Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

SỨC Ỳ


                                                                                       Mạnh Duy

Nhiều người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam nhận xét: Sức ỳ của một bộ phận người trẻ Việt Nam còn quá lớn. Ở nhiều nước (kể cả các nước đang phát triển) học luôn đi đôi với hành, sinh viên khi đang ngồi trên ghế  nhà trường tự đi làm để kiếm thêm thu nhập gần như là chuyện tất yếu.

Còn nếu nhìn vào giới sinh viên của ta hiện nay, đặc điểm chung dễ nhận thấy là kiểu người “ngoan ngoan, hiền hiền, học kha khá”. Đối với nhiều người dường như thế đã là quá đủ.

Đó gần như một thứ công thức chung -  một thứ công thức rất dễ “ru ngủ” những người trẻ. Nó tạo ra những người chỉ biết “phấn đấu cầm chừng” và một sức ỳ rất lớn cản trở những suy nghĩ sáng tạo, bứt phá, tạo ra những con người sống một cách “tròn vo” không cá tính, không khát vọng, không hành động quyết liệt để thực hiện ước mơ.

Theo tôi, mẫu người hành động mới là mẫu người mà thanh niên chúng ta phải phấn đấu, rèn luyện. Nhưng đa phần chúng ta mới chỉ dừng lại ở lý thuyết chứ chưa phải là hành động! Muốn phấn đấu bứt ra khỏi cái “công thức” kia cần phải có bản lĩnh và xác định được điều gì cần cho mình.

Liệu những “khái niệm”, “vai trò”, “tầm quan trọng” mà các môn học hầu như chỉ mang tính lý thuyết đưa ra có giúp chúng ta ứng phó được với cuộc sống thiên biến vạn hoá của thời đại hội nhập hay không? Đó là những cái cần nhưng chưa đủ nếu chỉ có lý thuyết mà thiếu thực hành.

Bạn bè tôi có nhiều người không học đại học nhưng xem ra cuộc sống vẫn dạy cho họ cách cầu tiến bằng việc phải bươn chải, lăn lộn để kiếm sống, mưu sinh.

Tôi chỉ lo rằng mình cũng không thoát khỏi được cái công thức kia. Rồi đến cả khi ra trường đi làm vẫn sống kiểu “bình bình”, “tròn vo” như thế. Liệu thời đại này, thế giới này có dung nạp những người “bình bình” như chúng tôi?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét