Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

HỘI DÒNG CHÚA QUAN PHÒNG - TỈNH DÒNG VIỆT NAM




Thưa cả làng,

Thứ Sáu tới đây, ngày 04.05.2012, Giáo Hội mừng kính Chân phước Gioan Martinô Moye, cũng là ngày lễ bổn mạng của Hội Dòng Chúa Quan Phòng (SPP) (x. Lịch CG GP Kon Tum). Các Sơ HD Chúa Quan Phòng đã có mặt phục vụ đắc lực trên Giáo phận Kon Tum từ năm 1970.
Đặc biệt, năm nay cũng là Năm Thánh mừng kỷ niệm 250 năm thành lập Hội Dòng (1762 - 2012).
Xin kính chúc mừng quý Sơ HD Chúa Quan Phòng Kon Tum. Xin Chúa, qua lời bầu cử của Á Thánh Bổn Mạng, tuôn đổ hồng ân trên quý Sơ, để quý Sơ tiếp nối sứ mạng của Chúa Kitô yêu thương phục vụ người nghèo, người cùng khổ...
Nhân dịp trọng đại này, xin giới thiệu đôi nét về Hội Dòng Chúa Quan Phòng, về Chân phước Gioan Martinô Moye mà chúng ta mừng kính.

L.M.S

Hội Dòng Chúa Quan Phòng - Tỉnh Dòng Việt Nam

Nguồn: http://www.betrenthuongcap.net

Linh đạo của Dòng cũng là tinh thần của Dòng. Đó là bốn nhân đức căn bản mà Cha Á Thánh để lại cho Hội Dòng như “bốn cột trụ chống đỡ toà nhà Hội Dòng” (HD. 376): Phó Thác cho Chúa Quan Phòng, Đơn sơ, Nghèo Khó và Bác Ái .

 (Số liệu 2008)

 1. Nguồn gốc Hội Dòng :

 Dòng Chúa Quan Phòng Portieux được thành lập do Á Thánh Gioan Martinnô MOYE, một linh mục người Pháp, sinh ngày 27 tháng 01 năm 1730 tại làng Cutting (Moselle) trong vùng Vosges thuộc nước Pháp. Trong khi thi hành nhiệm vụ mục tử cha Gioan Martinô Moye đã biểu lộ lòng nhiệt thành phi thường đối với những người nghèo, Ngài đã khám phá phần lớn các trẻ em tại thôn quê hoàn toàn bị bỏ rơi, sống trong bóng tối sự dốt nát và không biết gì về chân lý đức tin. Vì thế, sau khi đã cầu nguyện, suy nghĩ và bàn hỏi, Ngài dự định lập trường học trong các họ đạo nghèo. Cha đã nghĩ đến việc xóa nạn mù chữ trước hết, rồi nhờ đó giúp cho trẻ em học biết chân lý đời sống đạo đức. Ngày 14.01.1762, với sự cộng tác của cô Marguerite LECOMTE, một nữ công nhân trẻ làm việc trong một xưởng dệt, cha Gioan Martinnô MOYE cho mở ngôi trường đầu tiên trong một chuồng lợn bỏ hoang, tại làng Saint Hubert, thôn Vigy, thành Metz. Đây là ngày Dòng Chúa Quan Phòng được khai sinh. 
  
Từ đó, Cha G. M. MOYE tiếp tục huấn luyện và gởi các thiếu nữ đến bất cứ nơi nào người ta xin họ đến, mà không có một vốn liếng nào khác ngoài Chúa Quan Phòng, với niềm xác tín rằng Ngài sẽ không bao giờ bỏ rơi những ai tin cậy, phó thác cho Ngài. Những thiếu nữ này sẽ sống giữa dân chúng để dạy dỗ họ, chăm sóc những người ốm đau, và giúp đỡ những ai đang thiếu thốn.

Vào ngày 12.01.1876, theo lời yêu cầu của Cha Cordier, Bề Trên địa phận Nam Vang, sáu nữ tu Chúa Quan Phòng người Pháp đã đến thành lập trụ sở Dòng tại Cù Lao Giêng, thuộc tỉnh An Giang. Các chị bắt đầu lập viện mồ côi, nhà hưu dưỡng, hoạt động giáo dục và xã hội từ thiện khác.

 2. Tiểu sử vị sáng lập Hội Dòng: Á Thánh Gioan Martinô Moyë

 - 27.01.1730    sinh tại làng Cutting, địa phận Metz, nước Pháp.
 - 1751             vào Chủng viện.
 - 09.03.1754    thụ phong linh mục.
 - 14.01.1762    mở ngôi trường đầu tiên tại Vigy. Dòng Chúa Quan Phòng khai sinh từ đây.
 - 1769     gia nhập Hội Thừa Sai Truyền Giáo Nước Ngoài ở Paris.
 - 30.12.1771    đi truyền giáo tại tỉnh Tứ Xuyên – Trung Hoa.
 - 1778             lập “công trình Thiên Thần” với mục đích rửa tội cho các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.
 - 1780             lập hội Trinh Nữ Trung Hoa, mở trường học
 - 1783             về Pháp – Củng cố Hội Dòng – Mở thêm Tập viện.
 - 1791           di tản cùng một số chị em Chúa Quan Phòng đến Trèves, nước Đức. Vì quá tận tụy lo cho các bệnh nhân mắc bệnh dịch, Ngài lâm trọng bệnh.
 - 04.05.1793  qua đời tại Trèves, hưởng thọ 63 tuổi, làm linh mục được 38 năm.
 - 21.11.1954  Cha Gioan Martinô Moye được Đức Thánh Cha Piô XII phong Á Thánh.

 3. Lịch sử Hội Dòng:

 - Trên thế giới:

 Ngày 14.1.1762, NGÔI TRƯỜNG ĐẦU TIÊN mở tại VIGY nơi một chuồng lợn bỏ hoang, làng Saint-Hubert, cách Metz ba, bốn dặm. Dòng Chúa Quan Phòng được khai sinh từ đây. Chị Marguerite Lecomte là chị nữ tu đầu tiên được Đấng Sáng Lập Dòng - Cha Gioan Martinô Moye chọn để cộng tác với Cha trong kế hoạch “Thực hiện lòng thương xót của Chúa trên những người nghèo nhất và bị bỏ rơi nhất”. Sau đó nhiều trường khác được mở chung quanh Vigy. Dòng lớn mạnh, số nữ tu gia tăng, số trường học được các nữ tu coi sóc cũng gia tăng không kém mặc dầu gặp nhiều thử thách, chống đối…..

Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 làm các nữ tu bị phân tán, một số lớn sống lưu vong tại Đức đồng thời với Đấng Sáng Lập Dòng, Cha Gioan Martinô Moy. Năm 1802 các nữ tu trở về lại nước Pháp, và Dòng tiếp tục phát triển.

Vì lý do ngôn ngữ, chiến tranh và vì có sự can thiệp về phía Giáo quyền, Dòng Chúa Quan Phòng với cội rễ cùng một Đấng Sáng Lập đã phát triển thành 6 nhánh khác nhau hiện diện trên 4 châu lục (Âu, Mỹ, Phi, Á) :

 1. HD CQP Portieux (Pháp)
 2. HD CQP Gap (Pháp)
 3. HD CQP Champion (Bỉ)
 4. HD CQP Saint Jean De Bassel (Pháp)
 5. HD CQP Texas (Mỹ)
 6. Hội Dòng Giáo Lý Viên Thừa Sai (Mỹ)
Năm2004, Hội Dòng do linh mục Louis Kremp sáng lập, ảnh hưởng linh đạo của Cha Gioan Martinô Moy xin được sát nhập vào Hội Dòng Chúa Quan Phòng , vì thế Dòng Chúa Quan Phòng có thêm nhánh thứ 7 :
 7. HD CQP Ribeauvillé (Pháp).

 * Tỉnh Dòng Việt Nam thuộc Hội Dòng Chúa Quan Phòng Portieux :

 Năm 1803        Cha Feys, Cha Sở họ đạo Portieux, mời các nữ tu đến phục vụ tại họ đạo.
 1806                Mở tập viện tại Portieux.
 02.08.1816       Vua phê chuẩn điều lệ của Hội Dòng, Nhà Mẹ được đặt tại Portieux.
 1822      Nữ tu Chúa Quan Phòng Portieux đến phục vụ ở nước Bỉ.
 1828      Nữ tu Chúa Quan Phòng Protieux đến phục vụ ở Thụy Sĩ.
 1840      Nữ tu Chúa Quan Phòng Portieux đến phục vụ ở Rom, Y.
 21.01.1841       Quyết định phê chuẩn của Vua Louis-Philippe: Hội Dòng được gọi là Hội Dòng Chúa Quan Phòng Portieux.
 30.05.1859       Sắc Lệnh công nhận của Roma. Lần đầu tiên các nữ tu tuyên khấn.
 04.07.1875       Gởi 6 Nữ tu đến truyền giáo ở Mãn Châu.
 12.01.1876       Dòng gởi 6 nữ tu đến truyền giáo ở Indochine (Việt Nam –Campuchia).
 18.12.1906       Sắc lệnh công nhận Hội Dòng.
 03.1936            Dòng “Notre Dame de la Providence de Vitteaux” sát nhập lại với Dòng Chúa Quan Phòng Portieux sau gần 100 năm chia cắt.
 1959                Nữ tu Chúa Quan Phòng Portieux đến phục vụ tại Bờ Biển Ngà ở Phi Châu.
 1967  Nữ tu Chúa Quan Phòng Portieux đến phục vụ tại Đài Loan.
 08.1974            Phân chia thành 3 Tỉnh Dòng : Pháp-Bỉ, Việt Nam, Campuchia;
                        và 4 Miền : Ý, Thụy Sĩ, Bờ Biển Ngà, Đài Loan.

                       Hiện nay : 3 Tỉnh Dòng : Âu Châu, Việt Nam và Tỉnh Dòng Campuchia.
                        2 Miền : Bờ Biển Ngà và Đài Loan.

 - Tại Việt Nam :

Vào năm 1850 địa phận Nam Vang được tách khỏi địa phận Tây Đàng Trong với Giám Mục đầu tiên là Đức Cha Miche. Đến năm 1864, ngài được gọi về Toà Giám Mục Saigon trao quyền lại cho cha Aussoleil. Cha này lại trao quyền cho cha Cordier năm 1872.

 Khoảng năm 1868, một phần đất của địa phận Saigon lại sáp nhập vào địa phận Nam Vang. Đó là hai tỉnh miền Tây: Hà Tiên và Châu Đốc. Do đó, địa phận có thêm khoảng 5.000 giáo dân. Tổng số lên tới 8.000 vào năm 1870.

 Năm 1872, cha Cordier là Bề Trên địa phận Nam Vang đồng ý với các cha Thừa Sai là phải tìm các Nữ Tu để giao phó trách nhiệm chăm sóc những công trình có liên hệ tới việc mở mang Kitô giáo trong những miền lương dân. Cùng lúc đó, cha Cordier biết là Nhà Mẹ Portieux đã chấp nhận lời yêu cầu của Đức Cha Vérolles và đã gởi 6 nữ tu đến Mãn Châu nên vội đệ đơn và quyết định chọn Cù lao Gieng làm cái nôi cho các nữ tu của cha Gioan Martinô Moye một linh mục đã từng truyền giáo ở Trung quốc.

 Ngày 09.11.1875, sáu nữ tu Chúa Quan Phòng từ giã Nhà Mẹ Portieux và lên tàu Anadyr của hải quân Pháp ngày 07.12.1875 để đến Cù Lao Gieng – Việt Nam. Sáu chị đặt chân trên đất Cù Lao Gieng vào đúng 1 giờ sáng ngày 12 tháng Giêng năm 1876.

 Ba tuần sau khi đến Cù lao Gieng, các chị đã phải bắt tay ngay vào việc : nhận 14 trẻ mồ côi, trong số đó có bốn em chỉ sống được vài ngày. Tổng số của năm đầu là 42 em, năm sau là 78 em rồi tăng dần đến 128 em, 344 em ... Năm 1925, Ấu Nhi viện Cù lao Gien có tới 833 em. Để đáp ứng nhu cầu cho Ấu Nhi viện thì phải có Cô Nhi viện. Từ đó phát sinh ra trường Sơ cấp, trường Dạy Nghề để chuẩn bị tương lai cho các em.

 Các chị đến Cù Lao Gieng chưa được bao lâu thì đã có các bệnh nhân đến xin giúp đỡ. Các chị đã ý thức ngay rằng cần phải lập một bệnh viện thì mới có thể đáp ứng được như cầu. Và một bệnh viện được xây năm 1887. Đây là bệnh viện duy nhất cho dân chúng trong Tỉnh lúc bấy giờ. Tính đến năm 1925 có 1.835 người nằm bệnh viện với số ngày là 78.292 ngày. Nhu cầu phát sinh nhu cầu. Và rồi lại phải có một Chẩn Y viện, một nhà Bảo Sanh, một trại cùi … cũng trong khuôn viên Cù lao Gieng.

 * Mở Tập viện tại Cù lao Gieng: ngày 24/05/1880.

 Là con của cha Gioan Martinô Moyeš, sáu nữ tu đầu tiên rất ưu tư huấn luyện “cán bộ tại chỗ” để tiếp nối sự nghiệp của mình.
 Ngay sau 3 năm đến Việt Nam, có khoảng 10 thiếu nữ xin vào Dòng. Các chị đã đón nhận các thiếu nữ này, cho họ sống bên cạnh, tìm hiểu và giúp đỡ.

 Một năm sau, các chị đã mở Tập viện để đào tạo nữ tu bản xứ, vào ngày 24.05.1880, tiếp nhận 6 em trong số 10 Thỉnh sinh. Không phải vô tình mà các chị đã chọn ngày 24.05. Đây là ngày kính Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu (bổn mạng của Hội Dòng). Kể từ đó, các Tập viện được thành hình, mặc dù phải gặp phong ba bão táp.

 Dòng phát triển mạnh, vươn mình ra xa hơn Cù Lao Gieng: Ấu Nhi viện và Cô Nhi viện Châu Đốc, Ấu Nhi viện, Cô Nhi viện và Cứu Tế viện ở Sa Đéc, đến tận thủ đô Nam Vang, sang bệnh viện Sóc Trăng với một Ký túc xá cho nữ học sinh và một Cô Nhi viện ; ngoài ra, các nữ tu còn phục vụ trong sáu bệnh viện Nhà Nước : Rach Giá, Long Xuyên, Bạc Liêu, Cần Thơ, Châu Đốc, Nam Vang.

 * Nữ tu CQP Việt Nam được sáp nhập vào dòng chánh tại Pháp.


 Ngày 03.03.1930 : Hiến Pháp của Dòng được Toà Thánh chấp nhận. Kể từ đây dòng Chúa Quan Phòng Portieux trực thuộc quyền Giáo Hoàng. Đồng thời Toà Thánh cũng ra sắc lệnh cho chi nhánh Dòng tại Việt Nam được sáp nhập vào Dòng chánh. Thể theo đó, các nữ tu Việt Nam được chính thức thừa nhận là nữ tu Chúa Quan Phòng, trực thuộc nhà Mẹ Portieux và dòng Chúa Quan Phòng tại Việt Nam được hưởng mọi đặc quyền như Dòng chánh Portieux.


 * Biến cố mùa thu năm 1945 - Nhà Chánh của Dòng dời lên Nam Vang.

 Khoảng 15 giờ ngày 21.11.1945 mọi người trong tu viện Cù Lao Gieng được mời ra khỏi nhà tay không ! Khoảng 100 nữ tu với 400 người là cô nhi, bô lão, đặc biệt có 16 nữ tu người Pháp bị đem đi “làm việc” trong hai tháng ở nhiều địa điểm khác nhau. Tu viện bị lục soát mọi ngõ ngách, tất cả tài sản của Dòng bị tước đoạt và đem đi hết. Thế là Cù lao Gieng bỏ ngỏ! Nhà Chánh của Dòng dời lên Nam Vang năm 1946.

 * Năm 1959- Nhà Chánh Dòng đời về Cần Thơ

 Năm 1955, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình về nhận Giáo phận Cần Thơ, vừa được tách khỏi giáo phận Nam Vang. Năm 1957, Đức Cha đề nghị với Bề Trên Tổng Quyền lúc đó là Nữ tu Honorine Lullier dời Nhà Chánh Dòng về Cần Thơ.
 Ngày 02.02.1959, ngày lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, là lễ mặc áo dòng cho 36 Thỉnh Sinh. Nhà Chánh của Dòng chính thức trở lại trên đất Việt sau 13 năm di tản. Trong thời điểm này, nữ tu Chúa Quan Phòng hoạt động tại Nam Vang và Việt Nam vẫn còn trực thuộc một Bề Trên là người Pháp.

 Năm 1965, nữ tu Bénédictine Huỳnh Thị Na, là người Việt Nam đầu tiên được chính thức bổ nhiệm làm Bề Trên Dòng tại Việt Nam.
Tổng Hội Dòng năm 1974 đã đem lại một thay đổi lớn trong cơ cấu Dòng. Từ nay Dòng Chúa Quan Phòng Portiuex chia làm 3 Tỉnh Dòng : Pháp-Bỉ, Campuchia, Việt Nam. Ngày 31.01.1975, nữ tu Thérèse Monique Nguyễn Thị Hảo được bổ nhiệm làm Bề Trên Giám Tỉnh đầu tiên của Tỉnh Dòng Việt Nam.

 * Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975

 Năm 1977, tại Cù Lao Gieng, lúc 4 giờ sáng ngày 14.07. sau khi đủ loại súng nổ suốt đêm, Cù Lao Gieng bị bao vây và khám xét trong 55 ngày đêm, và cuối cùng, Chúa không muốn các chị lo công tác xã hội nữa: Chẩn Y viện, Cô Nhi viện, nhà Dưỡng Lão, nhà Bảo Sanh đều trao cho Nhà Nước quản lý. Không riêng gì ở Cù Lao Gieng, các nơi khác tất cả công tác xã hội và giáo dục nữ tu không được tiếp tục nữa và tất cả các cơ sở đều trao cho Nhà Nước quản lý.

 Bảy năm sau, năm 1984, nhà Chánh Cần Thơ lại rơi vào tình trạng quyết liệt hơn, bị bao vây, khám xét trong 21 ngày nội bất xuất-ngoại bất nhập. Bề Trên Giám Tỉnh và 20 chị bị tạm giam. Lần này chị em Chúa Quan Phòng bị chao đảo nhiều, không riêng ở Cần Thơ mà khắp đó đây, trong và ngoài nước.

 Hiện nay Tỉnh Dòng Chua Quan Phòng Việt Nam có 510 nữ tu phục vụ trong 96 cộng đoàn và 09 giáo điểm, hiện diện trong 10 giáo phận từ Kontum đến Cà Mau, với những công tác đa dạng như mục vụ họ đạo, y tế, giáo dục, xã hội, ngân hàng, đi truyền giáo nước ngoài.

 4. Đặc sủng Hội Dòng :

 Thực hiện kế hoạch lòng thương xót Chúa trên mọi người,
 đặc biệt là giới thanh thiếu niên và những người nghèo nhất, bị bỏ rơi nhất.

 5. Linh đạo Hội Dòng :

 Linh đạo của Dòng cũng là tinh thần của Dòng. Đó là bốn nhân đức căn bản mà Cha Á Thánh để lại cho Hội Dòng như “bốn cột trụ chống đỡ toà nhà Hội Dòng” (HD. 376):
 Phó Thác cho Chúa Quan Phòng, Đơn sơ, Nghèo Khó và Bác Ái .

 6. Sứ mạng của Hội Dòng :

 Quy hướng về việc Phúc Âm hóa.
 - Giáo dục trẻ em, thanh thiếu niên
 - Gặp gỡ và phục vu mọi người, đặc biệt những ai đang sống trong tình trạng nghèo nàn, khốn khổ, bị khai trừ, cách riêng trong những miền xa xôi hẻo lánh ;
 - Đấu tranh để loại trừ những nguyên nhân làm mất nhân phẩm ;
 - Thăng tiến phẩm giá cho tất cả mọi người ;
 - Làm chứng đức tin cho những người không tin, thờ ơ hoặc không biết gì về đạo ;
 - Loan báo cho mọi người Tin Mừng Cứu Độ trong Đức Giêsu Kitô.
 7. Bổn Mạng Hội Dòng : Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu, thánh Anna, thánh Giuse.

 8. Địa chỉ:

 - Trụ sở Trung Ương: 103, Rue Villiers de lIsle Adam 75020 – Paris - France
 - Trụ sở tại Việt Nam : 362 Tầm Vu , phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, tp. Cần Thơ.

 9. Bề Trên đương nhiệm:

* Bề Trên Tổng Quyền NT. Joseph Marie Lê Thị Viện

* Bề Trên Giám Tỉnh : NT. Philippe Đinh Thị Nhung                                      

 10. Các hoạt động tại Việt Nam:

 - Mở các điểm truyền giáo, dạy giáo lý tại các giáo xứ.
 - Mở lớp tình thương, trường Mầm Non, bán trú, nội trú.
 - Mở trạm xá, phát thuốc cho người nghèo, phục vụ tại các bệnh viện, trại phong.
 - Tư vấn, chăm sóc bệnh nhân HIV.
 - Tổ chức các lớp huấn nghệ; thăm viếng, giúp đỡ người già neo đơn-những gia đình nghèo.

 Phục vụ người dân tộc thiểu số     Thăm viếng
           
Lớp học tình thương            Sinh hoạt giới trẻ
           
Phục vụ bệnh nhân  Lớp huấn nghệ                                                            

 11. Số cộng đoàn:

 - Tại Việt Nam : 96 cộng đoàn và 09 giáo điểm

 12. Nhân sự: - Tổng số tính từ tập sinh) : 569
 - Khấn trọn: 372 - Tập sinh: 59
 - Khấn tạm: 138 - Thỉnh sinh: 56

 13. Điều kiện gia nhập :
 - Sức khỏe : tốt
 - Có trí phán đoán lành mạnh.
 - Có ý hướng ngay lành.
 - Học lực : tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học.
 Địa chỉ liên lạc về ơn gọi : 362 Tầm Vu , phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, tp. Cần Thơ.
 Điện thoại : 0710. 838 146
 Email : seprovivn@hcm.vnn.vn – providencect@hcm.vnn.vn

 14. Khả năng cộng tác về chuyên môn của Hội Dòng trong công việc phục vụ chung:
 - Giáo lý,
 - Hội họa, nhạc
 - Giáo dục : Mầm Non, Cấp I - cấp II - cấp III, đại học,
 - Y tá, y sĩ đông tây y
 - Xã hội.

(Bài viết 2008)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét