng tôi về con người Trương Vĩnh Ký.
Những nhà nghiên cứu, biên khảo về Trương Vĩnh Ký sau này không ít người công kích ông là người do Tây đào tạo, theo Tây, suốt đời là người làm việc mẫn cán cho Tây. Đại khái cho ông là một thứ tay sai của thực dân từ đầu đến cuối chẳng chút có gì liên quan đến vận mệnh của dân tộc trong hoàn cảnh nước mất nhà tan.
Tại sao khi về đến Cái Mơn để tang cho mẹ Trương Vĩnh Ký không theo nghĩa quân chống Pháp lại nấn ná ở đây rồi ra làm việc cho Tây?
Lúc bấy giờ thực dân Pháp đã nổ súng đánh vào Sài Gòn. Các vua Thiệu Trị rồi đến Tự Đức hết sức lo lắng về âm mưu xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp. Các chỉ dụ cấm đạo của triều đình lúc này rất ngặt nghèo. Ở Vĩnh Long đã xảy ra mấy vụ nhành quyết những người mà triều đình cho là nguy hiểm cho công cuộc trị an.
Trương Vĩnh Ký từ Pénang về quê để tang mẹ, thời gian kéo dài ở đây ông đến dạy học ở trường Dòng Cái Nhum. Dạy học chưa được bao lâu thì Pháp đánh thành Gia Định. Ở Cái Mơn xảy ra nhiều cuộc vây ráp các phần tử Thiên Chúa bị tình nghi. Các linh mục truyền giáo bỏ trốn về Sài Gòn kéo theo Trương Vĩnh Ký.
Tại vùng chiếm đóng của quân Pháp ở Sài Gòn, Trương Vĩnh Ký lại đứng trước hai sự lựa chọn: Trốn theo nghĩa quân kháng chiến. Ra làm thông ngôn cho Tây.
Cuối cùng ông chọn con đường thứ hai, vì con đường thứ nhứt hình như không có lối thoát, ông ở trong số người bị tình nghi.
Trong ghi chép còn lưu lại, ông viết " ngày hôm nay mình ra làm việc cho Tây..." làm việc cho Tây là làm một viên thông ngôn bản xứ.
Về trường hợp phải lựa chọn con đường làm việc cho người Pháp, một nhà nghiên cức về Trương Vĩnh Ký viết: "Trương Vĩnh Ký là một trí thức lớn, loại mà nước ta chưa từng có. Ông đưa tay, lại là người thứ nhất nắm lấy tay tây thì tâm can không thể không nhức nhối bởi những giá trị tinh thần yêu nước đang lên cao trên đất Nam kỳ lúc bấy giờ".
Chính vì sự lựa chọn có tính chất giải pháp tình thế ấy mà người ta đã phê phán nặng nề Trương Vĩnh Ký, còn riêng ông giữ chặt bầu tâm sự mong được "tìm nơi thẩm phán để thừa khai" sau này.
Theo ý kiến của chúng tôi, nhận định như nhà báo thành Bằng Giang "Trương Vĩnh Ký đã lựa chọn một giãi pháp phi truyền thống" là chính xác hơn cả. Không gia nhập nghĩa quân đánh Tây là phi truyền thống. Nhưng vì có sự lựa chọn con đường phi truyền thống ấy mà ông có được những gì để lại trong lịch sử văn hóa và văn học quốc ngữ của dân tộc buổi giao thời.
Hợp tác với người Pháp, nhưng Trương Vĩnh Ký chưa bao giờ tham gia vào ngạch quan lại hành chánh do Pháp bổ nhiệm, không vô dân Tây, không mặc âu phục như những quan lại "Tân trào" thời bây giờ. Trương vĩnh Ký làm thông dịch, đặc biệt là trong những đợt nghị hòa quan trọng. Nhiều năm ông dạy học ở các trường sư phạm và trường hậu bổ. Ông làm báo, viết sách, biên soạn giáo trình và các công trình khoa học, đặc biệt là về ngôn ngữ học, sưu tầm vốn văn học dân tộc tản mác trong dân gian, tham gia hoạt động trong nhiều hội khoa học ở Pháp và nước ngoài về ngôn ngữ, địa lý, lịch sử.
Đặc biệt ông là người chủ xướng cách viết chữ quốc ngữ theo lời ăn tiếng nói thông thường "viết như nói" lời văn "trơn tuột", "viết theo tiếng nói Annam ròng. Ngày nay nhìn lại mới thấy Trương Vĩnh Ký là người học Tây, trình độ Tây học thời ấy loại có tầm cỡ thế giới, nhưng ông có chủ trương nhứt quán dùng "tiếng nói Annam ròng" rõ ràng ông là một nhà khoa học rất có ý thức về bản hóa dân tộc.
Theo chỗ chúng tôi được biết ông là người trí thức có ý chí học hỏi, nghiên cứu và sức làm việc phi thường. Trong khỏang 35 năm dạy học và cầm bút nhứt là 10 năm cuối đời ông viết rất nhiều cuốn sách có giá trị, là một tác giả có nhiều tác giả có nhiều tác phẩm đã và sắp xuất bản mà từ ấy đến nay ít có người người vượt qua được. Người ta đưa ra những con số 118,119,130 tác phẩm. Riêng trong bản kê tại tủ sách nhà ông "sương mù trên tác phẩm của Trương Vĩnh ký" (theo Bằng Giang) ắt chúng ta sẽ có những con số thật chính xác. Ở đây tính cả tác phẩm đã in, hòan thành bản sắp đưa in và còn trong dạng bản thảo. Các bài báo khoa học ông viết rất nhiều chưa tính trong số các tác phẩm này.
Giáo sư Diepich, trường đại học Tổng hợp Matxcơva cho biết ông có đọc sách của Trương Vĩnh Ký trong thư viện của Sa Hoàng (theo giáo sư Nguyễn Văn Trung).
Nhà báo Trình Xuyên (đã sang định cư ở Mỹ) xưa có viết bài về cuộc họp mặt cũa Trương Vĩnh Ký với Hội Văn Hóa Á châu của người Nhựt, trong đó có mạn đàm về văn học và trao đổi với nhau (theo nhà báo Phan Tứ Lang).
Những việc này nếu quả như vậy thì độ chính xác đến đâu? Và tác phẩm của Trương Vĩnh Ký còn tản mác ở đâu nữa?
Vài minh chứng để thấy bao nhiêu sách của Trương Vĩnh Ký viết mà chúng ta biết vẫn chưa đủ và tầm vóc hoạt động văn hóa của ông vượt ra ngòai phạm vi của một quốc gia. Chính vì thế mà ông có tên trong "thế giới thập bát văn hào".
Cũng cần nói rõ là Trương Vĩnh Ký được các nhà thông thái trên thế giới (người Pháp gọi là Erudit) bầu chọn, không phải do thực dân Pháp phong cho ông để tặng thưởng công lao làm tay sai về mặt văn hóa như nhiều người đã viết trước đây trên báo chí để bình phẩm về trương Vĩnh Ký.
Nguyễn Văn Tố, người được Pháp coi là một Erudit đã đọc hầu hết tác phẩm được in của Trương Vĩnh Ký và thư mục của ông cũng công nhận quả trương Vĩnh Ký là một Erudit. Ống Tố còn tổng kết về mặt học thuật và nhân cách của trương Vĩnh Ký là một con người: Bác học Tâm thuật, Khiêm tốn.
Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố một người giỏi cả Tay học và Nho học, một trí thức lớn của nước ta , đánh giá về Trương Vĩnh Ký hết sức cẩn trọng. Có lẽ ông không nói quá lời.
Người Bến Tre, thế hệ giỏi cả Pháp và Nho học, những tri thức xuất thân từ khi nền học vấn quốc ngữ bắt đầu thịnh hành cho đến hiện tại đều hiểu biết và ái mộ Trương Vĩnh Ký trên bình diện là một nhà văn hóa, niềm kiêu hãnh của những người sinh ra trên đất cù lao mà lich sử khai phá chưa bằng tuổi của một thành phố ở Châu Âu. Họ xem Trương Vĩnh ký là một mẫu người có ý chí tự lập, cần học, thông minh và có nhân cách đánh kính của một ông thầy.
Thế hệ người cao tuổi còn nhớ trên tạp chí Nam Phong ra năm 1918, ông Phạm Quỳnh viết:"Ông Trương chẳng qua là một nhà làm sách cho con nít học mà thôi".
Theo hiểu biết của chúng tôi ông Trương hkông phải là một nhà mà là nhiều nhà, có nhà lớn, có nhà nhỏ như ý kiến của nhà báo kỳ cựu ở Sài Gòn, ông Bằng Giang. Ở loại nhà nào Trương Vĩnh Ký cũng là người đi trước, một người Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục của nền học vấn quốc ngữ buổi sơ khai. Ông không sáng tạo ra chữ quốc ngữ nhưng là người đưa chữ quốc ngữ vào đời sống văn hóa hiện đại của các thế hệ người Việt Nam.
Ngay trong loại sách giáo khoa được gọi là "sách cho con nít học" cũng không phải là lọai sách tầm thường.
Bộ giáo trình lịch sử Annam (Cours d' Histoire Annamite) dạy bậc tiểu học Trương Vĩnh Ký sọan năm 1875 đã được Ernest Renam công nhận là học sinh của họ không có được một bộ sách giáo khoa lịch sử tốt như vậy,(Ernest Renam, Viện hàn lâm học Pháp thế kỷ XIX).
Tiểu giáo trình địa lý Nam kỳ (Petit cours de héographie de la basse Cochinchine), ông viết vắn tắt nhưng cho nhiều thông tin rất hữu ích có căn cứ khoa học về việc tìm hiểu địa lý hành chánh - lịch sử của đất Nam bộ xưa. Riêng chúng tôi dựa vào sách này mà tìm hiểu thêm về địa danh Bến Tre trong lịch sử, từ tiếng Khmer cổ: Prek Rusei. Hán Việt: Trúc Tân, Pháp : Pays des Bam bous, đến tiếng dân gian thông dụng: Bến Tre.
Các nhà nghiên cứu đã giới thiệu trong các công trình của họ về các tác phẩm của Trương Vĩnh Ký và công nhận ông đọc và nói rất giỏi mười lăm sinh ngữ và tử ngữ Phương Tây, biết mười một ngọai ngữ châu Á, trong đó ông đã viết sách giáo khoa dạy chín trong số mười một ngôn ngữ ấy. Không ai chối cãi ông là một nhà bác ngữ học.
Ông dạy học, học trò ông có người Việt, có người Pháp, họ học để làm thông ngôn, thầy giáo và quan chức, không có loại nào là con nít cả.
Học trò của Trương Vĩnh Ký, nhiều người là nhà báo, nhà văn và nhà giao rất có tên tuổi ở cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ngay ở Bến Tre, những người học trực tiếp với Trương Vĩnh Ký hoặc học với môn sinh của ông như Lương Khắc Ninh, Nguyễn Khắc Huề, hà Đăng Đàn, Nguyễn Dư Hoài, Lê Hoằng Mưu v.v... đều là những người hoạt động văn học, báo chí rất nổi tiếng. Họ gọi ông Ký là "thầy ta" là"ông thầy của xứ Nam kỳ". Ngày Trương Vĩnh Ký mất trên tờ "Nam kỳ nhựt báo" liên tục các số từ 46 đến 50 có đăng rất nhiều bài viết, thơ, điếu tỏ sự thương tiếc ông. Những học trò ông ở Bến Tre viết bài "Thương khóc thầy ta là quan Đốc Ký". Điều đó cho thấy trong giới học thức trương Vĩnh Ký thực sự có được sự kính trọng đặc biệt.
Trước khi mất khoảng 3-4 năm, Trương Vĩnh Ký viết bài thơ tuyệt mệnh lối thơ thất ngôn Đường luật để lại trong di cảo của mình. Ông viết khi còn minh mẫn có sự suy nghĩ chín chắn chớ không phải khi sắp chết mới viết. Rõ ràng là ông suy nghĩ nhiều về cuộc đời và sự nghiệp của mình, thành quả và hậu quả nên mới có câu:
"Cuốn sổ bình sanh công với tội
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai".
Trương Vĩnh Ký tính sổ cuộc đời mình, công và tội một cách tự nguyện, bộc bạch công khai, không che giấu, không lo ngại, sẵn sàng chấp nhận sự phán xét của lịch sử và của hậu thế. Đó là thái độthẳng thắn, tự trọng đúng mức của một người trí thức.
Trương Vĩnh Ký qua đời năm ông được 61 tuổi trãi qua gần 40 năm làm công việc của một nhà khoa học không biết mệt mỏi (trừ 6 tháng ra làm quan với vua Đồng Khánh). Ông sống cuộc đời thanh bạch của một người ăn lương chức, mất đi sự sản không có gì đáng giá, nhưng di sản văn hóa của ông để lại thật đồ sộ. Cho đến nay, tính lại người có số lượng tác phẩm đến ba chữ số lượng tác phẩm đến ba chữ số không mấy người được như Trương Vĩnh Ký.
Nhìn qua sự nghiệp trước thuật của Trương Vĩnh Ký còn lại đến ngày nay, điều chúng tôi lưu ý là không thấy ông dùng văn học để tâng bốc đạo Chúa mà ông là người thuộc loại đạo dòng, hoặc phỉ báng các phong trào nghĩa quân chống Pháp. Ngược lại, nhờ công lao sưu tầm, biên soạn, khảo đính, giới thiệu của ông mà một số tác phẩm văn học có giá trị tản mác trong dân gian còn lại đến ngày nay kể cả văn tế nghĩa quân, hịch kêu gọi đánh Tây, thơ và vè chửi Tây xâm lược v.v...
Có tác giả viết rằng Trương Vĩnh Ký là một con người cơ hội, có quan điểm tùy thời, khi họ phê phán về việc làm của Trương Vĩnh Ký kể cả tác phẩm và việc xuầt bản các tác phẩm của ông. Nếu Trương Vĩnh Ký là một con người cơ hội và là một loại trí thức tùy thời thì Trương Vĩnh Ký không có phẩm chất của một nhà bác học, một người trí thức mà người đương thời gọi là "kẻ sĩ đất Nam trung", hay "Ông thầy của xứ Nam kỳ".
Nói Trương Vĩnh Ký có ảo tưởng về chính trị và đã chọn giải pháp phi truyền thống khi ra hợp tác với người Pháp với tư cách là một công chức chuyên nghiệp thì đúng hơn. Song, trong ông "hồn dân tộc Việt" vẫn còn và còn khá đậm ở cách thức ông giữ gìn và làm sáng tỏ bản sắc văn hóa Việt Nam trong cách nói và tiếng Việt. Trương Vĩnh Ký viết theo lối dùng tiếng nói Annam ròng, viết thư nói, nhưng không phải là lối nói dung tục, thực dụng, ngôn ngữ vỉa hè, văn chương cống rãnh mà là lối nói của người Việt bình dân có văn hóa, biết giữ gìn sự trong sáng và phong phú của ngôn ngữ dân tộc kể cả việc vận dụng phương ngữ của người Việt ở Nam bộ.
Văn chương hay là nhờ tính độc đáo, người viết hay là có phong cách riêng biệt không sống sượng, không rập khuôn. Người làm văn hiện tại đang phấ đấu để có cách nói và viết không thể nầhm lẫn với cách nói và viết của bất cứ ai. Điều đó khiến chúng tôi nhớ đến Trương Vĩnh Ký và chủ trương viết như nói - nói có văn hóa của ông buổi sơ khai.
Cũng cần nhớ lại lúc sinh tiền, Trương Vĩnh Ký gởi thơ cho bạn bè một trí thức lớn của Pháp, Chavanre: "theo họ nhưng không lệ thuộc họ" (nguyên văn tiếng la tinh "Sie vos non vobis"). Phải chăng đây là sự khẳng định quan điểm về chính trị và học thuật của Trương Vĩnh Ký?
Một thế kỷ đã đi qua, nhiều thế hệ học giả, trí thức, đã có sự nhìn nhận chín chắn hơn về cuốn sổ bình sanh công với tội của Trương Vĩnh Ký. Ý kiến chung vẫn có còn khác nhau, có người khảo rồi mới luận, cũng có người luận mà không khảo. Nhưng đã qua một thế kỷ mà ảnh hưởng và giá trị về mặt văn hóa của Trương Vĩnh Ký vẫn còn. Có nhà nghiên cứu viết: "Lịch sử chắc chắn sẽ tiếp tục ghi nhận công lao của Trương Vĩnh Ký với tư cách người đi tiên phong trong công cuộc chuẩn bị cho sự canh tân của đất nước".
Quả vậy, nếu không có bước đột phá của nền học vấn quốc ngữ nửa cuối thế kỷ XIX mà Trương Vĩnh Ký là người có công đầu thì ngày nay chúng ta vẫn còn qua cách phiên âm Tàu mà đọc Indochine là Ấn Độ Chi Na, ông Karl Marx là Mã Khắc Tư, Á châu là Á Tế Á v.v... nói gì đến một nền văn hóa có tầm cỡ thế kỷ và thế giới.
Cho đến nay tên trường học, tên đường phố, thư viện, ảnh, tượng của Trương Vĩnh Ký ở nhiều nơi kể cả trên quê hương ông bị xóa bỏ bởi nhiều lý do tế nhị. Nhưng có một điều hiển nhiên là không ai xóa bỏ được tên tuổi của Trương Vĩnh Ký trong nền văn học quốc ngữ của dân tộc.
Chúng tôi nghĩ rằng đến nay chúng ta đã có đủ kiều kiện để nhìn nhận một cách đúng đắn, công bằng về sự nghiệp văn hóa của Trương Vĩnh Ký và ghi nhận những gì ông đã để hết cuộc đời mình đóng góp cho sự đổi mới và phát triển của nền học vấn Việt Nam hiện đại.
(Nguồn: TTVHQN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét