Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

QUÀ TẶNG HƯƠNG RỪNG TỪ KON TUM




Như một thông lệ đặc trưng khi đi du lịch hoặc công tác ở xa, ai cũng tranh thủ tìm mua một chút đặc sản làm quà như được mang một tí nắng, chút gió, phần tình cảm, đặc biệt là đặc trưng văn hóa của nơi mình đã đi qua về để giới thiệu bạn bè, người thân và... để nhớ. Kon Tum tuy bé nhỏ nhưng cũng có rất nhiều sản vật ngon, độc đáo như: Rượu cần, Cà phê, Thổ cẩm, Măng le, Chuối ép, Rượu Sâm dây…chắc chắn sẽ làm thỏa lòng du khách phương xa.

Ảnh minh họa: N.Đang.
Rượu cầnKhi đến với Kon Tum, thật thiếu sót nếu du khách không được một lần thưởng thức hương vị thơm, cay dịu ngọt, không quá nồng của  Rượu cần nơi đây. Rượu cần có mặt hầu khắp trong đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số: Dùng trong các dịp lễ tế thần linh, các ngày hội làng và để đãi khách.. Ngon nhất vùng phải kể đến là: Rượu gào, kê, bobo, nếp than, nếp cái rồi mới đến gạo, bắp... được chính tay người phụ nữ đảm đang nhất trong gia đình Kon Tum làm ra từ men rượu truyền thống. Rượu được bán nhiều ở đường Bắc Kạn, TP.Kon Tum. 
Dệt thổ cẩm - Ảnh: N.Đang.
Thổ Cẩm: Bằng đôi bàn tay khéo léo, tính cẩn thận, tỉ mỉ của người phụ nữ trong gia đình nên thổ cẩm của các dân tộc Ja Rai, Ba Na, Xơ Đăng… đã được sáng tạo và lưu truyền qua rất nhiều thế hệ. Ngoài các hoa văn, họa tiết, màu sắc thể hiện nét riêng của từng dân tộc, thổ cẩm còn nơi thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật của các bà, các chị, họ có thể dệt nên những sinh vật hoặc đồ vật gần gũi đời thường như chim muông, hoa cỏ, thú nhỏ… thậm chí cả họ tên của bạn nữa. Họ thật sự là những “kiến trúc sư tài ba” hay những “nghệ sĩ” lành nghề đã mang lại cho chúng ta những sản phẩm hữu dụng, độc đáo và đa dạng gồm: Chăn đắp, váy áo, khăn trải bàn, túi xách và các mặt hàng lưu niệm khác.
Măng Le: Là món ăn quen thuộc dân dã của người dân Kon Tum, có thể luộc chấm mắm khi còn tươi, xào, làm gỏi hoặc sấy khô để dành vì dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Măng được lấy từ rừng gồm nhiều loại, nhưng ngon nhất và phổ biến nhất là Măng Le. Từ lâu Măng Le khô đã trở thành món quà mang hương vị rừng  không thể thiếu cho khách phương xa.
 
Thương hiệu cà phê Đăk Hà - Ảnh: V.Nhiên.
Cà PhêĐể thưởng thức một tách cà phê thơm ngon, mang vị đậm đà tự nhiên của nắng và gió Bắc Tây Nguyên. Quý khách không thể bỏ qua thương hiệu Cà phê  Đăk Hà (sản phẩm đạt Top 500 -“sản phẩm - dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam”) và Da Vàng. Hai sản phẩm được mọi người yêu chuộng và được chọn làm quà không những bởi từ sự tuyển chọn khắc khe về chất lượng hạt, kỹ thuật chế biến mà còn có thể cảm nhận được vị đắng đậm đà, tinh tế không pha trộn nhiều hương liệu.
Rượu Sâm DâyNgoài sản phẩm Sâm Ngọc Linh quý giá với những đặc tính ưu việt được tìm thấy trên đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m. Ngũ vị tử (Sâm Dây) - một loại thuốc quý dùng để bồi bổ sức khỏe, cũng được tìm thấy một số lượng lớn trên núi Ngọc Linh - Kon Tum. Sản phẩm đã được chế biến thành rượu sâm dây, rất được mọi người ưa chuộng làm quà biếu.
Chuối Ép khôTừ lâu được giới trẻ, nhất là sinh viên Kon Tum lựa chọn như là một món quà bình dân “bổ, rẻ”, dễ mang đi xa dành cho các bạn mỗi dịp hết hè hay sau tết. Vì ngoài vị thơm ngọt của chuối, còn được ngào thêm một chút nước đường pha gừng và rắc lên trên những hạt mè trắng li ti trông rất bắt mắt.
                                                                                           
Tường Lam
(CTTĐTTKT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét